Tổng số lượt KHÁCH xem trang

THUỐC CHỐNG RỤNG HOA/BÔNG MAI, BÔNG GIẤY, SỨ THÁI LAN, ĐỖ QUYÊN (SUPER A..Z)


THUỐC CHỐNG RỤNG HOA/BÔNG MAI, BÔNG GIẤY, SỨ THÁI LAN, ĐỖ QUYÊN (SUPER A..Z)

Thuốc chống rụng bông mai của chúng tôi đã có mặt ở thị trường Tây Nam bộ từ những năm '90 của thế kỷ trước và đến năm đầu tiên của thiên niên kỷ nầy Bộ Nông Nghiệp & PTNT với quyết định QĐ 6523/QĐ-BNN-KHCN ngày 19/12/2001 đã “CÔNG NHẬN SẢN PHẨM NẦY LÀ MỘT BIỆN PHÁP KỸ THUẬT MỚI ĐƯỢC PHÉP SẢN XUẤT, KINH DOANH VÀ XUẤT KHẨU THEO QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH” và tiếp theo đó đã đưa sản phẩm nầy vào”DANH MỤC PHÂN BÓN ĐƯỢC PHÉP SẢN XUẤT, KINH DOANH VÀ SỬ DỤNG Ở VIỆT NAM ” liên tục cho đến ngày nayNhư vậy cho đến thời điểm nầy, chỉ có Thuốc chống rụngbông mai Super A-Z của DNTN THẢO TRÂM là được Bộ NN&PTNT côngnhận đạt hiệu quả kỹ thuật cao và tính pháp lý của sản phẩm thuốc chống rụng bông mai là một sản phẩm độc đáo của DNTN THẢO TRÂM được bà con xa gần trong cả nước biết đến hơn 20 năm qua nhất là khu vực Nam bộ, nơi mà thị trường sản xuất và tiêu thụ hoa mai mạnh nhất trong cả nước.Thuốc đã qua thử thách hằng chục năm rồi

xem chi tiết>>>


Thứ Năm, 24 tháng 10, 2013

YÊU NƯỚC PHẢI ĐÚNG CÁCH MỚI GỌI LÀ YÊU NƯỚC

Resourse:http://www.daovanbinh.cattien.us

Yêu nước là điều kiện CẦN nhưng chưa Đủ. Lịch sử chứng tỏ rằng dù lòng yêu nước có tuyệt vời, cuồng nhiệt tới đâu đi nữa mà sức yếu thì vẫn bị diệt vong. Song song với lòng yêu nước, muốn giữ nước cần phải chuẩn bị chiến tranh như: mua sắm vũ khí tối tân, dự trữ lương thực và nguyên liệu chiến lược, huấn luyện binh sĩ sẵn sàng chiến đấu, cảnh giác cao độ, có kế hoạch phòng thủ tinh vi, trong thì trên dưới một lòng, vỗ an dân chúng, ngoài thì tranh thủ chính nghĩa, liên kết xa gần để tạo thế liên minh, âm thầm, không tỏ ra hiếu chiến, bề ngoài thì nhã nhặn, nhịn nhục nhưng bên trong là cả một khối thép mà khi kẻ thù đụng đến thì “ôm đầu máu” hay “chui vào ống đồng” mà chạy. Câu chuyện nuôi gà chọi Thời Xuân Thu Chiến Quốc cho chúng ta bài học đó. Truyện kể rằng Tề Hoàn Công là ông vua rất mê đá gà. Trong bầy có con gà quý gọi là Kim Kê. Tề Hoàn Công cho tuyển một bậc thầy về nuôi gà chọi để chăm sóc con này. Cứ lâu lâu Tề Hoàn Công lại hỏi con Kim Kê đem đá được chưa? Ông thầy gà đáp: Dạ chưa.
Tề Hoàn Công hỏi: Tại sao vậy?
Vị kê sư đáp: Con Kim Kê chưa đá được vì tính nó chưa đằm.
Tề Hoàn Công lại hỏi: Chưa đằm là sao?
- Con Kim Kê còn hăng lắm. Nghe gà khác gáy nó lồng lộn tức khí muốn chui ra khỏi chuồng đá nhau ngay.
Ít lâu sau Tề Hoàn Công lại hỏi: Con Kim Kê đá được chưa?
- Cũng vẫn chưa được. Vì con Kim Kê tuy nghe tiếng gà khác gáy nó bớt tức khí nhưng hãy còn hung hăng, ra trận chưa chắc thắng.
Ít lâu sau Tề Hoàn Công lại hỏi: Gà đá được chưa?
- Tâu đại vương, được rồi.
Tề Hoàn Công hỏi: Tại sao vậy?
Vị kê sư đáp:
- Thần đã ra công ngày đêm tập cho nó bình tĩnh. Bây giờ nghe gà khác gáy nó không lồng lộn chạy quanh chuồng để tìm lỗ chui ra, cũng không gáy đáp lại mà nó đứng ngửng cao đầu nghe ngóng chứng tỏ nó đang suy nghĩ về đối thủ cho nên thần nghĩ rằng con Kim Kê có thể xuất trận và có cơ may thắng.
Sau hết, một nước nhỏ muốn thắng một cường địch mạnh hơn mình cả chục lần không phải dễ. Điều tất yếu là phải có chính nghĩa và toàn dân phải được trang bị bằng lòng ái quốc. Thế nhưng xin nhớ cho lòng ái quốc là tình cảm vô cùng thiêng liêng, nó cần được khơi dậy đúng lúc. Lòng yêu nước không phải là một thứ “thời trang” để trình diễn. Ồn ào để tỏ ra mình yêu nước có khi chỉ là yêu nước “dỏm”, giặc tới thì trốn hoặc hủy hoại thân thể để được “miễn dịch” hoặc mượn tiếng du học để trốn lính, hoặc chạy chọt để xin thuyên chuyển về đơn vị không tác chiến. Kẻ lầm lầm, lì lì sống bình thường, không bàn tán gì về quốc sự, khi quốc biến có khi lại là kẻ có lòng yêu nước tuyệt vời không biết chừng. Xin nhớ cho chỉ khi nào đất nước nổ ra chiến tranh mới biết ai thật sự yêu nước, ai yêu nước “dỏm”: “Gia bần tri hiếu tử, quốc loạn thức trung thần”.
Tham vọng cuồng điên về lãnh thổ và biển đảo đã là một sai lầm, kích động thêm lòng yêu nước cực đoan – đã đẩy Hoa Lục vào đường hầm không lối thoát. Có thể vì thấy mình quá mạnh cho nên Hoa Lục không còn biết sợ ai nữa chăng? Ban bố lệnh chặn giữ, khám xét các tàu qua lại trên Biển Đông mới đây, Hoa Lục đã khiến “Biển Đông” không còn là vấn đề song phương, đa phương nữa mà là “Vấn đề quốc tế”. Qua chuyển động mới nhất này, Hoa Lục đã gửi cho thế giới một tín hiệu là “Chúng tôi đang làm chủ Biển Đông”, không có luật pháp quốc tế ở đây mà chỉ có luật pháp của Trung Quốc. Hành động ngang ngược này chắc chắn đầy Đông Nam Á và thế giới vào một cuộc khủng hoảng mới. Nhưng xin các nhà lãnh đạo ở Bắc Kinh nhớ cho chuyện Biển Đông lớn hơn cả chuyện Vịnh Ba Tư. Vịnh Ba Tư không có các đại cường dính vào. Ngoài các quốc gia Đông Nam Á – Biển Đông là hải lộ sinh tử của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Nam Hàn, Đài Loan, Úc Châu, Ấn Độ và Nga. Không một ai có quyền độc chiếm hay áp đặt một luật lệ riêng – nói khác – làm bá chủ vùng này. Kẻ nào có tham vọng bá chủ vùng này tức thách thức với toàn thế giới.

