Chuyện cần không bàn – Bàn chuyện không cần
Tổng thống Barrack Obama chánh thức mời Chủ tịch Trương Tấn Sang qua Mỹ
Trước hết, Chủ tịch Tập Cận Bình vừa “lên ngôi” chưa bao lâu và có biết bao nhiêu chuyện cần phải giải quyết nhưng đã "bất ngờ" được Tổng thống Hoa Kỳ mời qua thăm Hoa Kỳ. Trong khi rất nhiều nguyên thủ quốc gia khác rất mong muốn được mời sang thăm Hoa Kỳ dù là “cấp tốc” như vậy cũng vẫn là một chuyến thăm khó có được. Nói theo con mắt cuả giới ngoại giao chuyên nghiệp chắc chắn đây không phải là một cuộc họp “thượng đỉnh” cuả 2 lãnh đạo cuả 2 quốc gia đứng hàng ngũ đại cao thủ thế giới mà không có sự chuẩn bị. Sự bất ngờ, nếu có phải nói đó là lời mời không văn thư chính thức cuả Tổng thống Obama: "Anh rảnh không qua tôi mình bàn việc thế giới được không?"
Lẽ dĩ nhiên, cộng đồng người Việt tại hải ngoại cũng phải lăng xăng bàn chuyện “dàn chào” chủ tịch nhà nước Trương Tấn San. Người viết không thấy báo chí hoặc dư luận bình luận lý do tại có chuyến đi như vậy nên muốn đưa ra vài nhận xét ai đồng ý giơ tay, ai phản đối xin phản biện. Đúng ra thì cũng có bàn, nhưng bàn theo kiểu tiêu cực hoặc bàn cho vui hoặc sướng màng nhĩ như "Tư Sang qua Mỹ để cầu viện cứu đói cho Việt Nam." Theo dõi diễn biến thời cuộc có liên quan Việt Nam để làm một trò chơi đoán mò nội dung chuyến đi cuả Chủ tịch nhà nước Việt Nam ta thấy.
Người Mỹ có lẽ cũng buồn cười, người Tây tạng cũng có mối thù với Trung Quốc nhưng có bao nhiêu người biểu tình? Người Trung Hoa đến biểu tình ủng hộ, người Đài Loan không biểu tình chống đối. Chỉ có người Việt Nam phải nói là vô can với Trung Quốc thì lại đùng đùng, ào ào kéo nhau đi biểu tình, chẳng ra nghĩa lý gì cả. Làm như là một căn bệnh ghiền biểu tình. Trong cuộc biểu tình chống Tập Cập Bình ông luật sư (2 ngàn mỹ kim) Nguyễn Xuân Nghiã, chủ tịch một ban đại diện cộng đồng, cầm cờ vàng nhảy choi choi như sơn đông mãi võ miệng hô tiếng Mỹ: "Freedom for Vietnam", "Human Rights for Việt Nam." Nếu ở bên trong 2 lãnh tụ Barack Obama và Tập Cập Bình nghe được chắc cũng sẽ ngạc nhiên nhìn nhau tự hỏi; Họ chống ai ở đây? Có một vấn đề tế nhị ai cũng biết nhưng không ai nói ra: chống ai thì không biết, nhưng tiền hốt hụi chết chắc là có để bỏ túi chia nhau đi sòng bài. Có người bảo là ghiền biểu tình. Ghiền hay không trong lòng họ biết, nhưng rõ ràng có mạnh thường quân yểm trợ. Không biều tình sao có cớ xin tiền? Ai dám chống không khi bị hỏi đóng góp? Không đóng tiền là Việt gian. Hoá ra người xấu miệng gọi cộng đồng 108 "anh hùng" Lương Sơn Bạc.
Sau đó một loạt diễn tiến liên tục mà giới quan sát chính trị đồng nhận xét chưa bao giờ hề xảy ra tại Việt Nam, khiến ai cũng lưu tâm và bắt mạch thời cuộc: chuyện gì đây? Đầu tiên là chuyến đi Trung Quốc cuả Chủ tịch nhà nước Việt Nam Trương Tấn Sang. Những người chống Cộng cực đoan (CCCĐ) gọi đểu bằng ngôn từ thiếu văn hoá là "triều cống" tân chủ tịch cuả Trung Quốc. Hai tuần qua tin Tổng thống Obama sẽ đón Chủ tịch Trương Tấn Sang mọi người vỡ lẽ à thì ra có một sự sắp xếp ngoại giao để xử lý việc bế tắc về tranh chấp biển Đông. Chắc chắn Ông Bình và ông Sang đều đã có bàn về nguyên tắc căn bản trong buổi gặp Việt - Trung. Một vài ký kết về hợp tác quân sự và kinh tế cho thấy đã có những dấu hiệu tốt trong quan hệ ngoại giao Trung - Việt.
