Tổng số lượt KHÁCH xem trang

THUỐC CHỐNG RỤNG HOA/BÔNG MAI, BÔNG GIẤY, SỨ THÁI LAN, ĐỖ QUYÊN (SUPER A..Z)


THUỐC CHỐNG RỤNG HOA/BÔNG MAI, BÔNG GIẤY, SỨ THÁI LAN, ĐỖ QUYÊN (SUPER A..Z)

Thuốc chống rụng bông mai của chúng tôi đã có mặt ở thị trường Tây Nam bộ từ những năm '90 của thế kỷ trước và đến năm đầu tiên của thiên niên kỷ nầy Bộ Nông Nghiệp & PTNT với quyết định QĐ 6523/QĐ-BNN-KHCN ngày 19/12/2001 đã “CÔNG NHẬN SẢN PHẨM NẦY LÀ MỘT BIỆN PHÁP KỸ THUẬT MỚI ĐƯỢC PHÉP SẢN XUẤT, KINH DOANH VÀ XUẤT KHẨU THEO QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH” và tiếp theo đó đã đưa sản phẩm nầy vào”DANH MỤC PHÂN BÓN ĐƯỢC PHÉP SẢN XUẤT, KINH DOANH VÀ SỬ DỤNG Ở VIỆT NAM ” liên tục cho đến ngày nayNhư vậy cho đến thời điểm nầy, chỉ có Thuốc chống rụngbông mai Super A-Z của DNTN THẢO TRÂM là được Bộ NN&PTNT côngnhận đạt hiệu quả kỹ thuật cao và tính pháp lý của sản phẩm thuốc chống rụng bông mai là một sản phẩm độc đáo của DNTN THẢO TRÂM được bà con xa gần trong cả nước biết đến hơn 20 năm qua nhất là khu vực Nam bộ, nơi mà thị trường sản xuất và tiêu thụ hoa mai mạnh nhất trong cả nước.Thuốc đã qua thử thách hằng chục năm rồi

xem chi tiết>>>


Thứ Tư, 9 tháng 9, 2015

Bà Giáo Hoàng Jeanne trích từ “Lịch Sử các Giáo Hoàng” (Từ trang 408 đến 416) “Histoire Des Papes" par "Maurice Lachatre"

Bà Giáo Hoàng Jeanne
trích từ “Lịch Sử các Giáo Hoàng” (Từ trang 408 đến 416)
“Histoire Des Papes" par "Maurice Lachatre"
Đại Tá Trần Văn Kha dịch
Nguyễn Hữu Ba tóm lược

 08-Sep-2015
Sự hiện hữu của bà Giáo Hoàng Jeanne được những nhân chứng có thẩm quyền và không thể bác bỏ xác nhận.- Sự ra đời của Jeanne.-Những dư luận về tên thật của bà.- Mối tình đầu của bà với một tu sĩ trẻ.- Jeanne giả dạng làm đàn ông để gia nhập vào tu viện của người tình.- Bà trở về Anh và được chú ý bỡi sự thông thái của bà.- Những chuyến du hành của bà sang Hy Lạp.- Người tình chết.- Jeanne đi tới Rô-Ma.- Danh tiếng lớn lao về sự thánh thiện và tài hùng biện của bà lan truyền ra khắp nước Ý.- Lên ngôi Giáo Hoàng.- Những phép lạ xảy ra trong thời kỳ bà làm Giáo Hoàng.- Bà Giáo Hoàng phong chức cho Linh Mục, và bổ nhiệm Giám Mục và đưa chân ra cho tín đồ hôn, theo thủ tục của các Giáo Hoàng.- Nhà vua Lothaire vì lời khuyên của bà đã chọn đời sống tu hành.- Louis II, con của Lothaire, nhận vương miệng từ tay của Jeanne.- Chuyện tình của bà với một Hồng Y.- Bà mang bầu.- Những con quỷ dọa nạt dữ dội bà Giáo Hoàng.- Những viễn ảnh của Jeanne.- Ở giữa một đám rước long trọng, Giáo Hoàng Jeanne trèo lên con ngựa trang hoàng đẹp đẽ, với những phục sức của Giáo Hoàng, có cây chữ thập đi trước và có hàng giáo phẩm Rô-Ma đi sau, bà đau bụng đẻ, và đẻ trước sự hiện diện của dân chúng!- Cái chết của bà Giáo Hoàng.- Sự bối rối của hàng giáo phẩm.- Các Linh Mục bóp chết đứa bé của Jeanne.- Lịch sử cái ghế có lỗ thủng.- Tỉ dụ về những người đàn bà mặc giả đàn ông.- Bà thánh Thèche, tình nhân của thánh Paul.- người đẹp Eugénie thăng tới chức linh Mục trong một tu viện dòng “bénédictins”.- Những mạo hiểm đặc biệt của tu sĩ Théodore trên ngôi giáo chủ ở Constantinople.
