Tổng số lượt KHÁCH xem trang

THUỐC CHỐNG RỤNG HOA/BÔNG MAI, BÔNG GIẤY, SỨ THÁI LAN, ĐỖ QUYÊN (SUPER A..Z)


THUỐC CHỐNG RỤNG HOA/BÔNG MAI, BÔNG GIẤY, SỨ THÁI LAN, ĐỖ QUYÊN (SUPER A..Z)

Thuốc chống rụng bông mai của chúng tôi đã có mặt ở thị trường Tây Nam bộ từ những năm '90 của thế kỷ trước và đến năm đầu tiên của thiên niên kỷ nầy Bộ Nông Nghiệp & PTNT với quyết định QĐ 6523/QĐ-BNN-KHCN ngày 19/12/2001 đã “CÔNG NHẬN SẢN PHẨM NẦY LÀ MỘT BIỆN PHÁP KỸ THUẬT MỚI ĐƯỢC PHÉP SẢN XUẤT, KINH DOANH VÀ XUẤT KHẨU THEO QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH” và tiếp theo đó đã đưa sản phẩm nầy vào”DANH MỤC PHÂN BÓN ĐƯỢC PHÉP SẢN XUẤT, KINH DOANH VÀ SỬ DỤNG Ở VIỆT NAM ” liên tục cho đến ngày nayNhư vậy cho đến thời điểm nầy, chỉ có Thuốc chống rụngbông mai Super A-Z của DNTN THẢO TRÂM là được Bộ NN&PTNT côngnhận đạt hiệu quả kỹ thuật cao và tính pháp lý của sản phẩm thuốc chống rụng bông mai là một sản phẩm độc đáo của DNTN THẢO TRÂM được bà con xa gần trong cả nước biết đến hơn 20 năm qua nhất là khu vực Nam bộ, nơi mà thị trường sản xuất và tiêu thụ hoa mai mạnh nhất trong cả nước.Thuốc đã qua thử thách hằng chục năm rồi

xem chi tiết>>>


Chủ Nhật, 12 tháng 1, 2014

Tại Sao Tôi Bỏ Giáo Hội Ca-Tô La-Mã


(Why I Left The Catholic Church)
Nguyên Tác: linh mục Charles Davis
Người Dịch: Đặng Đình Công
 09-Jan-2014

Fr. Charles Davis. Ảnh http://lxoa.wordpress.com/
Nguồn: Tại Sao Không Theo Đạo Chúa: Tuyển Tập 2, 1998 - Ban Nghiên Cứu Đạo Giáo, Texas
Lời người dịch:
        Bertrand Russell, một thiên tài về triết lý, toán học, đã làm chấn động thế giới Tây phương qua tác phẩm "Tại Sao Tôi Không Theo Đạo Chúa" (Why I am not a Christian).  Russell đã nhìn thấy những sai lầm trong Thánh Kinh cùng đánh giá thấp tư cách và đạo đức của Chúa Ki-Tô qua sự phân tích Thánh Kinh, cho nên tác phẩm trên của ông chẳng qua chỉ là kết quả của những suy tư cá nhân về một tôn giáo mà ông cho là không hợp với ông.
Linh Mục Charles Davis cũng làm chấn động dư luận Tây phương khi ông tuyên bố rời bỏ Giáo Hội Ca-Tô La Mã cách đây trên ba mươi năm, qua bài viết "Tại Sao Tôi Bỏ Giáo Hội Ca-Tô La Mã" ("Why I Left The Roman Catholic Church", AA Press, Austin, Texas, 1987).  Nhưng khác với Bertrand Russell, Charles Davis là một tín đồ Ca-Tô thuần thành.  Ông rời bỏ Giáo hội vì nhận thấy rằng ông không thể là một con người chân thật với chính mình nếu ông vẫn còn là một tín đồ của Ca-Tô Giáo La-Mã.
