Tổng số lượt KHÁCH xem trang

THUỐC CHỐNG RỤNG HOA/BÔNG MAI, BÔNG GIẤY, SỨ THÁI LAN, ĐỖ QUYÊN (SUPER A..Z)


THUỐC CHỐNG RỤNG HOA/BÔNG MAI, BÔNG GIẤY, SỨ THÁI LAN, ĐỖ QUYÊN (SUPER A..Z)

Thuốc chống rụng bông mai của chúng tôi đã có mặt ở thị trường Tây Nam bộ từ những năm '90 của thế kỷ trước và đến năm đầu tiên của thiên niên kỷ nầy Bộ Nông Nghiệp & PTNT với quyết định QĐ 6523/QĐ-BNN-KHCN ngày 19/12/2001 đã “CÔNG NHẬN SẢN PHẨM NẦY LÀ MỘT BIỆN PHÁP KỸ THUẬT MỚI ĐƯỢC PHÉP SẢN XUẤT, KINH DOANH VÀ XUẤT KHẨU THEO QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH” và tiếp theo đó đã đưa sản phẩm nầy vào”DANH MỤC PHÂN BÓN ĐƯỢC PHÉP SẢN XUẤT, KINH DOANH VÀ SỬ DỤNG Ở VIỆT NAM ” liên tục cho đến ngày nayNhư vậy cho đến thời điểm nầy, chỉ có Thuốc chống rụngbông mai Super A-Z của DNTN THẢO TRÂM là được Bộ NN&PTNT côngnhận đạt hiệu quả kỹ thuật cao và tính pháp lý của sản phẩm thuốc chống rụng bông mai là một sản phẩm độc đáo của DNTN THẢO TRÂM được bà con xa gần trong cả nước biết đến hơn 20 năm qua nhất là khu vực Nam bộ, nơi mà thị trường sản xuất và tiêu thụ hoa mai mạnh nhất trong cả nước.Thuốc đã qua thử thách hằng chục năm rồi

xem chi tiết>>>


Thứ Năm, 19 tháng 12, 2013

Lột Mặt Nạ Âm Mưu Đánh Phá Phật Giáo Một Cách Ti Tiện, Xảo Trá Và Đại Quy Mô Của Linh Mục Sư Nhất Hạnh Chân Không




"Linh-muc-sư " Thích Nhất Hạnh

    NDVN: Phật Giáo trên thế giới đang phải đối phó với sách lược xâm lăng văn hóa và tôn giáo của Ki-tô Giáo, một sách lược mà Tiến Sĩ C. de S. Wijesundera ở Tích Lan lên án là “tấn công Phật Giáo một cách ti tiện, xảo trá, và đại quy mô.” (They [the Christians] were engaged, Dr. C. deS. Wijesundera said, in a "despicable, treacherous, indecent and massive assault on Buddhism".) Nhiều tài liệu đã in thành sách và ở trên Internet đã chứng tỏ là sách lược này đang được tích cực thi hành ở Ấn Độ, Thái Lan, Tích Lan, Việt Nam v..v.. Đáng lẽ Phật Giáo phải dấn thân tìm cách đối phó với sách lược ti tiện, xảo trá và đại quy mô tấn công Phật Giáo để cải đạo người Phật tử, thì chúng ta lại được dạy bởi ông đạo khùng “linh mục sư” Nhất Hanh Chân Không khoát áo cà sa và nâu sòng đã được chúng ta kính trọng từ trước phải quán chiếu để mà tu tập theo Giê-su:
    Đức Ki Tô Hằng Sống là Con của Thượng Đế, đã phục sinh, và nay vẫn còn tiếp tục sống.

    - Tôi thấy chúng ta phải quán chiếu mọi hành động và mọi lời dạy của Chúa Giêsu trong cuộc đời Ngài, như một mẫu mực để chúng ta tu tập. Giêsu sống đúng như lời dạy của Ngài, cho nên suy gẫm cuộc đời Chúa Giêsu là điều tối cần thiết để hiểu giáo lý của Ngài.

    - Trong nhãn quan Phật Giáo, ai không phải là con của Thượng đế?

    - Tội tổ tông cũng có thể được chuyển hóa khi một người tiếp xúc với Thánh Linh. Giêsu là con của Thượng Đế và con của Người. Chúng ta cũng là con của Thượng Đế và của song thân chúng ta.

    - Nơi duy nhất chúng ta có thể tiếp xúc với Giêsu và Nước Chúa là ở trong nội tâm mình.

    Và.....  

    Trên 80 triệu Phật tử Việt Nam trong nước và hải ngoại, trong đó có cả phật tử Tâm Hằng Nguyễn Đắc Xuân không có những nguồn thông tin cập nhật về ông đạo khùng đấng cứu thế NHCK từ năm 1966 đến nay 2009. Cho nên, chúng ta nghỉ rằng:... ông đạo khùng đấng cứu thế NHCK truyền giảng, viết sách và pháp thoại hợp với thành kiến mình...và đã được ta kính trọng ông đạo như là Thiền sư Việt Nam thế kỷ 20-21 từ trước, mà ngay chính ông đạo khùng NHCK cũng vọng tưởng và tự phong Thiền sư Việt Nam là “....thầy của sư cô Chân Đức ở Ấn Độ là một ông thầy Tây Tạng, trước khi thầy đó mất nói với sư cô rằng thầy của sư cô sau này là một thiền sư Việt Nam!..Trong khi đó, trên mấy chục năm nay ông đạo khùng linh mục sư Nhất Hanh Chân Không khoát áo cà sa, nâu sòng và được Phật tử Việt tôn vinh là Thiền sư ViệtNam của thế kỷ 21...nhân từ lòng lành Jesusma hằng sống và phục sinh “âm mưu đánh phá Phật giáo một cách ti tiện, xảo trá, và đại quy mô” 

    Qua Biến loạn Tu viện Bát Nhã và Kinh Bổn Làng Mai “Living Buddha Living Christ – Phật ngàn đời Chúa ngàn đời” và “Going Home, Buddha and Jesus as Brother – Bụt Chúa là Hai Anh Em” của linh mục sư NHCK. Hội đủ nghiệp duyên cho chúng ta Lột Mặt Nạ Linh Mục Sư Nhất Hạnh Chân Không Giáo Phái Làng Mai “âm mưu đánh phá Phật giáo một cách ti tiện, xảo trá, và đại quy mô”. Tăng Sinh Làng Mai và Phật tử trong mọi giới bị linh mục sư Nhất Hạnh Chân Không lừa một cách xảo trá, lương lẹo...Tăng sinh tu học như là chủng sinh Kytô Rô MaGiáo và Phật tử tham dự khóa tu như giáo dân tân tòng học giáo lý trở lại đạo, được dạy phảiquán chiếu để mà tu tập theo Giê-su và Kinh Bổn Làng Mai, đã được Phật tử Trần Chung Ngọc chứng minh ông đạo khùng đấng cứu thế linh mục sư Nhất Hạnh Chân Không... Thiếu tinh thần trách nhiệm và nguy hại vì các tín đồ Ki-tô giáo có thể hài lòng trước những lời trên, và kết quả là vẫn tiếp tục sống trong trong bóng tối của sách lược che dấu sự thực của các giáo hội Ki-tô. Còn đối với đa số Phật tử trong mọi giới, thì những lời giảng trên sẽ gây hoang mang nếu không muốn nói là gây nguy hại cho Phật Giáo, qua bài viết: VÀI Ý KIẾN XUNG QUANH VỤ TU VIỆN BÁT NHÃ, nhận tiện kính tặng Phật tử Tâm Hằng Nguyễn Đắc Xuânchỉ vì nghỉ rằng vị tu sĩ  thốt ra điều này, chấp nhận điều gì theo bề ngoài và chấp nhận điều gì chỉ vì điều ấy hợp với thành kiến mình.....đã được ta kính trọng từ trước có thêm tài liệu và góp ý giải thích giùm tại sao nhà nước ta Tống Bắt Chủng Sinh Rời Tu Viện Bát Nhã Hết Hạn Trạm Trú Và Tu Học Vẫn Ở Lỳ Có Phải Bạo Hành Không?


 


VÀI Ý KIẾN XUNG QUANH VỤ TU VIỆN BÁT NHÃ




    Sau đây chúng ta hãy đi một chút vào những hoạt động tôn giáo và một số những lời giảng dạy của Làng Mai để cho vấn đề được rõ ràng. 