Thứ Ba, 22 tháng 10, 2013

Thứ Ba, 15 tháng 10, 2013

Những thừa nhận bất ngờ của người Mỹ về Tướng Giáp


ào lúc 15h30 phút ngày 23/6/1997, tại nhà khách Chính phủ, cuộc gặp gỡ giữa đại tướng Võ Nguyên Giáp và ông Robert McNamara - diễn ra như hoạt động cuối cùng của Hội thảo Việt – Mỹ (kéo dài hơn 3 ngày, từ 20 đến 23/6)


“Tướng Giáp là một nhân vật mấu chốt tạo nên sự thay đổi đối với những gì đã xảy ra tại nước Mỹ. Tướng Giáp là một nhân vật kiệt xuất".

Nhân vật mấu chốt tạo nên sự thay đổi ở Mỹ

Tiến sỹ John Prados - một trong những nhà sử học hàng đầu của Mỹ nghiên cứu về Việt Nam - về Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã khẳng định như vậy.

Công Trạng Chưa Tròn Của Võ Đại Tướng


Thiên Lôi
 13-Oct-2013
LTS: Trong lúc toàn dân từ Bắc chí Nam đều hướng về tang lễ cho cố Đại Tướng Võ Nguyên Giáp trong bùi ngùi thương tiếc, thì kiều dân Vatican ở Nghệ An tìm cách đánh trống lảng, triệu tập giáo dân để phô trương lực lượng dưới lá cờ Vatican. Họ không hề đồng hành với bất cứ một cái gì thuộc về dân tộc. Với những hình ảnh xúc động tràn ngập trên net cả tuần qua, họ làm như không nghe thấy chi cả. Rõ là những người không thể đoàn kết với dân tộc.

Dòng người tràn ngập Phố Hàng Chuối, Hà Nôi, để tiễn đưa Đại Tướng Võ nguyên Giáp ngày 12 tháng 10, 2013

Biển người tràn về nha Tang Lễ ngày 12 tháng 10, 2013 để tiễn đưa Đại Tướng Võ Nguyên Giáp

Cùng ngày Ở miền Nam, dân chúng cũng lũ lượt kéo về Dinh Thống Nhất để tiễn đưa Đại Tướng về lòng đất Mẹ
trong khi đó...50 ngàn giáo dân hiệp thông ở Thuận Nghĩa, cầm cờ Vatican xuống đường biểu dương lực lượng dân Chúa dưới cờ Vatican tiếp sức cho cuộc gây rối ở giáo xứ Mỹ Yên