Linh Mục Charles Davis là một nhà Thần học Ca-Tô nổi tiếng nhất Âu Mỹ trong những thập niên 1950-1960.  Ông là phát ngôn viên chính của Giáo hội Ca-Tô La-Mã ở bên Anh, là giáo sư thần học tại đại học dòng Tên St. Edmund, là chủ bút tờ Clergy Review, và là tác giả của nhiều tác phẩm thần học được coi như là kim chỉ nam cho nhiều ngàn giới chức Ca-Tô.
Trong bài "tự bạch" này, tác giả đã đưa ra những lý do đưa ông tới việc chối bỏ những sự việc ngày càng mang tiếng của Tòa Thánh Vatican và cái "hệ thống không có tự do và vô nhân đạo" dưới sự thống trị của Vatican. 
Đặng Đình Công

Tại Sao Tôi Bỏ Giáo Hội Ca-Tô La-Mã
Ngày chủ nhật ba tuần lễ trước Giáng Sinh (1966), tôi rời bàn viết đi đến nhà thờ.  Tôi biết rằng  đã đến hồi chung cuộc của sự phấn đấu của tôi.  Tôi quyết định rời bỏ Giáo hội Ca-Tô La Mã.
Tôi vừa mới viết xong bài thuyết trình thần học để nói trong một hội nghị giữa những người theo Anh Giáo và Gia Tô La Mã, được định vào tháng Giêng, tại làng Ga-za-da ở bên Ý.  Những tài liệu tôi dùng để viết bài thuyết trình này không có gì mới mẻ đối với tôi cả, nhưng chúng buộc tôi phải xét lại niềm tin của tôi đối với chế độ Giáo hoàng và Giáo hội Ca-Tô La Mã như là một tổ chức.  Tôi thấy rằng tôi không còn tin vào những lời xác nhận của Giáo hoàng được định nghĩa trong Công Đồng Va-ti-căng I và nhắc lại trong Công Đồng Va-ti-căng II, và rằng cái sự hiểu biết của tôi về Giáo hội Ki-tô đã đặt tôi ra ngoài Ca-Tô La Mã Giáo.
Tôi biết rằng từ lâu tôi đã không còn coi trọng những lời xác nhận của La Mã tuy tôi chưa chính thức thú nhận như vậy.  Trí óc tôi bị vặn vẹo và dằn vặt trong mấy năm gần đây, trong khi tôi cố gắng để giữ sự lương thiện của lương tâm, tôi đã tự rời xa những suy tư sâu thẳm nhất của tôi.
Sự chối bỏ trí thức của tôi về chế độ giáo hoàng khởi giậy ngày nay là kết quả của nhiều năm nghiên cứu và suy nghĩ.  Đã từ lâu tôi ý thức được rằng những luận cứ thông thường của giáo hoàng không có tính cách thuyết phục, và rằng những phản bác của tôi đối với những luận cứ này đã tiềm ẩn một cách khó chịu trong tâm hồn tôi.  Càng nghiên cứu về Thánh Kinh bao nhiêu, tôi càng nhận ra những sai lầm của La Mã.  Trước khi viết bài thuyết trình cho hội nghị Ga-za-da, tôi đã nghiên cứu Tân Ước với một đầu óc phê phán.  Chính sự nghiên cứu này đã làm khởi giậy mầm chống đối đã có từ trước ở trong óc tôi đối với Giáo hội La Mã.
 Đối với tổ chức Ki-Tô Giáo, thật ra không có một căn bản  vững chắc nào trong Thánh Kinh để xây dựng lên một cơ cấu tổ chức đông đảo như vậy mà Ca-Tô La Mã tuyên bố đó là ý của Chúa.  Khi thảo luận về cơ cấu tổ chức của Giáo hội Ca-Tô La Mã,  những yếu tố chính trị và xã hội trong lịch sử phát triển của giáo hội thì gần với thực tế hơn là bất cứ dữ kiện nào trong Thánh Kinh.
