Tổng số lượt KHÁCH xem trang

THUỐC CHỐNG RỤNG HOA/BÔNG MAI, BÔNG GIẤY, SỨ THÁI LAN, ĐỖ QUYÊN (SUPER A..Z)


THUỐC CHỐNG RỤNG HOA/BÔNG MAI, BÔNG GIẤY, SỨ THÁI LAN, ĐỖ QUYÊN (SUPER A..Z)

Thuốc chống rụng bông mai của chúng tôi đã có mặt ở thị trường Tây Nam bộ từ những năm '90 của thế kỷ trước và đến năm đầu tiên của thiên niên kỷ nầy Bộ Nông Nghiệp & PTNT với quyết định QĐ 6523/QĐ-BNN-KHCN ngày 19/12/2001 đã “CÔNG NHẬN SẢN PHẨM NẦY LÀ MỘT BIỆN PHÁP KỸ THUẬT MỚI ĐƯỢC PHÉP SẢN XUẤT, KINH DOANH VÀ XUẤT KHẨU THEO QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH” và tiếp theo đó đã đưa sản phẩm nầy vào”DANH MỤC PHÂN BÓN ĐƯỢC PHÉP SẢN XUẤT, KINH DOANH VÀ SỬ DỤNG Ở VIỆT NAM ” liên tục cho đến ngày nayNhư vậy cho đến thời điểm nầy, chỉ có Thuốc chống rụngbông mai Super A-Z của DNTN THẢO TRÂM là được Bộ NN&PTNT côngnhận đạt hiệu quả kỹ thuật cao và tính pháp lý của sản phẩm thuốc chống rụng bông mai là một sản phẩm độc đáo của DNTN THẢO TRÂM được bà con xa gần trong cả nước biết đến hơn 20 năm qua nhất là khu vực Nam bộ, nơi mà thị trường sản xuất và tiêu thụ hoa mai mạnh nhất trong cả nước.Thuốc đã qua thử thách hằng chục năm rồi

xem chi tiết>>>


Thứ Ba, 17 tháng 9, 2013

Tâm Thư Gửi Nhà Nước Việt Nam

Tâm Thư Gửi Nhà Nước Việt Nam
Nguyễn Mạnh Quang
PHẦN III
◎◎◎
CHƯƠNG 17
 DÙNG TÍN ĐỒ VÀO CÁC CUỘC BẠO LỌAN
CHỐNG LẠI TỔ QUỐC VÀ DÂN TỘC VIỆT NAM

  

Chương này gồm có những tiết mục sau đây:
A.- Tổng quát về kế họach cướp đoạt chính quyền của Vatican
B.- Kế sách lặn sâu và trèo cao vào thượng tầng quyền lực của các chính quyền Việt Nam từ cuối thế kỷ 18 cho đến ngày nay.
I.- Thời kỳ 1784-1820
II.- Thời kỳ 1820-1954
III. Thời kỳ 1954-1975
۞ ۞ ۞
A.- TỔNG QUÁT VỀ KẾ HOẠCH  CƯỚP ĐOẠT CHÍNH QUYỀN CỦA VATICAN
Như đã trình bày trong Chương 15 và 16, sách lược trèo cao lặn sâu của Vatican vào thượng tầng giai cấp lãnh đạo đất nước để lũng đoạn và tiếm đoạt chính quyền tại các quốc gia mục tiêu có thể nói là rất đơn thuần. Vatican chỉ cần thi hành một trong ba kế sách như sau:
Kế sách 1: Tìm xem người nào đang nắm quyền rồi dùng mánh mung kết thân với người đó.
Kế sách 2: Nếu không được, thì tìm cách ám sát hay thủ tiêu (có thể bằng độc dược) người lãnh đạo chính quyền rồi tìm cách đưa người nào đó có triển vọng nối ngôi (hay có thế lực mà Vatican đã móc nối) lên cầm quyền. (Vatican đã làm như vậy ở cả Anh và Pháp, những chỉ thành công ở Pháp.)
Kế sách 3: Nếu không được nữa, thì tìm người khác cũng ở trong hoàng tộc đưa lên làm minh chủ rồi hoặc là tổ chức giáo dân bản địa thành một lực lượng, hoặc là vận động các chính quyền (có tín đồ Ca-tô nắm quyền lãnh đạo hay có đồng quyền lợi) thành lập cái gọi là “liên minh thánh” (holy alliance), tiếp theo là tìm cớ (excuse) đem quân vào tấn công và tiêu diệt chính quyền mà Vatican coi là kẻ tử thù. (Vatican đã làm ở  Anh nhưngthất bại, ở  Pháp nhiều lần vào những năm trong thời Cách Mạng 1789-1814 và  đã thành công
Tại Việt Nam, Vatican cũng đã áp dụng mấy kế sách trên đây để lũng đoạn và tiếm đọat chính quyền, nhưng việc thi hành các kế sách này của Vatican ở Việt Nam đã không thành công, nếu không muốn nói là hoàn toàn thất bại. Đó là vì quan niệm về chính thống và chính nghĩa của người lên cầm quyền, cũng như quan niệm về trật tự trong xã hội, chính quyền, quốc gia, nhân dân, cũng như các giá trị về đạo đức, và tôn giáo trong xã hội Đông Phương hoàn tòan khác với Âu Châu ngày trước.
Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của nền văn hóa tam giáo cổ truyền, xã hội Đông Phương đặt đạo lý và quốc gia lên trên hết (quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách), rồi mới đến nhân dân và sau cùng mới đến chính quyền (ý dân là ý trời; dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh.)
Trong các thứ bậc kể trên hoàn toàn không có tôn giáo. Vì thế đối với vấn đề tôn giáo, chính quyền được coi như là đại diện cho đạo lý để (1) kiểm sóat (2) thanh lọc thường xuyên những người hành nghề tôn giáo, và (3) thẳng tay trừng phạt nghiêm khắc những kẻ lợi dụng tôn giáo để hà hiếp, phỉnh gạt, lừa bịp và bóc lột nhân dân. Chuyện quan Thái Thú Tây Môn Báo trừng phạt nghiêm khắc bọn đồng cốt và thày cúng trong câu chuyện Cưới Vợ Cho Hà Bá tại một làng ven sông Chương Hà ở nước Ngụy trong thời Chiến Quốc (403 – 421 TCN) là bằng chứng rõ ràng nhất cho sự kiện này.
Trái lại, người dân trong xã hội Ki-tô giáo đều là những người nặng tinh thần lấn lướt, vơ vào (do giáo hội chủ trương khơi động và nuôi dưỡng) và lúc nào cũng sống trong ảo tưởng mơ mơ màng màng mong muốn sẽ được Chúa ban cho những đặc quyền đặc lợi, mơ ước được hưởng những đại hồng phúc sống trong cõi thiên đường (do giáo hội bịa đặt ra).
Lợi dụng cái tâm lý này, Vatican đưa ra quan niệm "thần quyền chỉ đạo thế quyền" và tạo ra một trật tự ngược ngạo “Nhà thờ chỉ đạo chính quyền” (Chính quyền và tất cả mọi người dân trong nước phải đặt quyền lợi của Vatican lên trên hết). Cái quan niệm lưu manh này được họ gọi là “phục vụ Chúa” và được giới tu sĩ áo đen người Việt ở miền Nam Việt Nam trong thời chế độ đạo phiệt Ca-tô Ngô Đình Diệm sắp xếp thành câu vè “Nhất Chúa, nhì cha, thứ ba Ngô Tổng Thống”.[1]
Qua chủ trương tôn giáo chỉ đạo chính quyền Vatican và câu vè trên đây,  trong xã hội con chiên Việt Nam, chúng ta thấy trật tự đẳng cấp trong xã hội Ki-tô giáo được sắp xếp như sau:
Nhất là Chúa, tức là Vatican hay Giáo Hội La Mã và cũng là giới tu sĩ áo đen trên hết.
Nhì là chính quyền, nhưng chính quyền phải là do Giáo Hội La Mã dựng nên hay là phải thần phục Giáo Hội. Lời dạy giáo dân Việt Nam của các nhà truyền giáo Ki-tô dưới đây là bằng chứng cho sự kiện này:
Các nhà truyền giáo còn yêu cầu người Công Giáo Việt Nam đừng thừa nhận quyền lực Nhà Vua và luật pháp nước họ. Họ nói với các con chiên rằng, “Giáo Hoàng ở La Mã (Rome) mới là vị vua tối cao duy nhất của họ. Họ chỉ tuân phục quyền lực của Tòa Thánh Vatican.”[2]
Nếu chính quyền của một quốc gia nào không chịu thần phục Vatican, thì sẽ bị họ cho là chính quyền của Satan. Trong trường hợp này, giáo dân sẽ được huy động (gọi là hiệp thông) nổi loạn chống chính quyền. Bằng chứng là chuyện vào năm 1077, Hoàng Đế Henry IV (1050-1106) của Đế Quốc Thánh La Mã (nước Đức) quyết định chứng tỏ cho Vatican biết rằng: giáo hội không có quyền can thiệp vào việc tuyển chọn các ông giám mục trong lãnh địa của ông, ngay sau đó, Giáo Hoàng Gregory VII (1073-1085) liền lên án hành động này của Hoàng Đế Henry IV rồi rút phép thông công và xúi giục dân Đức nổi loạn chống lại chính quyền của nhà vua. Xin xem lại Chương 16 ở trên để biết rõ hơn về vấn đề này.
Hành động xúi giục giáo dân nổi loạn chống lại chính quyền Việt Nam trong mấy năm vừa qua để tái cướp đọat đất đai mà Vatican đã cướp đoạt của dân ta trong những năm 1852-1954 và đã bị thu hồi trong cuối thập niên 1950 là nằm trong chủ trương lưu manh này của Vatican. Đó là những vụ (1) Linh-mục Nguyễn Văn Lý nổi loạn vào năm 2001, (2) nhóm các Linh-mục Nguyễn Văn Lý, Phan Văn Lợi và nhiều giáo dân thành lập Khối 8406 (vào ngày 8/4/2006) để đánh phá chính quyền, (3) giáo dân nổi loạn với mưu đồ phá rối và tái cướp đoạt các sở đất (a) tại số 42 Phố Nhà Chung, (b) tại 178 Đường Nguyễn Lương Bằng - Hà Nội, (c) chiếm đoạt và xây dựng trái phép tại Nhà Thờ Tam Tòa - Hà Tĩnh, (d) dựng tượng bà Maria và cắm thập tự bừa bãi ở An Bằng, gần Huế, (e) tại Đồng Chiêm (Hà Nội), (f) tại Cồn Dầu (Đà Nẵng), v.v…
Việc giáo hội xúi giục giáo dân nổi loạn chống lại chính quyền (ở Đức năm 1077 và ở Việt Nam ta trong những năm gần đây) cho chúng ta thấy rõ thủ đoạn lưu manh, gian ác và cực kỳ thâm độc của Vatican đối với bất kỳ chính quyền nào không chịu thần phục, hay không chịu thỏa mãn những yêu sách lấn lướt trong mưu đồ tiếm đoạt chính quyền của “cái giáo hội khốn nạn”này.
Thứ ba là tín đồ  bị coi như là “tôi tớ hèn mọn” của giáo hội hay của nhà thờ Vatican, tức là nô lệ của giáo hội, và bị gọi là bầy chiên. Chiên tức là cừu non. Cừu là một loài thú ăn cỏ nhưng không có khả năng lao động như trâu, bò, ngựa, voi, v.v... Người ta nuôi cừu để ăn thịt và lấy lông làm len. So với các loài thú thuộc loại ăn cỏ và nhiều loài thú khác, cừu là loại ngu hơn cả. Cừu mà ngu thì cừu non (chiên) tất nhiên là phải ngu hơn nhiều. Sở dĩ Vatican gọi tín đồ là “bầy chiên” là có ý muốn phải biến họ thành hạng người ngu xuẩn như cừu non, bằng chính sách ngu dân và giáo dục nhồi sọ.
Điểm đặc biệt là giáo hội lùa những con cừu non này vào ở chung với nhau trong một khu vực gọi là làng đạo hay xóm đạo riêng biệt, tách rời khỏi cộng đồng nhân lọai (để xa lánh hẳn nền nếp văn minh của loài người) và đặt dưới quyền quản trị của người “chăn chiên” (ở xứ ta nuôi trâu bò nhiều hơn nuôi chiên, nên thường gọi kẻ chăn thú là mục đồng, chăn trâu). Nhưng vai trò của người "chăn chiên" đối với đàn chiên trong làng đạo hay xóm đạo này chẳng khác gì vai trò tên lãnh chúa tại một địa phương ở Âu Châu trong thời Trung Cổ. Viết đến đây, người viết lại nhớ đến tác phẩm Trại Súc Vật (Animal Farm) của nhà văn Anh George Orwel (1903-1960). Tác phẩm này được xuất bản lần đầu tiên vào ngày 17/8/1945. Đây cũng là ngày tên cựu lịnh-mục Thiery d’Argenlieu được Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican đưa lên nắm giứ chức vụ Cao Ủy Đông Dương để lo việc chỉ huy Đoàn Quân Thập Tự Viễn Chinh Pháp và huy động “đàn cừu non Việt Nam” tiếp tay đoàn quân xâm lược này tái chiếm Đông Dương
Chủ đích của tác phẩm Trại Súc Vật này nói về nông trường tập thể ở nước Nga dưới quyền sinh sát của nhà độc tài Josef Statlin (1879-1953). Nhưng quả thực nó cũng là hình ảnh rõ ràng nhất và sống động nhất biểu tượng cho những làng đạo hay xóm đạo ở miền Bắc và nhiều tỉnh ở miền Bắc Trung Bộ Việt Nam ít nhất là cho đến tháng 7 năm 1954.
Cái đặc tính ngu xuẩn như cừu non nhưng lại gian manh quỷ quyệt như những con cáo già của tập thể con chiên Ki-tô La Mã được sử gia Loraine Boettner nói trong cuốn Roman Catholicism với nguyên văn như sau: “Rome ịn the minority is a lamb. Rone as an equal is a fox. Rome in the majority is a tiger.’”[3]
Thứ tư, đối với người dân không theo tôn giáo nào hoặc thuộc các tôn giáo khác sống dưới chế độ cha cố (papacy) hay dưới quyền thống trị của giáo hội, Vatican xếp họ vào hạng người “vô đạo” và bị khinh rẻ như loại người man di, mọi rợ và có thể bắt họ làm nô lệ vào những khi có khả năng làm được. Sách Thập Giá và Lưỡi Gươm (Paris: Nhà Xuất Bản Trẻ, 1978, trang 14-15) đã được trích dẫn ở Chương 3 là bằng chứng nói lên sự kiện này.
Trong xã hội Ki-tô giáo La Mã, quốc gia hay tổ quốc không có chỗ đứng. Vatican cho rằng tất cả các quốc gia chỉ là những “đô thị trần gian”, và là xã hội của quỷ Satan với đầy dẫy những tội lỗi. Vì vậy nó phải nằm dưới quyền thống trị của “Đô thị Thiên Chúa", tức là Giáo Hội La Mã. Nói cho gọn, tất cả các quốc gia trên thế giới đều phải nằm dưới quyền thống thuộc của giáo hội. Sự kiện này được Giáo-sư Lý Chánh Trung nói rõ trong sách Tôn Giáo và Dân Tộc (Sàigòn: Lửa Thiêng, 1973), t 60- 65 [4].
Như vậy là trong xã hội Ki-tô giáo không có công lý (commom sense) và cũng không có một hệ thống đạo lý vị tha như ở trong các xã hội Đông Phương và trong các xã hộ dân chủ tự do như ở các nước Tây Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản từ sau Đệ Nhị Thế Chiến cho đến ngày nay.
Không có đạo lý, vậy dựa vào tiêu chuẩn nào để các tín hữu Ki-tô đối xử với nhau trong xã hội Ki-tô giáo ?
Xin thưa rằng, họ hành xử và cư xử với nhau theo những tín lý Ki-tô, theo những lời dạy của Vatican và của các linh mục quản nhiệm họ đạo của họ. Họ nói bô bô những cụm từ "công lý", "công bằng", "bác ái", "nhân từ", "thánh thiện",... nhưng hoàn toàn không hiểu gì cả. Đối với họ, "công lý"  "hợp lý" là tài sản phải thuộc về giáo hội, dù thụ đắc bằng bất cứ phương tiện nào. Cách mạng lấy lại cho dân Việt Nam thì chữ "công lý" của họ bị vi phạm. Chữ "Thánh thiện" họ dùng là bất cứ cái gì thuộc về giáo hội: , Thánh Cha, thánh nữ, thánh chỉ, thánh dụ, đền thánh, thánh thần, thánh thất, thánh đường, thánh thể, thánh kinh, thánh giá, thánh lễ, thánh cung, thánh ca, thánh thủy, chén thánh,... Cho đến ý kiến của các "quan" trong giáo hội cũng là "thánh ý". Thậm chí đi chém giết, tiêu diệt dân tộc khác cũng gọi là thánh chiến! Mấy năm qua, người ta khai quật vô số các vụ lạm dụng tình dục của các quan trong triều đình Vatican, các giáo dân trung thành vẫn gọi giáo hội là Hội Thánh.
Chúng ta biết rằng, xã hội mà không công lý và không có những quy tắc đạo lý vị tha để cho mọi người theo đó mà hành xử, thì xã hội đó sẽ trở thành xã hội của loài thú vật. Đây là sự thật đã xảy ra trong lịch sử nhân loại và còn kéo dài cho đến ngày nay.  Xã hội Âu Châu trong thời Trung Cổ được các nhà sử học gọi là Thời Kỳ Đen Tối (the Dark Ages).  Những cung cách hành xử của bày chiên người Việt trong suốt chiều dài lịch sử, cho đến ngày nay là bằng chứng bất khả phủ bác cho sự thật này.
Như vậy là quan niệm sống, nếp sống văn hóa và những tiêu chuẩn về đạo đức trong xã hội dân Chúa hoàn toàn trái ngược với tiêu chuẩn về đạo đức xã hội Đông Phương. Tình trạng này đã khiến cho Vatican không thể dùng chính nghĩa nhân dân (như quan niệm của người dân Đông Phương) đưa một tín đồ Ca-tô cuồng tín lên nắm quyền tại Việt Nam nói riêng, ở Đông Phương nói chung để thiết lập chế độ đạo phiệt Ki-tô, rồi dùng những phương tiện của Nhà Nước cưỡng bách nhân dân phải theo đạo như Vatican đã làm trong thời Đế Quốc La Mã và ở Âu Châu trong suốt thời Trung Cổ.
Đây là nguyên nhân TẠI SAO mà Vatican phải sử dụng kế sách 2 và kế sách 3 đã nói trên đây để tiếm đoạt chính quyền ở Việt Nam (nhưng rồi cũng thất bại, rốt cục chỉ còn trông cậy vào sức mạnh quân sự của ngoại cường). Kế họach này đã được chúng tôi trình bày ở Chương 4 (Phần IIhttp://sachhiem.net/NMQ/TAMTHU/NMQtt04.php ở trên).

