Tổng số lượt KHÁCH xem trang

THUỐC CHỐNG RỤNG HOA/BÔNG MAI, BÔNG GIẤY, SỨ THÁI LAN, ĐỖ QUYÊN (SUPER A..Z)


THUỐC CHỐNG RỤNG HOA/BÔNG MAI, BÔNG GIẤY, SỨ THÁI LAN, ĐỖ QUYÊN (SUPER A..Z)

Thuốc chống rụng bông mai của chúng tôi đã có mặt ở thị trường Tây Nam bộ từ những năm '90 của thế kỷ trước và đến năm đầu tiên của thiên niên kỷ nầy Bộ Nông Nghiệp & PTNT với quyết định QĐ 6523/QĐ-BNN-KHCN ngày 19/12/2001 đã “CÔNG NHẬN SẢN PHẨM NẦY LÀ MỘT BIỆN PHÁP KỸ THUẬT MỚI ĐƯỢC PHÉP SẢN XUẤT, KINH DOANH VÀ XUẤT KHẨU THEO QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH” và tiếp theo đó đã đưa sản phẩm nầy vào”DANH MỤC PHÂN BÓN ĐƯỢC PHÉP SẢN XUẤT, KINH DOANH VÀ SỬ DỤNG Ở VIỆT NAM ” liên tục cho đến ngày nayNhư vậy cho đến thời điểm nầy, chỉ có Thuốc chống rụngbông mai Super A-Z của DNTN THẢO TRÂM là được Bộ NN&PTNT côngnhận đạt hiệu quả kỹ thuật cao và tính pháp lý của sản phẩm thuốc chống rụng bông mai là một sản phẩm độc đáo của DNTN THẢO TRÂM được bà con xa gần trong cả nước biết đến hơn 20 năm qua nhất là khu vực Nam bộ, nơi mà thị trường sản xuất và tiêu thụ hoa mai mạnh nhất trong cả nước.Thuốc đã qua thử thách hằng chục năm rồi

xem chi tiết>>>


Thứ Ba, 23 tháng 7, 2013

Thế Trận Bạch Đằng Trên Sông Hiếu


THẾ TRẬN BẠCH ĐẰNG TRÊN SÔNG HIẾU(THẠCH HÃN) THỜI ĐÁNH MỸ

                 Năm 1968, quân Giải phóng ở Quảng Trị đã tạo nên một "thế trận Bạch Đằng trên sông Hiếu", áp dụng lại trận địa cọc ngầm của người xưa. Lần này những kẻ bị đánh tan là quân đội Hoa Kỳ trăm trận trăm thắng. Nhân lúc thủy triều xuống thấp, quân ta cắm cọc tre xuống sông kết hợp với thả bè tre lơ lửng trong nước theo hình dích dắc để co cụm tàu giặc lại, phục kích quanh bờ, rồi "nhắm thẳng quân thù mà bắn".
Quân với dân như cá với nước

          Thời điểm đó, con đường vận chuyển lương thực, hàng hóa, nhiên liệu, thiết bị quân sự từ cảng Cửa Việt lên thị trấn Đông Hà để nuôi cả phòng tuyến Quảng Trị - Khe Sanh là hết sức quan trọng đối với Mỹ-ngụy. Con sông Hiếu ở Quảng Trị (còn gọi là sông Cam Lộ) là một phụ lưu của sông Thạch Hãn. Hằng ngày trên sông Hiếu có từ 15 đến 20 tàu chiến của thủy quân lục chiến Mỹ làm nhiệm vụ vận chuyển hàng hóa, nhiên liệu, thiết bị, lương thực và vũ khí từ cảng Cửa Việt lên Đông Hà.

                  Để "chia lửa" với mặt trận Khe Sanh cũng như để cắt con đường vận chuyển tiếp tế hậu cần và phá hủy các thuyền chở lương thực, súng đạn của giặc, Bộ Chỉ huy Mặt trận Đường 9 - Bắc Quảng Trị đã chỉ đạo các lực lượng hướng đông phải kiên quyết phong tỏa cảng Cửa Việt, chẹn "cuống họng" của địch, đồng thời cắt "thực quản" của chúng, phong tỏa đoạn sông từ Cửa Việt lên Đông Hà, bằng các cách đánh đặc công phối hợp với pháo binh, bố trí vật cản, phối hợp trận địa dưới sông, trên bờ, nhằm tiêu diệt tàu giặc, làm tê liệt tuyến cảng sông của chúng.