Cũng như các nhà thần học khác, tôi đã từng bỏ qua những uẩn hàm do sự thiếu những dữ kiện trong Thánh Kinh, và chỉ để ý đến sự phát triển tổ chức và giáo điều của giáo hội.  Tuy nhiên, sự co dãn về quan niệm như trên và mức độ khả tín về tầm áp dụng của nó cũng có giới hạn.  Trừ khi chúng ta đặt trước vào niềm tin giáo hoàng là vị chủ chăn không thể sai lầm, bằng chứng cho thấy rõ đó không phải là một tín lý đã được mặc khải mà chỉ là sự hướng dẫn sai lầm để tuyệt đối hóa một cơ cấu phù du.
Hơn nữa, hai tín lý của giáo hoàng đưa ra về Mary, Vô Nhiễm và Thăng Thiên, làm cho chúng ta nghi ngờ sự phát triển của khái niệm này.  Chúng ta không tìm thấy một tài liệu thỏa đáng nào về sự phát triển những tín lý này để giải thích rằng chúng nằm trong sự mặc khải của Ki Tô giáo.
Chính tôi là người dũng cảm hơn ai hết đã đi tìm tài liệu này.  Ngày nay còn gặp khó khăn hơn nữa, vì lối suy tư mới về tội tổ tông, về sự chết và sống lại, đã làm cho chúng ta khó mà có thể chấp nhận hai tín lý trên như là có ý nghĩa chính xác, trường tồn.  Sự áp đặt hai tín lý trên vào niềm tin của giáo dân Ki Tô đã khiến cho hệ thống chế độ giáo hoàng không thể bênh vực được về phương diện thần học và tạo nên một chướng ngại đối với sự giải thích về chính chế độ giáo hoàng như là một sự phát triển không thể nào đi ngược lại.
Giáo hội miền Tây, trong giòng lịch sử, đã dựng lên một tổ chức kỹ lưỡng.  Buồn thay, Giáo hội La Mã đã biến tổ chức này thành tuyệt đối.  Nhưng giáo hội này ngày nay đang bị xé nát bởi sự căng thẳng và  rời rạc nội bộ, vì niềm tin vào cơ cấu tổ chức của giáo hội thực ra không phù hợp với sự diễn giải Thánh Kinh và môn thần học hiện đại. Nếu độc giả nào muốn hiểu tôi muốn nói gì thì xin họ hãy đọc ba chương đầu trong bản hiến pháp của giáo hội trong Công Đồng Va-ti-căng II.
Hai chương đầu - tuy rằng tôi nên nói lên sự dè dặt của tôi - trình bày cái nhìn vào Thánh Kinh của giáo hội.  Với chương thứ ba, tài liệu này nói về một thế giới mới, xa lạ với Tân Ước, nhấn quá mạnh vào những sự xếp đặt  chỉ có giá trị tương đối về tổ chức của giáo hội và ngay ở mức độ này cũng hủ hóa bởi sự quan tâm như ám ảnh để giữ nguyên quyền lực của giáo hoàng.  Cái thế giới của những chức vụ nắm giữ luật lệ này, tôi đề nghị rằng, thuộc chế độ phong kiến hủ lậu hơn là thông điệp của Phúc Âm. 
Đối với mối quan tâm thường xuyên của tôi về tổ chức của giáo hội, tôi nên có nhiều hảo ý hơn nếu sự thực không phải là giáo hội, trong lịch sử gần đây, đã luôn luôn làm tổn thương đến nhiệm vụ của giáo hội để cứu vãn sự tồn tại của tổ chức hoặc những đặc quyền của giáo hội.  Trường hợp đáng để ý là vai trò của Giáo hội trong chế độ Đức Quốc Xã (Nazi Germany), nhưng đây không phải là trường hợp độc đáo.  Đã bao giờ chúng ta thấy giáo hội dám đối nghịch với quyền lực được lập nên để phục vụ sự thực, dù điều này có thể có hại đến địa vị của tổ chức giáo hội?  Giáo hội, như là một tổ chức, đã chỉ lo cho chính giáo hội và quan tâm đến uy quyền và uy tín của giáo hội hơn là đến thông điệp của Phúc Âm.  Tôi không thể chấp nhận điều này chỉ bằng vào lòng tin của tôi.