* “LINH MỤC SƯ” NHẤT HẠNH CHÂN KHÔNG XIN GIỮ CHO ĐẠO PHẬT ĐƯỢC TRONG SÁNG “Ở Mai Thôn Đạo Tràng tại Pháp,  mỗi năm đến ngày giáng sinh, chúng tôi luôn luôn tổ chức lễ Giáng Sinh rất long trọng, tại vì đa số các thiền sinh đều có nguồn gốc Ki Tô giáo. Ngày giáng sinh rất nhiều thiền sinh Tây phương về Đạo Tràng Mai Thôn như con cháu về nhà tổ phụ. Vì vậy vào đêm Giáng Sinh tôi luôn luôn  giảng một bài về Phật và về Chúa.” (trích nguồn: 30-Avril-NinhBinh_Du..> )...

    Những phát biểu trên tạo cho người đọc cảm thấy đây có vẻ như là một tôn giáo thờ chung “Phật & Chúa” mới được hình thành, hay còn gọi là pháp môn Làng Mai, mà Sư ông vừa đóng vai trò là tu sĩ Phật giáo để giảng về đạo Phật, vừa đóng vai trò của một linh mục để giảng về đạo Chúa,  xem tu viện Phật giáo như là nhà tổ phụ của các đạo Chúa -Tổ phụ Abraham, hay nhà của tổ phụ là Làng mai, tùy theo cách hiểu của mỗi người . Và cũng có thể hiểu ngược lại là xem nhà thờ cũng như là chùa!...

Thich Nhat Hanh

Mục sư ông đạo khùng Nhất Hạnh
Một Cái Nhìn Khác Về Vụ Tu Viện Bát Nhã  .ông đạo Nhất Hạnh Chân Không, là Việt gian phản quốc, đã vọng ngữ đòi thay Quốc hiệu, Quốc kỳ, Quốc ca.  Đa Nuyên Đa Đảng (chỉ có một và chỉ một Việt Minh Cộng Sản Đảng lãnh đạo đất nước Việt Nam, có chủ quyền, độc lập, thống nhất, dân giàu, hùng cường, phát triển...như độc đảng Tư Bản Mỹ). Ông ta không có tư cách con Dân Việt Hào Hùng đối với đất nước ta, nhìn trực tâm ông ta (con dân Mẫu quốc Pháp), thì ông ta cũng như những ông đạo khùng cứu thế David Koresh, Jim Jone, Sun Myung Moon, John Paul II, Benedict XVI...mà thôi  

Tống Bắt Tăng Sinh Hết Hạn Trạm Trú Và Tu Học Vẫn Ở Lỳ Có Phải Bạo Hành Không?  Tống bắt 400 tăng sinh giáo phái Làng Mai, của ông đạo Nhất Hạnh Chân Không Việt gian phản quốc, cầu viện ngoại bang áp lực đất nước ta " ...hết hạn đăng ký tạm trú với chính quyền...và hết hạn phải xin phép tổ chức lại khóa tu là 3 tháng...” rời  khỏi Tu viện Bát Nhã, là điều phải làm đem lại an ninh và ổn định khu vực nói riêng và cho đất nước nói chung, chứ không phải là bạo hành hay đàn áp tôn giáo (chế độ độc tài gia đình trị Cần lao Công giáo Ngô Đình Diệm, được ghi vào lịch sử Mỹ và Việt Nam, đã đàn áp tàn bạo Phật giáo Việt Nam, phải không Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân?)

 Sư ông Thích Nhất Hạnh.
       NDVN: Trong một vài lần điện đàm với anh Tâm Đạt Trần Thông, về vụ Biến loạn Bát Nhã, của hơn 400 tăng sinh Giáo Phái Làng Mai, tu theo “PHÁP MÔN THIỀN ÔM”. Theo anh Tâm Đạt, trong kinh Phật, có 84 ngàn Pháp môn như là:Pháp Môn Niệm Phật – Pháp Môn Thiền Định – Pháp Môn Khổ Hạnh – Pháp Môn Tam Bộ Nhất Bái...và nay có thêm pháp môn “PHÁP MÔN THIỀN ÔM” của giáo phái Làng Mai do đấng cứu thế sư ông Nhất Hạnh Chân Không sáng lập (Làng Mai là một giáo phái Tin Lành, do một ông sư Việt Nam, chứ không có Pháp Môn Làng Mai, tu pháp môn "PHÁP MÔN THIỀN ÔM" ...

Cho nên đã đến lúc, Nhân Dân Việt, Ban Biên tậpnhandanvietnam.org,  Tâm Hằng Nguyễn Đắc Xuân (... vì nghỉ rằng vị tu sĩthốt ra điều này đã được ta kính trọng từ trước...) và Tâm Đạt Trần Thông, hãy Lột Mặt Nạ Con Thò Lò Giáo Sĩ Kytô Nhất Hạnh Chân Không Giáo Phái Làng Mai, mặc áo Cà Sa, đã Lừa Bịp truyền đạo Kytô, ngụy danh tu pháp môn “PHÁP MÔN THIỀN ÔM"  ...Chúng ta, hãy lột mặt nạ sự tráo trở, lừa bịp Phật tử ViệtNam của mục sư sư ông Nhất Hạnh Chân Không, là chúng ta cùng đọc bài viết: VÀI Ý KIẾN XUNG QUANH VỤ TU VIỆN BÁT NHÃ II, của Giáo sư Trần Trung Ngọc dưới đây...

GIÁO PHÁI LÀNG MAI “PHÁP MÔN THIỀN ÔM”: Sinh Hoạt Tâm Linh Tại Tu Viện Lộc Uyển ...Ngày 24 tháng 12 năm 2000 từ 8 am đến 11 pm: Lễ mừng Giáng Sinh..... Buổi trưa nghỉ ngơi để chuẩn bị chương trình văn nghệ và buổi cơm tối. Đăc biệt bữa cơm tối đêm lễ Giáng Sinh, các món ăn được xem là rất thịnh soạn và được dọn sẵn từng bàn....Chương trình văn nghệ gồm nhiều bài hát, một vỡ kịch mừng Giáng Sinh do quý Thầy và quý Sư cô Thường Nghiêm, Hà Nghiêm, Quang Nghiêm, Trung Nghiêm, Thắng Nghiêm và thiền sinh Mỹ-Việt đồng trình diễn xuất sắc. Hai cháu Hoàng Ánh và Chân TămFee Le) song ca bài The Twelve Days of Christmas thật dễ thương. Các Sư cô còn hướng dẫn đại chúng cùng vui trong nhịp vũ tập thể.... Trong ánh sáng lung linh của những cây nến, đại chúng thiền hành chung quanh đồi và tập trung ở giữa cùng đồng ca bản nhạc Silent Night (Đêm Thánh Vô Cùng), lời Pháp, lời Anh, và lời Việt....Vũ trụ và lòng người trong giờ phút mầu nhiệm đó như được hòa nhập làm một để nuôi dưỡng chánh niệm trong từng bước chân, trong từng hơi thở, trong mỗi con người và mọi người.


*  SỰ THẬT VỀ TU VIỆN BÁT NHÃ (Bảo Lộc) ...Khi được lãnh đạo Nhà nước Việt Nam tiếp kiến, Sư ông Thích Nhất Hạnh liền đưa ra đề nghị 10 điểm, trong đó có những điểm như: "Đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam, giải thể Ban Tôn giáo chính phủ...". (đúng là Việt gian Nhất Hạnh ngã mạn 'Y không phải là đảng viên CSVN', không khác gì tênKhùng Jesus, David Kresh, Jim Jone, Thanh Hải Vô Thương Sư... NDVN) Nhìn nét mặt tự mãn của ông...Nhà nước Việt Nam chỉ công nhận khóa tu theo Pháp môn Làng Mai, chứ chưa công nhận Giáo hội Làng Mai - Pháp quốc tại Việt Nam, và... “... Thượng tọa Thích Đức Nghi, trụ trì Tu viện Bát Nhã đã đồng ý cho Sư ông Thích Nhất Hạnh dùng Tu viện Bát Nhã làm nơi tu tập Pháp môn Làng Mai, đồng thời ký đơn bảo lãnh cho gần 400 tu sinh đăng ký tạm trú với chính quyền.... Riêng GHPGVN, Hòa thượng Thích Hiển Pháp - là Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký, Trưởng ban Phật giáo quốc tế Trung ương Giáo hội, chỉ ký cho phép tổ chức khóa tu theo giới hạn của từng khóa tu là 3 tháng, hết hạn phải xin phép tổ chức lại...”
  Lá thư Làng Mai viết:

Xem các thầy và sư cô Làng Mai như những nhà truyền giáo ngoại quốc, đó là chuyện không ai có thể hiểu nổi. Họ chỉ là những đứa con của đất nước luôn luôn mang trong lòng niềm thao thức về đóng góp cho đất nước mà thôi. Những gì họ muốn đóng góp không phải là văn hóa và kỹ thuật đem từ bên ngoài vào, trái lại chỉ là những gì rất thuần túy văn hóa dân tộc.