                Từ nhiều diễn biến tiêu cực của Mỹ trước đó, cộng với các tin tức tình báo, ta dự đoán ý đồ của họ là muốn khai thông tuyến vận tải sống còn Cửa Việt - Đông Hà. Từ thực tiễn đó, Thường vụ liên huyện Gio – Cam quyết tâm tổ chức một đợt chiến đấu mới phong tỏa dài ngày trên sông Hiếu, ngăn chặn và tiêu diệt tàu địch, làm tắc nghẽn giao thông, đẩy địch vào tình trạng thiếu lương thực, đạn dược quân nhu.

                   Để tìm ra phương án đánh giặc hiệu quả nhất, một cuộc họp bàn đã được tổ chức. Cuộc họp đã nhất trí một quyết định táo bạo: Để ngăn tàu giặc, ta cần học theo cách đánh trên sông Bạch Đằng của tổ tiên, cụ thể là nơi nào nước cạn thì dùng các cọc tre cắm ngập chìm trong nước, nơi nào nước sâu thì kết tre thành chùm, một đầu buộc vật nặng thả xuống sông. Các chùm tre lại được kết với nhau thành bè nửa chìm nửa nổi tạo thành thế dích dắc và được neo giữ không để trôi tự do. Các cọc tre và bè tre kết hợp với bùng nhùng tự tạo, dây thép gai, mìn và ngư lôi khiến tàu địch muốn lách để tiến cũng không được. Hai bên bờ sông bố trí các loại hỏa lực để tiêu diệt tàu Mỹ.

               Đây là một kế hoạch tối ưu nhưng rất phức tạp, nói dễ hơn làm. Cần những biện pháp thích hợp để huy động, thu gom, vận chuyển, tập kết vật liệu và cách thức xây dựng "thế trận Bạch Đằng" sao cho bí mật. Vừa phải vận động người dân giúp xây thế trận, vừa phải làm cho dân hiểu tầm quan trọng của trận này và không tiết lộ nửa câu ra ngoài cho bọn Việt gian chỉ điểm, đặc biệt là các cháu nhỏ.

                 Sau cuộc họp, bộ đội và du kích Gio Linh liền đi phổ biến chủ trương và phương thức đánh giặc độc đáo đó cho dân chúng quanh vùng và được bà con tán thưởng khen hay và nhiệt tình ủng hộ. Chỉ trong một thời gian ngắn, nhân dân địa phương đã lao động cật lực và đóng góp hàng ngàn cây tre, hóp, phi lao, dương và hàng trăm cuộn dây thép gai.


Ảnh minh họa

                Các du kích xã, du kích địa phương và các thanh niên trai tráng khỏe mạnh làm nghề sông nước được huy động cho việc cắm cọc, kết bè. Hàng chục chiếc đò của dân cũng được huy động để chở các chướng ngại vật, bộ đội, du kích sang sông. Trong những ngày đó, mỗi khi màn đêm buông xuống là bà con hai bên bờ sông Hiếu lại đào hầm, giao thông hào làm trận địa cho bộ đội, du kích. Hàng chục dân công cũng được huy động để phục vụ hậu cần, cứu thương, y tế. Riêng làng Thượng Nghĩa, chỉ trong một đêm dân làng đã hạ hơn 4000 cây tre để đóng góp cho việc chung.

                      Như vậy, vận dụng cách đánh truyền thống của cổ nhân, quân dân hai bên bờ sông Hiếu đã xây dựng nên một thế trận rất hiểm mà nhiều người gọi là "trận Bạch Đằng thời đánh Mỹ", hay còn gọi là "trận Bạch Đằng trên sông Hiếu", "thế trận Bạch Đằng trên sông Thạch Hãn" (sông Hiếu là phụ lưu của sông Thạch Hãn) bằng các cọc tre, bè tre kết hợp với bùng nhùng, dây thép gai, mìn và ngư lôi.

                      Một lần nữa, quân Mỹ lại bị động, quân Việt là phía chủ động quyết định đánh ở đâu. Vị trí được quân đội Việt Nam chọn làm trận địa là khu vực Đại Độ, đoạn từ ngã ba sông Gia Độ đến Hói Sòng, một đoạn của con sông Hiếu, nằm về phía nam làng Vinh Quang hạ (xã Gio Quang, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị), cách Tam giang khẩu (ngã ba Gia Độ) 300m về phía tây, cách thị xã Đông Hà gần 2km về phía đông. Khu vực này sông khá hẹp, hai bên bờ địa hình rất thuận lợi cho việc cất giấu, bố trí lực lượng và hỏa lực.