Kính thưa quý độc giả.
Trên đây là nguyên văn lời giới thiệu sơ lược nội dung của cuốn sách (trang 723-724, sách dẫn dưới đây).
Bài này đã được cựu Đại Tá Trần Văn Kha đã dịch và đưa vào sách TÔN GIÁO ĐỐI CHIẾU, tất cả gồm 4 tập, dày hơn 2.200 trang. Tất cả 3 bài viết về bà GH JEANNE đều nằm trong tập II, viết về ĐẠO CA-TÔ-RÔ-MA, chiếm 56 trang giấy.
Nội dung của 3 bài viết khá dài. Tôi đánh máy hơi chậm. Quý vị đọc nhiều cũng mỏi mắt. Cho nên, tôi chỉ chép nguyên văn bài thứ 3, với nội dụng: “Người đàn bà làm Giáo Hoàng - Một cuộc phỏng vấn với Donna Wooolfolk cross”. Còn bài 1&2 quá dài. Tôi xin phép được tóm lược nội dung câu chuyện như sau: (Tôi bỏ bớt những chỗ không quan trọng. Còn hầu hết, tôi giữ nguyên văn của dịch giả.)
Trân trọng.
NHB
Bà Giáo Hoàng Jeanne
Vào đầu thế kỷ thứ IX, Karle Le Grand, sau khi đã chế ngự được dân saxons, khởi sự đổi đạo thành Ki-Tô cho họ, và đòi hỏi nước Anh cung cấp cho họ những LM thông thái có thể phụ giúp nhà vua vào dự án ấy. Trong số những giáo sư đi sang Đức, có một LM Anh và một cô gái trẻ mà ông đã bắt cóc của gia đình để che giấu cái bầu của cô ấy. Hai người bắt buộc phải ở lại Mayence, mà chẳng bao lâu người con gái Anh trẻ sinh ra một đứa con gái, mà những sự mạo hiểm sẽ có ngày làm bận rộn những thế kỷ sau này; bé gái đó là Jeanne. (SH-trang 730)
Jeanne rất thông minh, năm 12 tuổi, học vấn của cô ngang hàng với những người tài giỏi nhất ở Palatinat (SH-trang 731). Sau đó, Jeanne yêu một tu sĩ người Anh trẻ tuổi ở tu viện Fulde, Jeanne trốn khỏi nhà, mặc quần áo đàn ông, với tên Jean người Anh, và vào tu viện Fulde với người tình.
Một thời gian sau, vì quá gò bó, hai người tình quyết định trở về Anh và tiếp tục theo học. Chẳng bao lâu, họ trở thành những người học gỉỏi nhất nước Anh. Sau đó, họ quyết định đi thăm nhiều nước ở Âu Châu, giảng thuyết nhiều nơi.... Họ trở nên nổi tiếng nhờ tài ăn nói và kiến thức uyên bác (SH-trang 732).
Sau đó, họ quyết định đến Hy Lạp.