Thứ Sáu, 11 tháng 10, 2013

Sự thật về chuyện Việt Nam ‘mất thác Bản Giốc’

“Thác Bản Giốc được xác định đúng tinh thần luật pháp, thông lệ quốc tế và Hiệp ước Pháp- Thanh. Không ai có quyền tự mình duyệt phương án đàm phán giải quyết khu vực này”- Đó là khẳng định của TS Trần Công Trục khi nói về vấn đề này.
Sự thật về chuyện Việt Nam 'mất thác Bản Giốc'

    Sự thật về chuyện Việt Nam 'mất thác Bản Giốc'
Trước những quan điểm lệch lạc về việc cắm mốc biên giới thác Bản Giốc, PV đã có cuộc phỏng vấn với TS Trần Công Trục, nguyên Trưởng Ban Biên giới Chính phủ, người đã tham gia đàm phán về biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc về vấn đề này.
- Thưa ông, mới đây Bộ Thông tin và Truyền thông đã khánh thành Cụm thông tin đối ngoại tại thác Bản Giốc. Tại buổi làm việc với UBND tỉnh Cao Bằng, Thứ trưởng Bộ TT&TT Trần Đức Lai cũng bày tỏ mong muốn các ngành, các cấp cần nói rõ hơn về sự kiện cắm mốc biên giới tại khu vực thác Bản Giốc. Ông đánh giá gì về sự kiện này?
- Tôi có theo dõi và được biết Bộ Thông tin và Truyền thông đã có đoàn công tác do Thứ trưởng Trần Đức Lai dẫn đầu lên khánh thành Cụm Thông tin đối ngoại thác Bản Giốc và cũng có buổi làm việc với UBND tỉnh Cao Bằng. Trong quá trình công tác làm việc, đoàn công tác cũng đã có tìm hiểu và trao đổi về thác Bản Giốc, trong đó có vấn đề sự kiện cắm mốc biên giới.
TS Trần Công Trục (người đứng gần cột mốc nhất) trong buổi lễ khánh thành cột mốc biên giới
TS Trần Công Trục (người đứng gần cột mốc nhất) trong buổi lễ khánh thành cột mốc biên giới
Việc Bộ Thông tin và Truyền thông khánh thành Cụm thông tin đối ngoại là một hoạt động rất được dư luận quan tâm và đánh giá cao. Bởi vì, Cụm thông tin đối ngoại tại khu vực thác Bản Giốc là một trong những dự án của Chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở vùng sâu vùng xa, biên giới, hải đảo. Việc có những dự án như thế này là việc làm hết sức cần thiết nhằm khỏa lấp sự thiếu hụt về thông tin dẫn đến có những hiểu biết không chính xác về chính sách của Đảng và Nhà nước. Sự hiểu biết đầy đủ chính xác góp phần ổn định biên giới, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.
- Được biết ông là Phó đoàn đàm phán cấp Chính phủ về biên giới trên bộ Việt Nam- Trung Quốc, ông có thể nói về quá trình đàm phán khu vực này được không?
- Vâng, để giúp các bạn có thêm thông tin về vấn đề rất nhạy cảm và rất phức tạp này, tước hết, tôi xin cung cấp một số thông tin có liên quan đến quá trình quản lý biên giới đất liền Việt- Trung :
1. Từ cuối thế kỷ XIX trở về trước: Biên giới truyền thống- Biên cương, cương vực-chưa có đường biên giới được hoạch định, phân giới cắm mốc chính thức.
- Việc thiết lập các quan ải và hệ thống đồn trại là biện pháp cơ bản trong việc tăng cường công tác bảo vệ quản lý cương vực.
- Chính quyền Trung ương trực tiếp chỉ đạo công tác quản lý biên cương.
- Lấy việc giữ đất, yên dân, ngăn chặn đẩy lùi bọn xâm lấn làm mục tiêu chính, tránh khiêu khích gây hấn với bên ngoài biên ải.
- Xây dựng lực lượng thực hiện nhiệm vụ bảo vệ khu vực biên cương.
Lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông cùng Lãnh đạo Bộ đội Biên phòng trao đổi thông tin quanh thác Bản Giốc
Lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông cùng Lãnh đạo Bộ đội Biên phòng trao đổi thông tin quanh thác Bản Giốc
2. Từ thế kỷ thứ XIX :