              Có được sự ủng hộ hoàn toàn của người dân địa phương, quân Giải phóng và quân dân địa phương đã đồng tâm hiệp lực, cộng tác chặt chẽ tính nhẩm, ghi nhớ, ghi chép và nắm bắt được quy luật thủy triều ở sông Hiếu.

                   Đêm 28-2-1968, khi nước sông Hiếu cạn dần, lực lượng biệt động thị xã Đông Hà, du kích một số xã Gio Hà (nay là Gio Mai, Gio Quang), Gio Cam, bộ đội địa phương Cam Lộ, dân chúng thuộc các xã Cam Giang, Gio Mai, Gio Quang, Trung đoàn 270 (Đoàn 31), bộ đội đặc công Đoàn 126; du kích một số xã và một số quần chúng Ngã Ba cùng 20 chiếc thuyền chở tre, hóp, dây thép gai.... bí mật tiếp cận khu vực Đại Độ. Công việc cắm cọc bắt đầu được tiến hành dưới cơn mưa lạnh.

                Mưa mỗi lúc một nặng hạt, gió đông bắc từ biển thổi vào như cắt vào da thịt, thỉnh thoảng pháo sáng giặc Mỹ lại bắn lên không trung chiếu sáng cả một vùng rộng lớn. Vậy mà lực lượng du kích và người dân vẫn lặng lẽ, bí mật bố trí, liên kết bãi cọc. Sau hơn một giờ ngâm mình trong dòng nước lạnh buốt, "bãi cọc Bạch Đằng" được bố trí xong với gần 2000 cọc tre, 60 cọc phi lao, 200 cuộn dây thép gai được cắm xuống dòng sông Hiếu. Xen giữa các bãi cọc là các bãi mìn, những quả thủy lôi.

               Trận địa được bố trí thành hai bãi cọc dài, lặng lẽ rình chờ con mồi đi vào tử địa. Trên bờ, trận địa hỏa lực bắn tàu, bắn máy bay (vì Mỹ chu đáo, mỗi chuyến tàu trên sông đều có trực thăng bay theo hộ tống) của bộ đội, du kích được bố trí chu đáo sẵn sàng cho giờ khai hỏa.

                  Đêm 1-3-1968, các lực lượng vũ trang và bán vũ trang địa phương, thanh niên xung phong, dân công, quần chúng rút lui hết, chỉ để hai tổ ở lại phối hợp với bộ đội chủ lực. Các đơn vị hỏa lực thuộc trung đoàn 270 cùng bộ binh và du kích bí mật áp sát bên bờ sông từ Mai Xá, Vinh Quang hạ, Đại Độ sẵn sàng đánh giặc. Trời vừa sáng thì cạm bẫy "thế trận Bạch Đằng" đã được hoàn thành và giăng ra. Khi triều cường, nước sông đã che kín bãi cọc, lính Mỹ dùng ống dòm quan sát từ xa cũng không thấy gì khác lạ.


Quân Giải phóng ở Cửa Việt

                    Rạng sáng ngày 4-3, một đoàn tàu giặc gồm 12 chiếc được máy bay trinh sát, trực thăng vũ trang và xe lội nước hộ tống từ Cửa Việt tiến về Đông Hà, chiếc nọ cách chiếc kia 15 - 20m. Do trước đó quan sát bằng ống dòm từ xa thấy không có dấu hiệu nguy hiểm nên giặc vô tư đi tới, không hề biết đến cạm bẫy nguy hiểm đang được giăng ra chờ họ. Đến khi triều xuống thấp, chiếc tàu đi đầu vấp phải bãi cọc và chướng ngại vật, làm chúng bị kẹt và tắt nghẽn.

                 Đây là những tàu chiến hiện đại của Mỹ nên chúng cũng chưa bị hư hại gì, nhưng chúng bị vây kẹt cứng trong bãi cọc, không biết đi đâu, xoay trở ra sao, bị dính chặt dậm chân tại một chỗ, như bị "điểm huyệt" cứng đơ vậy. Những chiếc phía sau không bị lọt vào trong bãi cọc thì cũng bị kẹt đường tắt nghẽn, di chuyển chậm chạp ì ạch và muốn quay đầu lại cũng rất khó vì sông hẹp. Hoàn toàn bị "đóng băng" ở đó, trở thành mục tiêu lý tưởng và làm mồi cho hỏa lực của quân dân Quảng Trị.