    Mặt khác, Thiền sư Nhất Hạnh cũng giảng:

Chúng ta biết rằng giáo lý của đạo Bụt mà muốn cho đích thực là giáo lý của đạo Bụt, thì giáo lý đó phải có hai tính cách. Tính cách đầu là Khế lý, tính cách thứ hai là Khế cơ…. Khế lý nghĩa là nó đích thực phải là Phật pháp, Phật pháp chính tông, không phải là thứ Phật pháp biến hình.

    Nhưng:

    Chúng ta biết rằng, hàng năm ở Làng Mai cũng như ở Tu Viện Lộc Uyển đều tổ chức ăn mừng Lễ Giáng Sinh, hát Thánh Ca v..v… Từ bao giờ truyền thống Phật Giáo có nghi thức này? Mang những nét văn hóa này nhập cảng vào Việt Nam thì có phải là khế cơ không? Về phương diện xã giao thì nhân dịp Lễ Giáng Sinh một chức sắc Phật Giáo, nếu được mời, có thể đến dự lễ do nhà thờ tổ chức và chúc mừng tôn giáo bạn. Nhưng chuyện nhà Chùa tổ chức lễ Giáng Sinh và hát Thánh ca là chuyện chưa từng thấy ở Việt Nam. Rất có thể khi “ Làng Mai ” phát triển ở Việt Nam thì các Chùa cũng phải theo tập tục này. Lẽ dĩ nhiên Làng Mai có quyền tổ chức bất cứ lễ lạc nào mà mình muốn ở ngoại quốc, dù những lễ lạc đó không nằm trong truyền thống Phật Giáo Việt Nam. Khoan kể là ngày nay, thế giới Tây phương, ít ra là trong giới hiểu biết và trí thức ở trong cũng như ở ngoài Ki Tô Giáo đã nhìn vai trò của Chúa Giê-su như thế nào.

    Lá thư Làng Mai là để truyền bá những giáo lý của Tăng thân Làng Mai và tất nhiên để cho mọi người thuộc Giáo hội Làng Mai đọc, suy gẫm và thực hành. Trong Lá Thư Làng Mai số 32 tôi đọc được bài “Tin Mừng” của Chân Pháp Đệ, một cựu Linh mục nay theo Làng Mai. Trong bài này, có đoạn Chân Pháp Đệ viết:

"Nghe hồi chuông cầu kinh Đức Bà cũng giống như tiếng gọi của Đức Ki Tô, gọi tôi quay về với chân tâm và mời tôi làm như Mẹ Mary: mang năng lượng Chúa Thánh Thần, sản sinh ra Đức Ki Tô trong cuộc đời mình, trong thân và tâm mình. Hồi chuông cầu kinh Đức Bà làm tôi thức tỉnh, nhận ra rằng cũng như Mary, các anh chị em tôi đều mang "tâm thức của Đức Ki Tô" ngay bây giờ và ở đây.Chất Thánh Nữ của Mary có mặt rất rõ trong tôi, nơi Thiền viện Phật Giáo này (Người Phật tử nhận diện Mẹ Mary như Đức QuánThế Âm (Avalokita)).

Nhiều người trong chúng ta có thể tiếp xúc với DNA tinh thần [sic] của Mẹ Mary qua thực tập Thiền lạy, khi chúng ta áp người sát đất và quán tưởng về năng lượng trị liệu của Đất Mẹ trong mỗi chúng ta và trong Tăng thân"

    Ngoài ra Chân Pháp Đệ còn viết về những điều như "Tội tổ tông", Đức Mẹ "thụ thai vô nhiễm" v..v..., những tín điều mà Tây phương đã không còn tin nữa.

    Tôi tự hỏi, không biết từ bao giờ mà người Phật tử và là người Phật tử nào đã “nhận diện Mẹ Mary như Đức Quán Thế Âm (Avalokita)”. Những niềm tin của thời Trung Cổ trên tất nhiên là những ý kiến cá nhân của Chân Pháp Đệ, nhưng lấy ý kiến của mình áp đặt lên “Người Phật tử” là điều khó có thể chấp nhận, mà nó lại nằm trong Lá Thư Làng Mai, điều khó hiểu nếu không nằm trong sự truyền bá văn hóa Ki-tô của Làng Mai. Nhưng không phải chỉ có Chân Pháp Đệ mới viết lên được những câu như trên, nếu chúng ta đã đọc những cuốn như “Living Buddha, Living Christ”, và"Going Home: Jesus and Buddha as Brothers" của Thiền sư Nhất Hạnh.

    Rất có thể đối với một thiền sư như Thích Nhất Hạnh, hoặc với mục đích giới thiệu Phật Giáo cho người Tây phương, và Thiền sư đã thành công, đại thành công, cho nên Thiền sư đã viết lên những cuốn sách như vậy. Nhưng trong lãnh vực học thuật (scholarship) và về phương diện nghiên cứu trí thức thì những cuốn sách đó không nói lên được điều gì ngoài chuyện làm vui lòng các tín đồ Ki Tô Giáo nhưng lại làm hoang mang các tín đồ Phật Giáo không thuộc hệ Làng Mai. Đây là điều tôi cho là nguy hiểm đối với giới Phật tử vì thường không phải ai cũng có trình độ nghiên cứu vấn đề một cách kỹ lưỡng, và những gì viết ra bởi một Thiền Sư nổi tiếng như Thiền sư Nhất Hạnh bao giờ cũng có giá trị và được đánh giá cao. Nhưng vấn đề chính ở đây là, tôi có cảm tưởng là TS Nhất Hạnh không nghiên cứu kỹ về Ki Tô GiáoTôi sẽ trình bày vấn đề này với một số chi tiết.

    ¨ Hai khuôn mặt trái ngược

    Điều đầu tiên chúng ta cần nhận thức là, nếu nghiên cứu kỹ thì khuôn mặt của Đức Phật trong Kinh điển Phật Giáo và khuôn mặt của Jesus trong Tân ước hoàn toàn đối ngược nhau, từ đời sống cho đến những lời nói. Chúng ta sẽ thấy Đức Phật khiêm nhường bao nhiêu thì cũng thấy Jesus tự cao tự đại tự tôn bấy nhiêu. Chúng ta sẽ thấy ngôn ngữ của Đức Phật êm ái bao nhiêu thì cũng thấy ngôn ngữ của Jesus khó nghe bấy nhiêu. Đây là những sự thực không ai có thể chối cãi nếu đã đọc kinh điển Phật Giáo và Tân Ước và tôi sẽ chứng minh ngay sau đây.

    Có thể nói, tôi là người nghiên cứu khá kỹ về cuốn Thánh Kinh cũng như về Ki Tô Giáo, cho nên tôi thấy khựng lại khi đọc một số tư tưởng ngoài Phật Giáo của một Thiền Sư Phật Giáo. Tôi không biết Thầy hiểu thế nào về những quan niệm về Thượng đế, Thánh Linh, Thiên đường, Nước Chúa v..v.. trong Ki-tô Giáo, nhưng đối với tôi, tất cả những gì Thiền sư Nhất Hạnh viết về Thượng đế, Thánh Linh, Thiên đường, Nước Chúa v..v.. trong Ki-tô Giáo đều không phù hợp với những điều mà tôi đã đọc trong hàng trăm tác phẩm nghiên cứu về Ki Tô Giáo của các học giả Tây phương, ở trong cũng như ở ngoài Ki Tô Giáo, và đặc biệt của một số lãnh đạo cao cấp trong Ki Tô Giáo.. Đây là tôi nói về lãnh vực học thuật chứ không dám bàn đến lãnh vực tâm linh mà ai cũng có thể hiểu và tin theo cách riêng của mình. Thật vậy, chúng ta hãy đọc một số ý tưởng của Thiền sư Nhất Hạnh trong Chương 4 của cuốn “Living Buddha, Living Christ” qua bản dịch của Chân Văn trên báo Người Việt trước đây:

    Trong phạm vi bài viết này, tôi không thể đưa ra những nhận xét về những ý tưởng của Thiền sư Nhất Hạnh trong Chương này mà chỉ có thể điểm qua vài ý tưởng điển hình của Thiền sư. Thiền sư viết:

    - Đức Ki Tô Hằng Sống là Con của Thượng Đế, đã phục sinh, và nay vẫn còn tiếp tục sống.

