Tổng số lượt KHÁCH xem trang

THUỐC CHỐNG RỤNG HOA/BÔNG MAI, BÔNG GIẤY, SỨ THÁI LAN, ĐỖ QUYÊN (SUPER A..Z)


THUỐC CHỐNG RỤNG HOA/BÔNG MAI, BÔNG GIẤY, SỨ THÁI LAN, ĐỖ QUYÊN (SUPER A..Z)

Thuốc chống rụng bông mai của chúng tôi đã có mặt ở thị trường Tây Nam bộ từ những năm '90 của thế kỷ trước và đến năm đầu tiên của thiên niên kỷ nầy Bộ Nông Nghiệp & PTNT với quyết định QĐ 6523/QĐ-BNN-KHCN ngày 19/12/2001 đã “CÔNG NHẬN SẢN PHẨM NẦY LÀ MỘT BIỆN PHÁP KỸ THUẬT MỚI ĐƯỢC PHÉP SẢN XUẤT, KINH DOANH VÀ XUẤT KHẨU THEO QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH” và tiếp theo đó đã đưa sản phẩm nầy vào”DANH MỤC PHÂN BÓN ĐƯỢC PHÉP SẢN XUẤT, KINH DOANH VÀ SỬ DỤNG Ở VIỆT NAM ” liên tục cho đến ngày nayNhư vậy cho đến thời điểm nầy, chỉ có Thuốc chống rụngbông mai Super A-Z của DNTN THẢO TRÂM là được Bộ NN&PTNT côngnhận đạt hiệu quả kỹ thuật cao và tính pháp lý của sản phẩm thuốc chống rụng bông mai là một sản phẩm độc đáo của DNTN THẢO TRÂM được bà con xa gần trong cả nước biết đến hơn 20 năm qua nhất là khu vực Nam bộ, nơi mà thị trường sản xuất và tiêu thụ hoa mai mạnh nhất trong cả nước.Thuốc đã qua thử thách hằng chục năm rồi

xem chi tiết>>>


Chủ Nhật, 24 tháng 11, 2013

Vài Lời Với Những Nhà Tranh Đấu Cho Dân Chủ Và Nhân Quyền Ở Việt Nam:



.....
Trước hết, quý vị đã thấy, qua phần trình bày ở trên, thực chất món hàng dân chủ của Mỹ là như thế nào.  Nấp sau chiêu bài dân chủ và nhân quyền của Mỹ để gây loạn trong xã hội là con đường tự hủy diệt.  Thật ra quý vị không hiểu thế nào về dân chủ vì chưa có một ai đưa ra một lộ trình dân chủ thích hợp với văn hóa, xã hội và truyền thống của Việt Nam.  Phạm Hồng Sơn cóp nhặt nguyên văn dân chủ của Mỹ mà không hiểu rõ dân chủ của Mỹ có nhiều mặt và thay đổi theo đường lối chính trị của giới cầm quyền và tài phiệt, thực chất là phi dân chủ.  Lê Quốc Quân cũng được NED huấn luyện về dân chủ của Mỹ. 
Ở trên, Berman đã viết: Vì tôn giáo thắng lợi trên lý trí, và dân chủ trở thành chế độ tài phiệt  nên thực ra không làm gì có dân chủ thực sự ở Mỹ.  Berman còn viết, trang 3: Chủ nghĩa bảo thủ Ki-tô và dân chủ thì hoàn toàn đối nhau [fundamentalism and democracy are completely antithetical]  Và chúng ta đã biết, giới lãnh đạo Mỹ cũng như đa số quần chúng tin rằng Mỹ đã được Gót giao phó cho nhiệm vụ thống trị thế giới, và Bush cũng tuyên bố là ông ta hành sự theo lời của Gót nói với ông ta.  Như vậy thì làm gì có chuyện dân chủ, vì bản chất của Gót là độc tài, ác ôn.

Về nhân quyền thì tin Việt Nam nay chính thức là thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc chắc chắn là làm cho quý vị không vui, vì tin đó như một cái tát vào mặt quý vị và những tổ chức, cá nhân chuyên trơ trẽn xía vào những chuyện nội bộ nhỏ nhặt ở Việt Nam, rêu rao là vấn đề nhân quyền ở Việt Nam rất tồi tệ, đặc biệt là Phil Robertson của tổ chức HRW. Những lời quý vị lên án một cách thiển cận Việt Nam vi phạm nhân quyền đã trở nên lạc lõng, lố bịch và vô giá trị.