                 Trong lúc giặc đang loay hoay tìm cách thoát ra thì ngay lập tức một tàu chiến của địch đã đụng vào thủy lôi và phát nổ. Thủy quân lục chiến Mỹ vốn là những chiến binh chuyên nghiệp chứ không dễ hoảng loạn như quân ngụy, nên thay vì vỡ trận tranh nhau tháo chạy hay nhảy xuống sông bơi lên bờ tìm cách chạy thì họ bình tĩnh định tìm cách gỡ ra và thoát thân trong trật tự. Như họ đã từng được huấn luyện, chuẩn bị chu đáo trong các quân trường, chiến trường giả bên Mỹ.

               Ngay lập tức đạn pháo của quân Việt Nam từ trận địa trên bờ thi nhau bắn chặn, "nhắm thẳng quân thù mà bắn". Trong đoàn tàu Mỹ có một số chiếc chở nhiên liệu, xăng dầu bị trúng đạn khiến xăng, dầu chảy tràn lan bốc cháy dữ dội, chẳng mấy chốc sông Hiếu trở thành một dòng sông lửa. Đã bị vấp phải "bãi cọc Bạch Đằng" làm cho đoàn tàu bị dồn cứng ngắt chẳng biết xoay trở đường nào, lại còn bị bồi thêm bởi các loại súng ĐKZ, B41, 12,7mm, súng cối, súng bộ binh, đoàn tàu thủy quân lục chiến Mỹ bị dìm trong biển lửa, bốc cháy dữ dội rồi chìm xuống sông, có vài chiếc tàu bị chính đạn trên tàu nổ xé tan làm nhiều mảnh.

Sau hơn một tiếng đồng hồ chiến đấu, trong trận này, quân dân địa phương Cam Giang, Gio Hà và bộ đội Quảng Trị đã phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ với sự yểm trợ của bộ đội chủ lực đã bắn cháy, đánh chìm 7 tàu Mỹ, gây tắt nghẽn cho tuyến đường tiếp viện Cửa Việt - Đông Hà của giặc.

               Một số chiếc đi sau quay mũi định tháo chạy về Cửa Việt, nhưng bị hỏa lực quân ta từ bờ Bắc sông Bến Hải được các đài trinh sát tiền tiêu hướng dẫn nhả đạn chính xác, nên quân giặc cũng không thoát khỏi án tử hình. Xác tàu chiến, xác lính giặc trôi bập bềnh trên sông nước suốt mấy ngày mới thoát ra Biển Đông. Máu nhuộm đỏ cả một khúc sông. Mùi khói lửa khét nghẹt và máu tanh nồng nặc. Từ đó bọn giặc coi Cửa Việt - Đông Hà là nỗi kinh hoàng và sợ quân Giải phóng ở đây như sợ cọp.

                 Các chiến thắng lẫy lừng kể trên đã biến những chiếc cọc gỗ mộc mạc trở thành thứ vũ khí kinh điển, vũ khí huyền thoại trong lịch sử quân sự Việt Nam và thế giới.


Ảnh biếm họa với thông điệp rằng truyền thống Bạch Đằng sẽ chặn đứng cuồng vọng "đường lưỡi bò" của Trung Hoa

Số phận của loại vũ khí này:

                  Nhìn theo góc độ vật lý, thì loại vũ khí này cũng như nỏ liên châu, không còn hợp thời nữa, không còn chỗ dùng nữa, vì không còn phù hợp với chiến tranh hiện đại. Chiến tranh ngày nay chủ yếu diễn ra trên đất, trời và biển, ít còn diễn ra trên sông nước.

Nhưng xét theo góc độ tinh thần, thì đây còn là vũ khí lòng dân, nó là biểu tượng của chí khí chống ngoại xâm, sự khéo léo của dân tộc trong chiến tranh vệ quốc và lòng dân. Bản thân món vũ khí này không làm được gì cả nếu không có sức người, lòng người, bàn tay khéo léo của con người, của quân dân. Nếu nhìn theo góc độ này thì đây là vũ khí của lòng dân và nó trường tồn cùng dân tộc chứ không đi đâu hết.

                 Nó là bài thuốc để các nhà lãnh đạo nào đã quên bài học lòng dân nhìn vào mà sực nhớ lại. 2 bài học Bạch Đằng và 5 bài học cọc ngầm kể trên chính là minh chứng để chúng ta thấy rõ nguyên tắc, chân lý có dân là có tất cả. Như Bác Hồ đã từng nói: "Dễ vạn lần, không dân cũng chịu. Khó vạn lần, dân liệu cũng xong."

