Tổng số lượt KHÁCH xem trang

THUỐC CHỐNG RỤNG HOA/BÔNG MAI, BÔNG GIẤY, SỨ THÁI LAN, ĐỖ QUYÊN (SUPER A..Z)


THUỐC CHỐNG RỤNG HOA/BÔNG MAI, BÔNG GIẤY, SỨ THÁI LAN, ĐỖ QUYÊN (SUPER A..Z)

Thuốc chống rụng bông mai của chúng tôi đã có mặt ở thị trường Tây Nam bộ từ những năm '90 của thế kỷ trước và đến năm đầu tiên của thiên niên kỷ nầy Bộ Nông Nghiệp & PTNT với quyết định QĐ 6523/QĐ-BNN-KHCN ngày 19/12/2001 đã “CÔNG NHẬN SẢN PHẨM NẦY LÀ MỘT BIỆN PHÁP KỸ THUẬT MỚI ĐƯỢC PHÉP SẢN XUẤT, KINH DOANH VÀ XUẤT KHẨU THEO QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH” và tiếp theo đó đã đưa sản phẩm nầy vào”DANH MỤC PHÂN BÓN ĐƯỢC PHÉP SẢN XUẤT, KINH DOANH VÀ SỬ DỤNG Ở VIỆT NAM ” liên tục cho đến ngày nayNhư vậy cho đến thời điểm nầy, chỉ có Thuốc chống rụngbông mai Super A-Z của DNTN THẢO TRÂM là được Bộ NN&PTNT côngnhận đạt hiệu quả kỹ thuật cao và tính pháp lý của sản phẩm thuốc chống rụng bông mai là một sản phẩm độc đáo của DNTN THẢO TRÂM được bà con xa gần trong cả nước biết đến hơn 20 năm qua nhất là khu vực Nam bộ, nơi mà thị trường sản xuất và tiêu thụ hoa mai mạnh nhất trong cả nước.Thuốc đã qua thử thách hằng chục năm rồi

xem chi tiết>>>


Thứ Sáu, 27 tháng 12, 2013

Lễ Giáng Sinh Đầu Tiên Có Từ Khi Nào ?


Christ's Nativity; Bernardo Dadi, c. 1325-1350; National Gallery of Scotland, Edinburgh


D.M. Murdock/Acharya S/ Nguyễn Trí Cảm dịch
 26-Dec-2013

G iáng sinh” là lễ kỷ niệm cực kỳ cổ xưa, hình thành trước kỷ nguyên Thiên chúa hằng nhiều thiên niên kỷ.”
Đã gần 1,700 năm qua, lễ hội kỷ niệm vào ngày 25 tháng Mười hai như là ngày sinh thiêng liêng Con của Chúa trời, và là Đấng Cứu rỗi Giê-su, là một phần có nhiều ý nghĩa của thế giới phương Tây.
Hàng ngàn hình ảnh được tạo dựng cũng như các bài thơ, bài hát và các hoạt động nghệ thuật khác mô tả Chúa hài đồng Giê-su nằm trong máng cỏ, chung quanh là bò và cừu, bà Trinh nữ Maria, ông Giô-sép, các thiên thần và ba Nhà Thông Thái ngắm nhìn đứa bé ngời sáng với vẻ ngạc nhiên.