Lẽ dĩ nhiên với truyền thống vu khống và biạ đặt cuả những người CCCĐ từ bản chất. Họ vẫn bới lông tìm vết, vạch lá tìm sâu để nói rằng "Tư Sang ký kết hiệp ước bán nước." Lạ nhỉ, ông Trương Tấn Sang đi ký kết bán nước mà 90 triệu dân chúng Việt Nam im lặng để ông Sang tự tung tác quái? Những tuyên truyền bán Trường Sa, thác Bản Giốc, Cột mốc biên giới đã bị các cơ quan truyền thông hải ngoại như KBCHN, Phố Bolsa TV và Việt Weekly hoá giải làm bẻ mặt chuyện không nói có. Nay chỉ còn KBCHN đơn thân độc mã khiến họ coi thường nên tiếp tục truyền thống bôi bác và biạ đặt chăng?
Sau vụ gặp gỡ giữa 2 nhà lãnh đạo Việt - Trung, người viết đã nhìn thấy có những chuyển động khá lớn tầm mức ngoại giao cấp lãnh đạo nguyên thủ quốc gia. Sau đó là CT Tập Cập Bình gặp TT Obama, rồi TT Obama sẽ gặp CT Trương Tấn Sang người viết đã nghĩ ngay đến một thứ tự lớp lang diễn tiến cho sự giải quyết bế tắc biển Đông: 2 lãnh đạo Việt Trung đã bàn chuyện. 2 lãnh đạo Mỹ - Trung đã bàn chuyện. 2 lãnh đạo Mỹ - Việt sẽ bàn chuyện sau. Bàn chuyện gì không ai biết. Nhưng thoả hiệp Việt-Trung tạm xem như là một tiến bộ lớn cho Việt Nam. Dự kiến cuộc họp thượng đỉnh 8 quốc gia tranh chấp trong vùng Đông Nam Á có liên hệ đến Biển Đông vào tháng 10 hoặc cuối năm nay chắc chắn không thể không có những chi tiết đã được thảo luận từ 3 cuộc họp nói trên.
Rất nhiều người thuộc nhóm CCCĐ đã bôi bác sự kiện Chủ tịch Trương Tấn Sang qua Mỹ. Thay vì hãnh diện thì họ lại xuyên tạc là sang "lạy lục". Người viết mục đích cuả bài viết này chỉ muốn nhấn mạnh điểm so sánh 2 việc đón tiếp 2 lãnh tụ quốc gia (tạm gọi là đối nghịch trực tiếp trong vụ tranh chấp biển Đông) cuả Tổng thống Obama.
Theo nhận xét cuả người viết thì việc tiếp đón ông Tập Cập Bình không được trang trọng theo nghi lễ ngoại giao qua vai trò lãnh đạo Trung Quốc. Có thể ông Tập Cập Bình đòi hỏi Hoa Kỳ là TT Obama đến gặp ông tại Palm Springs thay vì tại toà Bạch Ốc. Làm giống như ông đang đi nghỉ mát, hơn là nghi thức lễ tân. Cũng vì thể diện và khách sáo ông Barack Obama đã ghé thăm và nói chuyện mà thôi. Phải chăng cũng vì lý do này mà đệ nhất phu nhân Michel Obama đã không thèm đến gặp phu nhân Tập Cập Bình? Ông Obama vì xã giao lịch sự còn tôi mắc mớ gì tôi phải gặp? Ăn miếng trả miếng chăng?
Còn việc Chủ tịch Trương Tấn Sang thì lại khác, một cuộc tiếp đón mang đúng nghi lễ ngoại giao. Tức là được đón tiếp long trọng tại toà Nhà Trắng. Có 21 phát đại bác chào mừng và chắc chắn bà Trương Tấn Sang sẽ được bà Obama tiếp đón như thượng khách tại dại sảnh Bạch Ốc.