Khi tới các nước lừng lẫy đó, Jeanne đã 20 tuổi, cái tuổi đẹp nhất. Nhưng cái áo nhà tu rộng thùng thình đã che giấu được những hình tròn của nữ giới. Trong 10 năm sống ở Hy Lạp, dưới sự hướng dẫn của những người thầy giỏi. Jeanne đã đi sâu vào mọi vấn đề. Jeanne làm kinh ngạc những ai đã nghe nàng nói.
Giữa những thành công đó. Người tình của cô bất ngờ bị bệnh và chết trong vài giờ.
Cô quyết định rời Hy Lạp. Ngoài nỗi buồn đau mất người tình. Còn thêm một khó khăn cho cô là phong tục ở Hy Lạp, tất cả đàn ông đều để râu dài. Và cô chọn Rô-Ma làm nơi tạm nghỉ. Vì phong tục ở đó đòi hỏi đàn ông phải cạo râu. Vả lại, tình trạng lộn xộn ở Rô-Ma có thể giúp cô dễ đạt được tham vọng hơn ở Hy Lạp (SH-trang 733).
Ở Rô-Ma, sự thông thái của cô đã làm cho những tu sĩ và người dân ở đó gọi cô bằng cái tên thân mật: “Hoàng Tử của những nhà thông thái”. Những lãnh chúa, Linh Mục, nhất là những nhà thần học, coi như được làm học trò của cô là một điều vinh dự.
Sau khi Giáo Hoàng Léon IV được Chúa gọi về. Các Hồng Y, trợ Tế, Giám phẩm và dân chúng, tất cả bầu cô để cai trị Rô-Ma. Jeanne được thụ phong Giáo Hoàng trước sự chứng kiến của đại diện các Hoàng Đế, trong đền thánh Pierre.
Từ đó, bà làm Giáo Hoàng, làm phép bí tích cho tín đồ, đưa chân ra cho Hoàng Tử, Linh Mục, Giám Mục... hôn vào (SH-trang 736).
Cho đến một ngày, trong một buổi Lễ Cầu Bông. Người ta cử lễ với một đám rước long trọng, bà GH như phong tục đã định sẵn, leo lên lưng ngựa và đi đến nhà thờ thánh Pierre, mặc quần áo GH, có cây thập tự và cờ quạt đi trước. Theo sau là những Hồng Y, Tổng GM, GM, LM, những lãnh chúa, những quan tòa và một đám đông dân chúng...
Nhưng khi đi đến một chỗ công cộng, giữa giáo đường và diễn đài của vua Domitien, gọi là Colisée, thì bà bị cơn đau đẻ hành hạ dữ dội, làm cho những dây cương tuột khỏi tay, và bà ngã từ trên lưng ngựa rơi xuống đất, máu chảy lai láng, (SH-trang 740), và... Bà Giáo Hoàng đã đẻ ra một đứa con trai.
Các Linh Mục tức giận đến cực độ. Không những họ ngăn chận mọi sự cấp cứu cho bà. Họ bao quanh bà như để cho không ai nhìn thấy. Con của bà bị các ông LM bóp chết (Có tài liệu nói là bị đập đầu xuống đường chết). Còn bà bị cột vào đuôi ngựa kéo lê trên đường cho đến chết (SH-trang 753). Giáo sĩ Martin of Troppau người Ba Lan tính rằng bà trị vì triều đình Ca-Tô toàn đàn ông từ năm 855 đến 858, đúng hai năm, bảy tháng, và bốn ngày.
Tuy nhiên, dân chúng Rô-Ma nhớ lại sự kính trọng và quyến luyến mà họ có từ lâu đối với bà. họ bằng lòng làm bổn phận cuối cùng đối với bà, không rực rỡ, không huy hoàng, họ đặt bà và con bà trong cùng một ngôi mộ. Họ chôn bà không phải trong vòng giáo đường, mà ngay tại chính nơi biến cố ghê rợn đã xảy ra.
Người ta xây trên mộ bà một nhà nguyện nhỏ, có trang hoàng bằng đá cẩm thạch, pho tượng  mặc phẩm phục GH, đầu đội mũ GH, và ôm trong tay một đứa bé. Giáo Hoàng Bénoit III, vào cuối triều đại của ông đã cho đập vỡ pho tượng ấy, nhưng những hoang tàn của nhà nguyện vẫn còn trông thấy ở Rô-Ma trong thế kỷ thứ XV.
