Tổng số lượt KHÁCH xem trang

THUỐC CHỐNG RỤNG HOA/BÔNG MAI, BÔNG GIẤY, SỨ THÁI LAN, ĐỖ QUYÊN (SUPER A..Z)


THUỐC CHỐNG RỤNG HOA/BÔNG MAI, BÔNG GIẤY, SỨ THÁI LAN, ĐỖ QUYÊN (SUPER A..Z)

Thuốc chống rụng bông mai của chúng tôi đã có mặt ở thị trường Tây Nam bộ từ những năm '90 của thế kỷ trước và đến năm đầu tiên của thiên niên kỷ nầy Bộ Nông Nghiệp & PTNT với quyết định QĐ 6523/QĐ-BNN-KHCN ngày 19/12/2001 đã “CÔNG NHẬN SẢN PHẨM NẦY LÀ MỘT BIỆN PHÁP KỸ THUẬT MỚI ĐƯỢC PHÉP SẢN XUẤT, KINH DOANH VÀ XUẤT KHẨU THEO QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH” và tiếp theo đó đã đưa sản phẩm nầy vào”DANH MỤC PHÂN BÓN ĐƯỢC PHÉP SẢN XUẤT, KINH DOANH VÀ SỬ DỤNG Ở VIỆT NAM ” liên tục cho đến ngày nayNhư vậy cho đến thời điểm nầy, chỉ có Thuốc chống rụngbông mai Super A-Z của DNTN THẢO TRÂM là được Bộ NN&PTNT côngnhận đạt hiệu quả kỹ thuật cao và tính pháp lý của sản phẩm thuốc chống rụng bông mai là một sản phẩm độc đáo của DNTN THẢO TRÂM được bà con xa gần trong cả nước biết đến hơn 20 năm qua nhất là khu vực Nam bộ, nơi mà thị trường sản xuất và tiêu thụ hoa mai mạnh nhất trong cả nước.Thuốc đã qua thử thách hằng chục năm rồi

xem chi tiết>>>


Chủ Nhật, 5 tháng 1, 2014

Tin Lành Hay Tin Láo?? Giáng Sinh Hay Giáng Họa??

Trần Chung Ngọc
03-Jan-2014


Con cháu Lạc Hồng quyết không để cho con cháu của Do Thái Adam và Eve đưa chúng ta trở lại thời bán khai dưới bất cứ dưới hình thức nào. Và đây chính là trách nhiệm bảo vệ nền văn hóa Việt Nam của Nhà Nước Việt Nam ngày nay, của các chính quyền Việt Nam mai sau, của toàn dân phi-Ki-tô trong nước, và của những người Việt Nam yêu nước trên khắp thế giới." (TCN)