    - Tôi thấy chúng ta phải quán chiếu mọi hành động và mọi lời dạy của Chúa Giêsu trong cuộc đời Ngài, như một mẫu mực để chúng ta tu tập. Giêsu sống đúng như lời dạy của Ngài, cho nên suy gẫm cuộc đời Chúa Giêsu là điều tối cần thiết để hiểu giáo lýcủa Ngài.

    - Trong nhãn quan Phật Giáo, ai không phải là con của Thượng đế?

    - Tội tổ tông cũng có thể được chuyển hóa khi một người tiếp xúc với Thánh Linh. Giêsu là con của Thượng Đế và con của Người. Chúng ta cũng là con của Thượng Đế và của song thân chúng ta.

    - Nơi duy nhất chúng ta có thể tiếp xúc với Giêsu và Nước Chúa là ở trong nội tâm mình.

    - Khi chúng ta theo dõi và tiếp xúc một cách sâu sắc với cuộc đời và giáo lý của Chúa Giêsu,

    - chúng ta có thể thâm nhập vào sự thật của Thượng Đế. Tình yêu, sự hiểu biết, lòng can đảm, sự bao dung, là những biểu hiện của cuộc đời Chúa Giêsu. Thượng Đế xuất hiện với chúng ta qua Giêsu Ki Tô. Với Thánh Linh và Nước Chúa ở trong Ngài.

    Thật quả tôi hết sức ngỡ ngàng khi đọc những đoạn trên. Nếu những đoạn trên mà viết bởi một người Ki-tô Giáo ít hiểu biết thì không nói làm gì [trong thời đại ngày nay, không một nhà thần học Ki-tô Giáo nào có hiểu biết về Kinh Thánh và về Chúa Giê-su của họ dám viết như trên], nhưng nếu nhân danh Phật Giáo mà viết như vậy thì thật là ngoài sức tưởng tượng của tôi. Hiển nhiên là người viết những câu trên đã không biết đến những nghiên cứu về Ki-tô Giáo và về chính nhân vật Giê-su trong 200 năm nay của hàng trăm học giả, chuyên gia về Ki-tô Giáo, ở trong cũng như ngoài các giáo hội Ki-tô, kể cả một số nhà thần học, linh mục, mục sư v..v... Sau đây chúng ta sẽ đi vào những điểm trên với những tài liệu trong lãnh vực học thuật.

    ¨ Về Chúa Giê-su

    Học giả Ki-tô Russell Shorto đã viết trong cuốn “Sự Thật Trong Phúc Âm” (Gospel Truth) như sau:

    “Điều quan trọng nhất là, tác động của quan điểm khoa học ngày nay đã khiến cho các học giả, ngay cả những người được giáo hội Ca-Tô bảo thủ cho phép nghiên cứu, cũng phải đồng ý là phần lớn những điều chúng ta biết về Giê-su chỉ là huyền thoại... Các học giả đã biết rõ sự thật từ nhiều thập niên nay – rằng Giê-su chẳng gì khác hơn là một người thường sống với một ảo tưởng – họ đã dạy điều này cho nhiều thế hệ các linh mục và mục sư. Nhưng những vị này vẫn giữ kín không cho đám con chiên biết vì sợ gây ra những phản ứng xúc động dữ dội trong đám tín đồ. Do đó, những người còn sống trong bóng tối là những tín đồ Ki Tô bình thường.

    (Most important, the impact of the scientific perspective is having now that even scholars working under a conservative Catholic imprimatur agree that much of what we know of Jesus is myth... Scholars have known the truth – that Jesus was nothing more than a man with a vision – for decades; they have taught it to generations of priests and ministers, who do not pass it along to their flocks because they fear a backlash of anger. So the only ones left in the dark are ordinary Christians.)

    Cho nên, những câu như “Chúa Ki-tô là Đức Hằng Sống, là Con Một của Thượng đế, đã Phục Sinh v..v..”thì không còn mấy ý nghĩa đối với những người ở ngoài đức tin Ki-tô Giáo cũng như đối với giới hiểu biết trong Ki-tô Giáo. Lẽ dĩ nhiên, ai cũng có quyền nhận xét về Giê-su theo ý mình, nhưng theo tôi, những lời thuyết giảng trên, nếu nhân danh Phật Giáo, thì thật là nguy hại và thiếu tinh thần trách nhiệm.Thiếu tinh thần trách nhiệm và nguy hại vì các tín đồ Ki-tô giáo có thể hài lòng trước những lời trên, và kết quả là vẫn tiếp tục sống trong trong bóng tối của sách lược che dấu sự thực của các giáo hội Ki-tô. Còn đối với đa số Phật tử trong mọi giới, thì những lời giảng trên sẽ gây hoang mang nếu không muốn nói là gây nguy hại cho Phật Giáo. Tại sao?

    Vì Phật Giáo trên thế giới đang phải đối phó với sách lược xâm lăng văn hóa và tôn giáo của Ki-tô Giáo, một sách lược mà Tiến Sĩ C. de S. Wijesundera ở Tích Lan lên án là “tấn công Phật Giáo một cách ti tiện, xảo trá, và đại quy mô.” (They [the Christians] were engaged, Dr. C. de S. Wijesundera said, in a "despicable, treacherous, indecent and massive assault on Buddhism".) Nhiều tài liệu đã in thành sách và ở trên Internet đã chứng tỏ là sách lược này đang được tích cực thi hành ở Ấn Độ, Thái Lan, Tích Lan, Việt Nam v..v.. Đáng lẽ Phật Giáo phải dấn thân tìm cách đối phó với sách lược ti tiện, xảo trá và đại quy mô tấn công Phật Giáo để cải đạo người Phật tử, thì chúng ta lại được dạy phải quán chiếu để mà tu tập theo Giê-su. Vấn đề ở đây không phải là chúng ta không nên theo những cái hay của các vĩ nhân trên thế giới, nhưng về phương diện tu tập trong Phật Giáo, Cuộc đời Đức Phật, Giáo pháp của Đức Phật không đủ hay sao, gương tu hành của các Tổ, các Cao Tăng trong Phật Giáo không đủ hay sao, mà chúng ta còn phải tu tập theo Giê-su, những tư tưởng và hành động của Giê-su mà thực sự chúng ta không biết rõ nếu chưa nghiên cứu kỹ Kinh Thánh và cuộc đời của Chúa Giê-su trong đó.Thử hỏi, có cái gì của Giê-su, từ giáo lý, nếu có, đến phương pháp tu tập, nếu có, mà không có trong các tôn giáo khác, trong dân gian, ngoại trừ điều Giê-su dạy phải tin vào Cha của ông ta và phải tin vào chính ông ta nếu không thì sẽ bị đày hỏa ngục vĩnh viễn? Đối với những người có đôi chút hiểu biết về Phật Giáo cũng như Ki-tô Giáo thì không ai có thể chấp nhận, nghe theo những lời khuyên như trên. Trái lại họ còn cảm thấy lo lắng vì Phật Giáo đang bị phá ngầm bởi một quan niệm đối thoại sai lầm.

    ¨ Thượng đế là gì?

    Trước hết, theo nhãn quan Phật Giáo nào mà quan niệm rằng: “ai không phải là con của Thượng Đế?” khi không hề định nghĩa Thượng đế là cái gì? Phật Giáo có chấp nhận một Thượng đế sáng tạo ra vũ trụ muôn loài hay không? Phật Giáo có chấp nhận là một Thượng đế nào đó đã sáng tạo ra loài người hay không? Mấy chục năm nay, tôi đã đọc không ít sách, báo, Kinh điển Phật Giáo, nhưng tôi không thấy ở đâu viết rằng Phật Giáo tin là có một Thượng đế, nhất lại là Thượng đế của Ki-tô Giáo, theo quan niệm của Ki-tô Giáo.