Kể từ ngày đó, đám rước trong Lễ Cầu Bông, đáng lẽ phải đi từ giáo đường thánh Pierre, để đến nhà thờ thánh Jean, ở Latran đã tránh cái nơi ghê tởm đó ở giữa đoạn đường, và đi theo một đường vòng quanh đài.
Cái ghế thủng lỗ mà các Tân Giáo Hoàng phải ngồi lên để ‘khám nghiệm’ trước khi đăng quang.
Từ sau khi bà GH Jeanne được Chúa gọi về. Giáo Hoàng kế nhiệm là người đầu tiên phải trải qua thủ tục mà người ta gọi là:“Thử thách của cái ghế thủng lỗ”
Sau đây là nghi lễ đã được dùng khi một GH được bầu:
Khi một GH được bầu, người ta dẫn ngài tới lâu đài Latran để được long trọng nhậm chức. Trước hết ngài ngồi lên một cái ghế bằng đá trắng đặt dưới khung cửa nhà thờ, cái ghế này gọi là ghế chim hải âu, nhưng ghế đó không có lỗ (SH-trang 742).
Tân GH được mặc phẩm phục GH. Sau đó những quan chức cao cấp của Giáo Hội cầm tay GH và dẫn ngài tới nhà nguyện thánh Sylvestre, mà ở đó có một cái ghế khác bằng vân ban thạch, nhưng đáy chọc thủng, và người ta đặt GH ngồi lên. Những sử gia đầu tiên của hàng giáo phẩm chỉ nói đến MỘT cái ghế như thế mà thôi. Trong khi những nhà chép sử đáng tin cậy nhất bao giờ cũng nói đến HAI cái ghế thủng lỗ mà họ bảo cùng một cỡ, có hình thù giống nhau, kiểu rất cổ, không trang hoàng, không gối đệm và không phụ tùng.
Trước khi làm lễ đăng quang, giám mục và hồng y đặt Giáo Hoàng lên chiếc ghế thứ hai, ngã nửa người, chân hơi co lại và tách ra; Giáo Hoàng nằm biểu diễn như thế, quần áo GH hé mở, để cho những người phụ tá chiêm ngưỡng dung nhan ngài. Cuối cùng, hai người trợ tế đến gần GH, xác định bằng cách sờ, mà mắt của họ không làm được, và họ xác nhận với những vị phụ tá bằng cách la lớn:
“Chúng ta có một ÔNG Giáo Hoàng” (SH-trang 744)
Hội đồng đáp lại “Déo Gratias”, tỏ dấu hiệu chấp nhận và vui mừng. Sau đó là những thủ tục.....hôn chân... v.v....
Người ta đã nói đến nghi lễ của những cái ghế thủng lỗ trong lễ đăng quang của Honorius II, năm 1061, của Pascal II, năm 1099, của Urbain VI, được bầu năm 1378. Alexandre VI, được dân ở Rô-Ma biết là cha của 5 đứa con với Rosa Vanozza, người tình của ông, cũng phải chịu khám như thế; Cuối cùng, thủ tục này tồn tại mãi đến thế kỷ  XVI.
Kể từ Léon thì việc khám nghiệm ấy bị bãi bỏ, có lẽ bỡi các LM hiểu ra tính cách khôi hài của một thủ tục thiếu lịch sự. Những cái ghế thủng không cần thiết nữa, người ta mang nó vào hành lang của lâu đài Latran dẫn tới nhà nguyện. Cha Mabillon, trong chuyến du hành sang Ý năm 1685 đã quan sát thật kỹ, và xác nhận những chiếc ghế đó làm bằng vân ban thạch, về hình thức, nó giống một chiếc ghế bành lớn của người bệnh (SH-trang 744).