 Đại Cương Về Đạo & Tín Đồ Tin Lành
Tin Lành là một hiểm họa, một họa rất nguy hiểm cho nhân loại nói chung, cho Việt Nam nói riêng,  nếu Việt Nam để cho Tin Lành tự do truyền đạo.  Tại sao?  Vì những người Tin Lành thuộc loại mù quáng tin bướng tin càn, đại khái như “chấp nhận Giê-su là đấng cứu rỗi của họ và đây là con đường duy nhất để lên thiên đường, và tin tuyệt đối
cuốn Thánh Kinh là những lời không thể sai lầm của Gót” (nguyên văn), bất kể là, qua những công cuộc nghiên cứu của các học giả Tây phương trong vòng 200 năm nay:  1) Giê-su không phải là “Chúa cứu thế” và về đạo đức cũng như trí tuệ, Giê-su không có gì đáng để cho chúng ta phải ngưỡng mộ; và 2) cuốn Kinh Thánh không phải là lời của Gót mà là một cuốn sách viết bởi một số người Do Thái thuộc thời bán khai, ít trí tuệ, không có một ý niệm nào về công bình, cho nên nội dung chủ trương độc thần không khoan nhượng, và hơn 80% chứa những chuyện giết người hàng loạt tàn bạo, loạn luân, vô đạo đức v..v… và Kinh Thánh có rất nhiều điều sai lầm về thần học cũng như về khoa học, không hợp với thời đại, và có tính cách ngu dân.  Nếu họ chỉ tin như vậy thì chẳng ai buồn nói đến họ làm gì, nhưng hiểm họa Tin Lành là ở chỗ các nhà truyền giáo và các tín đồ Tin Lành, vì có niềm tin thuộc thời Trung Cổ, cho nên có những hành động tác hại trên các xã hội qua những phương cách truyền đạo cuồng tín của họ. Một học giả, Neale Donald Walsch, đã nhận định trong cuốn The New Revelations, trang 51: “Những nhà bảo thủ Tin Lành tin rằng con đường tiến tới là con đường đi giật lùi, giật lùi về đúng những lời nguyên thủy của cuốn Kinh Thánh – một cuốn sách phải đọc nguyên văn, và áp dụng từng câu từng chữ.” (nguyên văn)
Đặc tính chung của những người Tin Lành là rất ngu đạo và cực kỳ mê tín, cho nên cuồng tín nhất mực.  Họ tin vào những lời lừa bịp của các nhà truyền bá Phúc Âm Tin Lành, vào khả năng “cứu rỗi” của một anh nhà quê Do Thái đã chết và táng xác cách đây đã 2000 năm, và họ muốn mọi người cũng phải tin như họ, cho nên họ dùng mọi thủ đoạn để dụ con người vào cái đạo Tin Lành mà thực ra chỉ là Tin Láo của họ.  Nếu họ chỉ mù lòa tin bướng tin càn vào những thứ không đáng tin thì chẳng ai nói đến làm gì.  Nhưng khổ thay, họ lại mang cái kiến thức rất thấp kém của họ về chính đạo của họ ra để mà truyền đạo, hi vọng có thể kéo con người trở lại thời đại man rợ trí thức của thời Trung cổ.  Trên diễn đàn trí thức ngày nay mà họ vẫn còn đưa ra những luận điệu truyền đạo đã lỗi thời, sặc mùi mê tín, hoang đường.  Tin Lành đã biến những tân tòng Việt Nam thành những kẻ không còn tinh thần quốc gia dân tộc, chối bỏ nguồn gốc, chỉ mê mẩn với sự “cứu rỗi” của một anh nhà quê Do Thái mà nhiều học giả, ở trong cũng như  ở ngoài các giáo hội Ki-tô, dựa trên chính những điều viết trong Tân ước, đã chứng minh chỉ là một đứa con hoang, không có gì đặc biệt về đạo đức cũng như về trí tuệ. Vì đầu óc của người Tin Lành đã bị điều kiện hóa và thuần hóa, không thể chứa thêm điều gì ngoài những hoang tưởng về ơn “cứu rỗi” của một người Do Thái, cho nên người Tin Lành không chấp nhận bất cứ điều gì trái với những niềm tin của họ về Thánh Kinh, về Giê-su.
Thật vậy, Mục sư Tin Lành Rubem Alves viết trong cuốn"Protestantism and Repression", trang 62 như sau về đức tin trong đạo Tin Lành: "Nếu những sự kiện khoa học, nhân văn, xã hội v..v.. hay đời sống thực tế ở ngoài đời (real life) mà trái ngược với Thánh Kinh thì những sự kiện này phải dẹp bỏ." (If the facts oppose the text (of the Scriptures), abolish the facts). Nếu khoa học mà phù hợp với Thánh Kinh thì đó là khoa học tốt (Good science).  Nếu khoa học mà không phù hợp với Thánh Kinh thì đó là khoa học xấu (Bad science).  Truyền thống trong Tin Lành cũng là phải tuyệt đối tin rằng con người sinh ra trong tội lỗi (born in sin) và do bản chất đó, con người không thể làm gì tốt (by nature, incapable of doing good),  phải bị đày đoạ vĩnh viễn (To be a sinner is to be destined to eternal damnation), và cách duy nhất để được cứu rỗi là phải tin vào quyền năng của Giê-su(Justification by Faith). Vì vậy, Rubem Alves viết: "Chúng ta không bao giờ thấy Tin Lành giải thích hay biện minh cho thẩm quyền của Thánh Kinh bằng sự hiểu biết hay xuyên qua những thực tế ở ngoài đời. (nguyên văn)
Do đó, thảm trạng của nhân loại ngày nay là vẫn có một số người không nhỏ tiếp tục sống trong bóng tối của một ý thức hệ mà thực chất không còn phù hợp với trình độ trí thức của con người trong thời đại thông tin điện tử này, nhưng lại muốn kéo mọi người khác vào sống trong cái bóng tối ngu dốt của họ.  Họ là nạn nhân của một nền Thần học tinh vi, dựa trên nhiều ngụy tạo và gian dối, một nền Thần học mà bản chất chỉ là một môn học đoán mò, nhưng lại có tác dụng giữ họ trong bóng tối của đức tin thời Trung Cổ. Luận cứ này sẽ được chứng minh trong những phần sau của cuốn sách này.
Thực tế là, đạo Tin Lành là để cho phần lớn tín đồ khờ khạo, đầu óc yếu kém, ít hiểu biết.  Đây không phải là điều tôi nói vu vơ.  Tất cả đều dựa trên sự tìm hiểu của tôi về đạo Tin Lành.  Những trích dẫn sau đây hi vọng sẽ cho chúng ta biết rõ hơn về bản chất của đạo Tin Lành và các tín đồ Tin lành.  Chúng ta hãy đọc chút ít về đạo Tin Lành và tín đồ Tin Lành.
Trong cuốn “Đạo Tin Lành Và Sự Đàn Áp”(Protestantism and Repression, Orbis Books, New York, 1985), Mục sư Tin Lành Rubem Alves, giáo sư đại học ở Campinas, Brazil, đã phân tích rất sâu sắc về mọi khía cạnh của đạo Tin Lành, đặc biệt là về tâm thức của những người tân tòng trong Chương 2: Cải Đạo:  Cái Khuôn Xúc Động Tình Cảm Của Tin Lành (Conversion: The Emotional Matrix of Protestantism), dài 22 trang giấy, từ 22 đến 46.  Đây là một cuốn sách, dày 215 trang, rất hữu ích cho những người nào muốn tìm hiểu về đạo Tin Lành, từ cấu trúc tình cảm, nhận thức thực tại, cho đến phương pháp tẩy não, nhồi sọ những giáo điều mà Tin Lành chấp chặt bất kể đến những bằng chứng về lô-gic, về khoa học, về xã hội, những bằng chứng trái ngược với Kinh Thánh một cách rất hiển nhiên. 
Chúng ta hãy đọc một đoạn ngắn trong mục “Cải Đạo và Khổ” (Conversion and Suffering), trang 43-44, để thấy rõ Tin Lành đã lợi dụng những tình trạng khủng khoảng về vật chất và tinh thần của con người như thế nào để kéo họ vào trong vòng mê tín của Tin Lành:
Có phải là khó hiểu không khi mà (vai trò của) Ki-tô(Giê-su) không thể rao giảng được cho những người cảm thấy mình an toàn, hạnh phúc, cho những người cảm thấy đời sống thật đáng sống, cho những người không đang ở trong cơn khủng khoảng?  Có phải là kỳ cục không khi mà Ki-tô chỉ có thể trình bày và làm cho có ý nghĩa trong những tình trạng bệnh hoạn trong đó con người bị nhiễm bởi sự bất an, bởi những cảm xúc tội lỗi, và sợ hãi cái chết?  Chúng tôi bắt buộc phải kết luận rằng thế giới chỉ mở chỗ cho Ki-tô khi nó cảm thấy ốm đau, bệnh hoạn.  Có một lý do thần học nào để giải thích là tại sao sự sợ hãi cái chết lại là những bí tích đặc quyền của sự cứu rỗi?  Nói cách khác, kinh nghiệm cải đạo giả định là điểm gặp nhau giữa Gót và thế giới là sự khổ và thống khổ.  Có phải là có một cách nhìn thực tại một cách tự mãn trong sự đau khổ (sadomasochistic vision of reality) tiềm ẩn ở đàng sau giả định như vậy?
[Tác giả dùng từ sadomasochistic nghĩa là phối hợp của sadism (thỏa mãn trong sự độc ác) và masochism (cảm thấy thích thú khi bị thống trị hay bị bạc đãi).  Về điểm này, Tin Lành không khác gì Ca-tô Giáo Rô-ma. Trong cuộc hành hương tại Lộ Đức (Lourdes), Giáo hoàng John Paul II đã phát biểu là ngài chia sẻ sự đau đớn vật chất của các tín đồ và bảo đảm với họ là những sự đau đớn bệnh hoạn của họ là nằm trong “kế hoạch kỳ diệu” của Gót . (Pope John Paul II joined thousands of other ailing pilgrims at Lourdes... telling them he shares in their physical suffering and assuring them that the burden is part of God’s “wondrous plan”.)  Đây chính là liều thuốc phiện của Ki Tô Giáo có tác dụng làm tê liệt đầu óc con người trong “kế hoạch kỳ diệu” của Gót]
Sự khổ được biến đổi thành một dạng ân sủng, vì nó mang đến cho kẻ tội lỗi một cơ hội để gặp Ki-tô.  [Ở đây, chúng ta lại thấy Tin Lành và Ca-tô gặp nhau ở điểm này. 
Thật vậy, một học giả chuyên gia viết tiểu sử, Anne Sebba, đã sang tận Calcutta và nhiều nơi khác để quan sát nhưng “cơ sở từ thiện” (sic) của bà Teresa, và đã viết trong cuốn“Mother Teresa: Beyond The Image” (Mẹ Teresa: Ngoài Cái Hình Ảnh Đã Được Dựng Lên) là:
Công việc từ thiện của bà Teresa không bắt nguồn từ chính lòng từ thiện mà động cơ thúc đẩy chính là để làm sáng danh Ki-tô và để truyền đạo...  Bà Teresa đã khẳng định rằng công việc từ thiện bà làm là để phục vụ Ki-tô, không phải phục vụ con người, phục vụ Ki-tô bằng cách kiếm thêm nhiều tín đồ cho Ki-tô mà những sự đau khổ, bất hạnh của con người là những cơ hội để bà làm việc thiện, chứng tỏ lòng “từ bi” (sic) của bà.” (Xin đọc bài Đâu Là Sự Thực? trên trang nhà Sách Hiếm.)  Sự khổ càng lớn thì những cơ hội truyền đạo càng nhiều.  Có phải chăng điều này hàm ý là Giáo hội được đặt trong một vị thế khó hiểu là thường cầu nguyện cho nhân loại bị khổ nhiều hơn để cho con người có thể chấp nhận thông điệp của giáo hội?  Đây là câu hỏi mà Dietrich Bonhoeffer [Một nhà thần học Ki-tô bị chết trong nhà tù của Đức Quốc Xã] đặt trước Giáo hội.
Vậy những nhà biện hộ cho đức tin Ki-tô, những người mang những “tin lành” thực sự đã làm những gì?
Họ chứng tỏ cho những người đang ở trong tình trạng an toàn, hài lòng, hạnh phúc, thực ra là chẳng sung sướng gì, tuyệt vọng, và không ý thức được rằng mình đang ở trong tình trạng nghiêm trọng mà mình không biết gì về nó, từ đó chỉ có họ (những nhà truyền bá phúc âm) mới có thể cứu được.  Bất cứ ở nơi nào mà có sự khỏe mạnh, sức sống, sự an toàn, bình dị, họ dò xét để kiếm những trái cây ngọt ngào [những kẻ nhẹ dạ, khờ khạo, cả tin] để gặm nhấm hoặc kiếm chỗ đặt những cái trứng độc hại của họ trong đó.  Họ đặt mục tiêu số một vào cách đưa con người vào tình trạng tuyệt vọng nội tâm, và từ đó những người này sẽ hoàn toàn lệ thuộc họ. [Bonhoeffer].
Đó là tại sao mọi lý luận với người Tin Lành đều không có tác dụng.  Chúng ta có thể đưa ra mọi thứ bằng chứng – lô-gic, khoa học, hay bất cứ bằng chứng nào khác – để kêu gọi người Tin Lành suy tư về kinh nghiệm đạo của họ.  Bằng chứng này bị bác bỏ ngay lập tức bởi người Tin Lành.
Nơi trang 84-85, mục sư Rubem Alves còn cho chúng ta biết rõ những người tân tòng đã cải đạo vào Tin Lành như thế nào và tâm thức của họ đã bị cộng đồng Tin Lành thay đổi như thế nào để họ có thể được chấp nhận trong “hội thánh” (sic) Tin Lành. 
 Tình trạng của một kẻ tân tòng giống như tình trạng của một đứa trẻ lần đầu tiên đi đến trường học.  Họ không biết gì hết.  Kiến thức sẽ được dàn xếp để truyền cho họ bởi một người [tự cho là] đã có kiến thức (về Tin Lành).  Quá trình học tập là một quá trình tập sự.  Sự tương giao xã hội giữa hai bên không phải là một sự tương giao bình đẳng.  Ông thầy và kẻ tập sự, thầy dạy giáo lý và kẻ tân tòng học hỏi, không ở cùng một trình độ.  Một người là thuộc cấp của người kia; do đó quyền lực nằm trong phương trình này.  Những người dạy giáo lý là những người có quyền năng áp đặt những định nghĩa về thực tại của mình; những kẻ tân tòng học hỏi là những người không có quyền giữ những định nghĩa về thực tại của mình.
Ngay cả trước khi những kẻ tân tòng học hỏi bất cứ điều gì về thế giới, họ được dạy để tự coi mình như là không biết gì.  Những kiến thức của họ được để trong dấu ngoặc và được dạy phải  nghi ngờ.  Họ không được phép viện ra những điều mà họ cho là họ biết để phê bình loại kiến thức mà “hội thánh” muốn chuyển đạt cho họ.  Tại sao vậy?  Vì kiến thức có trước của họ là tài sản từ các thời kỳ tăm tối và bị đầy đọa từ trước.  Đầu óc của họ được đưa về tình trạng của những trang giấy trắng.  Họ không có gì để nói; nhiệm vụ của họ là nghe.  Là những kẻ tập sự và học hỏi, họ phải tuân phục định chế của giáo hội trong yên lặng.  Nay họ biết rằng định chế đó có độc quyền về sự hiểu biết tuyệt đối, do đó có độc quyền để nói.
Như vậy, trong thế giới Tin Lành, quá trình học hỏi bắt đầu bằng một bài học thuộc loại đặc biệt về mối giao hệ xã hội: những người dạy giáo lý nói, những kẻ học hỏi ngồi yên; những người dạy giáo lý giảng dạy, những kẻ học hỏi nhắc lại.  Nếu những kẻ học hỏi không biết là mình tin cái gì (như những người giảng dạy tự cho là mình đã biết), họ không đủ tư cách để nói.  Đúng là những kẻ tân tòng được tự do tỏ lộ tình cảm của mình.  Nhưng họ không thể nói điều gì về sự hiểu biết của họ.  Đó là tại sao loại ngôn từ thích hợp của những kẻ tân tòng học hỏi là nhắc lại, như sách giáo lý (của Tin Lành) đã minh họa rõ ràng.  Những sách giáo lý là sách đầu tiên để cho những kẻ tân tòng tập sự và học hỏi.  Chúng chứa những câu hỏi và những câu trả lời viết sẵn.  Khi nào thì những kẻ tân tòng học hỏi hiểu sách giáo lý của Tin Lành?  Khi họ có thể đọc thuộc lòng những câu trả lời in sẵn trong đó.  Sự học hỏi của cộng đống Tin Lành được định nghĩa theo loại kiến thức đó, và sự kiểm tra sự học hỏi của những kẻ tân tòng là khả năng nhớ và nhắc lại những câu hỏi và câu trả lời trong sách giáo lý.  Theo cách này tâm thức tập thể của cộng đồng Tin Lành được in vào đầu óc và tâm thức của thành viên.  Thế còn vấn đề tự do tìm hiểu thì sao?  Thế còn vấn đề để cho những kẻ tân tòng học hỏi tự mở mang trí tuệ?  Không thể tìm thấy ở đâu trong đạo Tin Lành.
 Ngoài ra, mục sư Rubem Alves còn cho chúng ta biết, trang 34, là Tin Lành cấy vào đầu tân tòng mặc cảm tội lỗi, và để có thể vào trong cộng đồng Tin Lành, người tân tòng phải tin rằng mình sinh ra trong tội lỗi, và vì cái bản chất tội lỗi đó con người không thể làm điều gì tốt (Believe that you were born in sin, and that by nature you are incapable of doing good.).  Để thoát ra khỏi cái bản chất tội lỗi đó, con người chỉ có một cách: chấp nhận Giê-su Ki-tô là đấng cứu chuộc duy nhất và đầy đủ (Accepting Christ as the sole and sufficient savior).  Cái công thức này không khuyến khích làm thiện mà chỉ cần đầu phục Giê-su Ki-tô (The formula calls not for doing  but for surrendering to Christ).  Thật vậy, rất mực đạo đức còn thường được coi là một chướng ngại trong sự cải đạo (Indeed moral excellence is often considered an obstacle to conversion).
Với những hiểu biết như trên về đạo Tin Lành và sách lược nhồi sọ tín đồ, chúng ta thấy Mục sư Rubem Alves viết không sai một mảy may, và chúng ta không thể không tội nghiệp cho những đầu óc đã bị điều kiện hóa qua những thủ đoạn truyền đạo của Tin Lành.  Nhưng thật ra, chúng ta không thể quy trách hoàn toàn cho những người truyền đạo, bởi vì đó là nghề nghiệp của họ, dùng bất cứ thủ đoạn nào để kéo những người đang ở trong cơn khủng khoảng tinh thần và vật chất vào mớ xiềng xích tâm linh của Tin Lành.  Họ thành công vì một phần khá nhiều thuộc căn trí thấp kém và yếu kém của những kẻ tân tòng.  Nếu căn trí của những kẻ tân tòng không yếu kém, nếu lòng tự tin, tự trọng  của họ không mất đi, nếu đầu óc của họ có khả năng suy luận dù chỉ là tối thiểu, thì làm sao họ có thể bị thuyết phục bởi những điều thuộc loại mê tín, hoang đường đã quá lỗi thời của Tin Lành?  
Chẳng trách là  Mục sư Tin Lành Ernie Bringas đã nhận định trong cuốn Going By The Book: Past and Present Tragedies of Biblical Authority, trang bìa sau: “đầu óc của đa số tín đồ Ki Tô Giáo, đặc biệt là Tin Lành, có một khuyết tật, họ là nạn nhân của một khoảng cách kiến thức đặt họ vào trình độ hiểu biết tôn giáo thích hợp nhiều hơn với thế kỷ 17”.(nguyên văn) 
Cho nên, chúng ta không lấy gì làm ngạc nhiên khi thấy người Tin Lành viết về đạo Tin Lành không ngoài những điều họ đã học thuộc lòng một thứ kiến thức thuộc loại mê tín lỗi thời, hoặc những câu trả lời đã được viết sẵn về chính đạo của họ, một loại kiến thức  nhồi sọ để giam họ vào sự mù lòa tin bướng tin càn vào những chuyện hoang đường về Giê-su Ki-tô (Jesus Christ).  Điều này không gì rõ ràng hơn là đọc những lời mê sảng trong bài Thông Minh Trước Đã: Thiên Chúa Giáng Sinh của Tin Lành Dũng Tiến Tôn (xem phần Phụ Lục)
Toàn bài của Dũng Tiến Tôn đều là những lời mê muội trong thời Trung Cổ.  Thời buổi này mà hắn còn nói đến chuyện Satan quyến rũ Adam, cứu thế, thiên thần, ngôi sao lạ dẫn đường, các nhà chiêm tinh đến chiêm bái một đứa con nít mới sinh ra, quỷ và satan có trong mọi người, con người phải luôn luôn truyền lệnh cho Satan ra khỏi thân mình để mình trở thành tốt lành  v…v…  Cho nên, tôi chẳng muốn mất thì giờ để mà phê bình một bài hoàn toàn vô giá trị trong thời đại ngày nay, trước những kiến thức về khoa học và về chính đạo Tin Lành của hắn.  Nhưng để đọc giả thấy rõ vấn đề, tôi chỉ xin phân tích sau đây đoạn đầu và đoạn cuối trong bài của Dũng Tiến Tôn.
Trước hết chúng ta hãy đọc những lời mê sảng của Dũng Tiến Tôn ngay trong đoạn đầu:
Nhân-loại đang sống trong thời đại toàn-cầu hóa. Lễ Kỷ-Niệm Chúa Giêsu Giáng Sinh không còn mang màu sắc tôn-giáo cá-biệt, mà đã trở thành một Đạo-Toàn-Cầu, một biến-cố siêu-linh cứu-sống  toàn thể nhân-loại. Mỗi năm, ngay từ đầu tháng 12, từ nơi hang cùng ngỏ hẽm cho đến những thành-phố nguy-nga, trên địa-cầu, người-người rộn-rịp giăng-đèn kết-hoa đón mừng Chúa Cứu-Thế vào đời. Thiên-Chúa Giáng-Sinh là một Tin-Lành Cứu-Độ có ảnh-hưởng sâu rộng đến đời sống nhân loại, giải-quyết mọi nan-đề, từ vật-chất đến linh-hồn.
Quý vị đọc giả đã thấy ai cuồng tín như tên này chưa"?  Hắn cuồng tín theo đúng như định nghĩa của Giáo sư Nguyễn Mạnh Quang: “Tổng hợp của ngu dốt, hung hăng, huênh hoang và hợm hĩnh”.  Hắn ngu đến độ không biết rằng dân số trên thế giới ngày nay vào khoảng 6.9 tỷ người trong đó khoảng 2/3, nghĩa là 4.6 tỷ người không cần biết đến Chúa Giê-su là ai, và ngay cả các học giả trong phương trời Ki-tô Âu Mỹ cũng coi Giê-su chỉ là một anh nhà quê Do Thái (Ingersoll).  Trong số 6.9 tỷ người thì đạo Tin Láo của hắn chỉ có chưa tới 400 triệu tín đồ chia ra làm nhiều phái, theo http://uk.answers.yahoo.com/, phái nọ lên án phái kia là sai lầm, cho nên phải xuống hỏa ngục.  Do đó hầu như mọi hệ phái Tin Lành đều phải xuống hỏa ngục. 
Chúng ta hãy bỏ qua những lời huênh hoang của Dũng Tiến Tôn về chuyện giăng đèn kết qua mà hắn gọi là để “đón mừng Chúa Cứu Thế vào đời”.  Chúng ta hãy tập trung vào việc khảo luận trên hai điểm:  “Giê-su là Chúa Cứu Thế”, và sự sinh ra của Giê-su mà hắn gọi là “giáng sinh”.
Giê-su Là Ai?
Vậy thì, trước hết là câu hỏi then chốt: Giê-su là ai? Chúng ta cần phải tìm ra giải đáp rõ ràng cho câu hỏi này.  Nhưng thực ra không ai có thể đưa ra một giải đáp rõ ràng, vì trên thực tế,  Giê-su là một con người không có tiểu sử, nhiều nhất là một tiểu sử không rõ ràng, như vài tài liệu nghiên cứu của các học giả sau đây chứng tỏ.  Chúng ta phải nhớ rằng, tất cả những tài liệu nghiên cứu về nhân vật Giê-su là của các học giả ở trong thế giới Ki Tô Giáo Tây phương, trong đó có cả những bậc lãnh đạo trong Ki tô giáo nói chung, không có một tài liệu nào của Phật Giáo hay Cộng sản.  Cho nên, những kẻ nào lên án chúng tôi đưa ra những tài liệu này là chống Ca-tô, hay chống Tin Lành, hay theo sách lược chia rẽ tôn giáo của CS v..v… thực sự chỉ là những luận điệu chống đỡ  đạo của họ rất ấu trĩ và hoàn toàn vô giá trị.
Trong cuốn Giê-su Là Ai ?, học giả Ki Tô Colin Cross viết như sau trong phần dẫn nhập:
 Nhìn từ xa và xét về toàn thể, Giê-su ở Nazareth  có vẻ như là một nhân vật lịch sử hiển nhiên.  Nhưng khảo xát kỹ về bất cứ chi tiết nào cũng làm cho hình ảnh này mờ nhòa.  Lý do về sự không rõ ràng này thật là hết sức đơn giản.  Đó là chúng ta không có bất cứ một tài liệu nào, thuộc bất cứ lãnh vực nào, về phần lớn cuộc đời của ông.  Ông ta không viết một cuốn sách nào.  Ngay cả hình dáng của ông ra sao cũng không ai biết.  Không có ngay cả một bằng chứng nào tự nó có giá trị để chứng tỏ là ông đã hiện hữu.  Những tài liệu hiện hữu, những phúc âm, chỉ viết về một phần nhỏ nhoi của đời ông và được viết theo quan điểm sùng bái cá nhân và nghi thức tôn giáo chứ không phải theo quan điểm sử học thông thường. Trong những chuyện kể trong phúc âm có những điều bất phù hợp nghiêm trọng cũng như những điều rõ ràng là không thể xảy ra.
[Cross, Colin, Who Was Jesus?, Barnes & Nobles Books, New York, 1993, Introduction)   (nguyên văn)
2. Mục Sư Ernie Bringas cũng viết như sau, trong cuốnThi Hành Đúng Như Trong Sách: Những Thảm Họa Trong Quá Khứ Và Hiện Tại Do Quyền Lực Thánh Kinh Gây Nên:
Điểm đồng thuận ngày nay là nhân vật lịch sử Giê-su -  những lời Giê su nói và những hành động Giê-su làm, và những biến cố xảy ra trong cuộc đời của ông -không thể xác định được chính xác.  Trong khi chúng ta biết tác giả của một phúc âm nhìn nhân vật Giêsu như thế nào như họ đã viết lại, và viết lại như thế nào, thường là chúng ta không thể đi quá những điều viết trong phúc âm để biết về chính con người thực của Giê-su.  Chúng ta không thể đoan quyết là những lời nào viết trong phúc âm về cuộc đời của Giê-su là đúng như sự thực.
