Tổng số lượt KHÁCH xem trang

THUỐC CHỐNG RỤNG HOA/BÔNG MAI, BÔNG GIẤY, SỨ THÁI LAN, ĐỖ QUYÊN (SUPER A..Z)


THUỐC CHỐNG RỤNG HOA/BÔNG MAI, BÔNG GIẤY, SỨ THÁI LAN, ĐỖ QUYÊN (SUPER A..Z)

Thuốc chống rụng bông mai của chúng tôi đã có mặt ở thị trường Tây Nam bộ từ những năm '90 của thế kỷ trước và đến năm đầu tiên của thiên niên kỷ nầy Bộ Nông Nghiệp & PTNT với quyết định QĐ 6523/QĐ-BNN-KHCN ngày 19/12/2001 đã “CÔNG NHẬN SẢN PHẨM NẦY LÀ MỘT BIỆN PHÁP KỸ THUẬT MỚI ĐƯỢC PHÉP SẢN XUẤT, KINH DOANH VÀ XUẤT KHẨU THEO QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH” và tiếp theo đó đã đưa sản phẩm nầy vào”DANH MỤC PHÂN BÓN ĐƯỢC PHÉP SẢN XUẤT, KINH DOANH VÀ SỬ DỤNG Ở VIỆT NAM ” liên tục cho đến ngày nayNhư vậy cho đến thời điểm nầy, chỉ có Thuốc chống rụngbông mai Super A-Z của DNTN THẢO TRÂM là được Bộ NN&PTNT côngnhận đạt hiệu quả kỹ thuật cao và tính pháp lý của sản phẩm thuốc chống rụng bông mai là một sản phẩm độc đáo của DNTN THẢO TRÂM được bà con xa gần trong cả nước biết đến hơn 20 năm qua nhất là khu vực Nam bộ, nơi mà thị trường sản xuất và tiêu thụ hoa mai mạnh nhất trong cả nước.Thuốc đã qua thử thách hằng chục năm rồi

xem chi tiết>>>


Thứ Tư, 18 tháng 9, 2013

Tiếp tục theo vết lăn cũ của Ca-tô Rô-ma giáo Việt Nam

Thời mạt đạo
Nguyễn Trí Cảm
05 tháng 4, 2008
Nhân ngày rằm tháng giêng, cả nhà tôi quyết định phóng sanh mấy con chim yến đang nuôi trong lồng, đủ màu: trắng, xanh, vàng, đỏ rất đẹp. Thả cho chúng bay đi cũng tiếc lắm! Giây phút mở cửa lồng thật lưu luyến, vì đằng nào cũng đã nuôi “bén chân bén tay” từ lâu nhưng lạ thay! Mấy chú chim vừa mới ló ra khỏi cửa lồng là lại chui thọt vào ngay! Thấy lạ, tôi thử đưa một con ra xa hẳn lồng thì chim ta lại loay hoay tìm đường chui ngay vào lại! Hôm sau tôi đến hỏi ông chủ cửa hàng bán chim cảnh thì được giãi thích như thế này:

“Toàn bộ qui trình ấp nở, chăm nuôi của lũ chim này là ở trong chuồng và lồng, ông mà đem thả chúng vào môi trường tự nhiên là chúng không tự sống được, chúng quen sống trong lồng rồi!”.
Hóa ra là vậy! cả “phần hồn phần xác” của lũ chim chỉ quanh quẩn trong cái lồng, cho thóc ăn, ca nước để tắm, tối phải quây vải quanh lồng để ngăn mèo, chuột làm chim hoảng sợ! Chúng không thích ứng được với sự tự do hay tự sống được mà phải có chủ chăn!
Chán lũ chim chỉ biết hót trong lồng, tôi tống chúng sang nhà ông hàng xóm, đổi lại mấy giò lan về treo chơi!
Nhân vừa rồi có ông Da tô nào đó đánh tráo sự kiện, phát biểu rằng mấy người phản ứng việc cầu nguyện đòi đất của các chủ chăn và con chiên là vì ghen tức sự “phát triển” của đạo Ca tô. Hình như chẳng có ai buồn lên tiếng thì phải!
Ngay vào những thời kỳ hoàng kim như dưới thời thuộc địa Pháp, hai đời tổng thống Ca tô Diệm, Thiệu, giáo hội Ca tô VN được nuôi dưỡng bằng sự áp bức, mồ hôi nước mắt, máu, tài sản và đất đai của nhân dân và các tôn giáo khác mà vẫn không tài nào vượt quá con số 6-7 % dân số. Nay phải đối mặt bình đẳng với mọi tôn giáo và thể chế xã hội khác, thì nguy cơ giảm sút số lượng con chiên về cả hai mặt “chất và lượng” là việc đương nhiên, đây cũng là hiện tượng rất phổ biến ở các nước có cái nôi là Ki tô giáo, vì nhiều lý do, chứ không phải riêng ở VN như các vị chủ chăn suy diễn là không thể có “tự do tôn giáo” dưới chế độ CS.
Sự công nhận hàng loạt các tổ chức tôn giáo khác của Nhà nước như Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Tịnh độ Cư sỹ Phật hội, Baha’i, Phật Đường Nam Tông Minh Sư đạo, Minh Lý đạo Tam Tông Miếu, Bửu Sơn Kỳ Hương và 7 tổ chức của đạo Tin lành là: Hội Truyền giáo Cơ đốc Việt Nam, Giáo hội Cơ đốc Phục lâm Việt Nam, Hội thánh Báp-tít Việt Nam (Ân điển Nam Phương), Hội thánh Báp-tít Việt Nam (Nam Phương), Hội thánh Mennonite Việt Nam, Hội thánh Trưởng lão Việt Nam và Hội thánh Liên hữu Cơ đốc Việt Nam. Riêng các hệ phái Tin lành mới là nỗi lo hàng đầu của Giáo hội Ca tô VN (các hệ phái Tin Lành này hoạt động rất tích cực, đối tượng chính hiện nay của họ là chiêu dụ các con chiên Ca tô và người dân ở những vùng còn nghèo khó, dụ cải đạo bằng tiền bạc, của cải vật chất và không quên “khuyến mãi” thêm kinh sách).
Sự ổn định chính trị và xã hội, kinh tế phát triển nhanh, sự hội nhập vào cộng đồng quốc tế càng lúc càng rộng khắp của VN làm cho sự chờ đợi cơ hội can thiệp vào nội bộ VN của một vài quốc gia có nền văn hóa Ki tô qua hình thức “nhân quyền, tôn giáo” tàn lụi, nay chuyển qua thành chuyện đầu tư, hợp tác kinh tế, Ca tô trong nước mất chỗ dựa. Sự phát triển khoa học, công nghệ thông tin, tài liệu sách báo phản ảnh cuộc sống xa hoa, dâm loạn của một số chủ chăn góp phần làm thay đổi phần nào nhận thức của con chiên, khác với những gì nhà thờ rao giảng, thậm chí các tài liệu, khảo luận về tôn giáo của nhiều tác giả trong đó có cuốn “Chúa Giê Su Là Ai ? Giảng Dạy Những Gì ?” của tác giả Trần Chung Ngọc cũng thấy bày bán với giá khoảng 19.000 đ (tương đương 1.20 USD).
Sự nhận thức của các cấp lãnh đạo VN đối với Phật giáo đang thay đổi theo chiều hướng tích cực, thực tiễn hơn trước thời kỳ đổi mới. Các nhà lãnh đạo Nhà Nước không nhìn Phật giáo như là một tôn giáo đơn thuần, mà nhìn Phật giáo như một trong những dòng văn hóa cấu thành bản sắc dân tộc, gắn bó với đất nước. Với một tỷ lệ hơn 90 % dân số là những người theo đạo Phật và phi Thiên Chúa giáo, thì đây là một nguồn lực xây dựng và bảo vệ đất nước, cần được phát triển để giữ ổn định chính trị- xã hội, xây dựng lại các giá trị luân lý, đạo đức truyền thống, làm tiền đề cho sự phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế.
Sự phát triển nhanh chóng của Phật giáo trên cả ba miền đất nước, ít ra là ở trên bề mặt hình thức, nhất là Phật giáo ở miền bắc, và việc Nhà Nước phối hợp với GHPGVN đứng ra đăng cai Đại lễ Phật đản LHQ vào tháng 5-2008 tại Hà Nội, đây là một sự kiện lớn với khoảng 90 quốc gia với hơn 600 phái đoàn khách quốc tế tham dự nên cũng làm phát sinh sự đố kỵ, phá bỉnh ngấm ngầm.
Những yếu tố trên làm nhóm chủ chăn Ca tô nhận thức rõ hiện trạng “mở mang nước Chúa” chỉ co cụm trong các giáo xứ, họ đạo, cha truyền con nối, duy trì được số con chiên hiện có cho còn “chất” nay đã khó, nói gì đến phát triển ra khỏi bốn bức tường nhà thờ, và nguy cơ suy thoái tất yếu đang diễn ra do đó, họ cần tìm mọi cách khuấy động, xốc lại tinh thần con chiên dưới nhiều hình thức như cầu nguyện tập thể, la to khi có sự va chạm dân sự nào đó với quyền lợi nhà thờ hay con chiên, hành hương về “thánh địa” La Vang hay dàn dựng hiện tượng bà Maria khóc như một hình thức “tiếp thị”, quảng bá hình ảnh v.v. cũng như ngầm đưa ra thông điệp với Nhà nước rằng Thiên Chúa giáo cũng là một “lực lượng” không thể coi thường để mặc cả!
Thay vì có những hành động ăn năn, tích cực xây dựng đất nước để cho những hành động cấu kết với ngoại bang, phản lại tổ quốc, dân tộc của mình trong quá khứ ô nhục được quên lãng, tha thứ thi đằng này, chính những chủ chăn lại lôi kéo con chiên, cùng nắm tay nhau, lật lại trang sử không mấy tốt đẹp của mình, để đến nổi toàn xã hội phải cảnh tỉnh, lên tiếng phản đối hành vi cầu nguyện ồn ào trên đường phố, cùng lúc phải xem xét lại nhận định chủ quan về ý thức dân tộc của giáo dân TCG nói chung..
Đúng là thời mạt đạo!
SG, 4-2008
Nguyễn Trí Cảm