B.- KẾ SÁCH LẶN SÂU TRÈO CAO VÀO THƯỢNG TẦNG CHÍNH QUYỀN VIỆT NAM TỪ CUỐI THẾ KỶ 18 CHO ĐẾN NGÀY NAY

Trên đây là nói tổng quát về kế hoạch của Vatican (1) đánh chiếm Việt Nam làm thuộc địa, (2) rèn luyện tín đồ Ca-tô người Việt từ giữa thế kỷ 16, và (3) thi hành những kế sách đã sọan sẵn vào khi chính quyền đã lọt vào trong tay của họ. Dưới đây là những mưu đồ mà Vatican đã thi hành để lặn sâu và trèo cao vào thượng tầng quyền lực của các chính quyền Việt Nam từ cuối thế kỷ 18 cho đến ngày nay. Những mưu đồ này được tiến hành vào hai thời kỳ với hai sách lược khác nhau. Đó là thời kỳ 1784-1820 và thời kỳ 1820-1954.
I.- THỜI KỲ 1784 –1820
Nói một cách tổng quát, trong thời kỳ này, vì con số tín đồ người Viêt quá ít ỏi, không thể biến họ thành lực lượng nổi lọan chống lại chính quyền Việt Nam đương thời, cho nên, Vatican chỉ có thể trông cậy vào kế sách kế sách lặn sâu trèo cao tìm cách cấy người vào trong hoàng tộc nhà Nguyễn. Do đó Vatican ra sức vận động Pháp viện trợ quân sự cho Nguyễn Ánh trong cuộc chiến tranh giành quyền lực với Nhà Tây Sơn. Vatican hy vọng sẽ được Nguyễn Ánh nể tình nhớ ơn nếu Nguyễn Ánh thành công để dễ dàng cấy người vào trong hoàng tộc, nhưng thất bại. Rồi sau đó, Vatican quay ra tìm cách đưa Hoàng Tôn Đán lên làm Đông Cung Thái tử, nhưng cũng thất bại.
1.- MƯU ĐỒ BẮT THÂN VỚI NGUYỄN ÁNH ĐỂ XÂM NHẬP VÀO THƯỢNG TẦNG CHÍNH QUYỀN
Sự cố hai vạn quân và 300 chiến thuyền của Xiêm La sang giúp cho Nguyễn Ánh bị Nguyễn Huệ đánh bại vào tháng 2 năm 1784 ở gần Rạch Gầm và Xòai Mút phía trên Mỹ Tho là cơ hội vô cùng tốt đẹp cho Vatican nắm lấy để nhẩy vào làm thân với Nguyễn Ánh. Sau đó, thuyết phục ông ta trao người con trai đầu lòng mới 6 tuổi là Hoàng Tử Cảnh cho Giám-mục Bá Đa Lộc dẫn đi Pháp thương thuyết với triều đình Vua Louis XVI vào năm 1786 để xin viện binh chống lại nhà Tây Sơn. Đây là cơ hội bằng vàng cho ông giám mục này (cũng chính là của Vatican) nuôi dưỡng và rèn luyện chú bé Cảnh này thành một tín đồ Ca-tô và cũng là đứa con nuôi và con tinh thần của ông ta. Bá Đa Lộc đã thành công thuyết phục chính quyền Pháp ký Hiệp Ước Versailles 1787 viện trợ quân sự cho Nguyễn Ánh. Theo Việt Sử Tân Biên, Quyển IV, hiệp ước này có 9 khoản và một khoản riêng, theo đó thì nước Pháp sẽ viện trợ một số chiến thuyền, một số súng ống và một số quân lính giúp cho Nguyễn Ánh để đánh bại Nhà Tây Sơn; bù lại, Chúa Nguyễn Ánh phải chấp nhận một số điều kiện nhượng đất cùng một số đặc quyền cho Pháp và cho Vatican. Những đặc quyền đó là buôn bán, ngoại giao, lưu thông và truyền đạo. [9]
Dã tâm của Vatican trong việc làm này là tạo sự thân thiện với cá nhân Nguyễn Ánh và những người thân cận của Nguyễn Ánh, rồi tìm cách trèo cao lặn sâu vào triều đình nhà Nguyễn. Còn việc dành được quyền tự do truyền đạo ở Việt Nam chỉ là một mục đích rất nhỏ mà thôi. Thế nhưng, ngay khi vừa ký hiệp ước này thì nước Pháp rơi vào tình trạng khủng hoảng tài chánh rồi biến thành Cách Mạng 1789. Đối tượng của chính quyền Cách Mạng là Giáo Hội La Mã và chế độ đạo phiệt Louis XVI (tay sai của giáo hội). Vì vậy mà tân chính quyền cách mạng mới thi hành những biện pháp mạnh để trừng trị Giáo Hội La Mã rất nghiêm khắc. Cũng vì thế mà Hiệp Ược Versailles bị bỏ xó, không được thi hành. Tuy nhiên, Giáo Hội La Mã cũng vẫn còn có thể huy động những giáo dân giầu có hay có thế lực ở Âu Châu tích cực ủng hộ kế hoạch viện trợ quân sự cho Nguyễn Ánh bằng cách đóng góp tài lực và vật lực cho Bá Đa Lộc mua sắm tầu chiến, vũ khí và thuê mướn một số lính đánh thuê (hầu hết là giáo dân cuồng tín và những quân lưu manh ăn cướp) đem sang giúp Nguyễn Ánh. Nhờ vậy mà từ năm 1792, sau khi Vua Quang Trung băng hà, thế lực của Nguyễn Ánh càng trở nên hùng mạnh và cuối cùng đã đánh bại được nhà Tây Sơn. Chính vì thế mà Bá Đa Lộc mới được Nguyễn Ánh nể trọng nhất, có lẽ không có một người Việt Nam nào được Nguyễn Ánh nể trọng bằng Bá Đa Lộc.
2.- MƯU ĐỒ BIẾN HOÀNG TỬ CẢNH THÀNH NGƯỜI CỦA VATICAN
Không biết vì lòng nể trọng Giám-mục Bá Đa Lộc hay vì truyền thống trọng trưởng nam hay vì một thủ đoạn chính trị, ngay từ tháng 3 năm 1793, lúc đó, Hòang Tử Cảnh mới có 14 tuổi, Nguyễn Ánh đã phong cho Hoàng Tử Cảnh làm Đông Cung Thái Tử. Như vậy, kể từ ngày này, NẾU Nguyễn Ánh qua đời bất kể là lý do gì, thì Hoàng Tử Cảnh sẽ chính thức lên nối ngôi và Giám-mục Bá Đa Lộc sẽ là người phụ chánh hay cố vấn tối cao của ấu quân này. NẾU sự việc xẩy ra đúng như vậy, thì tình trạng triều đình ấu quân Cảnh y hệt như tình trạng triều đình nước Pháp trong thời ấu quân Louis XIII (1601-1643) [lúc đó mới có 9 tuổi] mà chúng tôi đã trình bày đầy đủ trong đoạn "Bàn tay của Giáo Hội La Mã trong việc thiết lập chế độ đạo phiệt Da-tô để củng cố quyền lực tại Pháp" ở Chương 16(http://sachhiem.net/ NMQ/TAMTHU/NMQtt_16.php#Richelieu).
".... vậy xin Đức dám quốc ra lòng công bình nhơn đức tha tội cho tôi đặn[g] về xứ sở tôi kẻo tôi bị đầy biệc xứ đã tám năm rồi mà tôi vẫn giữ phép tắc luôn luôn trung [thành] với mẫu quốc luôn luôn, trăm lạy quan lớn xin quan lớn làm cái ơn mọn này cho tôi với thì tôi cảm ơn quan lớn vô cùng. Theo đây tôi cũng có nhờ quan lớn làm phước trao dùm cái phong thơ chữ như mà tôi gửi cho triều đình Annam đặn[g] tôi xin về Huế. Trăm lạy quan lớn xin tha tội mà nhận lời của tôi. Nay muôn kính. – ký tên: Bửu Lân.” [23]

Henry II (1519-1559)

Catherine de Médécies
"Nhóm Quốc Dân Đảng (của Vũ Hồng Khanh, Nghiêm Kế Tổ, Nguyễn Tường Tam, v.v...) đòi thành lập ngay một Chính Phủ Liên Hiệp Kháng Chiến với Vĩnh Thụy làm chủ tịch. Nhiều cuộc biểu tình được tổ chức trước nhà Vĩnh Thụy ở Đường Gambetta cũ, hoan hô cố vấn và đòi ông ra cầm quyền." [34]
“Đối với Giáo Hội Gia-tô, lực lượng mạnh mẽ có tổ chức chặt chẽ, Việt Minh cũng không tha. Khẩu hiệu thì Lương giáo đoàn kết, nhưng được thực hiện bằng cấm mở trường thần học của Giáo Hội, bằng đổ lỗi cho các cha cố đã làm gián điệp cho ngoại bang, ép họ vào tội tàng trữ khí giới bất hợp pháp...."[35]
John Foster Dulles (1888-1959)Allen Welsh Dulles (1893 – 1969)
Tình trạng này đã khiến cho Giáo Hoàng Pius XII (1939-1958) trở thành điên cuồng cổ võ Hoa Kỳ sử dụng bom nguyên tử để giải vây cho tập đòan cứ điểm quân sự này. Tuy nhiên, chính quyền Mỹ đã đắn đo do dự, rồi từ chối cả lời cầu cứu của Pháp và từ chối luôn cả cái đề nghị cực kỳ dã man của Giáo Hoàng Pius XII. Cuối cùng tập đòan cứ điểm Điện Biên Phủ bị quân đội Kháng Chiến Việt Minh đè bẹp và đầu hàng vào chiều ngày 7/5/1954.
“4//6/1954: Ký Hiệp Ước Việt Pháp kiện toàn Độc Lập giữa các Thủ Tướng Bửu Lộc và Laniel:



 Hình bên: Tượng đồng Giám mục Adran và Hoàng tử Cảnh - nguồn http://vi.wikipedia.org/wiki/
Đó là mưu đồ định biến triều đình Nhà Nguyễn thành một chính quyền tay sai của Vatican. Thế nhưng, “mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên". Trong khi thế lực Nguyễn Ánh đang trên đà đại thắng và đã chiếm được thành Quy Nhơn, thì Bá Đa Lộc đột ngột qua đời vào lúc 10:30 sáng ngày 9 tháng 10 năm 1799 dù rằng khi đó ông giám mục này mới có 57 tuổi. Kể từ đó, không còn có một giáo sĩ Ca-tô nào được Nguyễn Ánh nể trọng như Bá Đa Lộc. Đây cũng là một tin buồn cho Giáo Hội La Mã và tập đoàn giáo sĩ Ca-tô đang hoạt động tại Việt Nam. Thực ra, họ buồn vì cái chết của ông Giám-mục Bá Đa Lộc thì ít, mà họ buồn rất nhiều vì hy vọng đưa Đông Cung Thái Tử Cảnh chính thức lên nối nghiệp Vua Gia- Long sẽ gặp nhiều trở ngại và có thể bị thất bại.
Người Việt Nam ta thường nói, "Phước bất trùng lai, họa vô đơn chí". Vừa mới được tin buồn về cái chết của Bá Đa Lộc, thì chỉ khoảng hơn 4 tháng sau đó, ngày 7 tháng 2 năm Tân Dậu (1801), Hòang Tử Cảnh cũng qua đời vì bị bệnh đậu mùa, lúc đó mới có 21 tuổi. Thế là mưu đồ đưa một tín đồ Ca-tô lên ngôi vua tại Việt Nam một cách đường đường chính chính của Giáo Hội La Mã thực sự đã tan ra thành mây khói.
3.- VẬN ĐỘNG CHO HOÀNG TÔN ĐÁN LÊN NGÔI THÁI TỬ
Năm 1816, Vua Gia Long quyết định chọn người đưa lên làm Đông Cung Thái Tử để chuẩn bị lên ngai vàng kế nghiệp và người được chọn là người con thứ tư, tức Hoàng Tử Đảm. Khi chính thức lên ngôi, Thái Tử Đảm lấy đế hiệu là Minh Mạng.
Việc Vua Gia Long chọn lựa Hoàng Tử Đảm làm Đông Cung Thái Tử làm cho Vatican vô cùng tức tối và cương quyết chống lại, rồi trở thành thù ghét vua Minh Mạng. Quyển "Các Vua Cuối Nhà Nguyễn 1883-1945" của Vũ Ngự Chiêu, đã cho chúng ta thấy rõ sự kiện này:
Minh Mạng lo sợ rằng các nhà truyền giáo - những người Tây Dương khó hiểu và nham hiểm, được điều động bởi một hệ thống bao trùm cả hoàn cầu, và chắc chắn khó thoát những liên hệ thường tình của con người về danh dự và quyền lợi quốc gia hay dân tộc - sẽ trở thành gián điệp và phần tử xách động nguy hiểm cho những mưu toan xâm lăng Đại Nam. Ngoài ra, cũng có một mối tư thù: Sau ngày được Gia Long phong chức Đông Cung Thái Tử vào tháng 5/1816, Minh Mạng đã trở thành đối tượng đánh phá của giáo sĩ; vì Minh Mạng, theo họ, đã “soán ngôi” của con Hoàng Tử Cảnh là Hoàng Tôn Đán. Việc Minh Mạng giết chết Đán (Mỹ Đường) và mẹ ruột Đán là Tống Thị Quyên – vì tội thông dâm năm 1824 – càng khiến cho các giáo sĩ có thêm bằng chứng đả kích vua.”[10]
Sự kiện này cũng được sách "Đạo Thiên Chúa Và Chủ Nghĩa Thực Dân Tại Việt Nam" của TS. Cao Huy Thuần, ghi lại như sau:
"Cái cớ mà một số giám mục trong bọn họ đưa ra để cướp ngôi mà chính Gia Long đã chỉ định người con thứ của mình (nhà vua) lên nối ngôi, thay vì phải là người con cả. Các nhà truyền đạo Pháp ở Nam Kỳ chấp nhận ý kiến này và liên kết với phe của người con cả vua Gia Long. Những người ở xứ An Nam gần Huế (vùng giữa Bắc Kỳ và Nam Kỳ), thực sự lại đi xa hơn khi phủ nhận tính chất hợp pháp của dòng họ đang tại vị. Họ cho rằng chính Gia Long là một kẻ cướp ngôi và tìm một người con cháu nhà Lê là một họ mà các vua trở thành lười biếng và bị một vị thần trong triều sóan ngôi." [11]
Việc chọn lựa này của Vua Gia Long được các nhà viết sử đưa ra nhiều giả thuyết khác nhau. Giả thuyết có giá trị và thuyết phục nhất cho rằng những lý do khiến cho Vua Gia Long chọn Hòang Tử Đảm lên nối ngôi là vì:
1.- Hoàng Tôn Đán vừa còn nhỏ tuổi, vừa rửa tội theo đạo Ca-tô giống như thân phụ của ông ta là Hoàng Tử Cảnh.
2.- Vua Gia Long đã nhìn thấy rõ mối hiểm họa các ông giáo sĩ Ca-tô ở đằng sau Hoàng Tôn Đán.
3.- Hòang Tử Đảm là người lớn tuổi, thâm Nho, siêng năng, nghiêm túc và chững chạc.
II.- THỜI KỲ 1820 - 1954
Cái chết đột ngột của Giám Mục Bá Đa Lộc cùng với cái chết bất ngờ của Hòang Tử Cảnh và việc vận động cho Hoàng Tôn Đán bị thất bại, tất cả khiến cho Vatican phải tính đến một sách lược mới để có thể sử dụng tín đồ người Việt vào kế họach tiếm đoạt quyền lực chính trị tại Việt Nam, và biến quốc gia này thành một vương quốc theo đạo Ca-tô. Do đó, thời kỳ này, Vatican đưa ra một kế sách mới với những quái chiêu ác liệt như: 1.- Xúi giục giáo dân bất tuân luật pháp và nổi loạn chống lại triều đình Huế. 2.- Móc nối các thành phần bất mãn với chính quyền để xúi giục họ nổi loạn chống lại triều đình Huế, hứa hẹn sẽ tích cực viện trợ cho họ rồi thuyết phục họ theo đạo Ca-tô. 3.- Đưa giáo dân lên làm lãnh tụ nổi loạn chống lại triều đình Huế. 4.- Tích cực vận động nước Pháp xuất quân đánh chiếm Đông Dương để cùng chia chác quyền lực và thu vơ lợi nhuận.
Việc Vatican tích cực vận động Pháp liên kết với Vatican và xuất quân đánh chiếm Việt Nam làm thuộc địa để cùng thống trị, cùng nô lệ hoá dân ta đã được trình bày đầy đủ trong Chương 5 (Phần II) ở trên. Ở đây chúng tôi chỉ trình bày những hành động của Vatican xúi giục giáo dân bất tuân lệnh của Nhà Nước, gây bạo loạn với mục đích làm cho xã hội ta bất ổn, rồi kiếm một người làm minh chủ phất cờ dấy binh nổi loạn với ý đồ lật đổ triều đình Huế, cướp đoạt chính quyền để thiết lập chế độ đạo phiệt Ca-tô làm tay sai cho Vatican. Tùy theo hoàn cảnh và thời thế, âm mưu này đã được Vatican tiến hành rất nhiều lần với nhiều trường hợp khác nhau.
1.- XÚI GIỤC GIÁO DÂN BÂT TUÂN LUẬT PHÁP ĐỂ GÂY NÊN TÌNH TRẠNG