[Ernie Bringas, Going By The Book: Past And Present Tragedies of Biblical Authority, Hampton Roads Pub., Co. VA., 1996, p. 191: (nguyên văn)
 3. Uta Ranke-Heinemann, người phụ nữ đầu tiên chiếm được ngôi vị Giáo sư Thần học Ca-Tô (A Chair in Catholic Theology), viết trong phần dẫn nhập của cuốn Hãy Dẹp Đi Những Chuyện Trẻ Con như sau:
Chúng ta vấp phải sự thực sau đây về nhân vật Giê-su.  Chúng ta không biết khi nào ông ta sinh ra và ở đâu cũng như khi nào ông ta chết.  Ông ta là một người không có một tiểu sử.  Chúng ta không biết những hoạt động của ông như là một thầy giảng trước quần chúng thật sự đúng là ở đâu và kéo dài bao lâu.  Nói cho thật đúng, chúng ta chẳng biết gì nhiều hơn là ông ta đã sinh ra đời, có người theo ông ta làm môn đồ, và ông ta bị hành quyết trên giá hình chữ thập – loại hình phạt của La Mã – và như vậy có một kết cục xấu số...
Ông Giê-su này không chỉ đã chôn sâu dưới đất ở Jerusalem(nghĩa là thực ra đã chết và chôn ở Jerusalem. TCN) mà còn được chôn vùi ở dưới một núi những nghệ thuật tồi tệ, chuyện hoang đường, và cách diễn giải  của giáo hội.
[Ranke-Heinemann, Uta, Putting Away Childish Things, Harper-Collins., San Francisco, 1995, p. 2) (nguyên văn)
 4.   Học giả Andrew Harvey viết trong cuốn Con Của Người:
Không còn nghi ngờ gì nữa,  sự phân tích lịch sử đã chứng tỏ là các phúc âm không phải là những điều do Gót  linh cảm hoặc là những điều trung thực do nhân chứng kể lại về cuộc đời của Giê-su, mà là những câu chuyện đã được gọt dũa cẩn thận, được xếp đặt để cho phù hợp với, hoặc cổ xúy những sở thích tôn giáo, nhân cách, nhóm người khác nhau trong những năm đầu đầy xúc động của Ki Tô Giáo.  Những phúc âm không phải là những tài liệu viết ra theo sự linh cảm trực tiếp của Thần thánh, hoặc những ghi chứng lịch sử rõ ràng; chúng không phải là những điều mạc khải trực tiếp của Gót hoặc là những chuyện do những nhân chứng, những người biết rõ Giê-su, muốn kể lại rõ ràng những kinh nghiệm của họ đối với Giê-su.  Được viết vào cuối thế kỷ đầu, chúng biểu thị và cô đọng những truyền thống trong những cộng đồng Ki Tô đầu tiên và từ từ  biến đổi trong khoảng 300 năm để thành những phúc âm ngày nay chúng ta có.
[Harvey, Andrew, Son of Man: The Mystical Path to Christ,  Jeremy P. Tarcher / Putnam, New York, 1998, p. 4. (nguyên văn)
5.   Giám mục John Shelby Spong viết trong cuốn Sinh Ra Từ Một Người Đàn Bà:
 Giê-su được diễn giảng bởi những tín đồ Ki Tô lúc đầu theo những quan niệm về Gót mà họ tin tuyệt đối, dựa theo hình ảnh của một ông vua trên trời.  Điểm chủ yếu là hình ảnh Giê-su ngồi bên phải của cái ngai Chúa Cha ngồi trên trời.  Hình ảnh này phản ánh niềm tin huyền thoại phổ thông thời đó về một vũ trụ được coi như là một vương quốc.
 Nhưng Giê-su đã được “sinh ra từ một người đàn bà”.  Sự sinh ra đời của Giê-su cũng gây nhiều tai tiếng như cách ông ta chết. Ông ta (Giê-su) không là ai cả, một đứa trẻ ở Nazareth, chẳng có gì tốt đẹp có thể rút tỉa ra từ sự sinh ra đời này.  Chẳng có ai biết cha ông ta là ai.  Rất có thể ông ta là một đứa con hoang.  Rải rác trong miền đất truyền thống Ki Tô lúc đầu (4 Phúc Âm), có những chi tiết chứng tỏ như vậy, giống như những thỏi mìn chưa kiếm ra và chưa nổ.
[Spong, John Shelby, Born of a Woman: A Bishop Rethinks The Birth of Jesus, Harper, San Francisco, 1992, p. 35. (nguyên văn)
Rồi giám mục Spong đã vạch ra những luận cứ, nhiều khi rất mâu thuẫn, của giáo hội đưa ra để thay đổi những sự kiện trên như sau:
Một lần nữa, nghệ thuật diễn giảng lại được mang ra áp dụng. Ông ta không phải là đứa con hoang, Gót là cha ông ta; Thánh Linh đã sinh ra ông ta. Ông ta không sinh ra ở Nazareth, mà sinh ra ở Bethlehem, thị trấn của David. Sự sinh ra ở Bethlehem  đã  được  tiên  đoán  bởi  nhà tiên  tri  Micah.  Ông ta  không phải không là ai cả, mà là thuộc dòng dõi vua David.
[Spong, John Shelby, Ibid., p. 41. (nguyên văn)  (Trong bài, Dũng Tiến Tôn cũng viết là Giê-su sinh ra ở Bethlehem)
6.   Trong  cuốn  Giê-su Chính Gốc,  hai  tác giả Elmar R. Gruber và Holger Kersten viết:
Hầu như không có đề tài nào khác gây sôi nổi trong thế giới Tây phương như là nhân vật “Giê-su ở Nazareth”; hầu như không có đề tài nào khác đã đưa đến sự hiện hữu của nhiều cuốn sách như vậy, hoặc đến những sự tranh luận sôi nổi và nồng nhiệt như vậy.  Tuy vậy, nhân cách của con người Giê-su lịch sử được bao phủ bởi một bức màn đen tối dày đặc.  Trong 15 thế kỷ, chúng ta chỉ có những chuyện kể về Giê-su theo luận điệu thần học chính thức của giáo hội, viết ra với mục đích củng cố đức tin Ki-Tô cùng lôi cuốn người ngoại đạo vào Ki Tô giáo....
Trong thế kỷ 19, lần đầu tiên Tân Ước được đưa ra làm chủ đề nghiên cứu trí thức.  Đây là sự bắt đầu của công cuộc khảo cứu có hệ thống về cuộc đời của Giê-su.
Năm 1835  David  Friedrich  Strauss  đã  xuất  bản  một cuốn sách nhan đề Cuộc Đời Của Giê-su, gây nhiều ảnh hưởng.  Trang bị với những quan điểm phân tích thuần lý và với tinh thần không thỏa hiệp,Strauss đã thẳng thắn bác bỏ tích cách chính xác lịch sử của các phúc âm.  Đối với ông, những điều viết trong phúc âm chỉ là những  truyền thuyết và những chuyện sùng tín về hình ảnh con người Giê-su, lấy ý từ Cựu Ước.  Sự chống đối tính cách xác thực của phúc âm như trên còn đi xa hơn vào khoảng giữa thế kỷ 19.  Bruno Bauer loại hẳn hình ảnh của Giê-su trong công việc nghiên cứu lịch sử, tuyên bố rằng nhân vật chính trong Tân Ước (Giê-su) là một phát minh huyền thoại.  Giê-su và Paul (Phao Lồ) chỉ là những giả tượng văn chương; và Ki Tô Giáo được coi là tạo ra bởi một nhóm cuồng tín  pha chế đức tin xung quanh hai nhân vật phát minh từ những truyền thống tôn giáo Hi Lạp, Do Thái và La Mã.
Ngày nay chúng ta có đến hơn 80000 tác phẩm chuyên khảo về Giê-su, nhưng tác dụng của chúng để soi sáng nhân vật Giê-su lịch sử thật quả là vô cùng khiêm nhường.  Ai là Giê-su?  Ông ta sinh ra bao giờ?  Hình dáng ông ta ra sao?  Khi nào ông ta bị đóng đinh trên thập giá?  Bao giờ, ở đâu và ông ta chết như thế nào?  Tìm kiếm giải đáp cho những câu hỏi trên đã trở thành một vấn đề không giải quyết nổi. Trong những cuốn sách viết trong hai thế kỷ đầu hầu như không có cuốn nào nhắc đến Giê-su như là một con người thực sự hiện hữu.  Những nguồn tài liệu về sau toàn là những tác phẩm thần học, dựa trên niềm tin không thắc mắc: Giê-su là đấng Cứu Tinh (của dân Do Thái. TCN) và là con của Thần Gia-vê (thần của dân Do Thái. TCN).  Do đó, hầu như không có những tác phẩm thực sự vô tư về Giê-su, và cho tới ngày nay, công cuộc nghiên cứu trí thức cũng không ở vị thế có thể khẳng định là Giê-su sinh ra năm nào.  Hầu như không có tài liệu nào nói về cuộc đời niên thiếu của Giê-su, một giai đoạn quan trọng làm nền tảng tạo ra những cá tính của con người.  Ngay cả những chuyện kể về khoảng thời gian ngắn ngủi ông ta tiếp xúc với quần chúng cũng không nói gì nhiều về tiểu sử của ông ta.  Có vẻ như là ông ta không được các sử gia đương thời biết tới, hay ít nhất là không đáng để nhắc tới.  Vậy làm sao mà các sử gia này không hề biết tới những phép lạ hoặc những hiện tượng kỳ lạ như được kể trong phúc âm? 
[Gruber, Elmar R. & Kersten, Holger, The Original Jesus: The Buddhist Sources of Christianity, Element Books, Inc., Rockport, MA, 1995, pp. 3-4. (nguyên văn)]
7.  Michael Martin trong cuốn Bản Án Chống Ki Tô Giáo viết:
Những phương pháp phân tích hiện đại về học thuật khảo cứu Thánh Kinh đã đặt vấn đề về tính cách xác thực của Thánh Kinh, nhất là Tân ước.  Trong ánh sáng của sự phân tích Tân Ước này, nhiều nhà thần học đã cho rằng người ta chẳng biết được bao nhiêu về Giê-su.  Thí dụ, W. Trilling cho rằng “không có một ngày tháng nào trong đời sống của Giê-su” có thể được khẳng định và J. Kahl đoan quyết rằng điều duy nhất ta biết về Giê-su là ông ta “đã hiện hữu trong một thời điểm mà chúng ta chỉ có thể biết một cách đại khái”.  Nhiều học giả khác cho rằng việc tìm kiếm một Giê-su lịch sử là điều vô vọng..
  Sự phân tích về con người Giê-su lịch sử được tôn trọng nhất ngày nay là của G. A. Wells.  Wells nhấn mạnh rằng những nghi vấn về giá trị lịch sử của Giê-su của ông phần lớn dựa trên những quan điểm của các nhà thần học Ki Tô và các học giả chuyên về Thánh Kinh.  Những vị này đồng thuận chấp nhận rằng các phúc âm được viết trong khoảng từ 40 đến 80 năm sau khi Giê-su mãn kiếp và bởi những tác giả vô danh không đích thân biết đến Giê-su.  Theo Wells thì những vị trên cũng thừa nhận rằng trong những chuyện kể về Giê-su, phần lớn là truyền thuyết và những chuyện trong phúc âm được viết theo động cơ thần học của những tác giả.  Ngoài ra, những bằng chứng trong phúc âm thuần túy là của Ki Tô Giáo. 
[Martin, Michael, The Case Against Christianity, Temple University Press, Philadelphia, 1991, p. 37: (nguyên văn)
Trên đây chỉ là vài nhận định tổng quát về tiểu sử  không rõ ràng của Giêsu.  Sở dĩ những học giả nghiên cứu về nhân vật Giê-su đưa ra những nhận định như trên là vì họ đã dùng những phương pháp khảo cứu phân tích khoa học trên mọi khía cạnh liên quan đến con người Giê-su, thí dụ như đối chiếu cổ sử, phân tích cổ ngữ, phân tích từng câu từng lời trong Thánh Kinh v..v.. Đi vào chi tiết và dựa trên Tân Ước, chúng ta còn thấy rõ ràng là không có một căn bản nào có tính cách thuyết phục để cho những người có đầu óc có thể biết được Giê-su là ai để mà tin, vì trong Tân Ước có quá nhiều điều mâu thuẫn về con người lịch sử Giê su.  Những chi tiết về một phần nhỏ, trong khoảng 3 năm cuối cùng của cuộc đời ngắn ngủi 33 năm của Giê-su được mô tả trong bốn Phúc Âm Matthew (Mã Thi Ơ), Mark (Mác-cô), Luke (Lưu Ca) , và John (Gioan), và những thư viết cho tông đồ của Paul (Phao Lồ). Nhưng chính những chi tiết này: khi sinh ra đời, gia phả, thời gian gần 3 năm đi giảng đạo, khi chết, đều hoàn toàn mâu thuẫn nhau.  Vì chúng hoàn toàn mâu thuẫn nhau, chứ không phải là bổ túc cho nhau theo như luận điệu bào chữa của một số tín đồ được dạy như vậy mà không tự chính mình đọc Tân Ước với một đầu óc suy luận, cho nên, chúng ta không thể dựa vào đâu để tin chi tiết nào thật, chi tiết nào giả. 
-- o0o --
Nói tóm lại tất cả những gì mà các tín đồ Ki-tô nghe những nhà truyền giáo nói về Giê-su chỉ là đoán mò.  Và những người tin vào những lời đoán mò này thực ra chỉ mò mẫm trong một niềm tin thuộc loại mê tín hoang đường. Và nếu họ có viết gì về Giê-su thì chỉ là những con vẹt, nhắc lại những gì họ đã được nhồi nhét vào trong đầu, bất kể là những điều đó phi lý và sai sự thực đến đâu.
Chúng ta cần ghi nhận rằng, ngày nay những người nghiên cứu Tân Ước,  ở trong cũng như  ở ngoài giáo hội, đều đồng ý với nhau ở những điểm sau đây:
1.   Những thư của Paul được viết vào khoảng 20 năm sau khi Giê-su chết và không hề viết gì về  cuộc đời của Giê-su: nơi sinh, nơi giảng đạo, nơi bị hành hình v..v.. và còn viết rằng Giê-su là con của Joseph và Maria, một người đàn bà (born of a woman). 
2.   Trong 4 phúc âm thì phúc âm Mark được viết sớm nhất, vào khoảng 40 năm sau khi Giê-su chết, và Mark cũng không viết gì về sự sinh ra của Giê-su từ một trinh nữ cũng như về gia hệ của Giê-su.
3.   Hai phúc âm Matthew và Luke được viết vào khoảng cuối thế kỷ đầu, nghĩa là khoảng từ 70 đến 80 năm sau khi Giê-su chết.  90 phần trăm nội dung là lấy của Mark và thêm vào đó chuyện Giê-su được sinh ra từ Maria đồng trinh và viết về gia hệ của Giê-su.  Thêm vào với mục đích gì, ngày nay các học giả nghiên cứu Thánh Kinh đã rõ.
4.   Phúc âm John được viết vào đầu thế kỷ thứ hai, có thể gần 100 năm sau khi Giê-su chết, và cũng không viết gì về sự sinh ra của Giê-su.
5.   Cả 5 tác giả trên đều không phải là tông đồ của Giê-su, không trực tiếp biết Giê-su là ai, cho nên chỉ viết lại những chuyện đồn đại theo ý kiến và chủ đích riêng của mình.
Giê-su Trong Tân Ước
Nếu chúng ta thực sự không thể biết gì rõ ràng về Giê-su thì chúng ta hãy thử xem 4 phúc âm đã viết những gì về Giê-su và con người của Giê-su như được viết trong Tân ước có xứng đáng là một Chúa để cho các tín đồ Ki-tô giáo tôn thờ và giao phó hồn xác cho ông ta không.  Đến đây chúng ta lại phải nhờ vào những nghiên cứu của những học giả Tây phương.
- Vài vấn đề của tín đồ Ki Tô Giáo
Tín đồ Ki Tô Giáo tin vào lời tiên tri trong sách Khải Huyền về ngày tận thế, ngày mà Giê-su sẽ trở lại trần để phán xét kẻ sống cũng như người chết, và họ hi vọng là sẽ được Giê-su cứu rỗi phần hồn của họ để cho họ có cuộc sống đời đời trên thiên đường.  Nhưng niềm tin này có vài vấn đề mà tín đồ Ki Tô Giáo cần phải giải quyết.
Thứ nhất,  Sách Khải Huyền đã được Tổng Thống Hoa Kỳ Thomas Jefferson phê bình một cách rất chính xác như sau: “Sách Khải Huyền là những lời nói dốt nát của một kẻ điên khùng” (nguyên văn). 
Kẻ điên khùng dốt nát này là ai?  Kinh Thánh viết rõ tên sách Khải Huyền: “The Revelation of Jesus Christ”, có nghĩa là “Lời mạc khải của Giê-su Ki-tô”.  Vậy tại sao họ lại tin vào những lời mạc khải của một tên dốt nát điên khùng  Đối với đa số học giả và những người trong giới hiểu biết thì Kinh Thánh chẳng qua chỉ là một sản phẩm dẫn xuất từ những sự mê tín trong thời bán khai (a product derived from primitive superstitions).  Một tên dốt nát điên khùng như Giê-su có thể là Chúa được không.  Chẳng trách là những người tin vào một anh Do Thái dốt nát điên khùng phần lớn cũng đều dốt nát điên khùng, điển hình là Dũng Tiến Tôn.
Thứ nhì, Tân Ước viết rất rõ ở nhiều chỗ là mục đích sinh ra đời của Giê-su chỉ để cứu dân Do Thái mà thôi, nhưng chính dân Do Thái lại không tin Giê-su là cứu tinh của dân tộc Do Thái, khoan nói đến các sắc dân không phải là Do Thái như Việt Nam chẳng hạn.  Vậy mơ ước và hi vọng của người không phải là Do Thái được lên thiên đường cùng Chúa có thể thực hiện được không, vì đó chẳng qua chỉ là một ảo vọng, khoan kể là giáo hoàng John Paul II đã phủ nhận sự hiện hữu của một thiên đường trên các tầng mây.
Một Số Tài Liệu Về Giê-su
Để chúng ta thấy rõ vấn đề, sau đây tôi xin đưa ra vài tài liệu nghiên cứu về thực chất của một người Do Thái tên Giê-su mà Ki Tô Giáo đôn lên làm Chúa, uy tín của các tác giả này khó có ai trong giới trí thức có thể phủ nhận. 
1.   Sau khi duyệt qua những công cuộc khảo cứu về nhân vật Giê-su trong 2 thế kỷ nay, học giả Russell Shorto đã viết trong cuốn Sự Thật Trong Phúc Âm  (Gospel Truth) như sau:
Điều quan trọng nhất là, tác động của quan điểm khoa học ngày nay đã khiến cho các học giả, ngay cả những người được giáo hội Ca-Tô bảo thủ cho phép nghiên cứu, cũng phải đồng ý là phần lớn những điều chúng ta biết về Giê-su chỉ  là huyền thoại... Các học giả đã biết rõ sự thật từ nhiều thập niên nay – rằng Giê-su chẳng gì khác hơn là một người thường sống với một ảo tưởng  – họ đã dạy điều này cho nhiều thế hệ các linh mục và mục sư.  Nhưng những vị này vẫn giữ kín không cho đám con chiên biết vì sợ gây ra những phản ứng xúc động dữ dội trong đám tín đồ. Do đó, những người còn sống trong bóng tối là những tín đồ Ki Tô bình thường.
(Shorto, Russell, Gospel Truth, Riverhead Books, New York, 1997, p.14: (nguyên văn)  (Điều này có nghĩa là nhiều thế hệ linh mục và mục sư đã biết về thực chất con người Giê-su nhưng vẫn giữ tín đồ trong bóng tối của ngu dốt, nuôi dưỡng hình ảnh “Chúa cứu thế” trong đám tín đồ thấp kém ở dưới)
2.   Giám Mục Tin Lành John Shelby Spong là một học giả Ki Tô nổi tiếng của Hoa Kỳ.  Ông ta viết rất nhiều sách duyệt lại hệ thống tư tưởng Ki Tô Giáo dựa trên Thánh Kinh, và ông đã nhiều lần được mời lên TV để trình bày quan điểm của mình.  Trong cuốn Sinh Ra Từ Một Người Đàn Bà: Một Giám Mục Nghĩ Lại Về Chuyện Sinh Ra của Giê-su (Born of a Woman: A Bishop Rethinks The Birth of Jesus), Giám mục Spong viết như sau:
“Chẳng có ai biết cha ông ta (Giê-su) là ai.  Rất có thể ông ta là một đứa con hoang.  Rải rác trong miền đất truyền thống Ki Tô lúc đầu (4 Phúc Âm), có những chi tiết chứng tỏ như vậy, giống như những thỏi chất nổ chưa kiếm ra và chưa nổ .”
3.   Trong cuốn  Hãy Cứu Thánh Kinh Khỏi Phái Bảo Thủ (Rescuing the Bible From Fundamentalism), Giám mục Spong viết:
-  Có những đoạn trong bốn Phúc Âm mô tả Giê-su ở Nazareth như là một con người thiển cận, đầy hận thù, và ngay cả đạo đức giả. (nguyên văn).
-  Cuốn Kinh Thánh đã làm cho tôi đối diện với quá nhiều vấn đề hơn là giá trị.  Nó đưa đến cho tôi một Gót mà tôi không thể kính trọng, đừng nói đến thờ phụng. (nguyên văn)
  4. Và khi bàn về ơn cứu rỗi của Giê-su, trong cuốn Tại Sao Ki Tô Giáo Phải Thay Đổi Không Thì Chết (Why Christianity Must Change Or Die), Giám mục John Shelby Spong đã dành riêng chương 6 để viết về đề tài Giê-su Như Là Đấng Cứu Thế: Một Hình Ảnh Cần Phải Dẹp Bỏ (Jesus as Rescuer: An Image That Has To Go) [Bài này đã được dịch và đăng trên trang nhà Sách Hiếm:http://sachhiem.net/TCN/TCNtg/TCN37.php].  Trong chương này, Giám Mục Spong viết như sau:
"Nhân loại chúng ta không sống trong tội lỗi.  Chúng ta không sinh ra trong tội lỗi.  Chúng ta không cần phải rửa sạch cái tì vết tội tổ tông trong lễ rửa tội.  Chúng ta không phải là những tạo vật sa ngã, mất đi sự cứu rỗi nếu chúng ta không rửa tội.  Do đó, một đấng cứu thế có nhiệm vụ khôi phục tình trạng tiền sa ngã của chúng ta chỉ là một sự mê tín trước thời -Darwin và một sự vô nghĩa sau thời -Darwin."
5.  Trong cuốn Sự Sinh Ra Của Gót (The Birth of God), Linh mục James Kavanaugh để nguyên một Chương, Chương 5, để viết về Huyền thoại “cứu rỗi” (The Salvation Myth).  Sau đây là vài nhận định  điển hình trong đó [http://sachhiem.net/TCN/TCNtg/TCN148_HMD.php]:
Một trong những huyền thoại trong cuốn Kinh của Ki Tô Giáo khiến chúng ta đặc biệt quan tâm là huyền thoại “cứu rỗi” (The salvation myth). Đây chính là cốt tủy của đức tin vào cuốn Kinh này, và huyền thoại này coi con người như là đầy tội lỗi, bị thống trị bởi tội lỗi (guilt-ridden) trước Gót (God). Con người sinh ra trong tội lỗi, làm mồi cho hàng ngàn cám dỗ dơ dáy đẩy con người lìa xa Gót của họ. Con người phải đối diện với và không tránh khỏi được sự chết. Chỉ có Gót của họ mới cứu được họ.
Đó là con người trong truyền thống Do Thái – Ki Tô. Yếu ớt và tội lỗi, hắn ta không thể tìm thấy sự bình an trong tâm hồn. Hắn cần sự cứu vớt qua sự giúp đỡ của Gót.
Huyền thoại Ki Tô về sự “cứu rỗi” còn khẳng định là con người không thể được cứu rỗi nếu không có cái chết của đấng Ki Tô. Con người không chỉ sinh ra một cách bất toàn và trong tội lỗi, mà đã phạm vô số tội trong đời và thường xuyên cần phải lấy lại tình thương của Gót. Tự mình, con người thật là vô vọng vì có một bức tường ngăn cách vĩ đại đứng chắn giữa hắn ta và Gót. Qua nhiều thế kỷ với những cuộc hi sinh không toàn bích, hắn không thể vượt qua được bức tường đó. Rồi Giê-su tới và sự hi sinh hoàn toàn (perfect sacrifice) đã tới, và con người được cứu bởi cái “máu cứu chuộc” (redeemer’s blood) đã đổ ra.
Đối với một tín đồ Ki Tô được nuôi nấng trong thế giới hi sinh của Do Thái, luận cứ này có một ý nghĩa nào đó… Đối với bất cứ người nào trong thế giới cổ xưa và đứng trước Gót như là một nạn nhân không có khả năng và tự lực, tin rằng mình là một con người tội lỗi vô vọng và coi Gót như là một đấng không thể tới gần được và là một phán quan nóng giận, cái chết hi sinh của Giê-su là một huyền thoại có đôi chút giá trị.
Nhưng đối với con người hiện đại, chuyện hi sinh của Giê-su chẳng có ý nghĩa gì mấy, trừ khi hắn đã bị reo rắc sự sợ hãi và bị tẩy não từ khi mới sinh ra đời (But to modern man, it makes far less sense unless he has been suitably frightened and brainwashed from birth). Đối với tôi (Linh mục James Kavanaugh), đó là một huyền thoại “cứu rỗi” của thời bán khai, miêu tả một người cha giận dữ, chỉ nguôi được cơn giận bằng cái chết đầy máu me của chính con mình. Đó là một chuyện độc ác không thể tưởng tượng được của thời bán khai  (It is a primitive tale of unbelievable cruelty).
 Tôi chấp nhận sự kiện là Giê-su đã chết, và ngay cả đã bị đóng đinh trên thập giá. Nhưng tôi không thể chấp nhận cái huyền thoại là cái chết của ông ta là để chuộc tôi cho tôi.  Huyền thoại “cứu rỗi” trong Tân Ước chỉ là một cách diễn giải.  Đó là một huyền thoại của thời bán khai, bản chất của nó giống như những huyền thoại của các dân tộc bán khai ở khắp nơi, nhưng nó hoang đường và ác độc hơn hầu hết các huyền thoại khác (But it is more unbelievable and more cruel than most myths).
Tôi không muốn được “cứu rỗi” hay rửa sạch tội lỗi trong máu của bất cứ ai. Tôi được cứu khỏi cái gì? Tôi cũng không chấp nhận huyền thoại về một Gót đòi hỏi đối xử với con của mình là Giê-su bằng một loại công lý vô tình cảm và đòi hỏi hắn phải chết để chuộc tội cho tôi. Cái huyền thoại này cũng chẳng có gì hấp dẫn hơn vì ông ta đã vinh quang làm cho con ông ta sống lại. Tôi không thể yêu một ông Cha như vậy và cũng chẳng có gì cần phải biết ơn một đứa con như vậy. Tôi không yêu cầu ông ta phải chịu đau khổ vì tôi và ngay cả muốn ông ta làm như vậy.
   