- Năm 1858 Pháp xâm lược VN. Tháng 6 năm 1884, Hiệp ước Patennotre (Pháp bảo hộ cho An Nam), Pháp bảo hộ VN, đại diện VN trong quan hệ quốc tế, ký Công ước hoạch định biên giới giữa Bắc kỳ và 3 tỉnh Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông (26-6-1887) và Công ước bổ sung Công ước 1887 ngày 20-6-1895, cắm được 314 mốc.
3. Từ sau năm 1950:
Từ những năm 50 trở lại đây, tuy quan hệ Việt – Trung có những thăng trầm, nhưng dưới sự lãnh đạo của 2 ĐCS, hai nước đã có những hợp tác để giải quyết vấn đề biên giới như: ngày 2-11-1957, hai Đảng đã có thoả thuận vấn đề quốc giới là vấn đề quan trọng cần giải quyết theo nguyên tắc pháp lý đương có hoặc được xác định lại do chính phủ 2 nước quyết định, nhất thiết cấm các nhà chức trách và đoàn thể địa phương thương lượng với nhau để cắm lại mốc giới và cắt nhượng đất cho nhau.
Năm 1973, các cuộc đàm phán về biên giới hai nước được tiến hành:
Cuối năm 1974 đàm phán lần 1 về Vịnh Bắc Bộ không đạt được kết quả gì. Từ tháng 10-1977 đến tháng 6-1978 đàm phán lần 2 không đi đến thoả thuận nào. Tình hình biên giới trên thực địa căng thẳng.
Đàm phán lần 3: vòng 1 tại Hà nội (18-4-1979 đến 18-5-1979); vòng 2 tại Bắc Kinh, từ 25 -6-1979 đến 6-3-1980 chủ yếu bàn các biện pháp bảo đảm hoà bình trên vùng biên giới.
Tư năm 1990, khôi phục quan hệ, từ 7-11-1991 đến 10-11-1991 ký hiệp định tạm thời về việc giải quyết công việc trên vùng biên giới: quản lý biên giới theo tình hình thực tế; thẩm quyền giải quyết biên giới cấp chính phủ; giữ mốc biên giới.
Từ năm 1992, đàm phán lần thứ 4 diễn ra: ngày 19-10-1993 ký thoả thuận về những nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ giữa 2 nước. Trong thỏa thuận này, hai bên đã nhất trí mở ra 4 diễn đàn đàm phán về biên giới lãnh thổ (3 cấp chuyên viên và 1 cấp chính phủ) và đặc biệt đã thống nhất được căn cứ pháp lý để đàm phán là: “Hai bên đồng ý căn cứ vào Công ước hoạch định biên giới ký giữa Pháp và TRUNG QUỐC ngày 26-6-1887 và Công ước bổ sung Công ước hoạch định biên giới 20-6-1895, cùng các văn kiện và bản đồ hoạch định, cắm mốc kèm theo đã được Công ước và Công ước bổ sung nói trên xác nhận hoặc quy định; đối chiếu xác định lại toàn bộ đường biên giới trên đất liền giữa VN và TRUNG QUỐC…”
Như vậy, mọi tư liệu lịch sử, bản đồ, sách giáo khoa, thậm chí cả các tài liệu chính thức đã xuất bản trước thời điểm này, nếu không được xác nhận là một bộ phận của Công ước nói trên đều không có giá trị dùng làm căn cứ để xác định hướng đi của đường biên giới trong quá trình đàm phán lần này.
Thực hiện Thỏa thuận nói trên, từ tháng 2/1994 đến tháng 12/1999, đã họp 6 vòng cấp chính phủ, 16 vòng nhóm công tác liên hợp, 3 vòng nhóm soạn thảo Hiệp ước.
Tại vòng 2 (7.1994) nhóm công tác đã trao bản đồ chủ trương, qua đối chiếu có 870km/1360km đường biên giới trùng nhau (67%), 436km/1360km, 289 khu vực không trùng nhau với tổng diện tích 236,1km2 trong đó có 74 khu vực loại A (1,87km2) kỹ thuật vẽ chồng lấn nhau, 51 khu vực loại B (3,062km2) không vẽ tới, 164 khu vực loại C do quan điểm 2 bên khác nhau, trong đó có một số khu vực tranh chấp trên thực địa.
Như vậy, mọi tư liệu lịch sử, bản đồ, sách giáo khoa, thậm chí cả các tài liệu chính thức đã xuất bản trước thời điểm này, nếu không được xác nhận là một bộ phận của Công ước nói trên, đều không có giá trị dùng làm căn cứ để xác định hướng đi của đường biên giới trong quá trình đàm phán lần này.