Chúng ta được kể rằng hình ảnh này tượng trưng cho ngày Giáng sinh đầu tiên, khi Thượng đế của Vũ trụ được sinh ra trên trái đất này vào ngày 25 tháng 12 - năm thứ nhất sau công nguyên/kỷ nguyên Thiên chúa (AD/CE). Nhưng câu chuyện này có thật không?
 “Ô, Thượng đế hành động tuyệt vời làm sao vào cái ngày Mặt trời được sinh ra…thế là Chúa được sinh ra.”
Truyền thống của “Giáng sinh” hay ngày 25 tháng 12 là ngày sinh của Chúa Giê-su, nhân vật chính của Tân Ước, người được gần hai tỷ tín đồ trên khắp thế giới tin là Thượng đế bằng da bằng thịt đến để cứu nhân loại khỏi tội lỗi. Điều này có thể truy tìm nguồn phát tích ở cuối thế kỷ thứ hai cho đến thế kỷ thứ ba sau công nguyên.
Trong suốt thời gian đó, vị học giả Cơ đốc Cyprian (d.258) nhận xét (De pasch. Comp., xix): “Ô, Thượng đế hành động tuyệt vời làm sao vào cái ngày Mặt trời được sinh ra…thế là Chúa được sinh ra.” Nói cách khác, ngày sinh của đấng Cứu thế được tổ chức kỷ niệm dựa theo ngày đông chí. Tuy nhiên, trước thời điểm đó, điều mà ít ai biết là ngày sinh của Chúa được định vào các ngày khác nhau. Điều này chỉ ra rằng ngày sinh của Chúa không có tính lịch sử:
Ngày 5 tháng Giêng,
6 tháng Giêng,
25 tháng Ba,
28 tháng Ba,
19 tháng Tư,
20 tháng Tư,
21 tháng Tám,
17 tháng Mười một và
19 tháng Mười một.
Ngày sinh của Chúa thành công trong việc được đưa vào “lịch” hay được ghi chép là sự kiện lịch sử vào năm 354 sau công nguyên và được gọi là Lịch Filocalus hay Lịch Philocalian. Ngoài ra trong liệt kê ngày 25 tháng Mười hai như là Natalis Invicti. Từ này có nghĩa là “sự sinh ra của Đấng Bất Khả Chiến Bại (Mặt trời),” Lịch cũng gọi ngày này là natus Christus in Betleem Iudeae: “Ngày sinh của Chúa ờ Betleem Iudeae.” Kể từ đó.
Chúng ta nhận ra rằng dân chúng ở thế kỷ thứ tư nhận thức một cách rõ ràng sự kết hợp, nếu không là làm một, giữa Chúa với Mặt trời như họ đã từng nhận thức trong thời đại của Cyprian hay trước đó từ khi Giê-su được gán cho là “Mặt trời Công chính” trong Cựu ước Malachi (4:2) (Jesus is claimed to be the "Sun of Righteousness"Title page of the 'Chronography of 354'; MS c. 1620.)
 “Nhưng về phần các người kính sợ danh Ta, Mặt trời công chính sẽ mọc, mang theo đôi cánh chữa lành bệnh.”
Qua vài thập kỷ, nhiều người hiểu ra rằng, “ngày 25 tháng 12” không phải là biểu tượng ngày sinh “lịch sử” của đấng cứu thế tên là Giê-su, nhưng là thời điểm của tiết đông chí của bắc bán cầu, khi ngày bắt đầu dài hơn đêm, và người ta nói mặt trời “tái sinh”, “hồi sinh” hay “sống lại.”
Nhiều Lễ Kỷ Niệm Đông Chí Trên Khắp Địa Cầu.
Cùng thời điểm ngày sinh của Giê-su được ấn định vào ngày đông chí, đã có rất nhiều lễ hội điểm chí đón mừng “mặt trời mới” ở nhiều nơi. Nhiều lễ kỷ niệm ngày đông chí mà chúng ta có thể tìm hiểu trong danh sách trong Lịch Thần Học về Thiên Thể 2010Click to Enlarge!Astrotheology Calendar của người viết nói về tháng Mười hai. Trong đó người viết viết:
Tháng Mười hai đầy ắp những lễ hội kỷ niệm ngày đông chí, khởi nguồn từ tột bậc xa xưa. Theo ví dụ, ngày 21 tháng Mười hai được xem là lễ hội nữ thần mặt trời Amaterasu của người Nhật, biểu tượng nữ thần “ra khỏi hang”, một huyền thoại tiêu biểu về mặt trời.
Điều tương tự đáng ghi nhận như thế là lễ hội con của mặt trời Sokar của người Ai cập diễn ra vào 26 Khoiak, liên quan đến Lịch của thần Hathor tại Dendera, ứng với thời điểm chuyển đổi công nguyên sang ngày 22 tháng Mười hai.
Nghi lễ lâu đời của Sokar được đưa ra ngoài đền vào ngày này trong một “con thuyền” rất giống sự ghi chép sự kiện liên quan đến người Ai cập sinh ra mặt trời con từ một trinh nữ vào ngày đông chí, bị học giả cơ đốc Epiphanius (c. 310/320-403) loại bỏ (Epiphanius (c. 310/320-403) concerning the Egyptians bringing forth the baby sun born of a virgin at the winter solstice.)