Với những tài liệu như trên, nghiên cứu và viết bởi các học giả và của Giám mục, Mục sư Tin Lành Spong và Bringas, Linh mục Kavanaugh, giáo sư thần học Ca-tô Uta Ranke-Heinemann v…v…, chúng ta nay đã rõ: vai trò Chúa cứu thế của Giê-su đã dứt khoát bị loại bỏ.  Tuy nhiên, ai muốn tin Giê-su là đấng cứu thế thì cứ việc tin, đây là quyền tự do tín ngưỡng của họ.  Bây giờ xin sang đến chuyện “giáng sinh”.
     Tin láo Dũng Tiến Tôn gọi ngày Giê-su sinh ra đời là ngày “Chúa Giê-su giáng sinh”.  Nhưng vấn đề chính, qua các tài liệu ở phần trên, là không ai có thể khẳng định là Giê-su sinh ra đời là ngày nào, do đó ngày mà Ki-tô giáo gọi là “Chúa giáng sinh” thật ra không phải là ngày “Chúa giáng sinh” mà chỉ là một ngày thường như mọi ngày khác.  Cho nên người Ki Tô ăn mừng lễ “giáng sinh” thực ra chỉ là ăn mừng sự hoang tưởng của họ. Sự hoang tưởng này là niềm tin đã được cấy vào đầu Dũng Tiến Tôn cũng như mọi tín đồ Ki-tô trên thế giới mà tuyệt đại đa số không hề đọc Tân Ước, nhất là không bao giờ đọc đến những nghiên cứu của các học giả về nhân vật Giê-su.  Nếu chúng ta đọc kỹ Tân Ước, mà rất nhiều học giả ở trong cũng như ở ngoài Ki Tô Giáo đã đọc và trình bày kết quả nghiên cứu của họ,  thì chúng ta sẽ thấy rõ cái gọi là “giáng sinh” thật ra là “giáng họa”.  Chứng minh? 