Đến khoảng giữa thế kỷ XV, nhà thờ Sienne được chỉnh trang theo lệnh của hoàng tử, người ta cho tạc bằng đá cẩm thạch tượng bán thân của tất cả các GH kể từ Pie II, khi đó đang là GH, và người ta để trong hàng ngũ GH, giữa Léon IV và Benoit III, tượng của bà GH với cái tên rõ ràng là “Jean VIII, bà Giáo Hoàng”. Sự kiện quan trọng đó, cho phép kể Jeanne như là GH thứ 108 đã cai trị Rô-Ma (SH-trang 745).
Giáo triều Rô-Ma đã cố che giấu thời gian trị vì của bà bằng cách kéo dài thời gian trị vì của GH tiền nhiệm của bà là Léon IV dài ra, và đôn thời gian trị vì của GH kế nhiệm bà là Benoit III lên sớm hơn, để lấp đầy khoảng thời gian trị vì của bà.
Nhưng một trong những bằng chứng không thể nào bác bỏ về sự hiện hữu của bà GH Jeanne, chính là nghị định do triều đình Rô-Ma ban bố để bênh vực việc ghi tên của Jeanne vào danh sách các Giáo Hoàng.
Vài ý kiến đề nghị của người chuyển bài
Kính thưa quý độc giả.
1-    Chúng ta thường nghe các LM giảng rằng: Chúa chỉ chọn đàn ông làm Linh Mục. Và LM là người thay mặt Chúa nắm giữ chìa khóa thiên đàng. Và họ cũng giảng rằng: Chúa đã mặc khải cho các Hồng Y để bầu chọn ra Giáo Hoàng. Nhưng sau khi đọc qua tài liệu này, tài liệu mà Vatican đã dùng mọi thủ đoạn để giấu kỹ. Ai cũng thấy rõ ràng một điều là không làm gì có việc Chúa chọn LM hay Giáo Hoàng. Đó chỉ là những mánh mưu của đám giáo sĩ sống bằng nghề lừa bịp thiên hạ mà thôi.
2-    Chúng ta đều biết, hiện nay ngoài Việt Nam, và các nước kém phát triển như Philippine...... do con chiên còn cuồng tín. Cho nên giới linh mục rất được kính trọng, và là nghề hái ra tiền. Vì vậy mà những nước đó thừa linh mục. (Như một chủng viện ở Mỹ nhận vào tất cả 72 chủng sinh, bao gồm tất cả mọi sắc dân. Vậy mà chỉ riêng VN đã chiếm hết 43 người, tức 64%. Trong khi dân VN ở Mỹ chỉ chiếm 0,5% dân số, kể cả Phật Giáo, Hòa Hảo, Cao Đài) Nhưng ở những nước phát triển phương tây thì đang thiếu linh mục rất trầm trọng; nhiều nhà thờ không đủ con chiên và thiếu linh mục đang rao bán. Cho nên đã có nhiều ý kiến của các chức sắc Vatican đang bàn cãi về việc cho đàn bà làm linh mục.
Nhân dịp này, tôi nghĩ Hội Đồng Giám Mục VN nên đi tiên phong trong việc gởi một kiến nghị lên Vatican để xin phục chức lại cho bà Giáo Hoàng Jeanne. Thứ nhất là để trả lại sự thật cho lịch sử. Thứ hai là, theo các nhà nghiên cứu lịch sử Vatican, bà GH Jeanne là người phụ nữ và là một giáo hoàng kiệt xuất nhất từ xưa đến nay. Bà lên ngôi hoàn toàn do trí tuệ và tài năng của bà chứ không hề dựa dẫm vào một thế lực nào khác. Bỏ tên bà ra khỏi danh sách các GH là một điều rất đáng tiếc. Tôi nghĩ một ngày không xa, khi Vatican quyết định cho đàn bà làm linh mục; thì tên tuổi của bà sẽ được Vatican ca tụng lên chín tầng mây. Đến lúc đó, HĐGM/VN sẽ được người ta ca ngợi là tổ chức đi tiên phong trong việc khôi phục danh dự cho bà Giáo Hoàng Jeanne.
