Tổng số lượt KHÁCH xem trang

THUỐC CHỐNG RỤNG HOA/BÔNG MAI, BÔNG GIẤY, SỨ THÁI LAN, ĐỖ QUYÊN (SUPER A..Z)


THUỐC CHỐNG RỤNG HOA/BÔNG MAI, BÔNG GIẤY, SỨ THÁI LAN, ĐỖ QUYÊN (SUPER A..Z)

Thuốc chống rụng bông mai của chúng tôi đã có mặt ở thị trường Tây Nam bộ từ những năm '90 của thế kỷ trước và đến năm đầu tiên của thiên niên kỷ nầy Bộ Nông Nghiệp & PTNT với quyết định QĐ 6523/QĐ-BNN-KHCN ngày 19/12/2001 đã “CÔNG NHẬN SẢN PHẨM NẦY LÀ MỘT BIỆN PHÁP KỸ THUẬT MỚI ĐƯỢC PHÉP SẢN XUẤT, KINH DOANH VÀ XUẤT KHẨU THEO QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH” và tiếp theo đó đã đưa sản phẩm nầy vào”DANH MỤC PHÂN BÓN ĐƯỢC PHÉP SẢN XUẤT, KINH DOANH VÀ SỬ DỤNG Ở VIỆT NAM ” liên tục cho đến ngày nayNhư vậy cho đến thời điểm nầy, chỉ có Thuốc chống rụngbông mai Super A-Z của DNTN THẢO TRÂM là được Bộ NN&PTNT côngnhận đạt hiệu quả kỹ thuật cao và tính pháp lý của sản phẩm thuốc chống rụng bông mai là một sản phẩm độc đáo của DNTN THẢO TRÂM được bà con xa gần trong cả nước biết đến hơn 20 năm qua nhất là khu vực Nam bộ, nơi mà thị trường sản xuất và tiêu thụ hoa mai mạnh nhất trong cả nước.Thuốc đã qua thử thách hằng chục năm rồi

xem chi tiết>>>


Thứ Tư, 2 tháng 7, 2014

Cảm tưởng nhân bài viết Trần Trọng Kim và “Việt Nam Sử Lược” của học giả An Chi

Cảm tưởng nhân bài viết Trần Trọng Kim và “Việt Nam Sử Lược” của học giả An Chi
Subject: Trần Trọng Kim và “V iệt Nam Sử Lược”
From: Tran Quang Dieu 
Date: Wed, June 18, 2014 4:05 am

Cho đến thời đại hiện nay, so với các ông như Nguyễn Xuân Thọ, Vũ Ngự Chiêu, Cao Huy Thuần thì Cụ Trần Trọng Kim không thể là người có đủ cơ hội và điều kiện để tiếp cận và khai quật những tài liệu giá trị nằm im trong Thư khố của Bộ Ngoại giao Pháp liên quan đến việc lý do vì sao người Pháp xâm lăng Việt Nam trước đây.

Đã từ lâu, tôi, Trần Quang Diệu, đã từng bác bỏ lý sự cho rằng"người Pháp đã đem văn minh" như thế nào đó "đến cho Việt Nam", với luận cứ - tôi nói rằng: Chỉ có ai điên khùng mới có thể cam tâm đổi lấy một nền "văn minh" nào đó bằng sự mất nước của chính mình, cho dẫu là nền "văn minh" đó nó hấp dẫn ra sao.

Điều đó tương ứng với tác giả An Chi với việc bác bỏ đoạn viết sau đây của học giả Trần Trọng Kim:


“Trong thời đại khó khăn như đời vua Dực Tôn, mà vua quan cứ khư khư giữ lấy thói cũ, không biết theo thời mà mở nước cho người ta vào buôn bán, không biết nhân dịp mà khai hóa dân trí, lại vì sự sùng tín mà đem giết hại người trong nước, và đem làm tội những người đi giảng đạo. Bởi những sự lầm lỗi ấy, cho nên nước Pháp mới dùng binh lực để báo thù cho những người bị giết hại” 
(Xin theo chính tả hiện hành cho tiện - Sđd, tr.487) (*).

Cái câu “Bởi những sự lầm lỗi ấy, cho nên nước Pháp mới dùng binh lực để báo thù cho những người bị giết hại” của Trần Trọng Kim là một câu “xanh rờn” mà bất cứ người Việt Nam nào thông thạo tiếng mẹ đẻ và có tinh thần dân tộc cũng có thể nghĩ là do một “ông Tây mũi lõ” viết ra để bào chữa cho âm mưu của giặc Pháp nhằm cướp nước Đại Nam chứ không phải do một anh an-na-mít mũi tẹt viết ra trong quyển sách có nhan đề là Việt Nam sử lược. Anh mũi tẹt này lẽ ra phải biết rằng, dù dân tình của nó ra sao, dù vua quan của nó thế nào thì Đại Nam vẫn là một quốc gia có chủ quyền.
Bọn Tây mũi lõ nếu không muốn bị giết hại thì đừng có xâm phạm lãnh thổ của người ta mà làm chuyện bất hợp pháp. Chúng phải biết rằng - và Trần Trọng Kim càng biết rõ hơn chúng! - Đại Nam là một nước theo tam giáo từ lâu đời nên đối với thứ đạo mà mấy ông Tây râu xồm đem vào thì người ta dễ xem là tà đạo nên kỳ thị là chuyện dễ hiểu. Chẳng phải chính Công giáo cũng từng kỳ thị việc thờ cúng ông bà của lương dân Việt Nam và từng bắt ép người lấy vợ hoặc chồng Công giáo cũng phải theo đạo của họ hay sao? Chẳng phải cố đạo Alexandre de Rhodes từng phỉ báng Đức Thích Ca là “thằng hay dối” trong Phép giảng tám ngày đó sao?
Vậy thì trong cái thế “đối đầu tôn giáo” đó, chủ trương cấm đạo của nhà Nguyễn là một việc làm mà hậu thế phải thông cảm vì thực ra đằng sau việc truyền đạo còn là chuyện gì nữa thì có lẽ các vua Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức đã tiên cảm đúng hơn là Trần Trọng Kim, mặc dù tác giả này có điều kiện để biết rõ ràng và dễ dàng hơn."

_ _ _ _ _ _
(*) trang sách có thể khác, tùy theo nhà xuất bản và năm xuất bản. Nếu không có bản của NXB Tân Việt - Hà Nội, in và phát hành tại Sài Gòn, 1949, chỉ cần tìm theo tựa chương “Nước Pháp lấy đất Nam Kỳ” hoặc “Công việc của Bảo hộ” để tìm những câu tương ứng. 

Xem bài theo đường dẫn dưới đây: 
_____________
Trần Trọng Kim và “Việt Nam Sử Lược”

An Chi/ Petrotimes

http://sachhiem.net/LICHSU/AnChi.php