Sau đây là phần trích dẫn từ cuốn Hãy Dẹp Đi Những Chuyện Trẻ Con (Putting Away Childish Things, HarperSanFrancisco, 1994) của Nữ Giáo Sư Thần Học Uta Ranke-Heinemann, người phụ nữ đầu tiên trong giáo hội Ca-Tô La Mã chiếm được ngôi vị giáo sư thần học danh dự, trong Chương 1: Chuyện Giáng Sinh Tưởng Tượng Để Kể Cho Trẻ Con Nghe Của Luke (Luke’s Christmas Fairy Tale):
“Giáng sinh, ngày lễ về sự sinh ra của Giê-su, là một cái gì đó đi vào thế giới Ki-tô, như là đi vào một cái cổng phong phú và đẹp đẽ, một cái cổng thuộc loại ma thuật.  Những bí mật thì nằm sau cái cổng này, những điều xuất xứ từ chuyện Ngàn Lẻ Một Đêm.. Trong một buổi tối hay trong nhiều ngày, nó trải phủ  trên sự nghèo nàn ở ngoài (về vật chất) cũng như ở trong (về tâm linh) của con người (trong thời cách đây 2000 năm)với những suy tưởng về các thiên thần.  Và các thiên thần tuyên xưng một niềm vui lớn.
Tuy nhiên đây chỉ là một chuyện tưởng tượng để kể cho trẻ con nghe, vì, thật ra, các thiên thần chưa bao giờ đi vào đời sống hàng ngày của chúng ta để tuyên xưng một niềm vui lớn.  Thật vậy, những chuyện kể cho trẻ con không bao giờ đứng vững trước đời sống thực của con người.  Ngay cả câu chuyện trẻ con có tính ma thuật về cái nôi và các vua, những kẻ chăn chiên ở ngoài đồng cũng không thể đứng vững trước những sự thực lịch sử hoặc trước sự nhìn sâu sắc vào lịch sử thực sự của đứa trẻ mà sự sinh ra của nó chúng ta thường nhớ lại trong dịp giáng sinh.  Vì câu chuyện này trở thành cay đắng và kết cục bằng một cuộc hành quyết.  Và nếu chúng ta đã có trong câu chuyện trẻ con này một cái gì giống như cái gấu váy của một thiên thần ở trong tay, một khi mở lòng bàn tay và nhìn vào đó thì chúng ta thấy nó chẳng có gì.  Đó chính là sự thật của các chuyện kể cho trẻ con.  Những quyến rũ đa mầu sắc của chúng tan biến như một ảo ảnh..
Những chuyện kể trong Phúc Âm Matthew và Luke (chỉ có hai Phúc âm này nói về chuyện sinh ra của Giê-su), xét theo thời gian, địa điểm và  trường hợp, chỉ là những truyền thuyết. Phúc âm Mark và John không nói gì về sự sinh ra của Giê-su, và bắt đầu trình bày đời sống của Giê-su khi ông ta đã trưởng thành.
 Chỉ cần nhìn qua những điều không thể xảy ra và những mâu thuẫn mà chúng ta thấy trong những chuyện kể về sự sinh ra của Giê-su trong Phúc âm cũng đủ để chứng tỏ là chúng không đáng tin về phương diện lịch sử.  Chúng ta có thể bắt đầu từ câu chuyện nổi tiếng của Luke thường được kể trong nhiều gia đình Ki-Tô – đặc biệt là Tin Lành – đêm trước ngày giáng sinh: “Trong những ngày đó một sắc lệnh của Caesar Augustus kiểm tra toàn thể thề giới.  Đó là cuộc kiểm tra đầu tiên, khi Quirinius làm thống đốc ở Syria.  Và mọi người đều phải đi kiểm tra, ở nơi sinh quán (Luke 2: 1-3)”
Chính sự khẳng định là có một sắc lệnh của Hoàng đế(La Mã) về một cuộc kiểm tra như vậy chứng tỏ rằng toàn thể câu chuyện chỉ là một chuyện bịa đặt.  Chưa từng có một ông Vua La Mã nào ra một cái lệnh vô nghĩa như vậy.  Một lệnh như vậy sẽ tung ra một cuộc di dân quốc tế mà các thần dân phải đi từ nước này qua nước khác rồi lại trở về nơi định cư của mình.  Phương thức kiểm tra để thu thuế như vậy thật là vô nghĩa và không thể thực hiện được…
 Một cuộc kiểm tra dân ra lệnh bởi Quirinius đích thực đã xảy ra trong năm 6 (6 C.E.) trong thời đại thông thường, năm mà Quirinus được phong làm thống đốc ở Syria.  Điều này là chắc chắn.  Cuộc kiểm tra dân mà Luke kể là xảy ra vào thời điểm Giê-su sinh ra đời thực sự đã xảy ra vào năm 6.  Không ai biết có một cuộc kiểm tra nào sớm hơn.  Do đó, thời điểm mà Luke kể ra không phù hợp với một điều khác của ông ta (Luke 1:5ff), rằng John the Baptist, người anh em họ của Giê-su vừa mới sinh ra trước Giê-su 6 tháng, trong triều đại của Herod (Chết năm 4 trước thời đại thông thường).
  Cùng với sự bất phù hợp về thời gian, Luke cũng đưa ra một động cơ sai lầm về cuộc hành trình tới Bethlehem.  Không thể nào có một cuộc hành trình như vậy trừ khi Joseph  có nhà cửa sở hữu ở Bethlehem (để khai thuế).  Nhưng nếu ông ta không có nhà cửa gì ở đó thì là một cư dân ở Galilee dưới thời Herod Antipas cai quản 4 vùng đất đai, lệnh của thống đốc Quirinius ở Syria không có ảnh hưởng gì tới ông.Không có lý do nào trong bất cứ trường hợp nào để Joseph phải làm một cuộc hành trình như vậy.
Nếu không có cuộc kiểm tra dân vào thời điểm sinh ra của Giê-su – cho rằng ông ta đã sinh ra trong triều đại của Herod – thì không có lý do gì để cho Joseph phải đem người vợ bụng mang dạ chửa sắp đến ngày sinh phải đi một cuộc hành trình nguy hiểm như vậy.  Nói tóm lại chúng ta có thể nói rằng Joseph và Mary không bao giờ đi tới Bethlehem vào thời điểm này.  Điều này có nghĩa là nếu Joseph và Mary đang sống ở Nazareth thì Giê-su đã sinh ra ở Nazareth chứ không phải ở Bethlehem.  Nhưng đối với Luke, và cả Matthew, Bethlehem là nơi quan trọng để Giê-su được sinh ra vì đó là thị trấn của David.  Luke muốn làm cho sự sinh ra của Giê-su ở Bethlehem đáng tin cậy bằng cách dàn dựng lên câu chuyện về cuộc kiểm tra.  Nhưng vì ông ta tùy tiện sử dụng các sự kiện, chính những sự kiện đã bác bỏ mục đích của ông.  Do đó, không làm gì có những chuyện không tìm được chỗ trọ, không có đứa trẻ nào được sinh ra trong máng cỏ, không có những kẻ chăn cừu, và không có trâu lừa gì trong hoạt cảnh.”
Chúng ta thấy ngay, từ vài kết quả nghiên cứu nêu trên trong số hàng trăm kết quả nghiên cứu khác về nhân vật Giê-su, tất cả những niềm tin của các tín đồ Tin Lành (những người tuyệt đối tin vào sự không thể sai lầm của Kinh Thánh), bất kể là khoa học cộng với hàng trăm tác phẩm nghiên cứu về Kinh Thánh đã bác bỏ tất cả những chuyện hoang đường do Ki Tô Giáo dựng lên quanh nhân vật Giê-su, ngày nay đã không còn chỗ đứng trong giới trí thức và những người hiểu biết.  Như Russell Shorto đã nhận định, phần lớn các tín đồ Tin Lành vẫn còn sống trong bóng tối của sự ngu si.  Và những nhận định của Giám Mục Spong ở trên đã chứng tỏ rằng những chuyện hoang đường như Giê-su sinh ra từ một trinh nữ, Giê-su là con một của Gót, Giê su là đấng cứu thế, vai trò “cứu chuộc”, “cứu rỗi” của Giê-su v..v.. chỉ là những điều mê tín trước thời Darwin đưa ra thuyết Tiến Hóa.
Trước những tài liệu như trên, vậy thì giá trị của cái gọi là “giáng sinh” mà không phải là “giáng sinh”  của Giê-su có ý nghĩa gì.  Nhưng theo Tân Ước và sau này, với những hành động của các giáo hội và tín đồ Ki-tô nhân danh Giê-su, chúng ta bắt buộc phải kết luận là:  Sự sinh ra đời của Giê-su không phải là “giáng sinh” mà đích thực là “giáng họa”, một cái họa vô cùng to lớn cho nhân loại.  Chứng minh? Hãy đọc Tân Ước:
Matthew 2: Sau khi Chúa Giê-su sinh ra ở Bethlehem xứ Judea vào đời vua Herod, thì có mấy nhà thông thái (wise men) từ phía Đông đến Jerusalem và hỏi: “Vua của dân Do Thái mới sinh ra đời ở đâu?Vì chúng tôi đã nhìn thấy ngôi sao của Ngài ở phía Đông nên đến đây để thờ phượng Ngài.”  Khi vua Herod nghe được những điều này ông ta rất bối rối..Rồi Herod, sau khi triệu mấy nhà chiêm tinh vào và hỏi kỹ khi nào ngôi sao hiện ra. Rồi Herod hỏi họ là  Giê-su sinh ra ở đâu. Họ bảo theo tiên tri trong Cựu Ước thì ở Bethlehem.  Rồi Vua bảo mấy nhà thông thái đi đến Bethlehem tìm xem Giê-su sinh ra ở đâu rồi về báo cho ông ta biết để ông ta cũng đến thờ phụng....
 Sau khi chiêm bái Chúa hài nhi, mấy nhà thông thái, hay chiêm tinh, không trở lại báo cho Herod biết nơi Giê-su sinh ra đời, và quay trở về nơi sống của họ..  Joseph được một thiên thần báo mộng là: “Hãy đem hài nhi và vợ trốn sang Ai Cập, ở đó cho đến khi tôi báo lại cho biết, vì vua Herod sắp tìm kiếm để giết hài nhi đấy.  Đang đêm, Joseph liền đưa hai mẹ con hài nhi trốn sang Ai Cập.  Vua Herod thấy mình bị lừa, vì các nhà thông thái không trở lại báo cho ông ta biết nơi Giê-su sinh ra đời, nên nổi giận, sai quân đi giết tất cả những đứa trẻ từ hai tuổi trở xuống ở Bethlehem và vùng lân cận.  Sau khi vua Herod chết thì thiên thần lại báo mộng cho Joseph bảo phải trở về Israel vì Herod đã chết rồi.  Joseph bèn đưa hai mẹ con Giê-su về đất Israel, nhưng không trở lại Bethlehem mà về Nazareth.
Sự thực là Giê-su sinh ra ở Nazareth chứ không phải ở Bethlehem.  Matthew tạo dựng chuyện Giê-su sinh ở Bethlehem vì muốn chứng tỏ Giê-su là dòng dõi của David, một tướng cướp, một ông Vua hoang dâm vô độ, nhưng người Do Thái tôn sùng là cứu tinh của dân tộc Do Thái, và muốn chứng tỏ Giê-su cũng sẽ là cứu tinh của dân tộc Do Thái đang bị thống khổ trong cảnh nô lệ La Mã, niềm hi vọng của dân Do Thái khi đó.  Nhưng Giê-su không đáp ứng được hi vọng của người Do Thái nên người Do Thái không tin Giê-su là cứu tinh của dân tộc Do Thái.  Cũng vì vậy mà giáo hội Ca-tô vu cho người Do Thái cái tội giết Chúa và kỳ thị bạo hành người Do Thái suốt 2000 năm, với cao điểm là người Ca-tô Hitler tàn sát 6 triệu người Do Thái trong Đệ Nhị Thế Chiến.
Theo Tân Ước, vì sự sinh ra của Giê-su và Herod muốn giết Giê-su nhưng không biết ở đâu nên đã ra lệnh tàn sát mọi đứa trẻ dưới hai tuổi ở Bethlehem và vùng lân cận, tin rằng trong đó có Giê-su”. Chúng ta hãy tưởng tượng cảnh lính tráng của Herod vào từng nhà ở Bethlehem và vùng lân cận, thấy đứa trẻ nào dưới 2 tuổi, giật nó ra khỏi vòng tay của bà mẹ, và giết nó ngay trước mặt mẹ nó.  Sự sinh ra của Giê-su đã phủ một màn tang tóc đầy máu trên Bethlehem và vùng lân cận.
Vậy thì ngày sinh ra đời của Giê-su do giáo hội đặt ra để phù hợp với lễ Đông Chí mà người xưa ăn mừng, vì sau ngày Đông Chí ngày lại bắt đầu dài ra, ngày mà người Ki Tô gọi là ngày “Chúa giáng sinh” nên đổi thành ngày “Giê-su giáng họa” cho đúng với những gì viết trong Tân Ước.  Cũng vì vậy mà Ingersoll đã từng viết: “Nhân loại sẽ tốt hơn nhiều nếu cuốn Tân Ước chưa từng được viết ra – Giê-su Ki Tô theo quan niệm thần học cũng chưa từng được sinh ra.".  Người nào không đồng ý với ý kiến này xin mời lên tiếng. 
Nhưng không phải chỉ có vậy, mà trong suốt 2000 năm sau đó, các giáo hội Ki-tô đã nhân danh Giê-su để giáng xuống đầu nhân loại vô vàn tội ác khiến cho hàng triệu người gồm mọi lớp tuổi, từ trẻ nít cho đến người già vô tội, đã bị chết chỉ vì các giáo hội Ki-tô đã dùng bạo lực cưỡng bách con người phải chấp nhận điều mê tín về một nhân vật giả tưởng do nền thần học Ki Tô Giáo đôn lên làm Chúa cứu thế.  Lịch sử những cuộc gọi là Thánh Chiến, những Tòa Án xử dị giáo, những cuộc săn lùng phù thủy, tra tấn bắt thú cái tội không hề có rồi mang đi thiêu sống, cùng với các thế lực thực dân Tây phương thi hành chính sách “đạo đi trước, cướp nước đi sau” v…v… đã là những vết nhơ trên khuôn mặt giáo hội không sao tẩy sạch được dù Giáo hoàng John Paul II của Ca-tô Rô-ma Giáo đã phải xưng thú trước thế giới 7 núi tội ác của Giáo hội đối với nhân loại.  Bởi vậy ngày nay, người ngoài đạo đã coi giáo hội Ca-tô là“một tổ chức tội phạm quốc tế” và muốn bắt giữ, truy tố  các Giáo hoàng Benedict XVI và Francis về những “tội ác chống nhân loại” (crimes against humanity). Những người Thanh Giáo (một hệ phái Tin Lành Ki-tô) khi đến Tân Thế Giới đã thi hành chính sách diệt chủng dân da đỏ, những người không chịu cải đạo thì bị thiêu sống trước cây thập giá trong tay của những nhà truyền đạo.
  