    Một khuôn mặt Phật Giáo có uy tín nhất trong thế giới ngày nay là Đức Đạt Lai Lạt Ma. Ngài đã khẳng định lập trường của Phật Giáo đối với quan niệm Thượng đế của Ki-tô Giáo: “Phật Giáo đã luôn luôn tự kiềm chế trong việc khẳng định sự hiện hữu và thuộc tính toàn năng của một Thượng đế sáng tạo” [The Spirit of Peace: Teaching on Love, Compassion and Everyday Life, by His Holiness the Dalai Lama,, p.71: Buddhism has always refrain from asserting the existence and the omnipotence of a creator god]. Điều này có nghĩa là Phật Giáo chưa bao giờ và sẽ không bao giờ chấp nhận sự hiện hữu và toàn năng của một Thượng đế sáng tạo ra muôn loài. Vậy nhãn quan Phật Giáo nào, dựa vào kinh điển Phật Giáo nào, mà cho rằng: “ai không phải là con của Thượng Đế? Nếu chúng ta quan niệm Thượng đế như là một sinh thể ban khai, hay là cát bụi trên những ngôi sao [theo Giáo sư Trịnh Xuân Thuận], thì theo tinh thần thuyết Tiến Hóa ngày nay, câu trên có thể đúng. Nhưng hiển nhiên đó không phải là Thượng đế của Ki-tô Giáo.

    Chúng ta cần phải nhớ rằng, danh từ Thượng đế là danh từ người Ki-tô Giáo Việt Nam gọi Thần Ki-tô [Christian God] của họ, Thần Jehovah của Do Thái, và đó chính là Thượng đế trong Kinh Thánh của Ki-tô Giáo, là Cha của Giê-su, chứ không phải là Thượng đế theo cái hiểu khác của bất cứ ai. Thí dụ, Einstein cho rằng Thượng đế là những định luật thiên nhiên trong vũ trụ, trái hẳn với quan niệm về Thượng đế của Ki-tô Giáo, một ông thần ngồi trên trời định đoạt số phận của con người, để quyết định xem ai là người được thưởng cho lên thiên đường, ai là người bị phạt, phải đầy đọa xuống hỏa ngục để cho ngọn lửa vĩnh hằng thiêu đốt. Nhưng Einstein chỉ dùng danh từ Thượng đế (God) để nói một cách diễu cợt, vì Einstein không tin có một Thượng đế thưởng phạt như vậy. Tại sao ta phải gán ghép danh từ Thượng đế vào những định luật thiên nhiên mà không gọi chúng đơn giản chỉ là những định luật thiên nhiên? Vả lại, chẳng có ai đi cầu nguyện hay thờ phụng hay yêu hết lòng hết sức những định luật thiên nhiên, thí dụ như định luật vạn vật hấp dẫn.

    Nhưng thật ra Thượng đế là gì? Theo sách của Công Giáo [National Catholic Almanac, 1968, trang 360] thì Thượng đế của họ có 23 thuộc tính trong đó có những thuộc tính đặc biệt như “không ai biết được” (unknown), “không ai thấy được” (invisible), “không ai hiểu được” (incomprehensible), “không thể mô tả được” (ineffable). Cho nên bất cứ con người nói gì về Thượng đế chỉ là đoán mò. Hơn nữa, đọc về Thượng đế trong Cựu Ước, không phải là không có cơ sở khi các học giả trong Ki Tô Giáo đã đưa ra những nhận định như sau:

1) Tổng Thống Thomas Jefferson của Mỹ, sau khi đọc cuốn “Thánh Kinh”, đã nhận định về Thượng đế của Ki Tô Giáo là “một nhân vật có tính tình khủng khiếp – độc ác, ưa trả thù, đồng bóng, và bất công” [Thomas Jefferson describes The God of Moses as “a being of terrific character – cruel, vindictive, capricious and unjust].

2) James A. Haught: Qua luận lý, chúng ta có thể thấy quan niệm của giáo hội về một Thượng đế ở trên trời với lòng “quá thương yêu thế gian” không đứng vững. Nếu có một đấng thần linh sáng tạo ra mọi thứ hiện hữu thì ông ta đã làm ra ung thư vú cho phái nữ, bệnh hoại huyết cho trẻ con, bệnh cùi, bệnh AIDS, bệnh mất trí nhớ (Alzheimer), và hội chứng Down (khuyết tật tinh thần). Ông ta ra lệnh cho những con cáo cắn xé nát những con thỏ ra từng mảnh, những con báo giết những hươu nai. Không có một con người nào độc ác đến độ hoạch định những sự khủng khiếp như vậy. Nếu một đấng siêu nhiên làm như vậy, ông ta là một con quỷ, không phải là một người cha nhất mực nhân từ.

[Haught, James A., 2000 Years of Disbelief: Famous People with the Courage to Doubt, p. 324: Through logic, you can see that the church concept of an all-loving heavenly creator doesn't hold water. If a divine Maker fashioned everything that exists, he designed breast cancer for women, childhood leukemia, leprosy, AIDs, Alzheimer's disease, and Down's syndrome. He madated foxes to rip rabbits apart and cheetahs to slaughter fawns. No human would be cruel enough to plan such horrors. If a supernatural being did so, he's a monster, not an all-merciful father.]

3) Giám mục John Shelby Spong: Cuốn Thánh Kinh đã làm cho tôi đối diện với quá nhiều vấn đề hơn là giá trị. Nó đưa đến cho tôi một Thượng đế mà tôi không thể kính trọng, đừng nói đến thờ phụng. [ John Shelby Spong, Rescuing The Bible From Fundamentalism, pp. 24: A literal Bible presents me with far more problems than assets. It offers me a God I cannot respect, much less worship.]

4) Linh mục Công giáo James Kavanaugh viết về “Huyền Thoại Cứu Rỗi” trong cuốn Sự Sinh Ra Của Thiên Chúa (The Birth of God), xin đọc: http://sachhiem.net/TCNtg/TCN36.php:

Nhưng đối với con người hiện đại. chuyện hi sinh của Giê-su chẳng có ý nghĩa gì mấy, trừ khi hắn đã bị reo rắc sự sợ hãi và bị tẩy não từ khi mới sinh ra đời (But to modern man, it makes far less sense unless he has been suitably frightened and brainwashed from birth). Đối với tôi (Linh mục James Kavanaugh), đó là một huyền thoại “cứu rỗi” của thời bán khai, miêu tả một người cha giận dữ [Thượng đế ], chỉ nguôi được cơn giận bằng cái chết đầy máu me của chính con mình. Đó là một chuyện độc ác không thể tưởng tượng được của thời bán khai (It is a primitive tale of unbelievable cruelty).
5) Nhưng đặc biệt hơn cả là khi đọc Richard Dawkins trong cuốn “The God Delusion”, ấn bản 2008, tôi thấy tác giả đưa ra tới 16 nhận định về Thiên Chúa của Ki Tô Giáo rất đáng để chúng ta nghiên cứu để tìm hiểu sự thật. Mở đầu Chương 2, trang 51, về “Giả Thuyết Về Thượng đế  [The God Hypothesis], tác giả Richard Dawkins viết:

Không cần phải bàn cãi gì nữa, Thượng đế trong Cựu Ước là nhân vật xấu xa đáng ghét nhất trong mọi chuyện giả tưởng: ghen tuông đố kỵ và hãnh diện vì thế; một kẻ nhỏ nhen lặt vặt, bất công, có tính đồng bóng tự cho là có quyền năng và bất khoan dung; một kẻ hay trả thù; một kẻ khát máu diệt dân tộc khác; một kẻ ghét phái nữ, sợ đồng giống luyến ái, kỳ thị chủng tộc, giết hại trẻ con, chủ trương diệt chủng, dạy cha mẹ giết con cái, độc hại như bệnh dịch, có bệnh tâm thần hoang tưởng về quyền lực, của cải, và toàn năng[megalomaniacal], thích thú trong sự đau đớn và những trò tàn ác, bạo dâm [sadomasochistic], là kẻ hiếp đáp ác ôn thất thường.

[The God of the Old Testament is arguably the most unpleasant character in all fiction: jealous and proud of it; a petty, unjust, unforgiving control-freak; a vindictive, bloodthirsty ethnic cleanser; a misogynistic, homophobic, racist, infanticidal, genocidal, filicidal, pestilential, megalomaniacal, sadomasochistic, capriciously malevolent bully.]