 BẤT ỔN TRONG XÃ HỘI
Thất bại trong yêu sách đòi đưa Hoàng Tôn Đán lên nối ngôi, Giáo Hội La Mã và bọn truyền giáo Ca-tô tại Việt Nam quay ra chống lại triều đình Huế một cách điên cuồng. Một trong những thủ đọan này là Vatican ra lệnh cho các giáo sĩ đang họat động ở Việt Nam phải tích cực dạy dỗ giáo dân rằng:
“Đức Giáo Hoàng ở La Mã ( Rome) mới là vị vua tối cao duy nhất của họ, họ chỉ phải tuân phục Tòa Thánh Vatican.” [12]
2.- ÂM MƯU SỬ DỤNG LÊ VĂN KHÔI KHỞI LOẠN ĐÁNH PHÁ TRIỀU ĐÌNH HUẾ
Ngòai việc xúi giục giáo dân không nhìn nhận quyền lực của triều đình Nhà Nguyễn, Giáo Hội La Mã và bọn giáo sĩ Ca-tô còn tìm cách móc nối những thành phần bất mãn với triều đình Huế để xúi giục họ phất cờ nổi loạn, rồi đưa người vào làm quân sư cho loạn quân và ra lệnh cho giáo dân tình nguyện nhập cuộc. Đây là trường hợp nổi loạn của Lê Văn Khôi vào năm 1833. Sự kiện này được ông sử nô Linh-mục Phan Phát Huồn ghi lại với những lời lẽ đầy hằn học trong mấy đọan văn như sau:
“Đất Nam Việt là đất nhà Nguyễn đã khai sáng ra và cũng ở nơi đây Gia Long lập nên sự nghiệp, vậy mà chính ở nơi đây là cái tổ chống lại chính quyền nhà Nguyễn đời Minh Mạng.
Sau lúc Lê văn Duyệt mất rồi, Nguyễn văn Quế được cử về làm tổng đốc Gia Định, Bạch Xuân Nguyên làm Bố Chính. Nguyên là người tham lam tàn ác, khi đến làm bố chính ở Gia Định, nói rằng phụng sự mật chỉ truy xét việc riêng của Lê Văn Duyệt, rồi đòi hỏi chứng cớ, trị tội những người đã làm việc với Lê Văn Duyệt.
Trong những người ấy có Lê văn Khôi trước kia tên là Nguyễn hữu Khôi người Cao Bằng, nhân có khởi binh làm loạn, bị quân hoàng gia đánh mới chạy vào Thanh Hóa, gặp Lê văn Duyệt làm kinh lược ở đó, Nguyễn hữu Khôi xin ra thú, Lê văn Duyệt tin dùng làm con nuôi đổi tên họ là Lê văn Khôi, rồi đem về Gia Định cân nhắc cho Khôi lên đến chức Phó vệ-úy, chức này tương đương với chức trung tá.
Bị bắt một cách bất công, Lê Văn Khôi phần muốn trả thù xứng đáng cho Lê Văn Duyệt, phần sợ phải tội nên cùng với các đồng chí (sic) đứng lên dấy loạn. Đêm 18/3/1833 đem quân giết cả nhà quan bố chính Bạch Xuân Nguyên, lúc ấy tổng đốc Nguyễn văn Quế đem quân đến cứu viện, nhưng cũng bị giết nốt. Xong Lê Văn Khôi chiêu mộ anh em binh sĩ đứng lên chống lại Minh Mạng, vì Minh-Mạng đã nhục mạ Thống Tướng Lê Văn Duyệt. Cuộc Cách Mạng (sic) do Lê Văn Khôi hướng dẫn có mục đích truất phế bạo chúa Minh Mạng, và đặt lên ngôi người con của Hoàng Tử Cảnh là Hoàng Tôn Đán, cháu đích tôn của Gia Long. Nhưng lúc đó ông Hoàng còn ở dưới quyền của Minh Mạng. Minh Mạng lúc đó nghe tin, truyền lệnh thủ tiêu cháu để giữ lấy cho vững chiếc ngai vàng của mình.”[13]
Đang lúc hăm hở bắt đạo tưởng rồi ra mau chóng diệt được ”Da Tô tả đạo” như chương trình đã phác họa.Không ngờ qua năm 1841, nhà vua bị ngã ngựa chết đem theo xuống mồ cái hận muôn đời không sao gột rửa được.[14]
Vì (1) Lê Văn Duyệt đã có liên hệ khắng khít với các nhà truyền giáo trong những năm Giám-mục Pigneau de Béhaine cặp kè với Nguyễn Ánh, và (2) Lê Văn Khôi là con nuôi Lê Văn Duyệt, cho nên Lê Văn Khôi mới trở thành cái đích cho bọn giáo sĩ Ca-tô nhắm tới để móc nối và xúi giục nổi loạn. Vì thế, chúng ta mới không lấy gì làm ngạc nhiên thấy rằng, ngay khi Lê Văn Khôi vừa mới dấy binh nổi loạn, thì chính Linh-mục Joseph Marchand (cố Du) đã túc trực bên cạnh Lê Văn Khôi ở trong thành Phiên An, nắm giữ vai trò cố vấn chỉ đạo, kêu gọi giáo dân cùng tất cả những người thuộc phe cánh của Lê Văn Duyệt tích cực tham gia vào cuộc nổi lọan này. Vì thế mà cuộc nổi lọan này mới có rất nhiều giáo dân tham gia làm lính cho Lê Văn Khôi. Cũng vì thế mà cuộc nổi lọan này mới có thể kéo dài cả hai năm trời (1833-1835). Cũng nên biết vào thời điểm này, tại Pháp, vừa mới xẩy ra cuộc cách mạng lật đổ chế độ đạo phiệt Ca-tô của tên vua đạo phiệt Charles X (1824- 1830) vào những ngày chót của tháng 7 năm 1830 [Charles X là người đã liên kết với Vatican đem quân khởi chiếm Algeria vào 1829]. Tân chính quyền của vua Louis Philippe (1830-1848) phần vì phải bận rộn ổn định tình thế, phần vì nhân dân Pháp lúc đó đang ghê tởm chính sách cấu kết với Nhà Thờ Vatican của ông vua đạo phiệt Ca-tô Charles X (Vấn đề này đã được trình bày đầy đủ trong Chương 16), cho nên, Giáo Hội La Mã mới không có cách nào có thể vận động được tân chính quyền Pháp của Vua Louis Philippe gửi quân đến Việt Nam cứu nguy Linh-mục Joseph Marchand (Cố Du) và đồng bọn ở Việt Nam.
3.- ÂM MƯU SỬ DỤNG TẠ VĂN PHỤNG KHỞI LOẠN ĐÁNH PHÁ TRIỀU ĐÌNH HUẾ
Tạ Văn Phụng là một tín đồ Ca-tô đã từng được các ông truyền giáo gửi đi chủng viện Pénang (Mã Lai) học nghề bán nước, làm tay sai cho Vatican giống như Ngô Đình Khả, Nguyễn Hữu Bài, Nguyễn Trường Tộ, Pétrus Trương Vĩnh Ký và nhiều giáo dân khác. Sau đó, Tạ Văn Phụng được đưa về Việt Nam lấy tên là Lê Duy Phụng, rồi lại đổi là Lê Duy Minh (giả là con cháu Nhà Lê vào năm 1862) và được đưa lên làm minh chủ với Giám-mục Retord và Linh-mục Legrand de Liraye ở hậu trường điều khiển khởi loạn chống lại triều Đình Huế vào khoảng năm 1858. Họ đã huy động được khoảng 20 ngàn giáo dân cùng với những thành phần bất mãn và những tên lưu manh tội đồ trong xã hội gia nhập vào hàng ngũ loạn quân của Phụng. Nhờ vậy mà lực lượng của Phụng trở nên rất hùng mạnh với tất cả vũ khí và chiến tầu của họ (Vatican) tiếp viện, gần giống như họ đã tiếp viện cho Nguyễn Ánh trong thập niên 1790. Các viên tướng chỉ huy các đạo quân người Pháp cho rằng, âm mưu đưa Tạ Văn Phụng lên làm lãnh tụ nổi loạn là âm mưu của chế độ đạo phiệt Ca-tô Tây Ban Nha và phục vụ cho quyền lợi Tây Ban Nha, chứ không phải phục vụ cho quyền lợi của Pháp, cho nên họ bất động, không tiếp sức cho Phụng. Vì thế mà lọan quân Tạ Văn Phụng bị quân đội của triều đình Huế đánh tan. Sự kiện này được sách Các Vua Cuối Nhà Nguyễn 1883-1945 - Tập 1 viết như sau:
Năm 1858, Phụng theo Rigault de Genouilly tới Đà Nẵng, nhưng rồi bị Rigault đuổi qua Hong Kong. Từ cuối năm 1861, Phụng rời Hong Kong, lọt vào giáo khu Đông Đàng Ngoài của (Linh-mục) Retord và được các thủ lãnh tôn làm vua, dưới tên giả là “Lê Duy Minh.” Nhờ Retord yểm trợ, “Cố” Trường (Linh-mục Le Grand de Liraye) làm “Mưu chủ”. Phụng quy tụ được khoảng 20,000 (hai chục ngàn) giáo dân, hy vọng lập nên vương quốc Ki-tô ở miền Bắc. Lực lượng nòng cốt của Phụng là chiến thuyền. Hạm đội của Phụng ước lượng từ 200 tới 300, trang bị đại bác khá hùng hậu, đặt căn cứ ở đảo Cát Bà trong Vịnh Bắc Kỳ, Phụng còn liên minh với các nhóm hải tặc Thanh ở vùng Quảng Yên nên thanh thế rất mạnh. Trong hai năm 1861-1862, Phụng tung hoành khắp 9 tỉnh miền Bắc (2/3 diện tích) và số dân theo y lên tới 200,000 hay 300,000 người. Giặc Phụng đánh thắng quân triều đình hơn 60 trận, bắt sống hay giết chết 4 tư lệnh. Năm 1862, thay vì giết tù binh, Phụng cắt ngón tay cái (poignet) hay 3 ngón, rồi trả tự do. Nhận xét về Phụng, Linh-mục Theurel, Phụ Tá Giám-mục Jeantet viết:
“Nếu các nhóm phản loạn đoàn kết, chúng có hy vọng thành công. Với ông vua mới này, con cái cũ của chúng ta, chắc chắn chúng ta sẽ có được sự hòa bình tôn giáo, và dân chúng sẽ theo vua chúng mà theo đạo. Nhưng y chỉ là một tên giả mạo.” [15]
Cũng nói về âm mưu này của bọn giáo sĩ Ca-tô, chúng ta thấy trong bài viết Hồ Sơ Tội Ác Của Hội Thừa Sai Paris và Giáo Hội La Mã Việt Nam trong Lịch Sử Mất Nước Hồi Thế Kỷ 19, tác giả Charile Nguyễn ghi nhận như sau:
Tạ Văn Phụng, tức Phêrô Lê Duy Phụng, nguyên chủng sinh tại Penang, lấy danh nghĩa là con cháu nhà Lê dấy binh khởi nghĩa tại Bắc Kỳ chống triều đình Huế năm 1858. Tạ Văn Phụng nhờ các giáo sĩ liên lạc với chính phủ Pháp để xin giúp đỡ. Napoleon III đồng ý, và cử tên gián điệp Duval sang Việt Nam giúp Phụng với mục đích biến Bắc Kỳ thành một xứ Công giáo với một chính quyền Công giáo. Duval đi Macao mua vũ khí và giúp Phụng thành lập những đoàn quân gồm đa số là giáo dân. Trong các tháng 6 và 7-1863, Phụng khởi quân đánh chiếm một vùng rộng lớn ở đồng bằng Bắc Bộ gồm 3 tỉnh Quảng Yên, Hải Dương và Nam Định. Triều đình Huế cử Nguyễn Tri Phương đem quân ra Bắc dẹp loạn. Tạ Văn Phụng bị bắt đem về Huế xử tử.”[16]
4.- QUYẾT TÂM VẬN ĐỘNG PHÁP LIÊN KẾT VỚI GIÁO HỘI LA MÃ XUẤT QUÂN CHINH PHỤC VIỆT NAM
Phần trên nói về việc Vatican ra lệnh cho các nhà truyền giáo Ca-tô tại Việt Nam cố gắng (1) xúi giục giáo dân bất tuân luật pháp của chính quyền Việt Nam (triều đình Huế), (2) móc nối và xúi giục những thành phần bất mãn nổi loạn, (3) đưa Lê Văn Khôi và tên lưu manh Ca-tô Tạ Văn Phụng lên làm lãnh tụ nổi loạn chống lại triều đình Huế. Phần dưới đây sẽ nói về việc Vatican tiếp tục dồn nỗ lực vào việc vận động nước Pháp liên kết với Vatican đem quân đi chinh phục Việt Nam bằng quân sự. Việc này phải đợi mãi đến đầu thập niên 1850, khi đã bố trí xong thiếu nữ trẻ đẹp Eugenie ngoan đạo người Tây Ban Nha, trở thành hoàng hậu của Hoàng Đế Napoleon III (1808-1873), rồi Vatican mới hành động. Lúc đó, nhà vua đã sắp bước vào tuổi ngũ tuần trong khi người thiếu nữ kiều diễm Eugenie (1826-1920), con mồi của Vatican, còn mơn-mởn đào tơ, mới có 26 cái xuân xanh. Nhờ vậy mà các nhà truyền giáo của Vatican mới dễ dàng lung lạc nhà vua (vốn là thành viên của Đảng Carbonari chống Vatican khi còn lưu vong ở Ý). Qua bà hoàng hậu trẻ đẹp này, các tay thuyết khách của Vatican đẩy mạnh chiến dịch vận động nhà vua liên kết với giáo hội đem quân đi chinh phục Việt Nam. Đây là một sự thật lịch sử, và sự thật này được Tiến-sĩ Cao Huy Thuần ghi lại trong cuốn Đạo Chúa Và Thực Dân Tại Việt Nam như sau:
"Chính các vận động để được ủng hộ về sự can thiệp của các nhân vật quan trọng như Tổng Giám Mục Bonnechose ở Rouen và của chính Hoàng Hậu, bà này đã thuyết phục được vua, dù lúc đó vua không có kế hoạch thực dân nào rõ rệt. Các cuộc vận động này được thực hiện bởi hai người truyền giáo: Linh Mục Huc, hội viên Hội Thánh Lazare (Tu Hội Lazariste), cựu đại diện Giáo Hoàng ở Trung Quốc, tác giả cuốn "Đạo Thiên Chúa ở Trung Quốc, (Tartarie và Tây Tạng, và Giám Mục Pellerin, đại diện Giáo Hoàng tại Bắc Nam Kỳ."
“Trong văn thư đệ lên vua, Linh-mục Huc trình bày các mối lợi mà việc chiếm Việt Nam có thể mang lại cho Pháp….” [17]
Thất vọng vì sự thất bại của phái đoàn Montigny, theo lời khuyên của bạn bè, Giám-mục Pellerin quyết định “đi Pháp để trình bày với nhà vua tình trạng thê thảm của các đoàn truyền giáo do các biện pháp nửa vời gây nên”. Đến Pháp vào đầu tháng 5 (1857), ngày 16/5, ông trình bày trước Ủy Ban và ngày 21/5 ông trao cho họ bản thuyết trình đầy đủ chi tiết trước khi Napoléon tiếp kiến…
Nhưng sự vụ hình như kéo dài sốt ruột, Giám-mục (Pellerin) tin là nên nhắc lại Napoléon III “Thần xin Chúa Thượng, chúng ta thấy trong thư ngày 30/8/1857 của ông, cho phép thần nói đến các người mới theo đạo khốn khổ ở xứ Cochinchine và các nhà truyền giáo ở xứ An Nam, hiện giờ máu họ đang đổ và tình cảnh của họ còn kinh khủng hơn từ cuộc vận động sau chót của nước Pháp không làm gì cho bọn thần, e rằng đạo Thiên Chúa sẽ bị tận diệt tại các vùng hình như sẵn sàng tiếp đón lợi ích của đạo Thiên Chúa và văn minh. Thần đến xin Chúa Thượng đừng bỏ rơi bọn thần. Điều bệ hạ làm cho bọn thần sẽ khiến cho ân phúc của Chúa ban xuống cho bệ hạ và triều đại huy hoàng của bệ hạ.
Kế đến tháng 11 (1857), Giám-mục Pellerin đi Rôme, Giáo Hoàng Pie XI tán thành các cuộc vận động ủng hộ cho các phái đoàn truyền giáo.”.
Xuyên qua các cuộc can thiệp của Linh-mục Huc và Giám-mục Pellerin, chúng ta thấy ý tưởng chính sau đây: Cuộc viễn chinh của họ vận động, nhân danh các người truyền giáo tại Việt Nam, không phải chỉ là cuộc biểu dương lực lượng đơn thuần hay là một cuộc chiếm đóng tạm thời một vài địa điểm của nước Việt Nam, mà hoàn toàn là một cuộc viễn chinh thực dân, vì nhằm xây dựng một thuộc địa Pháp vĩnh viễn ở góc đất này ở Đông Nam Á. Ý tưởng này được một người truyền giáo khác là Linh-mục Legrand de La Liraye trình bày mạnh mẽ hơn trong một bản trần trình mà y gửi cho Napoléon III vào khoảng tháng 2/1857.”[18]