3-    Lâu nay, người CGVN thường tôn kính gọi Giáo Hoàng của họ bằng “Đức Thánh Cha”. Gọi như vậy là không chính xác. Vì biết đâu trong số đó có những “Đức Thánh Mẹ”, như bà GH Jeanne này thì sao???
Mặc dù cái ghế thủng lỗ đã duy trì đến gần 7 thế kỷ, và đã “khám” hàng trăm giáo hoàng. Nhưng biết đâu trong số đó có những BÀ GIÁO HOÀNG thì sao??? Ai biết được??? Vì chỉ có lời tuyên bố của anh chàng được thọc tay qua cái lỗ thủng là có quyền quyết định tối hậu việc chọn ai là giáo hoàng mà thôi(không phải Chúa). Giả sử khi anh ta thọc tay vào..... Anh ta không thấy.....súng đại bác của GH đâu cả, mà chỉ thấy.....Con sò của ngài. Nhưng vì đã được hối lộ trước. Cho nên anh ta vẫn hùng dũng hô to: “Chúng ta có một ”ÔNG” Giáo Hoàng” thì ai mà biết được???.
Vì vậy, tôi đề nghị người CGVN từ nay nên bỏ ba tiếng “Đức Thánh Cha” đi. Chỉ gọi ngài bằng Đức Giáo Hoàng là đủ rồi. Vả lại, đọc lịch sử của Vatican, chúng ta thấy hạnh kiểm, đạo đức của nhiều ông giáo hoàng, nhất là trong thời trung cổ; họ còn thua rất xa những người dân bình thường như chúng ta. Có nhiều ông không xứng đáng với chữ ĐỨC nữa, huống chi quý vị còn thêm chữ THÁNH vào, nghe sao đặng???. Quý vị gọi như vậy; làm cho những người ngoại đạo như chúng tôi cảm thấy......nhột lỗ tai quá đi.
Trân trọng kính chào quý vị
NHB
______________________
Giáo Hoàng Gioan
truyện tiểu thuyết của Donna Woolfolk Cross
Pope Joan
A Novel By Donna Woolfolk Cross
Từ 1.100 năm nay, người ta đã bác bỏ sự hiện hữu của bà. Nhưng bà là một truyện truyền kỳ không thể chết - người đàn bà giả đàn ông và hai năm trên cái ngai Giáo Hoàng. Trong quyển sách bán chạy nhất, gây náo động quốc tế này, Donna Woolfolk Cross đã đem thời đại đen tối ra ánh sáng với tất cả sự rực rỡ thô bạo của nó, và chia xẻ câu chuyện bi thảm của một người đàn bà mà sự can đảm đã làm cho bà trở thành một nữ anh hùng của mọi thời đại. Bà sẽ được quay thành một phim ảnh lớn sắp tới. (internet, 7/17/2000) (SH- TGĐC II, trang 757)
(Nhưng đến nay 2011, chưa thấy phim đâu. Có thể đạo diễn đã nhận được một khoản tiền lớn từ Vatican chăng?-NHB)
Một cuộc phỏng vấn với Donna Wooolfolk Cross
(SH- TGĐC II, trang 758 -762)
H.- Đa số người, không nghe nói đến Giáo Hoàng Joan. Làm sao lần đầu tiên bà biết chuyện này?
T.L.- Tôi biết về Joan, hoàn toàn vì tình cờ. Tôi đọc một quyển sách bằng tiếng Pháp và thấy người ta tham chiếu tới một Giáo Hoàng tên “jeanne”. Trước hết tôi nghĩ rằng đó chỉ giản dị là một sự đánh máy sai lầm một cách khôi hài – “Jeanne”  (Joan) thay thế cho “Jean” (Jhon). Nhưng sự tham chiếu kích thích sự tò mò của tôi, và ngày hôm sau tôi đi tới thư viện và tìm trong Bách Khoa Ca-Tô. Thực sự có tên Joan-một người đàn bà giả làm đàn ông và lên tới chức Giáo Hoàng của Giáo Hội vào thế kỷ chín.