Kết quả 184/192 quốc gia bầu cho Việt Nam vào Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc chứng tỏ thế giới đã nhận định là ở Việt Nam không có vấn đề nhân quyền như là chính sách của Nhà Nước.  Nhưng quý vị không chịu mở mắt ra để nhìn vào thực tế.  Đối với những người nấp sau chiêu bài dân chủ và nhân quyền để chống Cộng, hoặc vì hội chứng Việt Nam, Tây phương bị đá ra khỏi Việt Nam trong hai cuộc chiến, thì Việt Nam không xứng đáng vào Hội Đồng Nhân Quyền vì Việt Nam vi phạm nhân quyền rất trầm trọng.  Trang nhà voatiengviet.com có bài “Quốc tế phản ứng về việc Việt Nam vào Hội đồng Nhân quyền LHQ” nói lên sự ngu dốt của voatiengviet, trong đó Quốc tế của voatiengviet chỉ là Phil Robertson và Võ Văn Ái.  Quốc tế là các nước trên thế giới hay là hai nhân vật ngu xuẩn và đạo đức giả ở trên, hay Quốc tế là những tổ chức VOAtiengviet, BBCtiengviet, RFI, RFA, AI, HRW v…v… chuyên xía vào chuyện nội bộ của Việt Nam.  Tôi nói là ngu xuẩn và đạo đức giả vì Mỹ mới chính là nước vi phạm nhân quyền vào bậc nhất trên thế giới, chứ không chỉ riêng trên đất Mỹ.  HRW có vẻ như mù trước Gitmo, Guantánamo, Abu Ghraib, những trung tâm tra tấn tù nhân theo chính sách chính thức của Mỹ [xin đọchttp://www.globalresearch.ca/torture-as-official-us-policy], chỉ nhìn thấy cái kim ở Việt Nam mà không thấy cái đà đang xuyên vào mắt Mỹ.  Mà Mỹ cũng đã là thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc đương nhiệm.  Nếu quý vị muốn gửi thỉnh nguyện thư hay “mách bu” thì nên tìm “bu” khác.  Nhưng trên cục diện quốc tế ngày nay, không có “bu” nào có thể giúp quý vị đạt được mục đích đâu.  Vài sự kiện lịch sử về nhân quyền của Mỹ cho chúng ta thấy rõ vấn đề.
Năm 1986, Mỹ là quốc gia duy nhất đã bị Tòa Án Quốc tế (World Court) kết án là khủng bố quốc tế - dùng võ lực bất hợp pháp, cho những mục tiêu chính trị (The Chomsky Reader, p. 84: In 1986, the U.S. was the only country comdemned by the World Court for international terrorism – for “unlawful use of force” for political ends) và Mỹ đã phủ quyết một nghị quyết của Hội Đồng An Ninh Liên Hiệp Quốc kêu gọi mọi quốc gia, trong đó có Mỹ, phải tôn trọng luật lệ quốc tế. 
Tại sao Mỹ không dám công nhận quyền của Tòa Án Quốc Tế Le Hague?  Vì nếu công nhận thì Mỹ sẽ là quốc gia đầu tiên bị đưa ra Tòa Án Quốc tế về những tội ác chiến tranh (war crimes) trong đó có những tội ác ở Việt Nam.
Đầu tháng 5, 2001, Liên Hiệp Quốc đã bỏ phiếu hất Mỹ ra khỏi Ủy Ban Nhân Quyền Quốc Tế trong đó Mỹ liên tục là một thành viên từ năm 1948, trong khi Trung Quốc, Việt Nam, Cuba đều được bầu làm thành viên.  Điều này cho thấy, Mỹ chỉ có thể dựa vào ưu thế kinh tế và quân sự  chứ không thể dựa vào chiêu bài “nhân quyền”.  Nếu Mỹ thực sự tôn trọng nhân quyền trên nước Mỹ cũng như trên thế giới thì tại sao Mỹ lại bị loại ra khỏi Ủy Ban Quốc Tế Nhân Quyền?  Nhưng Mỹ là một cường quốc mạnh nhất về quân sự và kinh tế nên Mỹ muốn làm gì cũng được, muốn nói gì cũng được, vì Mỹ biết không có nước nào có khả năng để chống Mỹ
Về biến cố này, Vince Hyaner đã viết trong bài  “Những Vi Phạm Của Hoa Kỳ” (US Violations) :
“Sự loại Hoa Kỳ ra khỏi Ủy Ban Nhân Quyền là một bất ngờ cần được hoan nghênh.  Trong khi các chính trị gia, ký giả và dân thường hỏi tại sao, câu trả lời ở ngay trước mắt chúng ta:  Hoa Kỳ có một thành tích khủng khiếp về nhân quyền..  Hi vọng rằng sự loại Hoa Kỳ ra khỏi Ủy Ban Nhân Quyền là một dấu hiệu mà các thành viên khác của LHQ sẽ không dung dưỡng cho những hành động không hề thay đổi, đơn phương tấn công nhân quyền của Hoa Kỳ.”
(The ejection of the US from the UN Human Rights Committee is a welcome surprise.  While politicians, journalists and everyday people ask why, the answer is right in front of us: The US has a horrible human rights record…It is hoped that this ejection comes as a sign that the other members of the UN will not tolerate the consistent unilateral assaults on human dignity by the US.)
Vậy thì Việt Nam vi phạm nhân quyền tồi tệ như thế nào mà những cá nhân vô tên tuổi hay những tổ chức của nước ngoài cứ nhao nhao lên án là Việt Nam vi phạm nhân quyền?  Sau đây là vài trường hợp điển hình nói lên những hành động vi phạm nhân quyền tồi tệ của Việt Nam, lẽ dĩ nhiên tồi tệ theo quan niệm của những người chống Cộng, hay của những tổ chức như VOAtiengviet, BBCtiengviet, RFI, RFA, AI, HRW:
Thứ nhất, Việt Nam không tôn trọng “nhân quyền chửi bậy trong tòa” của Chúa thứ hai Nguyễn Văn Lý mà lại cho công an bịt miệng ông ta thay vì vả vào miệng ông ta mấy cái vì tội nói láo trong tòa, coi thường tòa án.  Vả chứ đừng có tra tấn như anh hai ở Guantanamo.
 