Sokar the baby sun at the Winter Solstice approached by three dignitaries, Ptah-Osiris-Sokar
Các hoạt động kỷ niệm đông chí quan trọng đến mức mà tại thời điểm đó, họ kéo dài lễ một hoặc hai ngày của đông chí hơn ngày thực sự trong Lịch Gregorian, vd. ngày 21, 22 tháng Mười hai. Lễ kỷ niệm đông chí vì thế không nhất thiết phải là thời gian truyền thống của đông chí, nhưng có thể diễn ra vài ngày trước hoặc sau. Điển hình như của người La mã làm lễ kỷ niệm Saturnalia (lễ hội mừng thần Saturn và đông chí của người La mã cổ đại- nd.) bắt đầu từ 17 và chấm dứt vào ngày 23 tháng Mười hai.
Kể từ đó, một số vị thần sinh ra vào “tiết đông chí” được biết đến, không nhất thiết lễ hội kỷ niệm tổ chức vào những ngày chính xác hay chính vào ngày 25 tháng 12 được chấp nhận một cách rộng rãi. Điều này báo hiệu khoảng thời gian ba ngày của đông chí chấm dứt – nghĩa là “mặt trời đứng yên” ("sun stands still")- như người thời cổ đại nhận biết như thế. Về vấn đề này, ngày sinh của mặt trời vào đông chí của người Hy lạp và thần rượu Dionysus nguyên thủy được công nhận vào ngày đầu tháng Giêng nhưng sau rốt được định vào ngày 25 tháng 12, có liên quan đến nhà văn thời Latin cổ đại Macrobius (thế kỷ thứ 4 sau công nguyên). Bất chấp mọi điều, kết quả vẫn như nhau: Thần mặt trời mùa đông được sinh ra chung quanh thời gian này khi ngày bắt đầu trở nên dài hơn đêm.
Nativity of Dionysus: Hermes presents the baby Dionysus to a goddess or mortal woman; two groups of three figures are in attendance on either side; bas relief from the Museum of Naples
Sự ra đời của Thần Dionysius, Bảo tàng Naples
Vào năm 257 sau công nguyên, ngày 25 tháng12 được Hoàng đế  Aurelian chính thức hóa là ngày sinh của  Sol Invictus – Thần Mặt Trời Bất Khả Chiến Bại – và người ta khẳng định hay đại loại như thế rằng Aurelian (hoàng đế của đế quốc La mã- nd,) cũng kết hợp lễ hội thần mặt trời Helios của người Hy lạp với lễ hội mừng thần Saturn được gọi là Helia, cũng như thành lập lễ hội kỷ niệm ngày đông chí. Phần quan trọng hơn cả là Nghi lễ huyền Bí của thần Osiris, bắt đầu từ 14 tháng 12 và chấm dứt bằng việc sống lại của thần vào 26 tháng 12 (Mysteries of Osiris, which begin on the 14th of December and end with his resurrection on December 26th, theo sau là các hình thức tương tự như lễ kỷ niệm Đông chí (Brumalia), thần Sartun và lễ Giáng sinh. Các dữ kiện của thời điểm này kết hợp nhiều lễ hội có mối liên quan đến sự đam mê, cái chết và sự sống lại hay tái sinh của thần mặt trời Ai cập xuất chúng này (Egyptian sun god), và đó là những ngày cho những nghi lễ huyền bí diễn ra ứng với đông chí khi Lịch bất định Ai cập cuối cùng được thiết lập ổn định, là điều phi thường.
Newgrange Passage Tomb/Temple, Ireland; photo: Clemensfranz
Lễ Kỷ Niệm Đông Chí Xưa Đến Đâu?
Trong Lịch Thần Học Thiên Thể  2011 Astrotheology Calendar của người viết, tháng Mười hai được minh họa bằng hình ảnh “hành lang mộ” (passage tomb) tại Newgrange, Ireland. Hành lang quay về đông, hướng mặt trời mọc vào ngày đông chí hay quanh ngày 21 tháng 12 theo Tây lịch (Gregorian calender). Ngôi mộ này cũng được gọi là “đền” dựa trên sự quan trọng hiển nhiên của nó – được che chắn bằng một tảng đá lớn nhẵn với nhiều vòng xoắn ốc tượng trưng cho mặt trời và có niên đại 3.200 năm trước kỷ nguyên Thiên chúa. Mặt trời mọc vào ngày đông chí tại Newgrange chiếu rọi một luồng ánh sáng xuống hành lang hình chữ thập và vào căn phòng. Lễ tưởng niệm này được tin là biểu thị sự “sống lại” hay hồi sinh từ cái chết của mùa đông. Địa điểm thiêng liêng này do đó có  “ánh sáng chữ thập” đã được 5.000 năm tuổi, tượng trưng cho sự hồi sinh hay tái sinh vào “ngày 25 tháng 12.”