Sự kiện lịch sử này cũng được nhà biên khảo sử học Bùi Trần Phương ghi nhận như sau:
"Quan hệ gắn bó giữa Thiên Chúa Giáo và chủ nghĩa thực dân Pháp là một thực tế lịch sử phong phú, hiển nhiên đến nỗi không cần lý lẽ biện luận, thuyết minh thêm. Chỉ xin nhắc lại đôi chút về vai trò các nhà truyền giáo trong việc hình thành và phê chuẩn kế họach của chính quyền Đế Chế II cử phó đô đốc Rigault de Genouilly mang hạm đội đến tấn công Đà Nẵng năm 1858. Các nhà truyền giáo như Linh-mục Huc, Giám-mục Pellerin, Linh-mục Legrand de la Liraye, Giám-mục Retord... bằng nhiều văn thư và cả sự có mặt trực tiếp của mình trong các cuộc họp của Ủy Ban Nam Kỳ, tham gia tích cực vào việc xây dựng kế hoạch tấn công quân sự để đạt mục tiêu truyền giáo và xâm lược thực dân không chỉ ở một địa phương nào, mà từng bước đi đến chinh phục toàn cõi Việt Nam (...). Các nhà truyền giáo đã "có công" đề xuất ý kiến vạch kế họach, cung cấp thông tin, hứa hẹn bảo đảm về hậu thuẫn của dân chúng tại chỗ. Nói tóm lại, chẳng những hết lòng ủng hộ mà còn gây áp lực chính trị, tinh thần thúc ép các nhà nước tư bản Pháp, Tây Ban Nha tiến hành một kiểu "thánh chiến" bảo vệ đạo ở Việt Nam để mưu đồ cầu lợi ích chung của Giáo Hội Thiên Chúa Giáo và chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa tư bản. Trong họat động này, các nhà truyền giáo có một ưu thế rõ rệt: Họ là những người am hiểu nhất về tình hình các vùng đất - còn xa lạ với Phương Tây - nơi họ đã xây dựng và chuẩn bị lực lượng từ rất lâu đời thông qua những hoạt động mang danh nghĩa là tôn giáo của nhiều thê hệ tu sĩ. Tiếng pháo của hạm đội Rigault de Genouilly bắn vào Đà Nẵng làm bùng nổ một xung đột đã âm ỉ từ lâu. Nó cũng phơi bày sự thật hiển nhiên về ý nghĩa chính trị rất "thế tục" của họat động "truyền giáo" của các giáo sĩ Phương Tây ở Viễn Đông từ mấy thế kỷ trước."[19]
5.- ÂM MƯU DÙNG VUA THÀNH THÁI VÀ TRIỀU ĐÌNH HUẾ ĐỂ THIẾT LẬP CHẾ ĐỘ ĐẠO PHIỆT CA TÔ
Trong thời 1885-1945, trong khi có một số người Pháp có thế lực ở chính quốc Pháp cũng như ở Đông Dương muốn xóa bỏ triều đình Huế để biến miền Trung và miền Bắc thành các thuộc địa trực trị như ở Nam Kỳ, thì Vatican dồn nỗ lực vào việc tranh đấu để duy trì triều đình bù nhìn này với dã tâm biến các ông vua gỗ nhà Nguyễn thành tín đồ Ca-tô hay là thành tay sai đắc lực cho họ. Những người được giao phó để làm công việc này là những tên Ca-tô cuồng tín tay sai đắc lực của họ như Nguyễn Hữu Độ, Ngô Đình Khả và Nguyễn Hữu Bài. Những tên Việt gian Ca-tô này được gài vào nắm giữ những chức vụ quan trọng trong bộ máy cai trị lúc bấy giờ. Cũng nên biết, vì được cho nắm những chức vụ quan trọng trong chính quyền bảo hộ Pháp – Vatican như chức vụ Tổng Đốc Hà - Ninh, Nguyễn Hữu Độ mới có thể chính thức dâng hiến ngôi chùa Báo Thiên và cả khu đất của khuôn viên ngôi chùa này cho Giám-mục Puginier, rồi họ triệt phá ngôi chùa này để xây Nhà Thờ Lớn ở Hà Nội và nhiều cơ sở khác của Vatican.
Riêng về nhiệm vụ của Ngô Đình Khả và Nguyễn Hữu Bài được Vatican giao phó cho là phải bám sát, theo dõi và biến bất cứ người nào được đưa lên làm vua gỗ ngồi trên cái ngai vàng mục nát ở Huế thành tín đồ Ca-tô, nếu không thì cũng thành tay sai đắc lực cho họ. Đồng thời, giáo dân tại các xóm đạo ở khắp nơi trong toàn quốc cũng được đoàn ngũ hóa và bố trí sẵn sàng hành động khi có lệnh truyền của họ.
Biết rõ âm mưu này của Vatican, bọn thực dân Pháp liền sử dụng sách lược “tương kế tựu kế” bằng cách bổ nhậm tên Việt gian Ca-tô Ngô Đình Khả (một tín đồ Ca-tô ngoan đạo và thân tín nhất của Vatican) làm Tổng Quản Cấm Vệ Thành (có thể là chức Lưu Kinh Đại Thần) với nhiệm vụ là phải dò xét rồi báo cáo cấp thời cho họ biết về thái độ, tư cách và hành động của Thành Thái để họ kịp thời đối phó. Chủ tâm của người Pháp là lùa cả Ngô Đình Khả và Thành Thái vào cùng một cái bẫy để tóm cho gọn với mục đích diệt hết bọn Việt gian đắc lực “sống đạo theo đức tin Ki-tô” khiến cho Vatican như “cua mất càng”, không còn có thể lấn lướt họ được nữa. Về chức vụ của Ngô Đình Khả tại triều đình Huế, sách Việt Nam Niên Biểu Nhân Vật Chí viết:
Năm 1905, được cất nhắc lên chức Tổng Quản Cấm Thành [Surintendent du Palais, có lẽ là Lưu Kinh Đại Thần], và có ảnh hưởng với Thành Thái (Báo cáo số 480-S 20/8/1907. Beau gửi Colonies; Aix, GGI, 9584). Năm 1907: Vận động chống đối việc hủy bỏ chế độ quân chủ ở Huế: Từ ngày này bị thất sủng. Về hưu. 1914: Chết.” [20]
Đồng thời, như đã nói ở trên, người Pháp cũng giao cho tên Việt gian Ca-tô Ngô Đình Khả một nhiệm vụ khác nữa là phải dò xét ông vua gỗ Thành Thái xem nêu có hành động gì thì phải báo cáo cấp thời cho họ biết để họ kịp thời đối phó. Sự kiện này được ông dân Chúa Lữ Giang viết trong cuốn Những Bí Ẩn Lịch Sử Đàng Sau Cuộc Chiến Việt Nam như sau:
Khi đưa cụ Ngô Đình Khả vào làm Phụ Đạo vua Thành Thái, người Pháp muốn cụ theo dõi các hoạt động của vua và báo cáo cho Pháp biết nhiều những ý định phản nghịch của Vua để có biện pháp kịp thời. Nhưng cụ Ngô Đình Khả đã hướng Thành Thái đi một hướng khác.” [21]
Câu nói "Nhưng cụ Ngô Đình Khả đã hướng dẫn Thành Thái đi một hướng khác" của ông cừu non Lữ Giang có nghĩa là hướng dẫn Thành Thái đi theo con đường chống Pháp dưới sự điều khiển của các ông truyền giáo (quan thày của Ngô Đình Khả). Vì Thành Thái là con cờ của Vatican, cho nên khi Pháp quyết định truất phế Thành Thái, thì bọn truyền giáo Ca-tô ra lệnh cho Ngô Đình Khả phản đối. Cũng vì thế mới có câu vè "Bài vua không Khả".
Nhân nói về ông Vua Thành Thái chống Pháp, thiết tưởng cũng nên biết sơ qua về tư cách bất xứng của ông "vua gỗ" này. Có nhiều điều đáng nói, điểm đáng nói nhất là ông ta phạm tội loạn luân và đã có những hành động cùng phong cách làm mất nhân phẩm, làm mất thể diện dân tộc.
Về tội loạn luân của ông vua mất tư cách này, sách Việt Sử Khảo Luận - Cuốn 4 ghi nhận:
"Hoàng Tử Vĩnh San chỉ được cấp dưỡng "một số tiền chết đói là 35.000 quan một năm.". Bà vợ trẻ là Hoàng Quý Phi Mai Thị Vàng "không chịu nổi cuộc sống xa quê hương cũng như khí hậu của đảo (Réunion) và cuộc đời nghèo khó. Ngài xin cho vợ, mẹ và em gái (tức Mệ Cười) được hồi hương (HtThược, 1984 tr. 196).
Sự thực khác: Hoàng Quý Phi bị chồng đuổi về nước năm 1917 vì tội "loạn luân" với cha chồng là vua Thành Thái - có bệnh bạo dâm; còn mẹ và em gái Vĩnh San chỉ hồi hương 3 năm sau (Vũ Ngự Chiêu, tập san Đường Mới Số 1 năm 1983 tr. 100). Nói bà "bị hiếp dâm" có lẽ đúng hơn."[22]
Những hành động và phong cách làm mất nhân phẩm và làm mất thể diện dân tộc của ông vua gỗ này được thể hiện ra trong lá thư (viết tay) đề ngày 17/11/1914 của ông ta gửi cho Toàn Quyền Đông Dương. Người viết xin ghi lại phần chót của lá thư đó để độc giả có thể nhìn ra sự thật nhục nhã này:
 Ảnh Vua Thành Thái.
Vì vốn sẵn có truyền thống loạn luân, phi luân, lừa bịp, bạo ngược và dã man (như đã trình bày trong Chương 13 ở trên), cho nên đối với Vatican, vấn đề loạn luân và mất tư cách của vua gỗ Thành Thái không phải là vấn đề đáng quan tâm. Điều quan trọng và phải quan tâm là Vatican có thể sử dụng ông ta để thiết lập chế độ đạo phiệt Ca-tô rồi biến Việt Nam thành một vương quốc theo Ki-tô giáo. Sau đó, bộ máy tuyền truyền của Vatican với cả một binh đoàn sử nô và văn nô sẽ tô son điểm phấn cho tên vua bù nhìn vô lại này thành một minh quân sáng suốt như họ đã từng biến những tên trùm đĩ (giáo hoàng) trong cái ổ điếm Vatican thành những “đức thánh cha” vô cùng thánh thiện, "không bao giờ lầm lẫn". Sau Thành Thái, chúng ta thấy họ cũng đã từng biến tên bạo chúa phản thần tam đại Việt gian Ngô Đình Diệm thành một chí sĩ yêu nước và nhà ái quốc đã chết vì dân bất kể là sách sử đã ghi nhận thằng Việt gian khốn nạn này là một trong số 100 tên bạo chúa ác độc nhất trong lịch sử nhân loại.[24]
Sử gia Vũ Ngự Chiêu viết trong bài "Sự Hình Thành Phong Trào Quốc Gia Mới: Từ Trung Quân Đến Ái Quốc" (tiểu mục C: Sự Chuyển Hướng Của Hội Truyền Giáo) nói khá nhiều về việc Vatican mưu đồ dùng tu sĩ và tín đồ Ca-tô người Việt đề giành giật quyền lực từ trong tay người Pháp với mục đích tối hậu là biến triều đình Huế thành tay sai của Vatican [25]
Âm mưu sử dụng vua Thành Thái làm con bài chống lại chính quyền Pháp tại Việt Nam bất thành vì người Pháp đã biết hết tất cả. Thành Thái bị người Pháp truất phế, bắt giam và đưa đi đày (như sách sử đã ghi rõ), Ngô Đình Khả bị điều tra và bi đàn hạch nhiều tội, bị trừng phạt nặng nề và cho về vườn. Sự kiện tên Việt gian Ca-tô Ngô Đình Khả bị từng phạt và bị cho về vườn được ông Trần Điều ghi lại như sau:
Ngày 26 tháng 11, Duy Tân (1907-1916) năm thứ nhất, Phụ Chánh tâu việc Ngô Đình Khả cất nhà thờ đạo Thiên Chúa trên nền chùa Linh Hựu trong thành nội: "Bọn thần phủ Phụ chánh tâu (châu điểm): Tháng 11 năm thứ 17 tiếp được thư của nguyên quyền khâm sứ đại thần Mô Li Ê nói thượng thư Ngô Đình Khả cất nhà thờ đạo bên trong hoàng thành là rất không hợp, thần phủ nên lập tức tra xét rõ nghiêm xử, chiếu theo phận sự mà quy trách nhiệm… Vậy xin chiếu trọng luật về tội không được làm mà làm xử thượng thư Ngô Đình Khả 80 trượng, giáng 3 cấp rời khỏi chức vụ, được giảm tội danh và phải triệt hạ giáo đường, việc này đã thương nghị cùng nguyên quyền khâm sứ đại thần xét biện.
Tháng 7 năm ngoái phụng thương chuẩn triệt hạ giáo đường trong thành nội và cho tùy ý xây cất ở bốn phía sông bên ngoài kinh thành. Kế đó căn cứ viên ấy trình xin trả giáo đường này sửa lại làm chùa để lưu giữ tích cũ, viên ấy xin lãnh tiền quan 300 đồng đem về mua sắm vật liệu và xin cất giáo đường mới ở nền nhà kho cũ xã Tiên Nộn…" (sđd, trang 872).“ Trần Điều. “Giám mục Puginier, một trong những kẻ cướp chùa Báo Thiên và những âm mưu thâm độc của một số giáo sĩ thừa sai khác.”[26]
6.- ÂM MƯU THIẾT LẬP CHẾ ĐỘ ĐẠO PHIỆT CA TÔ BẰNG ÔNG CA-TÔ CƯỜNG-ĐỂ
Trước và trong thời Đệ Nhị Thế Chiến, Vatican cấu kết chặt chẽ với phe Trục. Tại Âu Châu, họ cấu kết với chế độ Phát Xít Ý Đại Lợi của Benito Mussolini (1883-1945) và Đức Quốc Xã của Adolf Hitler (1889-1945). Nhờ vậy mà vào năm 1936, họ mới có thể đưa được tên Ca-tô Francisco Franco (1892-1975) lên cầm quyền thiết lập chế độ đạo phiệt Ca-tô (1936-1975) ở Tây Ban Nha, và vào năm 1941, họ lại có thể đưa được tên Ca-tô Ante Pavelich lên cầm quyền thiết lập chế độ đạo phiệt Ca-tô (1941-1945) ở Croatia. Tại Á Châu, họ ngầm liên kết với Nhật. Một mặt, họ cho tín đồ Ca-tô Ngô Đình Huân (con Ngô Đình Khôi, cháu đích tôn của Ngô Đình Khả) học tiếng Nhật, làm mật vụ cho Nhật và được Nhật cho làm đến chức bí thư (chánh văn phòng) của Đại sứ (khâm sứ?) Nhật Yokohama ở Huế:
Ông Khôi bị chính quyền Hồ Chí Minh cho là thân Nhật vì con trai ông, cậu Huân làm bí thư cho đại sứ Nhật Yokohama, tức người thay thế khâm sứ Pháp tại miền Trung sau đêm đảo chánh 9/3/1945.”[27]
Mặt khác, họ sử dụng ông dân Chúa Cường Để đang sống lưu vong ở Nhật làm con bài và dùng bọn tín đồ Ca-tô Việt gian ở trong nước (gồm có anh em tên phản thần tam đại Việt gian Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu, Trần văn Lý, v.v) thành lập cái gọi là “Việt Nam Quang Phục Hội” (cũng gọi là “Đại Việt Phục Hưng Hội” hay “Đảng Đại Việt Phục Quốc” để chuẩn bị phòng khi NẾU phe Trục thắng thế, lúc đó, Nhật sẽ trở thành ông chủ Đông Dương, sẽ đưa Cường Để về Việt Nam thay thế Bảo Đại, và Ngô Đình Diệm sẽ được lên làm thủ tướng. Sự kiện này đều được sách sử ghi lại rõ ràng. Sách Nội Các Trần Trọng Kim(Hà Nội: Nhà Xuất Bản Chính Trị Quốc Gia, 2009), của sử gia Phạm Hồng Tung nói rõ vấn đề này nơi các trang 109-110, 119-120, 165,177, 179, 180, 254-255, 256, 257 và 273. Giáo-sư Vũ Quốc Thúc cũng ghi nhận sự kiên này trong cuốn “Thời Đại Của Tôi – Cuốn I – Nhìn Lại 100 năm Lịch Sử”  [28].