Linh mục Lý quát tháo và đá lung tung ở tòa.
Các ảnh lấy từ video https://www.youtube.com/watch?v=ubYKUvl_Tk0https://www.youtube.com/watch?v=ubYKUvl_Tk0
Thứ nhì, Việt Nam không tôn trọng “nhân quyền huy động giáo dân cầu nguyện với búa, kìm và xà beng” của TGM Ngô Quang Kiệt mà lại toa rập với Vatican để đuổi ông ta ra khỏi nước, để cho ông ta được vinh hạnh mang hộ chiếu của một “tổ chức tội phạm quốc tế”, khỏi phải mang danh là ông “Tổng Kiệt nhục nhã” như lời tự nhận của ông ta.
Thứ ba, Việt Nam cho cán bộ mở cửa phòng giam tù để cho gió độc lùa vào ám sát vua tù Cù Huy Hà Vũ, không cho hắn có cơ hội ứng cử vào chức bộ trưởng và kiện tụng bảo vệ tác quyền của… Mozart và Beethoven.
Thứ tư, Việt Nam dám bắt em bé cờ vàng Phương Uyên của đám người hoài cờ vàng, hoài Ngô, hoài Mỹ, hoài đô-la rồi lại thả với lý do: “Con nhỏ này ngây thơ và dại, nó là đứa con nít cần ít đô la và cái laptop nên bị người ta xúi nó ăn cứt gà, tha cho nó để cho bọn “bọ xít” ca tụng nó là “anh thư” và để cho nó đi tế Ngô Đình Diệm”, hi vọng có thể kiếm thêm ít đô từ hải ngoại.
Thứ năm, Việt Nam chỉ bảo vệ “nhân quyền của đám Chúa thứ hai”, chuyên xúi giáo dân cuồng tín làm loạn, nhưng lại không bảo vệ nhân quyền của mấy tên giáo dân côn đồ hành hung cán bộ, ném gạch đá ở giáo xứ Mỹ Yên, dám bắt chúng bỏ tù.
Thứ sáu, Việt Nam không bảo vệ “nhân quyền trốn thuế” của tên luật sư Lê Quốc Quân mà lại mang ra xét xử, hầu như không coi Lê Quốc Quân có kí lô nào, dù rằng hắn là người mà NED đã huấn luyện, do đó có McCain và Albright chống lưng, tin rằng Phil Robertson sẽ bắt chính quyền Việt Nam phải “thả ngay lập tức”.
Gần đây, dân chống Cộng lại hồ hởi loan tin Hạ Viện Mỹ làm Luật Nhân Quyền cho Việt Nam.  Thật không có gì lố bịch bằng! Đáng lẽ phải làm lại luật nhân quyền cho Mỹ.  Làm luật nhân quyền cho Việt Nam rồi phái thái thú về cai trị Việt Nam, thế là vừa lòng quý vị chống Cộng.  Quý vị cứ hi vọng đi, chờ đợi cho đến Tết Congo, cũng như chờ đợi sự trở lại của anh nhà quê Do Thái đã 2000 năm nay mà chẳng thấy tông tích anh ta ở đâu, và vẫn kiên trì chờ đợi. 
Chuyện Hạ Viện Mỹ trước đây  đưa ra dự luật về nhân quyền cho Việt Nam là một hình thức trịch thượng ngu xuẩn hòng áp đặt vô lối quan điểm về nhân quyền của Hạ Viện Mỹ trên quốc gia Việt Nam, một hình thức xâm phạm chủ quyền Việt Nam.  Chỉ có Quốc Hội Việt Nam mới có đủ tư cách để làm luật nhân quyền cho Việt Nam.  Nhưng thực chất dự luật về nhân quyền cho Việt Nam (sic) chỉ là một trong những chuyện láo lếu mà ký giả Victor Davis Hanson viết trên tờ Chicago Tribune ngày 19 tháng 10, 2007, là:  Quốc Hội Nhúng Mũi Vào Những Chuyện Không Phải Nhiệm Vụ Của Họ[Congress Sticks Its Nose Where It Doesn’t Belong].  