H.- Như vậy Giáo Hội Ca-Tô chính thức công nhận Giáo Hoàng Joan?
T.L.- Còn lâu. Lập trường của Giáo Hội cho rằng Giáo Hoàng Joan không gì khác hơn là một chuyện thần tiên không bằng chứng.Nhưng đã có trên năm trăm bản viết tay kể về Giáo Hoàng Joan, trong đó có cả những tác giả rất được hoan nghênh như Platina, Petrarch và Boccaccio.
H.- Như vậy bà tin rằng Joan có thực?
T.L.- Vì sự tối tăm và lộn xộn của thời đó, không thể quyết định chắc chắn là Joan có hay không có. Sự thực về những gì đã xảy ra năm 855 sau Dương lịch không bao giờ có thể biết hết. Vì thế mà tôi chọn viết tiểu thuyết chứ không phải một bài nghiên cứu lịch sử.
H.- Nếu Giáo Hoàng Joan có nhiều tài liệu chứng minh. Tại sao vấn đề lại gây tranh cãi?
T.L.- Lập trường của Giáo Hội về Joan cho rằng Joan là một sự chế tạo của những người Tin Lành cải cách, cố gắng để vạch ra sự hủ hóa của Giáo Hoàng. Nhưng chuyện về Joan được ghi nhận trong những tài liệu hàng mấy trăm năm trước khi Martin Luther ra đời – và đa số những người chép sử Joan là những người Ca-Tô, nhiều khi có chức vụ cao trong hàng giáo phẩm. Năm 1276, sau khi ra lịnh xem xét kỹ hồ sơ những Giáo Hoàng, Giáo Hoàng Jhon XX đổi danh hiệu ngài thành ra Jhon XXI, như vậy chính thức công nhận sự trị vì của Joan như là Giáo Hoàng john VIII. Tượng của Joan hiện diện cùng với những tượng của các Giáo Hoàng khác ở nhà thờ Siena không gây ra tranh cãi gì cho tới 1601, khi đó, theo lịnh Giáo Hoàng Clément XIII, thì tượng đó “bất thình lình” đổi thành một tượng bán thân của Giáo Hoàng Zacharias. Truyện của Joan có chính thức ghi trong sách hướng dẫn đi thăm Rô-Ma của Giáo Hội khoảng trên ba trăm năm.
H.- Nhưng có phải thực rằng không có tài liệu nào về Joan trong bất cứ niên sử nào của thời đó?
T.L.- Đúng thế. Nhưng cũng không có gì đáng phải ngạc nhiên, nếu biết rằng Giáo Hội đã dùng nhiều thời gian và cố gắng, mà chính Giáo Hội thú nhận, để loại Joan ra khỏi Giáo Hội. Sự việc là Joan sống trong thế kỷ chín, một thời đại đen tối nhất trong các thời đại đen tối, làm cho công việc loại trừ triều đại của Joan dễ dàng. Thế kỷ chín là thời đại của mù chữ phổ biến, đánh dấu bỡi sự thiếu sót ghi chép hồ sơ. Ta chỉ cần nhìn sang Nicaragua và El salvador để coi xem một sự quyết tâm và phối hợp chặc chẽ của quốc gia đã có thể làm cho những bằng chứng bối rối “biến mất” như thế nào. Chỉ với khoảng cách thời gian mà sự thật, được gìn giữ sống động bỡi những lời thuật không thể dập tắt được của dân chúng, mới dần dần xuất hiện.
H.- Có phải bà muốn nói rằng người ta đã cố gắng che giấu chuyện Giáo Hoàng Joan?