Tuy nhiên, tôi không nghĩ rằng một ngày nào đó tôi sẽ đối đầu với giáo hội vì những nghi ngờ trí thức tiềm ẩn trong đầu óc tôi về những điều mà giáo hội La Mã đoan chắc nếu không phải vì những yết tố khác.  Cái màn che phủ những điều đoan nhận của giáo hội đã rơi xuống bởi một sự thay đổi nội trong giáo hội qua những sự việc cụ thể.  Ở đây, tôi muốn nói đến những kinh nghiệm tích lũy qua nhiều năm trời, đạt đến cực điểm của sự thay đổi  với sự gian xảo tàn nhẫn của Giáo Hoàng khi hoãn ra quyết định về vấn đề kiểm soát sinh đẻ vào tháng 10 năm 1966. 
Có lẽ những lời nhận xét sau đây nghe thật chối tai bởi vì giáo hoàng có thể bị bối rối, nhưng có một vấn đề cần phải đặt ra rõ rệt: một người cho mình là một lãnh tụ luân lý của nhân loại thì không được dối trá.  Bảo rằng, như giáo hoàng đã phán, uy quyền giáo dục của giáo hội, về vấn đề kiểm soát sinh đẻ,  không ở trong trạng thái nghi ngờ nào là chối bỏ một sự kiện hiển nhiên.
Một sự né tránh dối trá của sự thực không phải là cái cớ để biện minh cho sự mong muốn cứu vãn uy quyền của Tòa Thánh.   Và tuyên bố rằng luật cấm dùng thuốc ngừa thai hiện hành phải được áp dụng cho đến khi có huấn thị mới là chứng tỏ một sự vô tình máy móc trước quần chúng và sự đau khổ của họ, một sự vô tình không thể tha thứ được khi chúng ta xét đến sự kiện là những sự đau khổ trên đã gây nên bởi sự thất bại của giáo hội như là tổ chức hướng dẫn đạo đức, vì cái cấu trúc quyền lực của giáo hội và sự đàn áp những thông tin và thảo luận.
Nhưng vấn đề này chỉ là một trường hợp điển hình.  Kinh nghiệm của tôi đối với giáo hội dần dần đã đưa đến xác tín rằng giáo hội không quan tâm đến sự thực và cũng chẳng quan tâm đến quần chúng.
Không có mấy người trong giới giáo sĩ ý thức được rằng một lòng mong muốn để có một sự cởi mở toàn diện và trung thành với sự thực là một đam mê nồng nhiệt.  Tôi không tự coi tôi là bất bình thường vì tôi là một tư tưởng gia, nhưng tôi đã trải qua nhiều cơn thống khổ với tư cách là một nhà Thần học của Giáo hội Ca-Tô La Mã.  Tôi thấy giáo hội không quan tâm đến sự thực vì nó là sự thực.  Những lý lẽ đầy thủ đoạn, hầu  như bao giờ cũng được đặt lên trên hết, để duy trì quyền lực.  Tôi không hề thấy trong cấp lãnh đạo một ý niệm vui vẻ về giá trị và chức năng của sự thực như là sự thực.
Thật ra, tôi phải thú nhận rằng, đối với tôi,  sự hành xử quyền lực giáo hoàng càng ngày càng trở nên mang tai tiếng.  Tôi không thể tiêu hóa được ngay cả phương cách giáo hoàng can thiệp vào Công Đồng Va-ti-căng II gần đây.  Đối với những huấn thị của giáo hoàng, một đôi khi tôi nghĩ cần phải có một khoa học luận về vai trò và nhiệm vụ của Va-ti-căng, để có thể phanh phui ra những nhóm áp lực nào đã thành công trong việc thực thi đường hướng của họ.