Hình trái: Ca-tô Giáo (Catholics) Thiêu sống phù thủy trước Chúa;  
Hình phải: Thanh Giáo (Puritans) Thiêu sống thổ dân Mỹ trước cây thập ác
Như vậy thì sự sinh ra của Giê-su có ích gì cho nhân loại?  Xét qua lịch sử thì chẳng thấy một ích lợi nào.  Ông ta chỉ là cái bung xung để cho những kẻ buôn thần bán thánh mê hoặc những người đầu óc yếu kém, cả tin, mê tín, ít hiểu biết về vai trò “cứu thế” mà Giám Mục Spong cho rằng cần phải dẹp bỏ, và về huyền thoại “cứu rỗi” mà Linh mục James Kavanaugh đã cho rằng Đó là một huyền thoại của thời bán khai, bản chất của nó giống như những huyền thoại của các dân tộc bán khai ở khắp nơi, nhưng nó hoang đường và ác độc hơn hầu hết các huyền thoại khác (But it is more unbelievable and more cruel than most myths). Cũng vì đó chỉ là một huyền thoại cho nên, nếu chúng ta đọc kỹ Tân ước, chúng ta sẽ thấy Giê-su nói láo rất nhiều về những hứa hẹn là ông ta sẽ trở lại trần ngay khi vài tông đồ của ông ta còn sống, hay hứa hẹn ban quyền năng cho những người tin ông ta, như có thể bảo núi này đi chỗ khác chơi thì núi cũng phải bò đi, hay bắt rắn độc, uống thuốc độc cũng không hề hấn gì, hay muốn cầu gì cũng được nấy v..v…, nhưng chưa có một người nào có thể thực hiện được những lời hứa hẹn này.  Xin đọchttp://sachhiem.net/TCN/TCNtg/TCN139.php, bài “Giê-su Nói Láo: Ông Ta Chỉ Là Con Người” để thấy trong Tân Ước Giê-su đã nói láo như thế nào.
Thực tế là, chúng ta chưa từng thấy Giê-su chuộc tội cho bất cứ ai và cũng chưa từng thấy một người nào được Giê-su cứu rỗi, và hầu hết con người trên thế gian cũng chẳng cần đến sự chuộc tội hay cứu rỗi của Giê-su, như ngay cả Linh mục James Kavanaugh cũng đã khẳng định ở trên..  Trong khi đó người ta chỉ thấy, nhân danh ông ta, các giáo hội Ki-tô đã làm không biết bao nhiêu tội ác đối với nhân loại, như đoạn tóm tắt sau đây của Robert G. Ingersoll, một vĩ nhân của nước Mỹ vào cuối thế kỷ 19:
Trong nhiều thế kỷ, cái tên nhà quê ở Palestine này (Giê-su)(this peasant in Palestine) đã được người ta thờ phụng như là Gót.  Hàng triệu người đã hiến thân để phục vụ hắn.  Của cải thế gian được đổ vào những đền thờ hắn...Nhưng đó không phải là tất cả.  Nó còn một mặt khác.
Nhân danh hắn (Giê-su) hàng triệu nam nữ đã bị tù đầy, tra tấn và giết hại, hàng triệu người đã bị làm nô lệ.Nhân danh hắn những tư tưởng gia, khảo cứu gia, bị coi như là những kẻ tội phạm, và những tín đồ theo hắn đã làm đổ máu của những người thông thái nhất, giỏi nhất. 
 Nhân danh hắn sự tiến bộ của nhiều quốc gia bị chặn đứng  cả  ngàn  năm.Trong Kinh hắn giảng chúng ta thấy cái tín lý về sự đau đớn  vĩnh viễn (đọa hỏa ngục. TCN), và những lời của hắn đã gia thêm sự kinh khủng vô tận vào sự chết. Kinh hắn giảng chất đầy thế giới với thù hận và trả thù, coi sự lương thiện trí thức như một tội ác, hạnh phúc trên cõi đời là con đường dẫn xuống địa ngục, tố cáo tình thương yêu như là thấp hèn và như súc vật, thánh hóa sự nhẹ dạ cả tin, tôn vinh sự mù quáng và tiêu diệt tự do của con người.
 Nếu Giê-su thực sự là Gót Con, ông ta phải biết mọi việc trong tương lai.  Ông ta phải thấy rõ lịch sử sẽ xảy ra.  Ông ta phải biết người ta sẽ diễn giải những lời ông nói như thế nào.  Ông ta phải biết những tội ác nào, những sự khủng khiếp nào, những sự ô nhục nào mà người ta sẽ phạm phải nhân danh ông.  Ông ta phải biết đến những ngọn lửa bạo hành bốc lên xung quanh chân tay những kẻ bị thiêu sống  vì không có cùng niềm tin như những tín đồ Ki Tô Giáo. Ông ta phải biết đến hàng ngàn người, đàn ông cũng như đàn bà, đau đớn mòn mỏi trong ngục tù tối tăm.  Ông ta phải biết cái giáo hội của ông ta sẽ phát minh ra những dụng cụ tra tấn; những tín đồ của ông sẽ dùng đến roi vọt và bó củi, xiềng xích và giá căng (banh)  người.  Ông ta phải thấy chân trời tương lai sáng rực với những ngọn lửa thiêu sống con người trong những cuộc lễ auto da fe.  Ông ta phải biết những tín lý, giáo điều sẽ mọc lên như nấm độc trong mọi cuốn sách bổn của giáo hội.  Ông ta phải thấy những phe phái Ki Tô ngu đần gây chiến với  nhau.  Ông ta phải thấy hàng ngàn con người, theo lệnh của các linh mục, xây những nhà tù cho đồng loại.  Ông ta phải thấy hàng ngàn máy chém đẫm máu của những người tốt nhất và dũng cảm nhất.  Ông ta phải thấy những tín đồ của ông ta sử dụng những dụng cụ tra tấn gây đau đớn cho con người.  Ông ta phải biết những diễn giảng về lời ông nói sẽ được viết bằng gươm giáo, và đọc trong ánh sáng của những bó củi thiêu sống người. Ông ta phải biết những Tòa Hình Án Xử Dị Giáo sẽ được thiết lập theo những lời giảng dạy của ông.
Ông ta phải thấy những sự ngụy tạo và suy diễn lệch lạc mà những kẻ đạo đức giả viết ra và nói cho quần chúng.  Ông ta phải thấy những cuộc chiến tranh sẽ được gây ra, và ông ta phải biết là trên những cánh đồng chết chóc đó, những ngục tù tăm tối đó, những giá căng người đó, những cuộc thiêu sống người đó, những cuộc hành quyết đó, trong cả ngàn năm, ngọn cờ của cây thập giá đẫm máu đã tung bay.
Ông ta phải biết người ta sẽ khoác áo thánh thiện và đội vương miện cho sự đạo đức giả - sự độc ác và nhẹ dạ cả tin sẽ ngự trị thế giới; phải biết sự tự do của con người sẽ mai một trên thế giới (dưới quyền lực của giáo hội); phải biết rằng nhân danh ông các giáo hoàng và vua chúa sẽ nô lệ hóa hồn xác con người; phải biết rằng họ sẽ bạo hành và tiêu diệt mọi nhà khảo cứu, nhà tư tưởng và nhà phát minh; phải biết là giáo hội của ông ta sẽ dập tắt ánh sáng thánh thiện của lý trí và giữ thế  giới trong tăm tối.
Ông ta phải thấy những người theo ông sẽ chọc mù mắt con người, róc thịt, cắt lưỡi họ, tìm những chỗ nào đau đớn nhất trên thân thể con người để mà hành hạ.
Tuy nhiên ông ta đã chết đi với bờ môi khép kín.
Tại sao ông ta không nói lên, không dạy các tông đồ và xuyên qua họ, dạy thế giới: "Các ngươi không được thiêu sống, tù đầy và tra tấn con người nhân danh ta.  Các ngươi không được bạo hành đồng loại.”
Tại sao ông ta đi đến cõi chết một cách ngu đần, để lại thế giới cho sự đau khổ và nghi ngờ?
Tôi sẽ nói cho các người biết.  Vì Giê-su chỉ là một người thường, ông ta chẳng biết gì  đến những điều xảy ra sau khi ông ta chết.
[Robert G. Ingersoll trong bài “Những Lời Châu Ngọc Về Ki Tô Giáo”, Gems Concerning Christianity, Ingersoll: The Magnificent, AA Press, 1985, trang 87-122]
Tất cả phần khảo luận trên, gồm 18 trang giấy, là để làm sáng tỏ hai điều trong đoạn đầu của Dũng Tiến Tôn:  Giê-su không phải là Chúa cứu thế, và ngày “giáng sinh” của Giê-su thực ra là ngày “đại giáng họa”.  Về đoạn cuối của Dũng Tiến Tôn sau đây, quý vị nào đọc mà cho rằng Dũng Tiến Tôn “thông minh” xin mời lên tiếng:
Hãy Thông-Minh Trước Đã. Hãy tin-tưởng và nhớ lời nhà bác học George Buffon nói, “Đừng bao giờ nghĩ rằng, Chúa chậm trễ là Ngài từ chối. Hãy chờ-đợi, vững-tin và kiên-trì. Vì, kiên-nhẫn là thiên-tài.” (Never think that God’s delays are God’s denials. Hold on; hold fast; hold out. Patience is genius.) Nguyện-cầu Chúa Giêsu Giáng-Sinh là nguồn vui, An-Lạc cho mọi người.DŨNG TIẾN TÔN
Cho nên tôi chỉ cần nhận xét sự “thông minh” của Dũng Tiến Tôn qua một câu:  “Người Ki Tô đã chờ đợi [hold on] cả 2000 năm nay rồi, từ thế hệ này sang thế hệ khác, cha truyền con nối, ngày ngày cầu kinh, mà Chúa của họ vẫn biệt tăm, nói đúng hơn là vẫn nằm yên dưới mồ ở Jerusalem như nhận định của nhà nữ Giáo sư Thần Học Ca-tô Uta Ranke-Heinemann”  Hold on ! Dũng Tiến Tôn.
Thay Đoạn Kết
Ngày nay, những người vẫn tiếp tục mê muội về một cái bánh vẽ trên trời như Dũng Tiến Tôn cũng như tuyệt đại đa số tín đồ trong mọi hệ phái Ki-tô Giáo đều không biết đến là, trong thế giới tân tiến Tây phương,  nhân loại đã “đưa đám Gót” từ cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19 [Xin đọc cuốnĐám Tang Gót (God’s Funeral) của A. N. Wilson, W. W. Norton and Company, Inc., New York, 1999] chứ không chờ đến lời tuyên bố “Gót đã chết” (God is dead) của Friedrich Nietzsche. Thật vậy, ngay từ cuối thế kỷ 18, Edward Gibbon với cuốn Lịch Sử Suy Thoái và Sụp Đổ Của Đế Quốc La Mã (The History of the Decline and Fall of the Roman Empire ), xuất bản làm 3 tập trong khoảng 1776-1788, và David Hume, với cuốn Đối Thoại Về Tôn Giáo Thiên Nhiên (Dialogues Concerning Natural Religion) năm 1779, đã khai tử Gót của Ki Tô Giáo. 
      