Nếu mọi việc xẩy ra đúng như vậy, họ sẽ thi hành sách lược giống như họ đã làm ở Pháp trong các thời Vua Charles IX (1550-1574) Louis XIII (1601-1643) và Louis XIV (1638-1715) hoặc là giống như họ sẽ làm trong những năm 1954-1963 ở miền Nam Việt Nam sau khi họ đã liên kết với Hoa Kỳ đưa Ngô Đình Diệm về cầm quyền vào đầu tháng 7 năm 1954.
Trong khi đang sử dụng con bài Cường Để và anh em Ngô Đình Diệm thành lập Việt Nam Quang Phục Hội, họ hô hào và kêu gọi giáo sĩ và tín đồ Ca-tô người Việt tích cực ủng hộ và tham gia vào tổ chức trên đây. Xin xem Sự Hình Thành Phong Trào Quốc Gia Mới: Từ Trung Quân Đến Ái Quốc (tiểu mục C: Sự Chuyển Hướng Của Hội Truyền Giáo) của sử gia Vũ Ngự Chiêu  [29]
7.- ÂM MƯU DÙNG BẢO ĐẠI TRONG CHÍNH SÁCH CHIA ĐỂ TRỊ VÀ KI-TÔ HÓA DÂN TA
Hầu như tất cả nhân dân thế giới đều biết rằng, ngay sau khi Nhật đầu hàng Đồng Minh vào ngày 15/8/1945, nhân dân Việt Nam dưới quyền lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam và Mặt Trận Việt Minh đã vùng lên giành lại quyền tự chủ từ trong tay người Nhật vào ngày 19/8/1945, và nhân danh chính phủ lâm thời của nước Việt Nam, cụ Hồ Chí Minh đã long trọng công bố bản Tuyên Ngôn Độc Lập tại Quảng Trường Ba Đình vào ngày 2/9/1945 trong một cuộc mít tinh có tới hơn nửa triệu người tham dự. Đây là một biến cố lịch sử vô cùng trọng đại đã được hầu hết các nhà lãnh đạo nhân dân thế giới đều biết và đều được sách sử ghi lại rõ ràng. Sách Nội Các Trần Trong Kim viết:
Bản Tuyên Ngôn Độc Lập do Chủ Tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính Phủ Lâm Thời của nước Việt Nam mới đọc tại Hà Nội ngày 2/9/1945 đã tuyên bố rằng:
“Sự thật là mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa. Khi Nhật đầu hàng Đồng Minh, thì nhân dân cả nước đã nổi dậy giành chính quyền lập nên nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.
Sự thật là dân ta lấy nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp.
Pháp chạy, Nhật đầu hàng, vua Bảo Đại thóai vị. Dân ta đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ dân chủ cộng hòa.” [30]
Sự thật hiển nhiên là như vậy! Ấy thế mà Vatican lại cố tình không cần biết đến sự kiện lịch sử trọng đại này dù rằng Vatican đã từng là một thành viên trong Liên Minh Đế Quốc Thực Dân Xâm Lược Pháp – Vatican, đã cùng Pháp đánh cướp và thống trị Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử từ năm 1858 cho đến chiều tối ngày 9 tháng 3 năm 1945, và đã từng là một trong bai thủ phạm gây nên thảm họa chết đói của dân ta với hai triệu nạn nhân trong mùa xuân năm Ất Dậu 1945. Vì không cần biết đến thời thế đã đổi thay và dân ta đã độc lập có chính quyền quản trị nhân dân, cho nên ngày 28 tháng 12 năm 1945, viên khâm sứ đại diện của Vatican tại Hà Nội là Tổng Giám Mục Antoni Drapier mới đưa ra lời tuyên bố ngược ngạo mà sách sử đã ghi lại với nguyên văn như sau:
“28/12/1945: Huế: Tổng Giám Mục Antoni Drapier, đại diện Roma tuyên bố: Gia đình Bảo Đại là “gia đình thân Pháp bậc nhất trong dân chúng Việt Nam (la plus francophilende tous les annamites), và theo ý ông ta, nên cho Bảo Đại lên ngôi như trước ngày 9/3/ (1945) (À mon avis, il serait avantageux pour le calm de rétablir le Roi come le chef regulier avant le mars; DOM [Aix], CP 125).
Drapier cũng đưa ra giải pháp là có thể sau đó sẽ cho Bảo Long lên kế vị, và Nam Phương là Giám Quốc [Phụ Chính].” [31]
Cũng nên biết, Vatican cũng đã từng sử dụng thủ đoạn này ở Pháp trong thế kỷ 16 vào khi Vua Heny II (1519-1559), qua đời vào ngày 10 tháng 7 năm 1559. Nguời con trai lớn của nhà vua là Francis II mới có 15 tuổi lúc đó đang trong tình trạng ốm yếu, bệnh hoạn được đưa lên kế vị nhưng rồi chết sớm vào ngày 5/12/1560. Liền sau đó, người em mới có 9 tuổi được đưa lên nối ngôi lấy vương hiệu là Charles IX (tại ngôi 1560-1574). Cả hai triều đại của cả hai ông vua nhỏ tuổi này đều được Vatican ở hậu trường xếp đặt để cho Hoàng Thái Hậu Catherine de Médecis nắm quyền nhiếp chính. Charles IX qua đời vào ngày 30/5/1574), Henry III được đưa lên kế vị, lúc đó mới có 19 tuổi, quyền chính cũng vẫn còn nằm trong tay Hoàng Hậu Catherine de Médicis. Chúng ta không biết rõ Bà Catherine Médicis đã làm theo truyền thống Ca-tô hay theo lệnh Vatican, nhưng dù là trường hợp nào đi nữa, trong thực tế, bà đã cho tiến hành chính sách bạo ngược bách hại các hệ phái Tin Lành giống như chồng bà là bạo chúa Henry II (1519-1559) đã làm. Nói về hành động của tên bạo Chúa Henry II bách hại các hệ phái Tin Lành, Encyclopedia Britannica Micropedia Vol. IV viết:
“Việc Vua Henry II bách hại các hệ phái Tin Lành một cách cực đoan đã khiến cho nước Pháp rơi vào thảm họa nội chiến.”[32]
Vì theo đuổi chính sách “làm sáng danh Chúa” một cách cực kỳ dã man giống như chồng bà đã theo đuổi trước kia, cho nên trong thời gian nắm quyền nhiếp chính, Hoàng Hậu Catherine de Médicis đã cho tiến hành cuộc tắm máu “tàn sát” tập thể giáo dân Tin Lành một cách hết sức dã man. Vụ tàn sát dã man này xẩy ra vào ngày 24/8/1572 tại nhà thờ St. Bartholomew và được sách sử gọi là gọi là “the St. Bartholomew’s Day Massacre of 1572”. Những người chủ mưu vụ tàn sát này được sách sử ghi nhận là Hoàng Hậu Catherine de Médicis và Vua Henry III.[33]
Vụ tàn sát dân Tin Lành cực kỳ dã man đã được trình bày đầy đủ trong Chương 13, Mục III, tiểu mục B (số 4) ở trên. Đây là truyền thống tàn sát những thành phần thuộc các tôn giáo khác khi mà chính quyền lọt vào tay Nhà Thờ Vatican, bất kể ở vào thời điểm nào và ở địa phương nào. Cũng vì cái truyền thống dã man này, cho nên, ngày 28/12/1945, viên khâm sứ đại diện Tòa Thánh Vatican tại Hà Nội là Tổng Giám Mục Antoni Drapier mới đưa ra ra lời tuyên bố ngược ngạo như đã nói ở trên với dã tâm muốn biến Bảo Long thành Charles IX (1560-1574) và Henry III (1574-1589), và biến bà Nam Phương Hoàng Hậu thành Hòang Thái Hậu Catherine de Médici của nước Pháp trong thời hậu bán thế kỷ 16.
Điểm đặc biệt là Vatican vừa mới đưa ra lời tuyên bố đưa Bảo Đại lên nắm chính quyền vào ngày 28/12/1945 để chống lại chính quyền Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa dưới quyền Lãnh đạo của cụ Hồ Chí Minh, thì các phe đảng phong kiến phản động đồng minh với Vatican là hai Đảng Việt Cách và Việt Quốc tích cực và nhiệt tình ủng hộ. Sách Việt Sử Khảo Luận, Cuốn 5 của Hoàng Cơ Thụy, ghi như sau:
Đồng thời, họ cũng vận động Đảng Việt Quốc lên án những việc làm chính đáng của chính phủ Kháng Chiến Việt Minh. Vì thế mới có chuyện ông Việt Quốc Nghiêm Kế Tổ viết những lời "lên án chính quyền Việt Minh Kháng Chiến" về việc dùng biện pháp mạnh đối phó với Giáo Hội La Mã như sau:
Như vậy rõ ràng là hai đảng Việt Quốc và Việt Cách đã công khai đứng vào hàng ngũ kẻ thù của dân tộc là Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican chống lại cuộc kháng chiến của dân ta. Điều này có thể do một trong những trường hợp sau.
a.- Các nhà lãnh đạo của hai chính đảng này không hiểu biết lịch sử thế giới nên không biết rằng đi với Vatican hay ủng hộ Giải Pháp Bảo Đại do Vatican chủ động là làm tay sai cho liên minh giặc xâm lăng Pháp – Vatican. Quả thật họ không có một chút gì về khả năng chính trị và cũng không có đủ khả năng để nhận diện được kẻ thù của đất nước.
b.- Họ là con cờ hay đồng lõa với Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican. Vô hình chung, qua những hành động trên đây, họ đã tự thú với nhân dân và lịch sử rằng họ là những tên Việt gian giống như Trần Bá Lộc, Ngô Đình Khả, Nguyễn Hữu Bài, Trần Lục, Nguyễn Bá Tòng, Ngô Đình Thục, Ngô Đình Khôi, Ngô Đình Diệm, Phan Văn Giáo, Trần Văn Hữu, Nguyễn Văn Tâm, v.v…
Răn đe giáo dân không được ủng hộ hay tham gia lực lượng kháng chiến.
Ngoài việc tuyên bố đưa Bảo Đại ra lập chính quyền để chống lại chính quyền của nhân dân ta dưới quyền lãnh đạo của của Cụ Hồ Chí Minh, Nhà Thờ Vatican còn hô hào, kêu gọi, hù dọa, khủng bố tinh thần và cấm giáo dân không được ủng hộ và cũng không được tham gia Mặt Trận Việt Minh, không được gia nhập quân đội kháng chiến chiến đấu chống lại Liên minh xâm lược Pháp – Vatican để giành lại quyền độc lập cho dân tộc. Bằng chứng là Giám-mục Lê Hữu Từ cũng cho phổ biến một thư luân lưu đề ngày 12/5/1949, nhắc nhở giáo dân không được tham gia kháng chiến và đe dọa rằng nếu bướng bỉnh, không "vâng lời bề trên", thì sẽ bị vạ tuyệt thông. Dưới đây là nguyên văn lời lẽ trong bức thư phản quốc này:
"Riêng về đảng Cộng Sản, tôi tưởng không cần nhắc lại cho anh em nhớ rằng hội thánh đã vạ tuyệt thông cho ai vào đảng ấy, đã cấm người có đạo không được kết bạn với họ."[36]
Dưới đây là mẫu in phạt vạ tuyệt thông có in sẵn của Giáo Khu Phát Diệm để trừng phạt những giáo dân tham gia kháng chiến:
"Ta Fr. Tađêô Lê Hữu Từ ơn Đức Chúa Trời và do quyền tòa thánh làm giám mục coi sóc địa phận Phát Diệm và quyền nhiếp chính địa phận Bùi Chu.
Ta đã điều tra đắc thực về tên… đã gia nhập hội bí mật.
Ta chiếu theo bộ luật hội thánh khoản 2.335 mà ra vạ tuyệt thông cho tên ấy.
Ta tuyên bố cho mọi người giáo hữu biết từ giây phút này, tên của tên ấy phải xóa bỏ đi khỏi hội thánh và hội thánh kể tên ấy không còn được hưởng quyền lợi gì của người công giáo nữa.
Ta chúc dữ cho tên ấy như Caiin và Giuda đã bị chức dữ vậy.
"Phát Diệm ngày.......
Lê Hữu Từ" [37]
Song song với hành động hù dọa trên đây, Vatican còn triệu tập các giám-mục tại Đông Dương nhóm họp khẩn cấp để hợp soạn một lá thư chung với nội dung vừa ra lệnh, vừa kêu gọi tín đồ Da-tô Việt Nam phải từ bỏ hàng ngũ kháng chiến và mạnh bạo đứng về hàng ngũ Liên Minh Thánh Xâm Lược Pháp – Vatican chống tại tổ quốc Việt Nam. Đây là một trong những muôn ngàn hành động của Vatican chống lại dân tộc và tổ quốc Việt Nam một cách vô cùng trắng trợn và hết sức thô bạo. Sách Việt Nam Niên Biểu 19395 (Tập B: 1947-1954) ghi lại sự kiện này như sau:
“ 5/11/1951 - SÀIGON: Khai mạc Hội Nghị Các Giám Mục Đông Dương [cho tới ngày 10/11/1951].
9/11/1951: HÀ NỘI: Hội Nghị Các Giám Mục Đông Dương, dưới sự chủ tọa của của John Dooley:
Ra một thư chung, với chữ ký của 14 tổng giám mục và giám mục: Dooley, Jean Baptiste Chabalier (Pnom Penh), Thục (Vĩnh Long), Jean Cassaigne (Sanh, Sàigòn), Marcel Piquet (Lợi, Qui Nhơn), Jean Marie Maze (Kim, Hưng Hóa), Anselme Taddé Từ (Phát Diệm), Pierre Marie Chi (Bùi Chu), Jean Baptiste Urrita (Thi, Huế), Dominique Hoàng Văn Đoàn (Bắc Ninh), Joseph Marie Trịnh Như Khuê (Hà Nội), Fr. Felice Pérez (Hiên, Hải Phòng), Fr. Bernard Illomera (Yên, Thái Bình), Paul Renaud (Ái, Kontum).
Đức Thánh Cha của chúng ta đã tuyên bố rằng tuyệt đối không bao giờ có thể vừa theo Cộng Sản vừa theo Ki-tô giáo được, và người Ki-tô giáo nào gia nhập đảng cộng sản thì thực tế tách rời khỏi giáo hội. Chẳng những Đức Thánh Cha cấm các bạn không được gia nhập đảng cộng sản mà còn không thể cộng tác với họ hay dưới bất kỳ hình thức nào giúp đỡ họ nắm chính quyền.”[38]
Vũ Trang Giáo Dân
Ngoài những hành động tích cực phản động như trên, họ còn ra lệnh cho bọn tu sĩ Ca-tô Việt gian tìm cách lén lút mua vũ khí, vũ trang giáo dân để chuẩn bị đối đầu công khai với chính quyền kháng chiến của nhân dân ta. Linh-mục Trần Tam Tỉnh ghi lại sự kiện này trong cuốn Thập Giá Và Lưỡi Gươm như sau:
"Với sự ủng hộ của Giám-mục Chaize Hà Nội, các Giám-mục Artaraz Bắc Ninh, Ubierna Thái Bình, Cooman Thanh Hóa, Gomez Hải Phòng, và phép lành của Giam-mục Drapier, (Khâm Mạng Tòa Thánh), Giám-mục Lê Hữu Từ quyết định vũ trang cho giáo hữu của mình. Người ta có thể đọc trong tập Hồi Ký của ông như sau: "Vào thời ấy, hoàn cảnh bắt buộc chúng tôi phải có một lực lượng tự vệ hùng mạnh để có thể "nói chuyện" với chính phủ Cộng Sản. Vì thế, lợi dụng tình hình, chúng tôi đã có các toán du kích địa phương và lợi dụng đường lối chiến tranh nhân dân do ông Hồ Chí Minh công bố, tôi đã xin phép được mua súng đạn. Hồ Chí Minh không thể từ chối tôi việc này, bèn đề nghị tôi gặp ông Phan Anh, Bộ Trưởng Quốc Phòng, đã được ông Hồ mớm cho việc tìm lý do, ra những điều kiện, để đừng phải cấp cho tôi giấy phép. Nhưng với cái phép miệng, tôi đã gửi người lên Móng Cái mua vũ khí.
"Tuy vậy, việc chuyên chở vũ khí được tiến hành một cách bí mật và phải dùng mưu mẹo mới qua được. Nhiều lần xe ô tô của tôi chở vũ khí đã có thể qua các trạm gác vốn được kiểm soát rất nghiêm ngặt, vì tôi đưa ra cái thẻ "Cố Vấn Tối Cao Của Chính Phủ" và tôi nhất quyết không cho khám xe. Tôi nói với bọn cảnh sát: Chủ tịch đã chọn tôi làm Cố Vấn vì Người tin tưởng ở tôi; nếu Người không tin tôi, tôi sẽ từ chức. Và bởi vì tôi là Cố Vấn Tối Cao của Chủ Tịch Hồ Chí Minh, chẳng ai có quyền khám xét tôi mà không có lệnh rõ ràng của Chủ Tịch. Một khi súng và đạn dược đã tới nơi yên ổn, tôi thông báo cho Ủy Ban Nhân Dân và cảnh sát biết rằng, tôi đã mua vũ khí với sự đồng ý của Hồ Chí Minh.
"Khi súng ống và đạn dược về đến Hải Phòng thì bị quan Pháp giữ lại, bọn này chỉ chịu trao cho tôi khi chính tôi phải đích thân can thiệp và bọn họ còn cấp thêm súng đạn (để mua chuộc tôi). Tuy nhiên, nguyên tắc của tôi là nhận khí giới từ bất cứ phía nào, kể cả phía Nga hay Tầu Cộng Sản để chống lại Cộng Sản. Tôi đã vay tiền nơi Đức Cha Gomez, một người Tây Ban Nha giám mục Hải Phòng và đã xin Ngài vui lòng hỗ trợ tôi trong chuyện này. Sau khi đã bàn hỏi Đức Khâm Mạng Drapier (Sứ thần của Tòa Thánh Vatican ở Việt Nam), Ngài đã cho tôi mượn một khoản tiền lớn (1.000.000 đồng) và đã cung cấp cho tôi một lượng súng đạn quan trọng".
Vì Cụ Hồ Chí Minh đã nhường cho vị Cố Vấn Lê Hữu Từ việc quản lý thị trấn Phát Diệm (một bề chỉ 1 km và bề kia dài 3 km), giám-mục đã biến nó thành "khu an toàn" có quân lính riêng canh gác. Khu an toàn này sẽ trở nên cứ điểm, qui tụ những kẻ chống lại Cụ Hồ Chí Minh, hoặc làm chỗ núp ẩn cho bọn hoạt động chính trị, bọn mưu đồ lật đổ v.v...
Cũng lúc đó, quân Pháp, sau khi đã chiếm phần lớn các tỉnh quanh Hà Nội, bắt đầu gặp phải cuộc kháng cự kiên quyết mạnh mẽ của du kích và của dân chúng. Cái hy vọng tái chiếm nhanh cả nước bị lu mờ..."[39]
8.- ÂM MƯU ĐƯA TÊN CA-TÔ NGÔ ĐÌNH DIỆM LÊN NẮM CHÍNH QUYỀN ĐỂ THI HÀNH CHÍNH SÁCH KI-TÔ HÓA NHÂN DÂN MIỀN NAM VIỆT NAM
Khi Đệ Nhị Thế Chiến còn đang tiến hành và phe Trục đang trên đà chiến bại, Tổng Thống Hoa Kỳ Franklin Roosevelt đã đưa ra đề nghị rằng khi chiến tranh kết thúc thì các thuộc đia của các đế quốc Âu Châu sẽ được đặt dưới quyền ủy trị cúa Liên Hiệp Quốc trong một thời hạn từ 3 đến 10 năm rồi trao trả độc lập cho họ. Đề nghị này được Nga và Trung Quốc nhiệt liệt tán thành. Thủ Tướng Churchill của Anh quốc không tán thành vì rằng nếu đề nghị này được thực thi thi Anh sẽ mất hết các thuộc địa ở Á Châu *(Ấn Độ, Miến Điện, Mã Lai, Hồng Kông và nhiều nơi khác) nhưng vì thiểu số nên đành giữ thái độ im lặng. Tổng Thống de Gaulle của nước Pháp cũng chống lại với lý do giống y hết như của Anh quốc, nhưng vì Pháp đang ở thế lép vế đối với Mỹ và Nga, cho nên chỉ đành hậm hực mà thôi. Thế rồi ngày 12/4/1945, Tổng Thống Roosevelt đột ngột từ trần, Phó Tổng Thống Hary Truman lên thay thế. Tân tổng thống Mỹ bị ảnh hưởng của Thủ Tướng Churchill nên thay đổi chính sách và không muốn nhắc đến chủ trường đặt các thuộc địa của các đế quốc Ấu Châu dưới quyền ủy trị của Liên Hiệp Quốc nữa. Chinh vì vậy mà chính quyền Mỹ thời Tổng Thống Truman mới ủng hộ, rồi viện trợ cho Pháp tái chiếm Đông Dương và thực sự bắt đầu chi viện cho Pháp theo đuổi cuộc chiến này từ tháng 5 năm 1950:
“Ngày 6/5/1950: Washington, DC: TT Truman công bố đã quân viện cho Pháp ở Đông Dương, và số lượng ngày càng tăng. Mục đích là để giúp Pháp đánh Việt Minh. Ngoại Trưởng Acheson cũng tuyên bố viện trợ trực tiếp cho ba nước Đông Dương, đồng thời tiếp tục viện trợ cho Pháp. Nước Mỹ hiểu rằng vấn đề Đông Dương tùy thuộc vào cả hai vấn đề vãn hồi trật tự và việc phát triển tinh thần quốc gia và sự giúp đỡ của Mỹ có thể và cần đóng góp vào hai mục tiêu này (FRUS, 1950, VL: 812).
Ngày 11/5/1950: Washington, DC: XLTV Ngọai trưởng Mỹ tuyên bố: Phái đoàn Griffen yêu cầu việc trợ cho các nước Đông Nam Á vào khoảng 60 triệu Mỹ kim. Số tiền này trích ra từ 75 triệu trong Quĩ Cứu Cấp của Tổng Thống dành cho Trung Hoa.[40].
Theo các tài liệu sử, cho đến cuối năm 1953, Hoa Kỳ đã đài thọ tới 80% tốn phí cho Pháp theo đuổi cuộc chiến tái chiếm Đông Dương.
Vào thời điểm cuối năm 1949, Vatican tiên liệu rằng Pháp sẽ sa lầy ở Đông Dương, sẽ bại trận, và sẽ bỏ cuộc rồi rút khỏi Việt Nam. Vì thế mà vào tháng 8 năm 1950, họ mới ra lệnh cho Giám-mục Ngô Đình Thục dẫn Ngô Đình Diệm sang New York trao cho Hồng Y Francis Spellman lo việc vận động những chính khách có thế lực trên sân khấu chính trị Hoa Kỳ làm áp lực với Pháp và với Bảo Đại để đưa Ngô Đình Diệm về Việt Nam cầm quyền.
Có nhiều lý do khiến cho việc vận động chính trị này của Vatican chưa thể thành công được vào những năm trước năm 1954. Thứ nhất, lúc đó, Vatican chưa đưa được các tín đồ thân tín có thế lực tham chính trong chính quyền Dân Chủ của Tổng Thống Truman. Thứ hai, Hoa Kỳ đang bận tâm với cuộc chiến tranh Triều Tiên, chưa chú ý nhiều đến Việt Nam. Vì thế mà Vatican đành phải đưa Ngô Đình Diệm nằm chờ tại một tu viện ở nước Bỉ. Thứ ba, Hoa Kỳ còn vướng mắc với Pháp, phải chiều chuộng Pháp để giữ Pháp trong Minh Ước Bắc Đại Tây Dương, cho nên chưa thể nhẩy vào thay thế Pháp vào những năm này.
Kỳ bầu cử tổng thống vào đầu tháng 11 năm 1952, ứng cử viên của Đảng Cộng Hòa là Đại Tướng Eisenhower đắc cử và chính thức nhậm chức vào ngày 20/1/1953. Đảng Cộng Hòa gồm những thành phần có tinh thần bảo thủ và chủ trương thân thiện với Vatican. Vì thế mà khi Đại Tướng Eisenhower đắc cử và thành lập nội các, chính đảng này mới đem hai tín đồ Ca-tô thuần thành (devout) “sống đạo theo đức tín Ki-tô” vào nắm giữ hai chức vụ quan trọng nhất trong chính sách đối ngoại của tân chính quyền Mỹ. Hai người đó là hai anh em ông Dulles. Ông John Foster Dulles [anh] (1888-1959) được trao cho nắm giữ chức vụ Tổng Trưởng Ngọai Giao, và ông Allen Welsh Dulles [em] (1893 – 1969) được trao cho nắm giữ chức Giám Đốc Cơ Quan Tình Báo Trung Ương (CIA). Hai chức vụ này gần như nắm toàn quyền quyết định chính sách đối ngọai của Hoa Kỳ, có nghĩa là gần như có toàn quyền quyết định chọn lựa người bản địa đưa lên làm tay sai cho Hoa Kỳ tại các quốc gia mà Hoa Kỳ can thiệp. [Thuật ngữ của Vatican gọi các nước có chính quyền làm tay sai cho Hoa Kỳ là các nước đồng minh của Hoa Kỳ. Đây là thói quên cưỡng từ đoạt lý của Vatican và trong xã hội Ca-tô].
Kể từ đây, chính quyền Hoa Kỳ chính thức cấu kết chặt chẽ với Vatican qua việc đưa Ngô Đình Diệm về Việt Nam cầm quyền và trực tiếp can thiệp vào nội tình Việt Nam. Nhưng vì tính cách phức tạp của tình hình thế giới lúc bấy giờ, Hoa Kỳ phải chờ đến khi hoàn cảnh hay thời cơ thuận tiện mới ra tay hành động. Thời cơ thuận tiện chính là là thời điểm Pháp cảm thấy sẽ bị sa lầy tại tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ vào ngày 20/3/1954, khi Tướng Paul Ely được chính phủ Pháp cử sang thủ đô Hoa Thịnh Đốn nài nỉ xin tăng viện cả vũ khí lẫn oanh tạc cơ và phi công để cứu nguy cho hơn 16 ngàn Liên Quân Pháp – Vatican đang bị nguy khốn tại đây.
Bị thảm bại tại Điện Biên Phủ, chính quyền Pháp của Thủ Tướng Laniel khẩn khoản yêu cầu Mỹ tích cực ủng hộ Pháp để khỏi bị bắt chẹt trong việc thương thuyết với chính quyền Kháng Chiến Việt Nam tại Hội Nghị Genève 1954. Nhân cơ hội này, Mỹ làm áp lực đòi Pháp phải trả độc lập hoàn toàn cho Việt Nam. Pháp chấp nhận điều kiện này và phải trả độc lập hoàn toàn cho Việt Nam từ ngày 4/6/1954. Như vậy, là Pháp đã trả độc lập cho Việt Nam.
Nói cho đúng hơn là (1) Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican coi như là chính thức tan rã, (2) Liên Minh Xâm Lược Mỹ - Vatican được thành hình, và (3) Pháp chuyển nhượng Việt Nam và chính quyền bù nhìn Bảo Đại cho Liên Minh Mỹ - Vatican quản lý vào ngày 4/6/1954. Sự kiện lịch sử này đều được sách sử ghi lại rõ ràng. Sách 1945-1964: Việc Từng Ngày viết:
Hiệp Ước I, là Hiệp Ước Độc Lập: (Traité d’indépendánce) Pháp thừa nhận Việt Nam là một quốc gia hoàn toàn độc lập, có toàn vẹn chủ quyền, đầy đủ thẩm quyền theo quốc tế công pháp, sẽ chuyển giao hết các quyền hành và công sở còn giữ. …” [41]
Phần trình bày trên đây cho thấy rằng cái loa tuyên truyền của Vatican cũng như của chính quyền Bảo Đại và của các chính quyền miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975 thường ra rả rêu rao rằng Pháp đã trao trả độc lập cho Việt Nam theo Thỏa Hiệp Vịnh Hạ Long ký ngày 5 tháng 6 năm 1948, và được kiện toàn qua Thỏa Hiệp Élysée ký ngày 8 tháng 3 năm 1949 chỉ là cái bánh vẽ hay là lời hứa hão huyền, và những lời rêu rao của Vatican qua các ông văn sử nô Ca-tô khoác danh nghĩa là người Việt Quốc Gia chỉ là một thủ đoan lừa bịp nhân dân Việt Nam và nhân dân thế giới mà thôi. Như vậy là cho đến ngày 4 tháng 6 năm 1954, quyền lực ở trong các vùng tạm chiếm tại Việt Nam vẫn nằm trong tay người Pháp hay đúng hơn là Liên Minh Xâm Lược Pháp - Vatican. Chính vì thế mà, Mỹ mới muốn Pháp chấm dứt không được ủng hộ Bảo Đại nữa khiến cho Bảo Đại bị cô lập, để rồi sau đó Mỹ sẽ sắp đặt kế hoạch cho Ngô Đình Diệm loại bỏ Bảo Đại ra khỏi chính quyền và nhẩy lên bàn độc.
Sự đời, “có đi có lại mới toại lòng nhau”. Muốn được như vậy, Mỹ phải viện trợ cho Pháp 100 triệu Mỹ kim để Pháp tăng cường khả năng quân sự, chuẩn bị đối phó với phong trào nổi dậy của nhân dân Algeria đang rục rịch theo gương nhân dân Việt Nam để tống cổ Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican ra khỏi đất nước của họ. Thế là Pháp bỏ rơi Bảo Đại để mặc cho Mỹ muốn làm gì thì làm. Sự kiện này được nhà viết sử Lương Minh Sơn ghi lại trong bài viết “Bài Học Chiến Tranh Việt Nam Nhìn Từ Hậu Trường Chính Trị Hoa Kỳ” như sau:
Đầu năm 1955, trong một cuộc tranh chấp quyền lực với Trung Tướng Nguyễn Văn Hinh, Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội miền Nam Việt Nam, một sĩ quan của Pháp đưa về để bảo vệ Bảo Đại. Ông Diệm bị Bảo Đại cách chức vì lý do không còn được tín nhiệm. Tuy nhiên, Hoa Kỳ đồng ý trả 100 triệu đô-la bằng viện trợ quân sự cho quân đội Viễn Chinh Pháp để Pháp chấm dứt ủng hộ Bảo Đại, nên ông Diệm có tư thế không tuân hành lệnh giải nhiệm. Ngày 23/10/1955, qua sự vận động của tình báo Hoa Kỳ và một số văn bút Sàigòn, ông Diệm tổ chức cuộc trưng cầu dân ý. Trước khi trở về Hoa Kỳ để lánh mặt trong cuộc bầu cử, Đại Tá Edward Lansdale căn dặn ông Diệm, “Trong lúc tôi vắng mặt, tôi không muốn bỗng dưng nhận được tin ông đắc cử với tỉ số 99.99 phần trăm số phiếu.” [MCC, Trg. 62]. Ông Diệm đắc cử với tỉ lệ 98.2% và kết quả này cho phép ông chính thức truất phế Bảo Đại. Sau khi chỉnh đốn một số tệ trạng xã hội và củng cố quyền lực, ngày 26/10/1956, ông lên làm tổng thống; dưới thể chế của một nền cộng hòa đầu tiên của miền Nam Việt Nam.” [42]
Chúng ta thấy rõ ràng là Đại Tá Lansdale nói với ông Thủ Tướng Diệm bằng một giọng kẻ cả, người trên, một ông chủ ra lệnh cho bộ hạ chân tay với sự nghi ngờ “Trong lúc tôi vắng mặt, tôi không muốn bỗng dưng nhận được tin ông đắc cử với tỉ số 99.99 phần trăm số phiếu.” . Từ đó, chúng ta có thể suy ra cái vai trò của ông Ngô Đình Diệm làm tay sai cho Mỹ
Như vậy là Pháp đã chuyển nhượng Việt Nam và chính quyền Bảo Đại cho Liên Minh Xâm Lược Mỹ - Vatican. Kể từ đó, coi như Pháp phủi tay không còn dính dáng tới Việt Nam nữa.