Bản thông tri (encyclical) "Mysterium Fidel" về Lễ Ban Thánh Thể (Eucharist) là một thí dụ hiển nhiên.  Bản thông tri này không những không hiểu những thảo luận gần đây về biến thể (transubstantiation), mà còn áp dụng một phương cách đại cương về Lễ Ban Thánh Thể đã bị những nhà Thần học bỏ từ lâu.  Tôi không thể chấp nhận tài liệu này là có giá trị ngay cả khi nó chỉ là một bài tập của một sinh viên.
Vì không có gì chứng tỏ rằng quyền lực của giáo hoàng là một tâm điểm học thuyết sống động,  chú trọng, đại diện và chuẩn nhận đầu óc của giáo hội, tôi bắt buộc phải thú nhận rằng Giáo Hoàng đã mắc vào trong một hệ thống triều chính lỗi thời, ở trong đó sự thực được sử dụng một cách chính trị, tự do thảo luận luôn luôn bị nghi ngờ và những tuyên bố về giáo thuyết được chấp nhận qua những thủ đoạn.
Nhưng tôi chưa bao giờ quan tâm đến những chính trị cung đình, sự cống hiến của đời tôi là cho niềm tin và Thần học.
Tôi không muốn đưa ra ấn tượng rằng tôi đang nổi loạn chống riêng chế độ giáo hoàng .  Sự thiếu quan tâm đến sự thực, đặt sự thực lệ thuộc vào quyền lực và sự duy trì của hệ thống tổ chức, tràn ngập khắp cơ cấu tổ chức giáo hội.
Tôi nhận thức rằng sức mạnh về phản ứng của tôi chống lại cái hệ thống trên là do quyết định cá nhân của tôi.   Sự đòi hỏi cấp bách về suy tư một cách xây dựng ở trong tôi đã bị ngăn chặn quá sự chịu đựng của tôi vì phải tuân phục một giáo hội với những tín điều cứng ngắc.
Tôi đã vật lộn với sự tuân phục nàỵ  Tôi có ấn tượng rằng trong những năm gần đây tôi đã phải cất bỏ một cái núi sỏi đá của giáo hội để tạo ra vài cái cây nhỏ bé trong những suy tư xây dựng của tôi.  Cố gắng tiếp tục suy tư trong cái khuôn khổ cứng ngắc của những giáo điều chính thống hiện nay đã vượt ra ngoài sức tôi.  Nó trở thành không thể đạt được một khi mà những quyền lực của giáo hội đã làm tôi mất đi sự kính trọng vì đã bán rẻ sự thực.
Tôi không ham muốn có những suy tư một mình với lòng kiêu hãnh của một cá nhân đơn độc, tôi muốn suy nghĩ cùng với cộng đồng, chia xẻ trong một cộng đồng, đặt sự suy tư của tôi dưới những ý nghĩ của giáo hội.  Nhưng đối với tôi,  đường lối của giáo hội không còn biểu thị một tư tưởng thông thường, nó trở thành một hệ thống hẹp hòi, áp đặt bởi quyền lực và thường là ngược lại với những ý tưởng tiến bộ ngay trong giáo hội.