Người viết không phải là công dân Việt Nam nhưng người viết rất lấy làm hãnh diện vì có một nguyên thủ quốc gia Việt Nam như Chủ tịch Trương Tấn Sang được Tổng thống Hoa Kỳ đón tiếp trịnh trọng tại toà Bạch Ốc. Những người CCCĐ nếu là người thực tâm yêu nước, người viết cũng đề nghị quý vị nên lấy đó làm hãnh diện thay vì biểu tình chống đối. Trong vòng 5 năm nay, chính phủ Hoa Kỳ đã đón tiếp chủ tịch Nguyễn Minh Triết, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và nay Chủ tịch Trương Tấn Sang. 2 vị trước cộng đồng đã nhìn thấy các tổng thống Hoa Kỳ đã coi thường sự chống đối biểu tình cuả cộng đồng. Thậm chí họ còn lên ban công đứng nhìn ra phía biểu tình bên ngoài hàng rào. Tại sao không học theo cách xử thế cuả người Đài Loan. Việc ai nấy làm, nếu không giúp nước thì cũng đừng nên phá hoại đất nước. Yêu nước không phải là tiếp tay cho kẻ thù phá hoại đất nước. Yêu nước không phải là yêu chế độ.
Đó là chưa hàng loạt các hoạt động mang tính ngoại giao và thân thiện trong 2 tháng 6 và 7 năm 2013 vừa qua như:
- Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ và 5 tướng lãnh cao cấp Việt Nam thăm Ngũ Giác Đài. Người viết nếu không lầm thì đây là một đơn vị quân đội cuả nước ngoài được đi thăm trung tâm đầu não chỉ huy lực lượng quân sự Hoa Kỳ lần đầu tiên.
- Thượng Nghị Sĩ John McCain quên thù cũ tiếp "kẻ thù cũ" (tức phái đoàn Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ) và dẫn đi thăm văn phòng Quốc Hội Hoa Kỳ.
- Căn cứ Hải Quân Hoa Kỳ lớn hàng thứ nhì cuả Mỹ tại San Diego cũng tiếp đón phái đoàn Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ.
- Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đi Liên Hiệp Quốc bàn về việc Việt Nam sẵn sàng gia nhập lực lượng gìn giữ an ninh trên thế giới.
Song song đó Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đi Thái Lan, Chủ tịch Trương Tấn Sang đi Indonesia, Ngoại trưởng Phạm Đình Minh đi dự hội nghị ngoại trưởng ASEAN - Brunei toàn là những chuyến đi quan trọng mang lại đầy tin tưởng vào thiện chí hoà bình và phát triển tăng trưởng toàn cầu cuả đề xuất Liên Hiệp Quốc. Sắp sửa đây Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng cũng sẽ đi Nam Hàn cuối tháng 7/2013.
Nhưng có lẽ đau lòng nhất là theo gót tập đoàn cà phê Starbucks, hệ thống thức ăn nhanh McDonald (người Việt ở Mỹ quen gọi là Hamburger) đã chính thức đầu tư vào Việt Nam. Hệ thống thịt gà chiên Kentucky Fried Chicken đã có mặt từ nhiều năm nay và ăn nên làm ra. Đời sống mới tại Việt Nam hiện nay có lẽ thích hợp với những quầy thức ăn tiện nghi nhanh gọn. Như vậy theo chân KFC, Burger King, Pizza Hut, Starbucks năm 2014 McDonald cũng sẽ có mặt, trễ còn hơn không. Hai đại công ty nước giải khát Coca-Cola và Pepsi đã có mặt và đang tranh giành ảnh hưởng giới tiêu thụ.
Nhưng đau lòng nhất cho người Việt hải ngoại chống Cộng là tập đoàn công nghệ điện tử Viettel đã đầu tư vào Hoa Kỳ với tên Viettel America Corp. Viettel là một tập đoàn cuả nhà nước Việt Nam quản trị 100% vốn Quân Đội Nhân Dân, không có tư nhân và đang có dịch vụ tại nhiều quốc gia Á châu và Phi Châu.
Chủ trương 4 không của người Việt chống Cộng hải ngoại: Không du lịch Việt Nam - Không gửi tiền Việt Nam - Không buôn bán Việt Nam - Không giao lưu văn hoá với Việt Nam đã không còn một bức tường nào đứng vững. 4 bức tuờng đã đổ thì mái nhà chắc chắn đã sụp đổ. Người viết sẽ có bài phân tích hiện tượng 4 không nay đã thành 4 có trong bài viết khác.
Cám ơn KBCHN . Nếu tôi có cơ hội , tổi sẽ quản bá trang web này cho bạn bè vì đây là tờ báo chân chính