Chẳng có lẽ những người như trên [trừ Richard Dawkins là người vô thần] lại không hiểu rõ về Thượng đế của họ hay sao? Mặt khác, tất cả những tính nết của Thiên Chúa hay Thượng đế mà Richard Dawkins đưa lên như trên đã được Steve Wells chứng minh, viện dẫn những câu trong chính cuốn Cựu Ước. Vậy sự thật của Thượng đế và của con ông ta, Giêsu, là cái gì? Tôi không nắm được ý của Thiền sư Nhất Hạnh.

    ¨ Không nên nhìn tôn giáo khác qua lăng kính tôn giáo mình

    Trong cuộc đối thoại tôn giáo, một trong những sai lầm trầm trọng và nguy hiểm nhất là chúng ta nhìn tôn giáo khác qua lăng kính của tôn giáo chúng ta, hoặc đưa ra những nhận định về một tôn giáo khác mà chưa nghiên cứu, chưa tìm hiểu kỹ càng về tôn giáo đó. Thí dụ, chúng ta là Phật tử, khi bàn về Thượng đế của Ki tô giáo mà lại bàn theo quan niệm của chúng ta về Thượng đế như là Phật tánh hay gì gì đi nữa trong Phật Giáo thì thật sự chúng ta chưa hiểu thế nào là Thượng đế của Ki tô giáo, chưa hiểu người Ki-tô giáo và nền thần học Ki-tô Giáo quan niệm thế nào về Thượng đế của họ để tạo thành nền tảng tín ngưỡng của Ki-tô giáo. Kiểu luận bàn này thực chất không khác gì người Ki Tô Giáo quan niệm Đức Phật chỉ là một ngôn sứ của Thượng đế của họ, và nền thần học Ki tô mới sáng chế ra gần đây với tên “Thần Học Ki-tô Giáo Theo Cung Cách Á Châu” đã diễn giải Đức Phật chỉ là người mở đường cho nhân loại dẫn đến sự “cứu rỗi” của Đức Giê-su Ki-tô (Jesus Christ) mà thực chất sự “cứu rỗi” chỉ là một huyền thoại cần phải dẹp bỏ [Xin đọc bài Huyền Thoại Cứu Rỗi của Linh mục James Kavanaugh và Giê-su Như Là Đấng Cứu Thế: Một Hình Ảnh Cần Phải Dẹp Bỏ của Giám mục Tin Lành John Shelby Spong trên trang nhà Giao Điểm và Sách Hiếm], và Giê-su chỉ là một nhân vật đầy tính thế tục đã được nền thần học Ki-tô Giáo dựng lên làm Chúa Cứu Thế cho cả nhân loại..

    Thứ đến, trước những tác phẩm nghiên cứu về chính nhân vật Giê-su của một số học giả, chuyên gia về Ki-tô Giáo, trong đó có cả những nhà thần học Ki-tô Giáo mà uy tín chuyên ngành khó có ai có thể phủ nhận, và nếu chúng ta chịu khó đọc kỹ Tân Ước về tất cả những lời nói và hành động của Giê-su như được mô tả rõ trong Tân Ước, thì nếu chúng ta phải quán chiếu mọi hành động và mọi lời dạy của Giê-su để mà theo đó mà tu tập thì không hiểu chúng ta phải tu tập theo hành động nào và lời dạy nào. Trong cuốn Hãy Cứu Thánh Kinh Khỏi Phái Bảo Thủ (Rescuing the Bible From Fundamentalism), Giám mục Tin Lành John Shelby Spong viết:

    - Có những đoạn trong bốn Phúc Âm mô tả Giê-su ở Nazareth như là một con người thiển cận, đầy hận thù, và ngay cả đạo đức giả. (There are passages in the Gospels that portray Jesus of Nazareth as narrow-minded, vindictive, and even hypocritical). Và,

    Đây là những lời phê phán của một Giám Mục Tin Lành, chứ không phải của người ngoại đạo. Có thể nào một Giám mục thờ Chúa lại có thể phê phán Chúa của mình như vậy, nếu không phải là sự thực bất khả phủ bác mà nhiều học giả nghiên cứu Kinh Thánh đã đồng thuận. Nếu chúng ta đã đọc kỹ Tân Ước thì lời phê phán của Giám mục Spong ở trên quả thật không sai. Vậy chúng ta có nên tu tập theo những “đức tính” như thiển cận, đầy hận thù, và đạo đức giả của Giê-su hay không?

    Thiền sư Nhất Hạnh dạy chúng ta phải quán chiếu mọi hành động và mọi lời dạy của Chúa Giêsu trong cuộc đời Ngài, như một mẫu mực để chúng ta tu tập nhưng không cho chúng ta biết những hành động và lời dạy nào của Chúa Giê-su mà chúng ta cần phải quán chiếu như là những mẫu mực để chúng ta tu tập ngoài những mấu mực tu tập trong Phật Giáo. Nếu Thiền sư Nhất Hạnh không nói thì tôi đành phải nói vậy, vì tôi đã đọc kỹ Tân Ước. Tôi chỉ nêu những hành động và lời dạy của Chúa Giê-su trong Tân Ước và sẽ không phê bình, xin để cho đọc giả tùy nghi “quán chiếu”.

    ¨ Hành động của Chúa Giê-su:

1. Matthew 15: 21-28:

     “Thế rồi Giê-Su đi tới vùng Tyre và Sidon. Và có một người đàn bà người Canaan đến từ vùng đó và kêu với Giê-Su “Hãy thương tôi, Chúa ơi, Con của David. Con gái tôi đang bị quỷ ám nặng.” Nhưng Người không thèm trả lời bà ta một tiếng. Và các đệ tử của Giê-Su tới và yêu cầu Giê-Su: “Hãy đưổi bà ta đi, vì bà ta cứ kêu cứu cùng chúng ta.” Nhưng Giê-Su trả lời: “Ta được phái xuống đây chỉ để cứu dân Do Thái mà thôi.” Rồi người đàn bà kia tới và thờ phượng Giê-Su và nói: “Chúa ơi, hãy giúp tôi.” Nhưng Người trả lời: “Lấy bánh của con dân Do Thái mà ném cho mấy con chó nhỏ [nghĩa là những người phi- Do Thái] ăn thì thật là chẳng tốt tí nào.”

2. Matthiew 21, 18-21:

     Sáng sớm, khi trở vào thành, Ngài cảm thấy đói. Trông thấy cây vả bên đường. Người lại gần nhưng không tìm được gì cả, chỉ thấy lá thôi. Nên Người nói: “Từ nay, không bao giờ mày ra trái nữa!” Cây vả chết khô ngay lập tức. Thấy vậy, các môn đệ ngạc nhiên nói: “Sao cây vả lại chết ngay lập tức như thế?” Đức Giêsu trả lời: “Thầy bảo thật anh em. nếu anh em tin và không chút nghi nan, thì chẳng những anh em làm được điều thầy làm cho cây vả, mà hơn nữa, anh em có thể bảo núi này: Dời chỗ đi, nhào xuống biển! thì sự việc sẽ xảy ra như thế.”

3. Matthew 8: 28 – 34:

     Có hai người bị quỷ ám gặp Chúa Giê-su và quỷ trong hai người đó van nài Chúa Giê-su đuổi chúng ra và cho nhập vào một bày heo. Chúa phán “đi ra”, chúng liền nhập vào bầy heo và cả bầy heo (độ 2000 con, theo Mark 5: 13) rông tuốt xuống biển chết chìm hết. Trẻ con chăn heo chạy về làng kể chuyện lại cho dân làng nghe, cả làng kéo ra khỏi làng gặp Chúa Giê-su và… xin Ngài (có nghĩa là đuổi) hãy đi ra khỏi vùng đất của họ.

    ¨ Vài Lời Dạy Của Chúa Giê-su:

Matthew 12:30: Kẻ nào không theo ta, ở với ta, là chống đối ta., và coi những người không tin và tuân phục Giê-su là kẻ thù và dạy môn đồ:

Luke 19:27 : Hãy mang những kẻ thù của Ta ra đây, những người không muốn Ta ngự trị trên họ, và giết chúng ngay trước mặt Ta.

Matthew 5: 22: Chúa Giê-su dạy: "Người nào nguyền rủa anh em sẽ bị xuống hỏa ngục"nhưng chính Giê- su lại đi nguyền rủa những người không chịu theo Giê-su:

Luke 8: 24: Nếu ngươi không tin ta là con Thượng Đế, ngươi sẽ chết trong tội lỗi của ngươi.