 “Địa điểm thiêng liêng tại Newgrange có “ánh sáng chữ thập ”đã 5.000 năm tuổi, tượng trưng cho sự hồi sinh hay tái sinh vào “ngày 25 tháng 12.”
Goseck circle, Germany; yellow lines represent sunrise and sunset at the winter solstice; c. 7,000 years ago
Có nhiều địa điểm khảo cổ trên khắp địa cầu có sự sắp xếp dựa trên thiên văn, đặc biệt là cho ngày đông chí, thậm chí có nơi còn xưa hơn Newgrange ví dụ như vòng tròn gỗ hay “đá xếp vòng tròn” (henge) tại Goseck ở Đức, mà có thể đã 7.000 năm tuổi.
Tòa cấu trúc được sắp đặt dựa theo thiên văn rọi sáng, đã được biết đến khắp nơi, đại loại như là “những ngôi đền”, chỉ ra rằng chủ đề xuyên suốt trong thần học về thiên thể (astrotheological) của thời cổ đại về ngày sinh của thần mặt trời là vào thời điểm đông chí, có tuổi đời ít nhất là như thế. Hơn nữa, có chứng cứ sự quan sát mặt trời này có niên đại xưa hơn hẳn thế.
Có ý kiến cho rằng con người ở một số nơi trên thế giới làm lễ kỷ niệm đông chí, đặc biệt là vùng càng gần cực bắc trải đến bắc bán cầu, tính ngược về thời  kỳ đồ đá cũ và là một phần của “nghi lễ” tôn giáo, thậm chí sau đó một số đồ vật do người (tiền sử) tạo tác được phát lộ, kể cả bức vẽ được biết đến là “Phù thủy Đầu Linh dương” từ hang động Les Trois Freres trong rặng Pyrenees ở Pháp. Như người viết đã viết trong Các Thần Mặt trời (Suns of God), những hang động này đã có người cư ngụ trong thời kỳ đồ đá cũ từ 10.000 đến 16.000 năm trước dù rằng nhà nghiên cứu thần thoại Robert Graves cho rằng bức hình vẽ ở đó có niên đại “ít nhất là vào năm 20.000 trước kỷ nguyên Thiên chúa.”
Sorcerer with Antelope's Head Les Trois Freres CaveTrong thiên văn học thời tiền sử về Mặt trăng, một học giảngười Ấn, S.B. Roy, lập thuyết rằng, những hình vẽ này tiêu biểu sự ký thác bí mật có liên quan đến những nghi lễ huyền bí, tạo sự chú ý rằng họ cần phải “thực hiện tại thời khắc mang lại thắng lợi đặc biệt”, mà sự linh ứng sẽ tùy thuộc vào thời khắc đó. Thời khắc thuận lợi này sẽ dựa vào chu kỳ của mặt trời và mặt trăng, cũng như theo mùa.
Như tôi cũng đã trình bày trong Các Thần Mặt Trời,  Roy thừa nhận rằng “phù thủy” đầu linh dương là “một hình ảnh đánh dấu sự bắt đầu của một mùa.” Những lý do cho sự khẳng định này bao gồm “những tập quán xa xưa” trong kinh Vệ Đà (Rig Veda) và trong Thiên văn học của Vệ đà, liên quan đến đầu Linh dương, tượng trưng cho vì sao L Orionis – và đông chí ở vào thời điểm trăng thượng tuần, và cũng như hạ chí ở vào thời điểm trăng tròn. Roy kết luận rằng hình ảnh phù thủy “đánh dấu tiết đông chí”, đó là “một ngày quan trọng ở thời kỳ Băng hà ở châu Âu.” Dựa trên thiên văn học, hình ảnh có niên đại 10,600 năm trước kỷ nguyên Thiên chúa.
Thảo luận về những người châu Âu sống trong hang động thuộc thời kỳ đồ đá cũ vào khoảng 10.000 năm trước, Roy cũng khẳng định:
Ở Bắc Âu và châu Á, nằm ở vĩ độ 60º hoặc cao hơn, nơi mà giờ đây ngôn ngữ Xla-vơ (Slanovic) đang phổ biến, mùa đông ở đó dài và tăm tối. Trời rất lạnh. Mọi người mong chờ đông chí đến khi mặt trời sẽ quay về hướng Bắc. Các nhà thiên văn nhận biết ngày tháng ngay cả khi không thể thấy được mặt trời. Đây là ngày quan trọng vì là thời điểm mùa xuân sẽ đến.
Vì thế, đông chí là một yếu tố quan trọng trong văn hóa nhân loại, đặc biệt là do cái lạnh, nằm ở vĩ độ bắc, ít nhất là 12.000 năm trước.
Vì thế “Giáng sinh” là lễ kỷ niệm cực kỳ cổ xưa, hình thành trước kỷ nguyên Thiên chúa hằng nhiều thiên niên kỷ.”
Lễ hội kỷ niệm đông chí được phát triển khắp nơi, phần lớn ở nơi có con người sinh sống, được truyền lại như là lễ “Giáng sinh,” ví dụ ngày 25 tháng 12, ngày sinh của “Thần mặt trời.” Do đó, “Giáng sinh” là lễ kỷ niệm cực kỳ cổ xưa, hình thành trước kỷ nguyên Thiên chúa hằng nhiều thiên niên kỷ.”
Chúc mùng Đông Chí!