(xem tiếp phần C.- THỜI KỲ 1954-1975)

CHÚ THÍCH
[1] Nguyễn Ngọc Ngạn, Xóm Đạo (Đông Kinh, Nhật Bản: Tân Văn, 2003), tr. 18.
[2] Nguyễn Xuân Thọ, Bước Mở Đầu Của Sự Thiết Lập Hệ Thống Thuộc Địa Pháp Ở Việt Nam 1858-1897 (Saint Raphael, Pháp: TXB, 1005), tr. 17.
[3] Loraine Boettner, Roman Catholicism (Phillipsburg, N.J: The Presbyterian And Reformed Publishing Company, 1962), p. 424..
[4] Lý Chánh Trung, Tôn Giáo và Dân Tộc (Sàigòn: Lửa Thiêng, 1973), t 60- 65.
Xét trên khía cạnh tôn giáo, giáo hội là một toàn thể như dân tộc, nhưng một toàn thể đã đạt tới mức độ hoàn hảo vì nó tự ý như một cơ thể duy nhất: Giáo hội là “huyền thể” (corps mystique) của Đức Ki-tô, nghĩa là sự hiệp nhất giữa các tín đồ có tính cách khắng khít như giữa các tế bào của một cơ thể.
Theo đạo Công Giáo không phải chỉ là nhận sự thật của Phúc Âm, tuân hành lời dạy của Đức Ki-tô, mà cốt yếu là gia nhập cộng đồng với đức tin là giáo hội, vì sự thật của Phúc Âm chỉ được bộc lộ toàn diện và chín chắn trong giáo hội, đại diện duy nhất của Đức Ki-tô trong toàn thể, vì sự thể hiện lời dạy của Đức Ki-tô đòi hỏi sự hiệp nhất với Ngài, mà sự hiệp nhất này chỉ được thực hiện trong giáo hội, qua các phép bí tích.
Chịu phép rửa tội không phải chỉ là được “tái sinh”: trở thành một “con người mới” theo nghĩa đạo đức cá nhân. mà còn là gia nhập một dân tộc, mang một “quốc tịch” mới, trở thành công dân của “đô thị Thiên Chúa” theo lời Thánh Augustin.
Giống như dân Do Thái xưa kia, giáo hội cũng tự xem là dân tộc “được chọn lựa”, nhưng một dân tộc “siêu dân tộc”, hành trình trong thời gian để tiến về vĩnh cửu, với cái sứ mạng rao giảng “tin mừng” cho toàn thể nhân loại, giải thoát nhân loại khỏi gông cùm tội lỗi và đưa nhân loại về với Thiên Chúa.
Cho nên giáo hội trong trần gian là một giáo hội “chiến đấu” (Église militante) và chiến đấu không ngừng cho đến ngày tận thế, nghĩa là ngày hoàn tất lịch sử, nhưng chiến đấu với vũ khí tinh thần như Thánh Phaolồ đã mô tả người chiến sĩ của Đức Ki-tô “thắt giây lưng chân lý, mặc áo giáp công bằng, mang thuẫn đức tin, đội mũ cứu rỗi và mang gươm tinh thần”, tức là lời của Chúa [Người chiến sĩ nói trên có hơi khác người chiến sĩ (trong những năm 1954-1975 ở miền Nam Việt Nam) của Đức Hồng Y Spellman khi ông gọi binh lính Hoa Kỳ tại Việt Nam là chiến sĩ của Đức Ki-tô], vì đối tượng duy nhất của cuộc chiến đấu là tội lỗi của trần gian.
Tóm lại, cũng như dân tộc, giáo hội là “Mẹ và Thầy”: dân tộc đã sinh ra tôi và cho tôi một chỗ đứng trong “đô thị trần gian”, giáo hội cũng đã sinh ra tôi và cho tôi một chỗ đứng trong “đô thị Thiên Chúa”. Điều đáng buồn là hai đô thị này khó có thể hòa hợp nhau.
Đối với giáo hội, đô thị trần gian tự nó không phải là xấu: nó là một tổ chức cần thiết cho sự sinh tồn của con người trên cõi quê hương tạm bợ này. Nó chỉ trở nên xấu khi nó tự xem là một cứu cánh tự tại, khi nó đóng kín trong một ý thức tự mãn. Khi đó nó trở thành “đô thị của Satan.” (Giáo hội muốn nói là quốc gia nào không chịu thần phục giáo hội hay không nằm dưới sự thống trị của giáo hội thì quốc gia đó chỉ là “một đô thị của Satan”, và cần phải tiêu diệt như giáo hội đã làm trong gần hai ngàn năm qua – NMQ).
“Xã hội loài người, khi nó tự xưng là cái Tuyệt Đối bằng cách thờ lạy dân tộc, chế độ dân chủ, thuyết tiến bộ, sẽ là đô thị của Satan đối lập với đô thị của của Thiên Chúa.”
Như vậy, một xã hội có thể là rất tốt lành: tiến bộ, dân chủ, công bằng…. nhưng nó vẫn là “đô thị của Satan” nếu nó tự xem là Tuyệt Đối, nghĩa là nếu nó không hướng về Thiên Chúa.
Mà như đã thấy trong phần nói về ý thức dân tộc, đô thị trần gian không thể không tự xem là cái Tuyệt Đối, không thể không đóng kín trong một ý thức tự mãn. Cho nên, sự mâu thuẫn giữa hai đô thị phải nổ bùng thành tranh chấp; dưới mắt Thánh Augustin, lịch sử chính là cuộc tranh chấp không ngừng giữa hai đô thị.
“Hai đô thị của những kẻ tội lỗi và đô thị của những nguời thánh thiện cùng hành trình trong lịch sử từ ngày sáng thế đến ngày tận thế. Tất cả những người đang vui sướng trong ý chí cường quyền với tinh thần thống trị trong những ảo tưởng to lớn của danh vọng trần gian tụ hợp trong đô thị thứ nhất (đo thị trần gian mà giá hội gọi là đô thị của Satan)… Trái lại, những người đang khiêm tốn phục vụ sự vinh quang của Chúa thuộc về đô thị thư hai (đo thị Thiên Chúa).”
Cuộc tranh chấp chỉ chấm dứt vào ngày tận thế, ngày chiến thắng của đô thị Thiên Chúa. Trong khi chờ đợi, người Công Giáo vẫn luôn luôn bị xâu xé giữa hai “quốc tịch” của mình, vì mặc dầu thuộc đô thị Thiên Chúa, họ vẫn phải sống trong đô thị trần gian.
Nếu cái đô thị Thiên Chúa của Thánh Augustin chỉ là một cách nói ẩn dụ để chỉ sự hiệp nhất của các tín đồ trong niềm tin nơi Thiên Chúa và trong cố gắng thánh hóa đời sống để xứng đáng vào nước Thiên Đàng, thì cuộc tranh chấp nói trên chỉ diễn đạt dưới một hình thức gay gắt hơn, sự xung đột trường cửu giữa ý thức tôn giáo và ý thức dân tộc mà tôi đã phân tích trong phần trên.
Nhưng đô thị Thiên Chúa không phải là một hình ảnh tượng trưng: nó là Giáo Hội Công Giáo La Mã do Tòa Thánh Vatican lãnh đạo. Mà Tòa Thánh Vatican là một quốc gia. Dầu chỉ là một quốc gia tí hon, nó vẫn có những quyền lợi riêng tư, không nhất thiết dính liền với quyền lợi của đạo Công Giáo mà có thể mâu thuẫn với quyền lợi của một quốc gia khác. Nó cũng có một đường lối chính trị. Lẽ dĩ nhiên, cứu cánh tối hậu của đường lối này là “mở mang nước Chúa”, nhưng sự “mở mang nước Chúa” đôi khi đi ngược với quyền lợi của một số dân tộc. Chẳng hạn từ thời Phục Hưng cho tới những năm gần đây, chính sách của Vatican, trên căn bản, vẫn là cấu kết với các cường quốc Tây Phương, theo gót những đoàn quân viễn chinh để giảng đạo vào trong các nước thuộc địa, biến các giáo hội bản xứ thành những rường cột của chế độ thực dân…
[5] Avro Manhattan, Vietnam: Why Did We Go? (Chino, CA: Chick Publications, 1984) 139. "Nguyên Văn: Jesuite priest Alexandre de Rhodes arrived in Indo-china in 1610. A decade later he sent back to the Vatican and to France a very accurate description of the commercial, political and strategic potential. French Jesuits were promptly recruited and sent to help him in his double work of converting to Catholicism and commercial expansion. Rome and Paris considered these activities as inseparable stepping stones leading to eventual political and military occupation of these countries."
[6] Chu Văn Trinh, Gián Điệp Alexandre De Rhodes và Chữ Quốc Ngữ (Tavares, Fl: Ban Tu Thư Tự Lực, 1998), tr.iii. Xin xem lại Chương 5 ở trên.
[7] Vũ Ngự Chiêu, Các Vua Cuối Nhà Nguyễn 1883-1945 - Tập 1 (Houston, TX: Văn Hóa 1999), tr. 130.
[8] "Nghị Quyết Kêu Gọi Hoa Kỳ và Liên Hiệp Quốc Can Thiệp Cho Cồn Dầu.
[9] Phạm Văn Sơn, Việt Sử Tân Biên – Quyển IV (Glendale, CA: Đại Nam, 1980?), tr. 173-177.
[10] Vũ Ngự Chiêu, Các Vua Cuối Nhà Nguyễn 1883-1945 - Tập 1 (Houston, Texas: Văn Hóa, 1999), tr. 51-52. Xin xem thêm sách Việt Nam Giáo Sử - Quyển I (Sàigòn: Cứu Thế Tùng Thư, 1965, tr. 299-317) để biết thêm về lòng thù ghét của Vatican đối với vua Minh Mạng.
[11] Cao Huy Thuần, Đạo Thiên Chúa và Chủ Nghĩa Thực Dân Tại Việt Nam (Los Angeles, CA: Hương Quê, 1988), tr. 140.
[12] Nguyễn Xuân Thọ, Bước Mở Đầu Của Sự Thiết Lập Thuộc Địa Pháp ở Việt Nam 1858-1897 (Saint Raphael, Pháp: TXB, 1995), tr.17.
[13] Phan Phát Huồn, Việt Nam Giáo Sử, Quyển I. (Saigon: Cứu Thế Tùng Thư, 1965), tr 299-300.
[14] Phan Phát Huồn, Sđd., tr. 355.
[15] Vũ Ngự Chiêu, Sđd., tr. 147.
[16] Charlie Nguyễn. “Hồ Sơ Tội Ác Của Hội Thừa Sai Paris và Giáo Hội La Mã Việt Nam trong Lịch Sử Mất Nước Hồi Thế Kỷ 19.” www.giaodiem.com tháng 9/2003. Nguồn:http://www.sachhiem.net/CHARLIE/CN_TTDTG/Hoithuasai.php
[17] Cao Huy Thuần, Đạo Thiên Chúa Và Chủ Nghĩa Thực Dân Tại Việt Nam (Los Angeles, CA: Hương Quê, 1988), tr. 61.
[18] Cao Huy Thuần, Sđd., tr. 63-64.
[19] Ủy Ban Khoa Học Xã Hội Việt Nam, Một Số Vấn Đề Lịch Sử Đạo Thiên Chúa Trong Lịch Sử Dân Tộc Việt Nam(Thành Phố Hồ Chí Minh: Ban Tôn Giáo, 1988), tr 179-180.
[20] Chính Đạo, Việt Nam Niên Biểu Nhân Vật Chí (Houston, TX: Văn Hóa, `997), tr. 306.
[21] Lữ Giang, Những Bí Ẩn Lịch Sử Đàng Sau Cuộc Chiến Việt Nam (California: TXB, 1999), tr. 395..
[22] Hoàng Cơ Thụy, Việt Sử Khảo Luận, Cuốn 4 (Paris: Nam Á, 2002), Sđd., tr. 1925.
[23] Nguyễn Mạnh Quang, Thực Chất Của Giáo Hội La Mã, Quyển Hai (Tacoma, WA: TXB, 1999), tr. 681-682. Bản chụp của lá thư viết tay trên đây có đăng trong sách này nơi các trang 683-684.
[24] Nigel Cawthorne, History’s 100 Most Evil Despots & Dictators (London: Arcturus Publishing Ltd., 2004), tr 167-168.
[25] Vũ Ngự Chiêu.“Sự Hình Thành Phong Trào Quốc Gia Mới: Từ Trung Quân sang Ái Quốc.” Nguồn: http://chuyenluan.net/2006/200605/0606_02.htm (Tháng 6/2006.)
"Từ năm 1890, nếu không phải sớm hơn, một hiện tượng đặc thù xảy ra là sự rạn nứt giữa Hội truyền giáo và chính quyền thực dân Pháp, đưa đến những tranh chấp không ngừng, có thể gọi là “chiến tranh lạnh.”
Cuộc chiến tranh lạnh này đã khởi đầu từ ngày chủ nghĩa Cộng Hòa và khuynh tả thống trị chính giới Pháp, và chỉ tạm hòa hoãn trong giai đoạn 1895-1899, thường được biết như thời kỳ “ralliement” – tức chiêu hồi hay liên kết giữa hai phe Ki-tô và Cộng Hòa trung dung, để ngăn chặn ảnh hưởng phe tả khuynh. Từ năm 1899, Quốc Hội Pháp trực diện tấn công Giáo Hội bằng các Sắc luật năm 1901, 1904 và 1905, chính thức giải thoát xã hội Pháp khỏi sự kềm tỏa của thần quyền Ki-tô từ nhiều thế kỷ. Dưới thời chính phủ Emile Combes (1902-1904) của Khối Tả phái (Bloc des Gauches), tinh thần chống Giáo Hội ngày càng mạnh.
Tại Ðông Dương, những nhân vật Cộng Hòa hay tả khuynh cũng không ngừng đả kích Hội truyền giáo cùng chủ trương thống trị, “Ki-tô hoá và đồng hoá.” Ðối lại, Hội truyền giáo, giới quân sự và các nhóm viên chức thuộc địa bảo thủ cũng tạo thành một liên minh đánh phá Jean de Lanessan, đưa đến việc triệu hồi viên Toàn quyền này, dù thái độ của de Lanessan với Hội Truyền giáo khá thân mật. Năm 1893, chẳng hạn, khi tờ Le Courrier d'Haiphong cho đăng một loạt bài có vẻ đả kích chủ trương thống trị và đồng hoá mà Hội truyền giáo theo đuổi, các giáo sĩ không chịu yếu thế. Họ quyết dùng báo chí để phản công, xuất vốn mua tờ L'Avenir du Tonkin (Tương lai Bắc Kỳ) ở Hà Nội. Ngày 18/7/1893, de Lanessan phải viết thư cho Giám mục P. Gendreau – mới thay Puginier ở Tây Ðàng Ngoài –khuyên Gendreau đừng nên dính líu vào những cuộc bút chiến trên báo chí. Trong thư trả lời ngày 23/7/1893, Gendreau khẳng định rằng báo chí là phương tiện duy nhất để tự vệ.
Ít lâu sau, tới cuộc bút chiến giữa Linh mục J. B. Guerlach và Camille Pâris, một cựu viên chức bưu điện ở Tourane, sau chuyển sang khai thác đồn điền ở cao nguyên Trung Kỳ thuộc khu vực dân Sê-đăngParis tố cáo Hội truyền giáo đã che chở cho tay phiêu lưu “Hầu tước de Mayréna” chiếm đoạt đất của dân Sê-đăng để thành lập một vương quốc với Giáo sĩ Ki-tô làm quốc sư.(118) Guerlach – một trong những cựu thủ lãnh “thập tự quân” – truy tố Pâris ra tòa về tội mạ lỵ. Tuy nhiên, Pâris được trắng án. Cuộc tranh chấp chỉ chấm dứt sau cái chết bí ẩn năm 1908 của Pâris tại đồn điền. (Bàn tay nào trong cái chết mờ ám của Pâris? - NMQ).
Các báo thuộc nhóm “Radical” (Cấp tiến) hay “Lodge” (Tam Ðiểm) khác như L'Indépendence tonkinoise (Ðộc Lập của Bắc Kỳ) của Alfred Levasseur, và Le Mékong (Cửu Long) của Ulysse Leriche cũng mở nhiều đợt tấn kích Hội truyền giáo. Trong số báo ra ngày 22/5/1897, chẳng hạn, Le Mékong loan tin một trong 10 nữ tu y tá đã bỏ tu hành nghề mãi dâm. Ngày 12/6/1897, Jean Marie Depierre, Giám mục Tây Ðàng Trong – người đã tổ chức quyên góp dựng tượng Pigneau de Béhaine ở Sài Gòn – khởi tố với Tổng Biện lý Assaud ở Sài Gòn. Trước đó, ngày 25/5/1897, Depierre còn viết thư cho Leriche, cáo buộc Le Mékong dối trá khi bình luận rằng Hội truyền giáo là “ổ chống đối sự thống trị của Pháp.”
Ngoài ra, các nhà in Rey, Curiol, và Francois H. Schneider cũng có lập trường chống Hội truyền giáo, đặc biệt hai tờ L'Univers (Vũ Trụ) và La Croix (Thập Tự Giá), cơ quan ngôn luận của Giáo hội.
Các nhóm tả khuynh còn vận động việc ban hành nghị định áp dụng ba đạo luật 1901, 1904 và 1905 tại Ðông Dương; nhưng (Toàn Quyền) Paul Beau (10/1902-2/1908) – trước sự đe dọa của các Giáo sĩ, và vì quyền lợi thuộc địa – không dám trực diện Hội truyền giáo."
[26] Nguồn: www.giaodiemonline.com đăng ngày 09/06/2008.
[27] Hòang Ngọc Thành & Thân Thị Nhân Đức, Những Ngày Cuối Cùng Của Tổng Thống Ngô Đình Diệm (San Jose, CA: Quan Vinh & Kim Loan & Quang Hiếu, 1994), tr. 24.
[28] Vũ Quốc Thúc, Thời Đại Của Tôi – Cuốn I – Nhìn Lại 100 năm Lịch Sử (Paris: Người Việt, 2010), tr. 187-188. Xin xem lại Phần Nhận Xét về đoạn văn số 4 với lời chú thích số 19 ở trên.
Tháng 6 năm 1943, Tướng Nhật hồi hưu Matsui Iwane tới Việt Nam. Vị tướng này thường nhiệt liệt ủng hộ Hoàng Thân Cường Để. Trong dịp ghé qua Đà Lạt, ông ta tuyên bố có nhiệm vụ giải phóng các dân tộc Á Châu và người Pháp nên rời Đông Dương một cách êm ả, bằng không Nhật sẽ can thiệp.
Ông Ngô Đình Diệm cùng em ruột là Ngô Đình Nhu tin rằng thời cơ đã đến. Hai người đứng ra thành lập một hội kín lấy tên là Đại Việt Phục Hưng, chủ trương giành độc lập và suy tôn Hoàng Thân Cường Để. Thành phần nhân sự gồm đa số là các giáo dân, được một số giáo sĩ Ki-tô hậu thuẫn. Trong giai đoạn sơ khởi, phạm vi hoạt động không vượt khỏi miền Trung. Tới tháng 6/1944, tổ chức này bị mật thám Pháp khám phá. Một cán bộ của tổ chức là Nguyễn Huy Tân bị bắt ở Quảng Ngãi. Paul Arnoux, Tổng Giám Đốc Cảnh Sát và Liêm Phóng được phái tới Huế để điều tra. Trong lúc thẩm vấn, Nguyễn Huy Tân tiết lộ kế hoạch đảo chách của Nhật: Sau khi Nhật thành công, ông Diệm sẽ được làm thủ tướng. Đồng thời Ngô Đình Nhu và anh ruột là Ngô Đình Khôi bị thẩm vấn: Nhu khẳng định không biết ông Diệm ở đâu và vẫn trung thành với Pháp. Còn Khôi thì không chịu khai báo điều gì.
Tới ngày 20/8/1944, sau khi tuyên bố tự nắm mọi quyền, Decoux đồng ý bỏ qua vụ Đại Việt Phục Hưng và Ngô Đình Diệm. Sở dĩ có quyết định này là nhờ ở sự can thiệp của Giám-mục Ngô Đình Thục, anh ruột của hai ông Diệm và Nhu. Trong một bức thư thống thiết, ông Ngô Đình Thục đã nhắc lại công trạng của thân phụ Ngô Đình Khả, và long trọng bảo đảm cho hai em.
Từ lừ lúc này tới cuộc đảo chánh Nhật 9/3/1945, ta không thấy anh em ông Diệm cũng như Đại Việt Phục Hưng hoạt động gì cả.
[29] Vũ Ngự Chiêu.“Sự Hình Thành Phong Trào Quốc Gia Mới: Từ Trung Quân sang Ái Quốc.” Nguồn: http://chuyenluan.net/2006/200605/0606_02.htm (chuyenluan.net Tháng 6/2006.)
"Thời gian này (từ 1890 trở về sau), Hội truyền giáo đã phát triển và củng cố tổ chức chặt chẽ theo hàng dọc, từ các giáo phận xuống giáo xứ, họ đạo. Hầu hết các họ đạo tại các xã thôn đều do các giáo mục (curé) bản xứ trông nom. Mỗi giáo phận là một tiểu vương triều tự trị, với những luật lệ riêng. Dưới sự hướng dẫn của các linh mục, giáo dân trở thành kiêu dân, hoành hành bất kể luật pháp. Alphonse Louis Klingler ở Nghệ An và Martin ở Thanh Hoá chỉ là những thí dụ tiêu biểu.
Không những chỉ lấn áp dân chúng, đập phá chùa chiền, cướp đoạt ruộng đất, công điền công thổ tại các xã lẫn lộn người Lương và giáo dân, “thập tự quân” còn kéo nhau đi làm tiền cả thân nhân Từ Dụ Thái Hoàng Thái hậu, hay cựu Phụ chính Ðại thần Trương Quang Ðãn, vì tư gia họ đã dùng gỗ lim, mới bị ra lệnh cấm đẵn để dành độc quyền cho các nhà khai thác.
Các quan lại chẳng ai dám phản ứng, vì phạm lỗi với các giáo sĩ hay linh mục bản xứ sẽ lập tức bị cách chức, hay quở phạt.
Trước viễn ảnh rạn nứt khó tránh giữa chế độ Bảo hộ Pháp và Hội truyền giáo – đồng thời, để tạo áp lực với các viên chức “rối đạo” – các giáo sĩ tìm cách móc nối, ăn rễ vào Hoàng tộc và những phong trào kháng Pháp. Một mặt, giới quan lại xuất thân thông ngôn được yểm trợ ngày một thăng tiến nhanh trong triều đình, hầu gây ảnh hưởng với vua và Hoàng tộc. Mặt khác, một số tìm cách liên kết với tổ chức Duy Tân Hội của Phan Bội Châu và Cường Ðể, dòng dõi duy nhất của Hoàng tử Cảnh. Sự ủng hộ của số giáo sĩ, giáo dân từ Vinh tới Quảng Nam–kể cả nhóm Ngô Ðình Khả, Nguyễn Hữu Bài, Mai Lão Bạng, v.. v...– liên hệ không nhỏ với bối cảnh cuộc chiến tranh lạnh giữa Giáo hội và phe tả khuynh Pháp.
Tuy nhiên, tưởng cũng cần nhấn mạnh, khối giáo dân – hoặc ít nữa các nhóm thiểu số giáo sĩ và giáo dân tham vọng– không đoàn kết, nhất trí như có thể ngộ nhận. Ðường nứt rạn lớn nhất là giữa hai giáo phận gốc Espania – có liên hệ chặt chẽ với Manila (Philippines), và Roma – và các giáo phận của Hội Truyền giáo Pháp. Thêm nữa, ý thức chủng tộc cũng tách biệt dần giáo dân Việt và giáo sĩ ngoại quốc – đặc biệt là các giáo sĩ Pháp. Sau gần nửa thế kỷ được Pháp “giải phóng” (nói theo ngôn ngữ của Petrus Key năm 1859), giám mục và giáo dân Việt vẫn bị xếp loại tín hữu hạng nhì. Triều đình Ki-tô Ðông Dương vẫn do các “cha triều” Pháp thống trị. Chưa một “linh mục triều” người Việt nào được lên chức Giám mục. Nói cách khác, Hội truyền giáo Pháp tự nó cũng là một tiểu vương triều “trắng” bảo hộ tiểu vương quốc Ki-tô “vàng.” Hội truyền giáo cũng không chỉ có con chiên người Việt. Các giáo sĩ bắt đầu mở mang họ đạo tới những vùng sơn cước ở Trung và Bắc Kỳ. Từ thập niên 1900, toàn thể Ðông Dương đã chia làm 7 giáo phận. Tại Bắc Kỳ, thêm giáo phận “Haut Tonkin” (Ðàng Ngoài Cao), để lo việc Ki-tô hoá dân thiểu số. Tại Trung Kỳ, hai giáo phận Ðông Ðàng Trong và Tây Ðàng Trong nỗ lực Ki-tô hoá các sắc tộc Ê-đê, Gia-rai, Sê-đăng, v.. v... trên cao nguyên.”
[30] Phạm Hồng Tung, Nội Các Trần Trọng Kim (Hà Nội: Nhà Xuất Bản Chính Trị Quốc Gia, 2009), tr 323.
[31] Chính Đạo, Việt Nam Niên Biểu (Houston, TX: Văn Hóa 1996), tr. 295.
[32] The Encyclopedia Britannica Micropedia Vol. IV p. 1023. Nguyên văn: “A competent administrator whose extreme repression of Protestants within his kingdom helped drive his country to civil war.”
[33] Tự điển The American Heritage of the English Language ấn bản 1981, tr. 615. Nguyên văn:
Henry III (1551-1589), King of France (1574-1589), last de Valois linewith his mother Catherine de Medicis, plotted the Saint Bartholomew’s Day Massacre (1572).”
[34] Hoàng Cơ Thụy, Việt Sử Khảo Luận - Cuốn 5 (Paris: Nam Á, 2002), tr. 2076.
[35] Nghiêm Kế Tổ, Việt Nam Máu Lửa (Los Alamitos, CA: Xuân Thu, 1989), tr. 89.
[36] Quang Toàn & Nguyễn Hoài, Sđd., trang 19.
[37] Quang Toàn & Nguyễn Hoài, Sđd.tr. 19.[37].
[38] Chính Đạo, Việt Nam Niên Biểu 1939-1975 - Tập B: 1947- 1954 (Houston, TX: Văn Hóa, 1997), tr. 265-66..
[39] Trần Tam Tỉnh, Thập Giá Và Lưỡi Gươm (Paris: Sudestasie, 1978), tr.81-83..
[40] Chính Đạo, Việt Nam Niên Biểu 1939-1975 - Tập B: 1947-1954 (Houston, TX: Văn Hóa, 1997), tr. 181.
[41] Đoàn Thêm, 1945-1954 Việc Từng Ngày (Los Alamatos, CA: Xuân Thu, 1980?), tr.147.
[42] Lê Hữu Dản, Sự Thật – Đặc San Xuân Đinh Sửu 1997 (Freemont, CA: TXB, 1997), tr. 26-27.