Khai tử như thế nào?
Quan điểm khoa học, ngay từ cuối thế kỷ 18, đã lay đổ nền tảng của một tôn giáo cũ kỹ tin rằng Gót đã ban cho Adam quyền quản trị mọi vật thụ tạo của Gót trên trái đất, và Gót dựng nên con người theo hình ảnh của Gót và giống như Gót, rồi khi con người không tuân lệnh Gót, chính cái ông Gót này lại biến mình thành Người, và tự xuống trần để chuộc tội những tội lỗi của chính mình ' (nguyên văn)
Tác phẩm của Gibbon, không những vạch trần những sự sa đọa và đạo đức giả của những Thánh vĩ đại nhất trong Ki-tô Giáo, những giáo hoàng và cột trụ thần học của giáo hội (greatest saints, popes and doctors of the Universal Church) mà còn coi thường những lý tưởng cao quý nhất của họ (sheer contemptibility of their highest ideals). 
Còn tác phẩm Dialogues của Hume đã loại bỏ mọi sự cần thiết triết lý về niềm tin vào Gót (remove any necessity for believing in God) và đã được một nhà bình luận đương đại coi như là một “giấy chứng tử” (death certificate) đối với Ki-tô giáo.  Vì vậy, những thập niên cuối thế kỷ 19 được coi như là thời đại đích thực của “cái chết của Gót” (Wilson, p. 281: The closing decades of the 19th century were the true era of the “death of God”).
Kiến thức con người hiện đại đã bác bỏ dứt khoát quan niệm về một vị Thần toàn năng, sáng tạo ra muôn loài vì quan niệm này cực kỳ phi lý trước những bằng chứng không ai có thể phủ bác của khoa vũ trụ học, sinh học, sinh hóa học, địa chất học v..v.... Dũng Tiến Tôn nhắm mắt tin vào Kinh Thánh mà không biết đến sự tiến bộ trí thức của nhân loại trong mấy thế kỷ nay, không hiểu rằng thuyết Sáng Tạo trong Kinh Thánh không được chứng minh bởi bất cứ một sự kiện nào trong khi thuyết khoa học về nguồn gốc vũ trụ và thuyết Tiến Hóa đã được chứng minh bởi vô số những kết quả nghiên cứu trong nhiều bộ môn khoa học. 
Ngay từ đầu thế kỷ 19, các nhà địa chất học (geologists) đã nhận thức được rằng, thế giới đã tiến hóa qua nhiều kỷ nguyên (aeons), không phải là do Gót sáng tạo ra trong 6 ngày cách đây 6000 năm như được Gót mạc khải trong sách Sáng Thế Ký, và thật là khó chịu cho những nhà thần học hơn nữa, vũ trụ mà chúng ta đang sống trong đó là một vũ trụ tàn nhẫn (pitiless universe).  Nhiều chủng loại đã tiến hóa để rồi bị tuyệt chủng, đây là thông điệp của những sinh vật hóa thạch.  Người ta tự hỏi, có gì bảo đảm là nhân loại, một chủng loại trong số nhiều triệu chủng loại hiện hữu, một ngày nào đó sẽ không chịu chung số phận của các chủng loại đã bị tuyệt chủng? 
Niềm tin vào một Gót đầy tình thương yêu, nhân từ và toàn năng thật khó mà có thể chấp nhận trước sự kiện hiển nhiên về một vũ trụ vô nhân tính, tàn nhẫn, và nhất là Gót, nếu có một Gót, chỉ có thể khoanh tay ngồi nhìn, hoàn toàn bất lực trước sự vận hành của vũ trụ và thiên nhiên. Sự hiện hữu của các thiên tai, bệnh tật, và nhất là những cặp song sinh dính liền vào một thân xác, có thể là “kế hoạch kỳ diệu” (theo John Paul II)  của một Gót “quá thương yêu thế gian” (John 3: 16) đã chứng tỏ hơn gì hết là hoặc chẳng làm gì có Gót, hoặc nếu có thì Gót cũng bất lực, chẳng có thể can thiệp vào những chuyện thế gian.  Quý vị tò mò muốn xem những mẩu video về các cặp song sinh dính liền vào một thân thể, hoặc những người dị dạng bẩm sinh, chỉ cần đánh vào chỗ “search” câu “The twins who share one body”, hay cụm từ "extraordinary people" thì sẽ thấy hiện ra nhiều mẩu video về chuyện “Gót sáng tạo ra loài người theo hình ảnh của Gót và giống như Gót”.
  