T.L.-Chắc chắn rằng tu sĩ Rô-Ma thời đó, sợ hãi sự thất vọng lớn lao của họ, đã tìm mọi cách để chôn vùi mọi báo cáo viết tay về thời kỳ bối rối đó. thật thế, họ cho rằng họ có nhiệm vụ phải làm công việc đó. Hincmar, người cùng thời với Joan, thường giấu đi những tin tức có hại cho Giáo Hội trong những thư của ông. Kể cả nhà thần học vĩ đại Alcuin cũng không thoát khỏi xuyên tạc sự thật; trong một thư của ông, ông đã công khai thừa nhận hủy bỏ bản báo cáo về việc ngoại tình và buôn bán đồ lễ của Giáo Hoàng Leo III. Sự vắng bóng những tài liệu đương thời không là bằng chứng cho rằng Joan không hiện hữu. Ngoài ra không có tài liệu đương thời về Jésus Christ (phúc âm thứ nhất, của St Mark, chỉ được viết hơn 40 năm sau khi Jésus chết), nhưng Jésus vẫn được phần lớn dân chúng coi như là một khuôn mặt lịch sử thật sự.
H.- Làm thế nào mà một người đàn bà có thể giả danh đàn ông trong một thời gian dài và dưới những hoàn cảnh đó?
T.L.- Thực ra, với sự nhũn nhặn cực độ và ít vệ sinh của thời đó (đa số người ngủ với quần áo, và ít khi, nếu có, tắm) cũng như sự che chở bỡi cái áo tu sĩ che giấu thân thể, thì việc giả dạng không khó. Đã có nhiều đàn bà giả dạng thành công như thế. Thế kỷ 12, thánh Hildegund, dùngcái tên Joseph, trở thành sư huynh của tu viện Chonau, và sống không bị phát giác với các sư huynh cho đến khi bà chết nhiều năm sau. Mary reade sống như là một tên cướp vào đầu thế kỷ thứ 18; Loreta Janeta Velasquez chiến đấu cho liên bang trong trận chiến Bull Run dưới cái tên Harry Buford. Gần đây hơn cả, teresinha Gomez ở Lisbon đã giả dạng đàn ông trong 18 năm; một người lính được rất nhiều huy chương, bà lên đến chức tướng trong quân đội Bồ Đào Nha, và chỉ bị khám pha ra năm 1994, khi bị bắt giam vì biển thủ tiền bạc và bị cảnh sát bắt buộc khám người.
H.- Như tiểu thuyết của bà đã nói rõ, có rất nhiều rủi ro trong việc giả dạng ấy. Cái gì đã thúc đẩy một người đàn bà chấp nhận rủi ro ấy?
T.L.- Đời sống ở thế kỷ 9 đặc biệt khó khăn cho đàn bà. Đó là thời đại rất kỳ thị đàn bà. Máu của kinh nguyệt được người ta tin là làm hư rượu, mùa màng không sanh sản, làm cùn dao, sắt rỉ sét, và làm cho vết chó cắn nhiễm độc bỡi một thứ thuốc độc không chữa được. Ngoại trừ một vài trường hợp, đàn bà bị coi như là những vị thành niên vĩnh viễn, không có quyền pháp lý hay của cải. Theo luật, đàn bà có thể bị chồng đánh. Hiếp dâm được coi như một sự ăn cắp nhỏ nhặt. Không nên giáo dục đàn bà, bỡi vì một người đàn bà học thức bị coi không những là bất thường, mà còn nguy hiểm nữa. Kích thước của óc đàn bà và dạ con được tin là theo tỉ lệ ngược; đàn bà càng học thức, thì càng ít sinh con. Như thế thì không có gì phải ngạc nhiên khi một người đàn bà lựa chọn sự giả dạng đàn ông để vượt thoát khỏi một hoàn cảnh quá gò bó. Ánh sánh hy vọng do đàn bà thắp sáng lên như Joan chỉ chập chờn trong tối tăm dày đặc, nhưng nó không bao giờ tắt đi. Những hoàn cảnh tốt đã có cho những người đàn bà đủ mạnh để ước mơ. Giáo Hoàng Joan là một trong những người ước mơ đó.
Trích từ: TÔN GIÁO ĐỐI CHIẾU- tập II với chủ đề: Đạo Ca-Tô Rô-Ma. Trong mục:  “Người đàn bà làm Giáo Hoàng” từ trang; 758-762
NHB