      Matthew 12: 34: Ôi thế hệ của những loài rắn độc, ác như các ngươi làm sao có thể nói những lời tốt lành?

Matthew 23: 33: Ngươi là loài rắn, ngươi là thế hệ của những rắn độc, làm sao các ngươi thoát khỏi hỏa ngục?

Matthew 25: 41: “Rồi ta sẽ nói với những kẻ ở phía bên tay trái: “Hãy cút đi cho khuất mắt ta, hỡi những kẻ bị nguyền rủa, để đi vào ngọn lửa vĩnh hằng nhúm sẵn cho quỷ và những thiên thần của nó” [Tiếng Anh nguyên văn là, “Depart from me, you cursed, into the everlasting fire prepared for the devil and his angels” nhưng Kinh Thánh Tin Lành tiếng Việt đã dịch “devil and his angels” là “ma quỉ và những quỉ sứ (của) nó. TCN]

Matthew 23: 11-12: Các con càng khiêm tốn phục vụ người thì càng được tôn trọng... Ai tự đề cao sẽ bị hạ thấp, ai khiêm tốn hạ mình sẽ được nâng cao. NHƯNG…:

John 6:35: Ta là thức ăn của đời sống. (I am the bread of life)

John 8:12, 9:5: Ta là ánh sáng của thế gian (I am the light of the world)

John 10: 11, 14: Ta là người chăn chiên chí thiện (I am the good shepherd)

John 11:25: Ta là Sự Sống Lại và là Sự Sống (I am the resurrection and the life)

John 14:6: Ta là Con Đường, là Sự Thật và là Sự Sống (I am the way, the truth, and the life)

John 10:36: Ta là Con Thiên Chúa (I am the Son of God).

Tôi không phê bình những hành động và lời dạy trên của Giê-su, nhưng từ những hành động và lời dạy của Chúa Giê-su trong Tân Ước như trên, và không phải chỉ có vậy, các học giả đã nhận xét về tư cách con người của Giê-su như thế nào?

Trước hết, có lẽ chúng ta cần phải trích dẫn nhận định về Giê-su của Bertrand Russell, một thiên tài toán học và triết lý, đã được giải thưởng Nobel năm 1950:

“Xét về trí tuệ hay đức hạnh tôi không thể nào cho rằng Đức Ki-Tô cũng cao cả như vài người khác được biết trong lịch sử. Tôi nghĩ rằng, về trí tuệ hay đức hạnh, tôi phải đặt Đức Phật và Socrates lên trên Đức KiTô.”

[I cannot myself feel that either in the matter of wisdom or in the matter of virtue Christ stands as high as some other people known to history – I think I should put Buddha and Socrates above him in those respects.]

Ngoài ra, như trên đã ghi, Giám mục John Shelby Spong, sau khi nghiên cứu Tân Uớc, đã đưa ra thêm một nhận định khác về Giê-su như sau:

Có những đoạn trong bốn Phúc Âm mô tả Giê-su ở Nazareth như là một con người thiển cận, đầy hận thù, và ngay cả đạo đức giả.

(There are passages in the Gospels that portray Jesus of Nazareth as narrow-minded, vindictive, and even hypocritical).

Và Jim Walker cũng viết trên Internet trong bài Chúng Ta Có Nên Kính Ngưỡng Giê-su Không? (Should We Admire Jesus?):

Giê-su trong Thánh Kinh có xứng đáng với vinh dự mà người ta đã ban cho ông ta hay không? Bất hạnh thay, những người giảng đạo, mục sư, và giáo sĩ [và nay có cả Thiền sư] đã giảng cho chúng ta những câu chuyện với thành kiến một phía, nhấn mạnh và thổi phồng những điều mà họ thấy là tích cực và dẹp bỏ hoặc bỏ qua những điều tiêu cực. Nền học thuật về Thánh Kinh trong trăm năm nay không được những người thường biết đến. Trong khi đó thì, chúng ta thấy những mục sư và nhà truyền đạo trên TV chính trị đã khẳng định những điều vô nghĩa trong Thánh Kinh mà không bị ai đặt vấn đề trách nhiệm của họ. Tuy trên 90% gia đình ở Mỹ có một cuốn Thánh Kinh, thường là không đọc đến, hoặc nhiều nhất là làm nhẹ bớt hoặc lược bỏ khi muốn nói về Thánh Kinh. Nhiều tín đồ Ki-Tô-giáo không hề biết đến là nhiều đoạn trong các Phúc Âm trong Tân Ước, Giê-su được mô tả như là một con người đầy hận thù, xấu xa, bất khoan dung, và đạo đức giả.

[Does the Biblical Jesus merit the honor bestowed upon him? Unfortunately, preachers, ministers, and clergymen have given us biased, one-sided stories, emphasizing and inflating what they see as positive while subverting or ignoring the negative. Biblical scholarship of the last hundred years has not reached the common man. Instead, we see political ministers and televangelists making absurd biblical claims without anyone calling them accountable. Although over 90 percent of households in America own a Bible, it usually goes unread, or at best sanitized or bowdlerized to what people want it to say. Unbeknownst to many Christians, many times the Gospels of the New Testament portray Jesus as vengeful, demeaning, intolerant, and hypocritical.]

¨ Chúa Giê-su có một giáo lý đặc thù nào

Một điểm khác là Chúa Giê-su có một giáo lý đặc thù nào không? Nhận định sau đây của Joseph L. Daleiden, một học giả Công giáo, trong cuốn The Final Superstition, trg. 174, về cái gọi là giáo pháp của Giê-su có thể giúp chúng ta nhìn rõ vấn đề một cách tổng quát:

Có rất ít, nếu có, điều sáng tác độc đáo trong giáo pháp mà người ta cho là của Giêsu. Giống như chính huyền thoại về Giêsu, những quan điểm mà Giêsu diễn đạt chỉ là một mớ hổ lốn những ngụ ngôn và luân lý mà chúng ta có thể thấy trong những đạo cổ xưa của Ai Cập, Babylon, Ba Tư, Hi Lạp, Phật, Khổng, Ấn Độ… Một điều rõ ràng: Ki Tô Giáo, một tôn giáo sinh sau đẻ muộn trong lịch sử các tôn giáo, chỉ cóp nhặt (đạo văn) những quan điểm, ý kiến của Do Thái Giáo và các tôn giáo gọi là dân gian. Trong cuốn “Nguồn Gốc Luân Lý Trong các Phúc Âm”, Joseph McCabe (Một Linh Mục Công giáo. TCN) đã trích dẫn những quan điểm luân lý trong Phúc Âm mà người ta cho là của Giêsu song song với những quan điểm luân lý tương đương và y hệt của các tác giả Do Thái và dân gian.

[Daleiden, Joseph L., The Final Superstition, p. 174: There is very little, if anything, that is original in the teaching attributed to Jesus. Like the myth of Jesus itself, the sentiments he expresses are a hodgepodge of aphorisms and moral convictions that can be found in the ancient Egyptian, Babylonian, Persian, Greek, Buddhist, Confucian, and Hindu religions… But one thing is certain: Christianity, a late-comer in the history of religion, merely plagiarized sentiments from Judaism and the so called pagan religions. In his book Sources of Morality in the Gospels, Joseph McCabe quoted the moral views attributed to Jesus in the gospels and in parallel columns gave exact moral equivalents from Jewish and pagan writers.]

Theo Thiền sư Nhất Hạnh thì giáo lý Phật Giáo chưa đủ, chúng ta cần phải suy gẫm để hiểu giáo lý của Chúa Giê-su. Hiểu để làm gì không thấy Ngài nói.

¨ Quan niệm Thiên Đường

Sau cùng, một sai lầm nghiêm trọng khác mà người ngoại đạo cũng như đa số tín đồ Ki tô Giáo thường vấp phải là quan niệm về một Nước Trời hay Nước Chúa (Kingdom of Godhay Nước Thiên Đường(Kingdom of Heaven) của Ki Tô Giáo. Ngày nay, quan niệm Thiên Đường là một nơi chốn trên các tầng trời, nơi Giê-su ngự và và các tín đồ Ki Tô hi vọng được hưởng nhan thánh Chúa sau khi chết, đã dứt khoát bị bác bỏ, không những bởi giới trí thức và khoa học mà còn bởi chính Giáo Hoàng John Paul II của Công giáo. Để hiểu rõ về quan niệm Nước Thiên Đàng hay Nước Chúa chúng ta cần trở lại lịch sử của người Do Thái.