Trong khi sự lãnh đạm của giáo hội đối với sự thực đã làm tôi, với cương vị của một nhà thần học, ưu phiền,  một kinh nghiệm khác đã có cùng một tính cách quyết định gây nên sự đoạn tuyệt của tôi với giáo hội.  Cái tổ chức giáo hội này thường xuyên nghiền nát và làm tổn thương con người.  Đối với tôi, càng ngày giáo hội càng trở nên một hệ thống mênh mông, vô nhân tính, không có tự do, và vô nhân đạo. Trong giáo hội có rất nhiều người tốt, những người tôi kính ngưỡng và yêu mến.  Nhưng tôi không thấy họ là những Ki Tô hữu tốt theo cấu trúc của giáo hội.  Có vẻ như là những giá trị cá nhân và cộng đồng mà họ quý trọng và  cổ súy  không phải là rút ra từ giáo hội.  Thật ra là nhiều khi họ hoạt động trái ngược hẳn với quyền lực của giáo hội và cơ chế chính thức của giáo hội.
Đối với tôi có vẻ như là có một cái gì đó đã đi quá sai đường trong những liên hệ giữa con người với nhau để kết buộc mọi người với nhau trong tổ chức giáo hội.  Tôi có thể nói thẳng rằng đây là một sự loạn thần kinh tập thể.   Chắc chắn là một người nào đó nên tìm hiểu cái bệnh lý của giáo hội ngày nay.  Giáo hội chính thức bị chất chứa đầy sợ hãi, bất an và lo ngại, đưa đến sự bất khoan dung và thiếu tình thương.  Và cái mà làm cho những cố gắng sửa sai bị thất bại chính là sự thống trị của hệ thống trên cá nhân.  Quyền lợi của Giáo hội bao gìờ cũng đặt lên trước hết, và cái quyền ưu tiên này đã hủy diệt nhân vị của con người.
Ngay cả những người tốt, khi ở trong một địa vị có quyền lực cũng trở nên nạn nhân của hệ thống tổ chức giáo hội và không còn đối xử với những người khác một cách bình thường giữa con người và con người nữa, dưới cái quyền lực này quá nhiều người được giữ trong tình trạng ấu trĩ hay trở nên thất bại, kỳ kục và bấn loạn thần kinh.  Điều tôi nói đây có vẻ như là những lời lên án vô căn cứ, nhưng tôi tin chắc rằng rất nhiều người trong giáo hội hiểu tôi muốn nói đến cái gì và có thể xác nhận những lời tôi nói qua kinh nghiệm của chính bản thân họ.
...Ngày nay tôi đã đoạn tuyệt với giáo hội, tôi cảm thấy trí óc và tinh thần đã được rửa sạch và tự do, trong một sự an bình và vui vẻ  mà tôi không biết đến trong nhiều năm.  Nhưng cũng như mọi hạnh phúc ở trên đời, hạnh phúc của tôi đã được xây dựng qua nhiều đau khổ.  Sự chỉ trích của tôi về giáo hội như là một tổ chức không thể làm tôi quên được giáo hội qua những người mà tôi viết và yêu mến.  Quyết định của tôi chắc sẽ làm phiền lòng nhiều ngườị  Có những người không hiểu được vấn đề và cảm thấy như bị phản bội, và địa vị của một số người khác trở nên khó khăn một cách đau lòng vì quyết định của tôi.
Nhưng tôi không thể tránh được tạo ra những vết thương trên.  Bất cứ những gì tôi đã làm cho người khác trong quá khứ đều được kết hợp với sự tranh đấu của tôi cho sự liêm chính và thành thực.  Tôi không thể tiếp tục giúp đỡ những người khác với cái giá là phải sống trong dối trá, tôi phải theo niềm tin của tôi vào chân lý.  Tôi hi vọng vẫn còn những cơ hội để làm việc cho người khác hoặc làm việc cùng với họ, dù rằng có người không đồng ý với tôi.  Hành động của tôi bắt nguồn từ một niềm tin chắc chắn, rằng tôi chỉ có thể tìm thấy Chúa Ki Tô và Thượng Đế và dẫn dắt người khác đạt cùng mục đích như tôi, nếu tôi có ý chí tìm thấy chính tôi và thành thực với chính tôi.  Những điều này, tôi không thể nào làm được nếu tôi còn là một tín đồ Ca-Tô La Mã.