(TS Trần Công Trục nhấn mạnh)
Đàm phán cấp Chính phủ vòng 6 (25-28 tháng 9 năm 1998) thống nhất phân khu vực C thành 3 loại: khu vực Công ước đã quy định rõ ràng, khu vực một bên quản lý quá hoặc vạch quá đường biên giới, khu vực Công ước không quy định rõ ràng để xử lý theo nguyên tắc đã thỏa thuận, chẳng hạn:
- Nguyên tắc các bên trao đổi vô điều kiện cho nhau những vùng đất quản lý quá đường biên giới: “Sau khi 2 bên đối chiếu xác định lại đường biên giới, phàm những vùng do bất kỳ bên nào quản lý quá đường biên giới về nguyên tắc cần trả lại cho bên kia không điều kiện” (Phần II, điểm 3, Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ giữa CHXHCN Việt Nam và CHND Trung Hoa, ngày 19 tháng 10 năm 1993).
- Nguyên tắc giải quyết đường biên giới trên sông suối: “Đối với những đoạn biên giới đi theo sông, suối, hai bên đồng ý sẽ tính đến mọi tình hình và tham khảo tập quán quốc tế, thông qua thương lượng hữu nghị để giải quyết” (Phần II, điểm 4, Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề biên giới Việt – Trung ngày 19 tháng 10 năm 1993).
Tại vòng V đàm phán cấp chính phủ, hai bên đã đạt được thỏa thuận về nguyên tắc giải quyết đường biên giới trên sông suối giữa 2 nước: đối với những đoạn biên giới đã được Công ước 1887, 1895 xác định rõ ràng thì căn cứ vào các quy định của Công ước để xác định biên giới, cũng như sự quy thuộc các cồn bãi trên sông suối biên giới; đối với những đoạn biên giới theo sông suối chưa được Công ước xác định rõ ràng thì 2 bên sẽ áp dụng nguyên tắc phổ biến của Luật pháp và Tập quán quốc tế để xác định:
- Trên các đoạn sông, suối tàu thuyền đi lại được, đường biên giới sẽ đi theo trung tâm luồng chính tàu thuyền chạy.
- Trên các đoạn sông suối tàu thuyền không đi lại được, đường biên giới sẽ đi theo tung tâm của dòng chảy hoặc dòng chính.
Sau 16 vòng đàm phán cấp chuyên viên, 6 vòng cấp chính phủ, hai bên đã giải quyết xong các khu vực khác nhau giữa 2 đường biên giới chủ trương của 2 nước. Từ tháng 2/1994 đến tháng 12/1999, đã họp 6 vòng cấp chính phủ, 16 vòng nhóm công tác liên hợp, 3 vòng nhóm soạn thảo Hiệp ước.
Kết quả đàm phán là phù hợp với các nguyên tắc cơ bản đã thoả thuận, đã giải quyết được toàn bộ khu vực có nhận thức khác nhau, các khu vực nhạy cảm cũng đã được giải quyết thoả đáng trên cơ sở có tính đến sự quan tâm của cả hai bên đối với các yếu tố có liên quan. Hiệp ước đã khẳng định trên thực tế nguyên tắc bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia, là sự kiện trọng đại đối với nước ta cũng như quan hệ Việt Nam-Trung Quốc và đối với khu vực.
Trở lại khu vực thác Bản Giốc: Đây là 1 trong 164 khu vực loại C, những khu vực có nhận thức khác nhau về hướng đi của đường biên giới mà hai bên phải cùng nhau giải quyết theo những nguyên tắc nói trên.
Khu vực thác Bản Giốc là 1 tong 4 khu vực C cuối cùng còn lại cần được xử lý để hoàn thiện nội dung Hiệp ước hoạch định biên giới mới. Khu vực này được xác định là khu vực đường biên giới đi theo sông suối tàu thuyền không đi lại được mà Công ước Pháp – Thanh 1887, 1895 chưa quy định rõ ràng, nên sẽ áp dụng nguyên tắc đã được thỏa thuận tại vòng V đàm phán cấp chính phủ nói trên.
Tuy nhiên, cũng cần nói rõ khu vực đường biên giới đi theo sông suối mà hai bên có nhận thức khác nhau do Công ước 1887, 1895 không quy định rõ ràng ở đây cụ thể là như thế nào, ở ngay tại khu vực thác hay ở thượng nguồn thác?
Đối chiếu với nội dung của Công ước Pháp-Thanh 1887, 1895 và căn cứ vào nhận thức về hướng đi của đường biên giới mà hai bên đã thể hiện trên bản đồ “đường biên giới chủ trương” thì nhận thức khác nhau không phải là ở ngay khu vực thác chính mà là ở khu vực thượng nguồn của thác. Bởi vì, theo Công ước Pháp – Thanh 1885, 1895, thì đường biên giới được mô tả là đi giữa dòng sông Quây Sơn lên đến đỉnh thác (thác Bản Giốc là bộ phận của dòng sông Quây Sơn). Rồi từ điểm giữa đỉnh thác, đường biên giới kéo thẳng về cột mốc số 53.
Căn cứ vào mô tả đó, hai bên đã thể hiện đường biên giới chủ trương trên bản đồ mà 2 bên lựa chọn. Sau khi trao đổi bản đồ “biên giới chủ tương”, 2 bên đã đối chiếu 2 đường chủ trương do 2 bên thể hiện, khu vực từ giữa đỉnh thác chính xuống sông Quây Sơn, đường biên giới hoàn toàn trùng nhau.