Vào thời điểm Giê-su sinh ra đời thì Do Thái đang sống dưới ách thống trị khắc nghiệt của La Mã. Do đó, dân Do Thái, cũng như trong những thời kỳ bị chinh phục và bắt làm nô lệ trước, mong chờ và tin rằng Thần Gia-vê sẽ đoái thương đến họ, và một đấng cứu tinh thuộc dòng dõi vua David sẽ xuất hiện để giải phóng dân tộc họ. Và quan niệm Nước Trời hay nước Chúa (Kingdom of God) nguyên thủy của người Do Thái rất đơn giản, đó chỉ là sự biến đổi thế giới thường thành một thế giới mà Thiên Chúa của họ sẽ trực tiếp cai quản công việc thế gian và do đó, khôi phục những phúc lợi của dân Do Thái, dân đã được Thiên Chúa chọn lựa (Joel Carmichael, The Birth of Christianity, Dorset Press, New York, 1989, p. 1: The Kingdom of God meant the transformation by God of the natural world into one in which God's will would conduct human affairs directly and hence restore the fortunes of the Jews, the Chosen People).

Douglas Lockhart cũng viết như sau về sự rao giảng của Thánh Paul trong cuốn The Dark Side of God, trang 182: “Giê-su vẫn còn sống và sẵn sàng xuất hiện lúc mà Thượng đế làm phép lạ để khai mạc Nước Chúa ở trên trái đất. Đó là cái mà người Do Thái chờ đợi. Họ không chờ đợi Giê-su trở lại từ trên trời; họ chờ đợi Thượng đế hành động – chỉ khi đó Giê-su mới xuất hiện. Và Giê-su sẽ xuất hiện như là một con người bằng xương bằng thịt. Vì Nước Chúa là một nước vật chất, một vương quốc trên trái đất...” (Jesus was alive and ready to appear the moment God began to work the miracle of inaugurating the Kingdom of God on Earth. This is what they were waiting for. They were not waitin for Jesus to arrive back from heaven; they were waiting for God to make his move – only then would Jesus appear. And he would appear in the flesh. For the Kingdom of Godwas a physical kingdom, a kingdom on Earth..).

Người Do Thái tin tưởng rằng nơi Nước Trời hay Nước Thiên đàng (Kingdom of Heaven), hay Nước của Chúa (Kingdom of God) này, dân Do Thái sẽ sống sung sướng với sữa và mật tràn đầy, dưới sự quản trị và ân sủng trực tiếp của Thần Gia-vê., thần của dân tộc họ. “Nhưng Nước của Chúa này không xuất hiện, vẫn lại là người La Mã cai trị.. Sự mơ ước của người Do Thái về một Nước vật chất của Chúa trên trái đất đã không xảy ra, và vì vậy Giê-su, đấng cứu thế, đã phải cuốn gói lên trời để cho Thượng đế không bị mất mặt.” (Lockhart, Ibid., p. 158: The Kingdom of God did not appear, it was just the Romans as usual...The sectarian dream of a physical Kingdom of God on Earth did not materialize, and so Jesus the Messiah had to be packed off to heaven so that God would not lose face.)

Đó là tại sao Nước của Chúa ở dưới đất được mang lên Trời. Các tín đồ Công giáo Việt Nam, từ trên xuống dưới, không biết về lịch sử Do Thái, không đủ khả năng tự mình đọc và hiểu lấy Kinh Thánh, không hiểu ý nghĩa của nước Trời hay nước Chúa (Kingdom of God) trong Kinh Thánh, nghe lời giảng hoang đường huyễn hoặc của giới giáo sĩ, nên coi đó là một nước thiên đường ở trên những tầng trời mà không hiểu rằng nước này chỉ là một nước mà Chúa Cha trị vì, cai quản các việc thế gian của dân Do Thái như một ông vua trên trần thế, theo niềm tin của người Do Thái thời bấy giờ, chứ chẳng dính dáng gì tới bất cứ dân tộc nào khác trên thế giới. Thật vậy, trong cuốn A Time For Christian Candor, Giám Mục James A. Pike của giáo xứ California viết như sau, trang 109:

Quan niệm về thế giới của Giê-su là quan niệm trong thời đại của ông ta. Quan niệm về một Nước Chúa mà ông ta nhấn mạnh là quan niệm đã được đưa vào Do Thái giáo từ thế kỷ 5 trước thời đại thông thường này, dưới ảnh hưởng của Zoroaster (Một nhà tiên tri Ba-Tư trong thế kỷ 6 trước Tây Lịch. TCN). Ông ta (Giê-su) chịu ảnh hưởng giáo lý của dân Essenes, như là chúng ta càng ngày càng thấy đó là điểu hiển nhiên qua những bản dịch của những Cuộn Kinh Trong Biển Chết. Ông ta có một đầu óc giới hạn - điều này đúng đối với mọi người. Thí dụ, giống như các ông thầy tu Do Thái (Rabbis) cùng thời, ông ta cho rằng chính David viết tất cả những bài Thánh Vịnh cho nên ông ta đã chưng dẫn David như là tác giả bài Thánh Vịnh số 110 (thực ra là một bài đã được viết sau thời David) trong một cuộc tranh cãi với dân Pharisees. Và ông ta nghĩ, phù hợp với tâm cảnh về một ngày tận thế trong thời của ông ta, rằng ngày tận thế đã gần kề.

(Jesus' world-view was that of his time. The concept of the Kingdom of God which he stressed was that introduced into Judaism in the fifth century B.C., under Zoroastrian influence. He was influenced by the teaching of the Essenes, as is growing more and more evident with the availability of translations of the Dead Sea Scrolls. He had a limited mind - as is true of every man. For example, like his fellow rabbis he thought that David wrote all the Psalms and hence he quotes as of Davidic authorship Psalm 110 (which in fact is of later date) in an argument with the Pharisees. And he thought, in accord with the apocalyptic temper of his day, that the end of the world is near.)

Như Kinh Thánh viết rõ, Giê-su, chịu ảnh hưởng của Cựu Ước, tin những lời giải thích của những bậc thông thái tiên tri Do Thái, rằng dân Do Thái tội lỗi nên bị Thiên Chúa của họ phạt, nên khuyên mọi người hãy thống hối, đúng như nhận định của giáo sư đại học Hermann Samuel Reimarus: "Tất cả những điều giảng đạo của Dê-su nằm trong hai câu có ý nghĩa y hệt nhau: “Hãy thống hối, và tin vào Kinh Thánh” hoặc, ở một nơi khác “Hãy thống hối, vì Nước Thiên Đàng sắp tới". Nhưng quan niệm về nước Chúa hay nước thiên đàng của Giê-su lại không phù hợp với quan niệm của người dân Do Thái, không đáp ứng được sự khao khát của dân Do Thái là được giải phóng khỏi ách nô lệ của La Mã, cho nên dân Do Thái mới không tin Giê-su là cứu tinh của dân tộc họ, khoan nói đến tin Giê-su là đấng cứu thế.

۞


Tôi nghĩ rằng tôi đã viết quá nhiều xa chủ đề Tu Viện Bát Nhã, nhưng lại không thể không viết vì tôi nghĩ rằng không ít thì nhiều, một số những ý tưởng trong những lời giảng dạy giáo lý của Làng Mai cũng ảnh hưởng đến những quan niệm của đại khối Phật Giáo ở Việt Nam đối với Thiền sư Nhất Hạnh và Làng Mai. Chắc sẽ có người cho rằng tôi chống Thiền sư Nhất Hạnh và Làng Mai, và vì tôi là một “Phật tử cực đoan” nên đã phê bình tác phẩm của một Thiền sư đã nổi tiếng khắp thế giới. Không phải vậy. Thật ra thì tôi chẳng lấy gì làm vui khi viết lên những lời phê bình trên. Nhưng trong thời đại ngày nay, quốc gia đang tiến triển về mọi mặt, chúng ta không có quyền giam giữ người dân trong những điều sai lầm mê hoặc đã không còn giá trị. Để độc giả có thể thấy rõ vấn đề hơn, và để thấy rằng tôi không có nhắm vào cá nhân Thầy Nhất Hạnh, tôi xin giới thiệu bài phê bình của một người Mỹ một phần Chương 4 trong cuốn “Living Buddha, Living Christ” của Thiền sư Nhất Hạnh. Tôi xin để bài này trong phần Phụ Lục.