                   Quân đội Ngô Quyền, quân nhà Trần, và quân dân Quảng Trị có được sự ủng hộ, giúp đỡ của nhân dân địa phương nên đã nắm được quy luật thủy triều, và vận dụng kiến thức đó chung với với việc đóng cọc, phục kích địch thì mới chiến thắng được. Đây là điều kiện quyết định, bởi vì cách tính chu kỳ thủy triều ở các địa phương đều không giống nhau, và chỉ có dân địa phương đó, nhất là những người làm nghề sông nước ở ngay tại đó, thì mới quen thuộc (họ đã sống ở đó từ nhỏ tới lớn, gia đình họ ở đó nhiều đời) và nắm được phần lớn quy luật sông nước ở đó. Họ sống bao đời gần sông nước và họ được bố mẹ, người lớn truyền dạy cho cách tính theo con nước, theo chu kỳ lên xuống của nó. Chính là nhờ vào hiện tượng thủy triều, nên con người sống ở đó mới biết cách canh để mà đánh bắt tốt hơn thủy sản. Do đó nếu ở xa thì không tài nào nắm được.

                 Nhà Hồ đã học bài học đau đớn đó và hối thì đã muộn. Với khoa học phát triển tiên tiến ngày nay các nhà khoa học tự nhiên, toán học vẫn không ai đưa ra được một công thức, phép tính chung nào để tính ra được thời điểm thấp cao của thủy triều (tide).

Nhà Hồ có quân số rất đông (phần nhiều bắt lính), huấn luyện rất kỹ, xây đắp thành cao hào sâu, và vũ khí rất tốt. Hồ Nguyên Trừng là nhà phát minh lớn trong thời đó, sau khi Hồ Quý Ly lên ngôi, Hồ Nguyên Trừng sau đó không lâu đã sáng chế thành công Thần cơ sang pháo (súng thần cơ) và trước hiểm họa Bắc xâm từ nhà Minh, Hồ Nguyên Trừng cũng chế tạo ra Cổ lâu thuyền, một loại thuyền chiến lớn đóng đinh sắt, có hai tầng boong với hàng chục tay chéo và hai người điều khiển một mái chèo. Cổ lâu thuyền vừa được dùng để tải lương, vừa sẵn sàng chiến đấu khi được trang bị súng thần cơ đầy uy lực. Cổ lâu thuyền còn được giới bình dân bá tánh gọi là thuyền hai đáy, bụng thuyền được chia ra làm hai phần: Phần dưới để lính chèo thuyền, phần trên giấu lính chiến đấu.

               Hồ Nguyên Trừng đã kế thừa kỹ thuật sản xuất thuốc súng, hỏa khí và cải tiến kỹ thuật đúc súng từ các triều đại trước và chế tạo ra súng Thần cơ sang pháo, kiểu đại bác đầu tiên ở nước ta. Loại súng này sử dụng đạn đúc bằng chì, gang hoặc đá, có sức xuyên và công phá tốt, hiệu quả sát thương và uy hiếp tinh thần quân địch rất cao.

 
Súng thần cơ là phát minh lỗi lạc của hoàng thân Hồ Nguyên Trừng trong thời Hồ. Đây là kiểu đại bác đầu tiên ở VN, sử dụng đạn đúc bằng chì, gang hoặc đá, có sức công phá cao.


Sau thời nhà Hồ, súng thần công (các phiên bản cải tiến của súng thần cơ) tiếp tục được người Việt phát triển và có sự học hỏi nước ngoài để cải tiến kỹ thuật. Đến thời Trịnh - Nguyễn phân tranh, rất nhiều cỡ súng thần công từ loại nhỏ đến khổng lồ đã được đúc và đưa vào sử dụng.

         Trong cuộc xâm lược Đại Việt, dù quân Minh chiến thắng chúng vẫn không tránh khỏi nỗi kinh sợ trước hỏa lực của Thần cơ sang pháo. Khi chiếm được những khẩu pháo này, chúng rất đỗi ngạc nhiên vì Thần cơ sang pháo có nhiều ưu thế hơn hẳn các loại hỏa pháo của quân Minh. Những cỗ Thần cơ sang pháo nhanh chóng được chở về Trung Quốc nghiên cứu. Đây có lẽ là một trong những biểu hiện xưa nhất của "truyền thống đánh cắp công nghệ quốc phòng" của người Trung Quốc.

(Trích từ blog Thieulongtexas)