Điều không ai có thể phủ nhận là khoa học ngày nay đã xác định tuổi của vũ trụ là vào khoảng 13.7 tỷ năm, tuổi của trái đất là vào khoảng từ 4 tỷ rưỡi đến 5 tỷ năm, và loài người đã có mặt trên địa cầu, hình thành theo định luật tiến hóa qua vài triệu năm.  Tất cả những điều này đều do sự tiến bộ trí thức của nhân loại khám phá ra và đều đã được chính Giáo hoàng John Paul II, đại diện cho khoảng 1 tỷ tín đồ của Ca-tô Giáo Rô-ma, công nhận.  Trong khi đó thì Tin Lành vẫn chấp chặt vào huyền thoại Sáng Tạo của Gót cách đây khoảng 6000 năm.
Vậy mà tại sao ngày nay con người vẫn còn tin vào những chuyện hoang đường không thể tin được. 
Cách đây hơn 1 thế kỷ, Robert G. Ingersoll đã giải thích điều này. [Robert G. Ingersoll được coi như là một nhà hùng biện nổi danh của Mỹ (A celebrated orator of 19th century America).  Ông ta là bạn của 3 Tổng Thống Hoa Kỳ, là người đã có công nhất trong việc làm nở rộ quyền tự do tư tưởng ở Hoa Kỳ. (A personal friend of three U.S. presidents, the individual most responsible for the flowering freethought in the United States.). Bức tượng của ông, ghi công ông, nay được đặt ở Peoria, Illinois. 
Edgar Lee Master, một thi sĩ, đã đưa ra nhận xét: "Đối với những người yêu chuộng tự do ở khắp nơi,  nhất là đối với giới trẻ ở Hoa Kỳ không biết đến Robert G. Ingersoll, hãy nhớ rằng ông ta đã giúp để cho quý vị được tự do." (nguyên văn) ]  Ingersoll đã nói thẳng trước một cử tọa đông đảo mà mỗi người phải bỏ ra $2 (năm 1890) để nghe ông diễn thuyết (Joseph Lewis, Ingersoll: The Magnificient, p. 140):
" Ca-Tô Giáo Rô-ma thật sống dai.  Điều này chứng tỏ cái gì?  Nó chứng tỏ rằng quần chúng thì ngu dốt (ignorant) và các linh mục thì xảo quyệt.
Tin Lành Giáo thật sống dai.  Điều này chứng tỏ cái gì?  Nó chứng tỏ là quần chúng thì mê tín và các mục sư thì đần độn (stupid).
Những người không theo Ki-tô Giáo  không có chết - họ đang mỗi ngày một lớn mạnh.  Và điều đó chứng tỏ cái gì?  Nó chứng tỏ là quần chúng càng ngày càng học hỏi được nhiều hơn - và họ đang tiến bộ - rằng đầu óc con người đang được giải thoát, và loài người đang văn minh lên.”(nguyên văn)
Nhận định của Robert G. Ingersoll như trên từ cuối thế kỷ 19 đúng hay sai, xin để cho quý độc giả tự mình phán xét, và tôi tin chắc những người Tin Lành ngoài phái bảo thủ cũng tự biết bản chất của tôn giáo mình theo là như thế nào.Hiện nay, Tin Lành VN đang mở chiến dịch xuyên tạc chống phá Phật Giáo và từ bỏ nguồn gốc dân tộc Việt Nam, nhưng với loại kiến thức dỏm và đầu óc mê tín, đần độn như Dũng Tiến Tôn, viết láo về Phật Giáo, họ làm sao có thể thành công được.  Sự thật là Ki-tô Giáo đang xuống dốc ở phương trời Âu Mỹ, và Phật Giáo đang phát triển mạnh trên khắp thế giới. 
Chúng ta chỉ có một câu để hỏi những người đang ra công truyền đạo Tin Lành và đánh phá Phật Giáo:  “Quý vị quảng cáo cho cái đạo Chúa của quý vị.  Hay lắm.  Nhưng tại sao cái đạo Chúa của quý vị lại gây ra bao nhiêu tai họa cho nhân loại như lịch sử đã ghi rõ, trong khi Phật Giáo của chúng tôi, trên 2500 năm nay chưa hề làm đổ một giọt máu trong quá trình truyền đạo?”
Tuy nhiên, hiểm họa của Tin Lành không phải là ở chỗ tín đồ Tin Lành thì mê tín, và các mục sư Tin Lành thì đần độn, theo như nhận định của Ingersoll, mà là ảnh hưởng tác hại của sự đần độn và mê tín trên xã hội khi Tin Lành dùng mọi thủ đoạn và dựa vào ưu thế về kinh tế, và quân sự nếu có thể được, để áp đặt sự mê tín và đần độn trên những cộng đồng yếu kém về kinh tế, vật chất, và từ đó tạo nên một lực lượng chính trị để làm áp lực hoặc khuynh đảo các chính quyền địa phương sau bình phong, chiêu bài tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo, nhân quyền.  Mất chỗ đứng hay ít ra là không thể ép buộc tư tưởng người dân và chính quyền trong những xã hội văn minh tiến bộ Âu Mỹ,Tin Lành đang tìm cách xuất cảng những đồ phế thải của những xã hội văn minh tiến bộ này sang các quốc gia yếu kém về kinh tế, ra công tuyển mộ những tín đồ không có mấy đầu óc, với hi vọng có thể đưa người dân trong những nước kém mở mang giật lùi trở về thời đại thần quyền đứng trên thế quyền ở Âu Châu khi xưa. 
Hiểm họa Tin Lành là một sự kiện rõ như ban ngày, khó ai có thể chối cãi. Người Việt chúng ta có nên ngăn chận cái hiểm họa này, cái tế bào ung thư này lan rộng trong xã hội lành mạnh về tâm linh của chúng ta hay không?Tôi nghĩ, con cháu Lạc Hồng quyết không để cho con cháu của Do Thái Adam và Eve đưa chúng ta trở lại thời bán khai dưới bất cứ dưới hình thức nào.  Và đây chính là trách nhiệm bảo vệ nền văn hóa Việt Nam của Nhà Nước Việt Nam ngày nay, của các chính quyền Việt Nam mai sau, của toàn dân phi-Ki-tô trong nước, và của những người Việt Nam yêu nước trên khắp thế giới.
Trần Chung Ngọc

Ngày 1.1.2014