Như vậy khu vực từ đỉnh thác Bản Giốc trở xuống không có sự tranh chấp, không có sự nhận thức khác nhau. Chỉ có từ giữa đỉnh thác chính nối đến mốc 53( mốc 53 nằm dưới chân một quả đồi, bên cạnh con đường mòn) là có nhận thức khác nhau, vì Công ước Pháp-Thanh 1887, 1895 không mô tả chi tiết về sự tồn tại của một doi đất, gọi là cồn Pò Thoong, được bao bọc bởi 2 dòng chảy đổ về thác chính. Chính vì vậy tranh chấp khu vực thác Bản Giốc thực chất là tranh chấp ở phía thượng nguồn của thác, chứ không phải tranh chấp ở ngay đỉnh thác đổ xuống sông Quây Sơn.
Trong thực tế quản lý, phía ta và Trung Quốc đã từng có những xung đột, tranh chấp ở khu vực thượng nguồn này. Vì vậy, khi đàm phán hai bên đã thảo luận rất kỹ, có lúc rất căng thẳng. Cho nên, đây là khu vực tồn tại đến cuối cùng mới giải quyết theo nguyên tắc đã nêu trên. Căn cứ vào nguyên tắc này, Ủy ban liên hiệp về phân giới cắm mốc đã xác định dòng chảy chính nằm ở phía Việt Nam.
Theo nguyên tắc đã thỏa thuận, đường biên giới nằm giữa dòng chảy chính đó, về mặt pháp lý, toàn bộ Cồn Pò Thoong thuộc về Trung Quốc. Nhưng đây là khu vực rất nhạy cảm và đã có hoạt động trong thực tế của ta và Trung Quốc, do đó 2 bên đã có tính đến quan tâm và lợi ích của nhau, tính đến một giải pháp tổng thể đảm bảo tính công bằng, hợp lý cho cả 2 bên. Cuối cùng, hai bên thống nhất xác định đường biên giới đi qua cồn Pò Thoong và dành cho Việt Nam ¼ và Trung Quốc ¾ Cồn Pò Thoong. Có nghĩa là đường đi qua vị trí trạm thủy lợi vì nó đảm bảo sự quan tâm của Việt Nam và cũng như thực tế quản lý ở đây.
- Vậy khu vực này được đàm phán trong bao lâu, thưa ông?
- Như tôi đã nói, đây là 1 trong 4 khu vực còn lại cuối cùng trước khi ký kết Hiệp ước hoạch định biên giới năm 1999. Có thể nói là đã kéo dài từ khi bắt đầu đàm phán năm 1993 cho đến khi kết thúc công tác phân giới cắm mốc ngày 31 tháng 12 năm 2008, cả thảy là 15 năm.
Điều này cũng cho thấy những người đàm phán đã rất thận trọng, nghiêm túc khi nghiên cứu đề xuất các phương án giải quyết khu vực nhạy cảm này. Phương án đàm phán trước khi báo lãnh đạo cao nhất của nhà nước thông qua thì nhất thiết phải có ý kiến đồng ý của các Bộ, ngành có liên quan, đặc biệt là ý kiến nhất trí của các cấp chính quyền sở tại. Không ai có quyền tự mình duyệt phương án đàm phán giải quyết khu vực này.
- Theo ông, còn yếu tố nào có thể gây nhầm lẫn cho người dân nếu không hiểu đầy đủ?
- Vấn đề khác, mặc dù đường biên giới đi qua sông suối, ở đoạn đã rõ thì theo Công ước, đoạn chưa rõ theo nguyên tắc đã thỏa thuận. Tuy nhiên có một điểm rất quan trọng mà chúng ta nên lưu ý là: Hai bên còn có thỏa thuận sẽ có hiệp định, nghị định thư về việc khai thác, sử dụng sông suối biên giới. Như chúng ta đã biết, mặc dù biên giới đã được xác định rất rõ theo các nguyên tắc pháp lý, nhưng nguồn nước là chung, cảnh quan là chung, đều có liên quan mật thiết với nhau không thể có bất kỳ công trình nhân tạo nào được dựng lên để ngăn cách chúng.
Thực tiễn quốc tế cũng thế, các nước đã ký hiệp ước về biên giới trên sông suối, nhưng cũng đều ký thỏa thuận cùng hợp tác khai thác chung khu vực sông suối biên giới đó. Việc 2 bên đàm phán khai thác dòng nước sông Quây Sơn, khu vực thác Bản Giốc cũng là điều hết sức phù hợp với thông lệ quốc tế và phù hợp với lợi ích của đôi bên. Tất nhiên cũng phải tính đến các yếu tố kinh tế, kỹ thuật… để phân chia lợi ích một cách công bằng, tôn trọng lẫn nhau, đôi bên cùng có lợi, không chỉ là vấn đề kinh tế mà còn cả vấn đề quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia…
Bộ Thông tin Truyền thông đã sớm khánh thành Cụm thông tin truyền thông đối ngoại ở khu vực thác Bản Giốc vừa qua là một sự đóng góp rất có ý nghĩa của Việt Nam nhằm triển khai thỏa thuận có giá trị thực tiễn và rất có ý nghĩa pháp lý, ý nghĩa chính trị có tầm cỡ quốc gia và quốc tế. Đồng thời cũng là kênh thông tin để giải thích về nguyên tắc đường biên giới trên sông suối là đường biên giới mềm, 2 bên có thể qua lại sử dụng chung dòng nước đó.
- Xin cảm ơn ông!
(Infonet)