Ký giả Hanson viết rằng theo Hiến Pháp Hoa Kỳ thì Tổng Thống quyết định đường lối ngoại giao, và Quốc Hội [gồm Thượng Viện và Hạ Viện], ngoài nhiệm vụ phê chuẩn các hiệp ước hay chấp thuận quyền phát động chiến tranh, chỉ có nhiệm vụ duyệt chính sách của Tổng Thống để hoặc chấp thuận hoặc bác bỏ ngân quỹ để thi hành chính sách đó [The president establishes American foreign policy.. Then Congress oversees the president's policies by either granting or withholding money to carry them out – in addition to approving treaties and authorizing war]
Đưa ra dự luật về nhân quyền cho Việt Nam cũng như những chính sách thuộc lãnh vực ngoại giao là nhúng mũi vào những việc không thuộc thẩm quyền của Quốc Hội.  Ký giả Hanson than phiền là “gần đây cả trăm dân biểu trong  Quốc Hội  đã quyết định là họ đối phó với những vấn đề ngoại giao quốc tế thích hợp hơn là Bộ Ngoại Giao” [But recently hundreds in Congress have decided that they’re better suited to handle international affairs than the State Department].  Và ký giả Hanson kết luận là những việc “nhúng mũi” của Quốc Hội này đã gây bất lợi cho chính sách ngoại giao của Mỹ, nhưng lại không có trách nhiệm giải quyết những rắc rối sinh ra bởi những hành động tự do theo ý họ về chính sách đối ngoại của Mỹ. [So they pass resolutions (thông qua các Nghị Quyết) and pontificates a lot (làm như đó là những sắc lệnh của Giáo hoàng ban cho giáo dân), but rarely have to clean up the ensuing mess of their own freelancing of American foreign  policy).]
As of July 2005, there were said to be more than 500 detainees in the camp
Guantanamo: Tính đến tháng 7 năm 2005,
đã có nói là hơn 500 người bị giam giữ trong trại
AP: Trong 800 tù nhân bị trải qua trại tù Vịnh Guantanamo,
chỉ có 223 sống sót. Ảnh http://www.examiner.com/
Với một thành tích khủng khiếp về nhân quyền, với chính sách đối ngoại mà kết quả là vi phạm nhân quyền trầm trọng ở nhiều nơi trên thế giới, với những vi phạm nhân quyền ngay trên đất Mỹ, với chính sách chính thức cho phép tra tấn tù nhân v…v… tôi nghĩ “Mỹ, hay những cá nhân Mỹ, bất kể họ là thượng nghị sĩ hay dân biểu,  hay những tổ chức của Mỹ như HRW, AI, đều không có tư cách để nói về nhân quyền ở Việt Nam”.  Còn những tiếng ỉ eo cất lên trong sa mạc truyền thông của dân Mít ta thì thật sự không đáng nói đến.
Và đây là lời kết luận của tôi để chấm dứt bài viết này.
Trần Chung Ngọc
Viết Nhân Dịp Lễ Tạ Ơn 28.11.2013