Thứ Năm, 10 tháng 10, 2013

NHỮNG SỰ THẬT CẦN PHẢI BIẾT VỀ BBC, RFA, RFI

Những cái tên như BBCRFA,RFI… dường như đã quá quen thuộc với nhiều người. Vậy có ai từng đặt câu hỏi về sự ra đời của những đài này? Ai đứng đằng sau họ? Nguồn tài chính ở đâu? Và sứ mệnh của họ là gì?…
Đáp án mà bài viết đưa ra có lẽ sẽ khiến nhiều người giật mình… “tỉnh ngộ”!

Cau Vong kep tren bien Da Nang ngay 25/8/2013 trước tượng QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT -ĐÀ NẲNG

Chữ 'nhẫn' giúp Đại tướng Võ Nguyên Giáp vượt sóng gió cuộc đời

Đương thời Đại tướng sống, người ta đã bàn nhiều đến chữ “Nhẫn” của Võ Nguyên Giáp”, bàn nhiều về “thiền” của ông, thậm chí còn thêu dệt thêm nhiều giai thoại quanh chuyện này.

Mấy ngày nay, nhìn dòng người thành kính trật tự, kiên nhẫn xếp hàng, thứ tự lần bước để có thể đến chia tay lần cuối vị “Đại tướng của lòng dân” - chứ không phải bằng cách tự nhận là “người có nhiều ảnh hưởng tới công chúng” để giành đặc quyền chen ngang - ngẫm về chữ "Nhẫn” cao đẹp của ông, lại thấy thêm rằng nhân dân đến vĩnh biệt ông cũng như đồng cảm, hiểu và (phần nào) “hành nhẫn” như Đại tướng đã “hành nhẫn” một cách minh triết trong suốt cuộc đời mình.

Chuyện giờ mới kể của sư trụ trì làm lễ cầu siêu cho cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Chuyện giờ mới kể của sư trụ trì làm lễ cầu siêu cho cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Là người có mặt từ rất sớm tại nhà riêng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp (số 30 Hoàng Diệu) để cầu siêu cho Đại tướng, Đại đức Thích Thanh Phương – trụ trì chùa Sủi (Phú Thị, Gia Lâm, Hà Nội) chia sẻ: “Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một biểu tượng của dân tộc. Người ra đi là một sự mất mát lớn lao và để lại niềm tiếc thương cho toàn thể nhân dân, trong đó có cả phía Phật giáo”.

Giải thích về nghi lễ cầu an cho Đại tướng trong những ngày gần đây, Đại đức Thích Thanh Phương tâm sự: “Nghi lễ cầu siêu cho Đại tướng trong những ngày vừa qua đều do phía chùa Sủi chúng tôi tự đứng ra làm.

Thứ Ba, 8 tháng 10, 2013

Sự xúc phạm ngu dốt

Sự xúc phạm ngu dốt

vo%20nguyen%20giap%2020.jpg

Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một vị anh hùng dân tộc, vị đại tướng đầu tiên của Việt Nam. Người được xem như vị tướng huyền thoại đã lãnh đạo nhân dân Việt Nam làm nên cuộc kháng chiến oanh liệt chống lại kẻ thù, mang lại thắng lợi cuối cùng cho cả dân tộc ta.

             Chiều ngày 04 tháng 10 năm 2013, Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời trong sự tiếc thương của cả dân tộc. Nhân dân Việt Nam không khỏi bồi hồi trước sự ra đi của một người anh hùng, một tượng đài sống về sức mạnh và ý chí quật cường, dẻo dai của nhân dân Việt Nam. Dư luận thế giới viết về đại tướng cũng như sự ra đi của ông bằng niềm tiếc thương và lòng kính trọng lớn lao.
Báo chí cũng như các phương tiện truyền thông, các học giả lớn trên thế giới cũng nói về ông bằng những lời ca tụng, tiếc thương đối với một minh chứng hùng hồn cho cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam cũng như cuộc đấu tranh của các dân tộc vì độc lập, tự do, dân chủ trên thế giới.

Thứ Hai, 7 tháng 10, 2013

Nghị sĩ John McCain và hai lần gặp Tướng Giáp

"Đại tướng Võ Nguyên Giáp hướng về phía tôi mỉm cười. Ông có dáng người nhỏ, khuôn mặt già nhưng nhanh nhẹn. Bên dưới tượng bán thân Chủ tịch Hồ Chí Minh, ông chào đón tôi nồng hậu", Thượng nghị sĩ John McCain kể lại.

Dòng tin nhắn trên Twitter của Thượng nghị sĩ John McCain, một cựu binh từng tham gia chiến tranh Việt Nam. Ảnh chụp màn hình: Twitter
Thượng nghị sĩ John McCain, một cựu binh từng tham gia chiến tranh ở Việt Nam, ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp trên Twitter sau khi biết tin ông qua đời.

Chủ Nhật, 6 tháng 10, 2013

Độc giả thế giới kính phục, tiếc thương Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Đại tướng Võ Nguyên Giáp được người dân khắp thế giới kính trọng

Dân trí) - Thông tin đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời đã khiến không chỉ báo giới và chính khách thế giới xúc động mà ngay cả độc giả nhiều nước, từ Mỹ tới Anh, Trung Đông đều bày tỏ sự tiếc thương, kính phục trước Đại tướng.

SỰ RA ĐI CỦA ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP

Hàng chục nghìn người tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Hàng chục nghìn người tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Dòng người xếp hàng kéo dài cả cây số từ cổng nhà 30 Hoàng Diệu (Hà Nội), chờ tới lượt đến bên bàn thờ tưởng niệm Đại tướng.

dai-tuong-vo-nguyen-giap-3837-1381057836
Tranh ghép chân dung Đại tướng Võ Nguyên Giáp treo trang trọng trước bàn tưởng niệm.

CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ 1954

‘Tướng Giáp sánh ngang Alexander đại đế, vượt trội Napoleon’

‘Tướng Giáp sánh ngang Alexander đại đế, vượt trội Napoleon’

(TNO) Một sử gia người Mỹ đã có nhận định về Đại tướng Võ Nguyên Giáp như vậy trong một buổi thảo luận về vị danh tướng của Việt Nam trên NPR, một trong những đài phát thanh hàng đầu của Mỹ hôm 5.10.


Đại tướng Võ  Nguyên Giáp được nhiều học giả, sử gia và truyền thông nước ngoài ca ngợi - Ảnh: AFP 

Thứ Bảy, 5 tháng 10, 2013

VÔ CÙNG THƯƠNG TIẾC ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP,NGƯỜI ANH HÙNG DÂN TỘC

vng2-7229-1380948447.jpg


Vô Cùng Thương Tiếc Đại Tướng VÕ NGUYÊN GIÁP -
Người anh hùng lừng danh thế giới, rạng rỡ dân tộc -
Toàn dân Việt Nam hãnh diện có Người, và mãi mãi nhớ ơn Người

Thứ Sáu, 4 tháng 10, 2013

“Hội thánh” VATICAN chỉ là một “Tổ Chức Tội Phạm Quốc Tế”.

Người Ca-Tô Còn Có Gì Để Nói
Về “Hội Thánh” Ca-Tô ?
Trần Chung Ngọc dịch
 15-Aug-2013
 ...Tôi thật sự không hiểu nổi, những tác giả “lớn” trong Ca-tô giáo. những người được cho là có hiểu biết, mặt mũi nào mà họ còn ở lại trongcái “hội thánh” không những nổi tiếng xấu nhất trên thế gian, mà còn nổi tiếng là “ác quán mãn doanh”, “vô ác bất tác” v…v… như giáo hội Ca-tô?...
...Giáo hội Ca-tô tại Việt Nam với 7 triệu tín đồ cần phải ý thức rõ như vậy và đừng có xách động giáo dân làm loạn, bất chấp luật pháp..
...  Và Nhà Nước Việt Nam cũng cần phải biết rõ bản chất của Vatican, của Giáo hội Ca-tô Rô-ma, phải nhận thức được rằng vị thế, uy tín của Vatican đang suy sụp trên thế giới ngày nay, và hãy ngừng bước trên con đường đi đến sự thiết lập quan hệ ngoại giao với Vatican, một con đường mà kết quả chắc chắn sẽ đầy chông gai và không tránh được những khó khăn cho quốc gia về sau.  ...  (TCN) 

Truyền thông quốc tế nói về sự ra đi của Tướng Giáp

Cập nhật: 04-10-2013 22:38
Các hãng thông tấn và báo chí quốc tế hôm nay đồng loạt đưa tin về sự ra đi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người từng chỉ huy chiến thắng Điện Biên Phủ 1954, giúp chấm dứt chế độ thực dân Pháp tại Việt Nam.
dai-tuong-9068-1380899283.jpg
Đại tướng Võ Nguyên Giáp chào cờ trong một cuộc họp năm 1996. Ảnh: AFP

Thứ Tư, 2 tháng 10, 2013

Phóng viên BBC phỏng vấn Tiến sĩ Trần Công Trục về vấn đề Biển Đông

TS Trần Công Trục

Phóng viên BBC phỏng vấn Tiến sĩ Trần Công Trục về vấn đề Biển Đông

Ông Trần Công Trục có quá trình 30 năm làm việc trong Ban Biên giới Chính phủ
Biên giới lãnh thổ là chủ đề quan tâm hàng đầu của dư luận người Việt trong và ngoài nước, nhất là trong bối cảnh gia tăng căng thẳng xung quanh tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông.
Đài BBC vừa có cuộc nói chuyện với Tiến sỹ Trần Công Trục, nguyên trưởng Ban Biên giới Chính phủ (1995-2004):

SỰ THẬT VỀ THÁC BẢN GIỐC” và nhận thức sai lầm về chủ quyền lịch sử

ĐẠO PHÁP VÀ DÂN TỘC CÙNG ĐỒNG HÀNH, đăng nguyên bài viết của Tiến sĩ Trần Công Trục “Sự thật về Thác Bản Giốc” và nhận thức sai lầm về chủ quyền lịch sử, nguyên Trưởng ban Biên giới chính phủ, người trực tiếp tham gia đàm phán hoạch định biên giới Việt Nam – TQ nói chung, khu vực Thác Bản Giốc nói riêng. 

“SỰ THẬT VỀ THÁC BẢN GIỐC
và nhận thức sai lầm về chủ quyền lịch sử

Thứ Ba, 1 tháng 10, 2013

Tôn giáo chân chính đồng hành cùng dân tộc

Posted on  by amaritx

Gần đây, các hãng truyền thông nước ngoài, như BBC, VOA, RFA, RFI thường sử dụng quan điểm tiêu cực để đánh giá các sự kiện xảy ra ở Việt Nam hoặc liên quan tới Việt Nam, từ đó xuyên tạc, cổ vũ cho luận điệu sai trái, nhân danh “thảo luận” tạo diễn đàn để một số cá nhân bình luận thiếu thiện chí. Bài Ni cô “thay nâu sồng mặc quân phục” trên BBC ngày 14-8 là thí dụ điển hình của xu hướng không lành mạnh này. Tác giả Trần Chung Ngọc, một người Mỹ gốc Việt, có bài viết vạch rõ “sự bất lương của BBC tiếng Việt”, Báo Nhân Dân xin trích giới thiệu cùng bạn đọc.