Tổng số lượt KHÁCH xem trang

THUỐC CHỐNG RỤNG HOA/BÔNG MAI, BÔNG GIẤY, SỨ THÁI LAN, ĐỖ QUYÊN (SUPER A..Z)


THUỐC CHỐNG RỤNG HOA/BÔNG MAI, BÔNG GIẤY, SỨ THÁI LAN, ĐỖ QUYÊN (SUPER A..Z)

Thuốc chống rụng bông mai của chúng tôi đã có mặt ở thị trường Tây Nam bộ từ những năm '90 của thế kỷ trước và đến năm đầu tiên của thiên niên kỷ nầy Bộ Nông Nghiệp & PTNT với quyết định QĐ 6523/QĐ-BNN-KHCN ngày 19/12/2001 đã “CÔNG NHẬN SẢN PHẨM NẦY LÀ MỘT BIỆN PHÁP KỸ THUẬT MỚI ĐƯỢC PHÉP SẢN XUẤT, KINH DOANH VÀ XUẤT KHẨU THEO QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH” và tiếp theo đó đã đưa sản phẩm nầy vào”DANH MỤC PHÂN BÓN ĐƯỢC PHÉP SẢN XUẤT, KINH DOANH VÀ SỬ DỤNG Ở VIỆT NAM ” liên tục cho đến ngày nayNhư vậy cho đến thời điểm nầy, chỉ có Thuốc chống rụngbông mai Super A-Z của DNTN THẢO TRÂM là được Bộ NN&PTNT côngnhận đạt hiệu quả kỹ thuật cao và tính pháp lý của sản phẩm thuốc chống rụng bông mai là một sản phẩm độc đáo của DNTN THẢO TRÂM được bà con xa gần trong cả nước biết đến hơn 20 năm qua nhất là khu vực Nam bộ, nơi mà thị trường sản xuất và tiêu thụ hoa mai mạnh nhất trong cả nước.Thuốc đã qua thử thách hằng chục năm rồi

xem chi tiết>>>


Chủ Nhật, 22 tháng 12, 2013

Vấn Đề Phê Phán Tôn Giáo - Đáp Lời Ông Thinh Nguyễn


Trần Tiên Long
 27-July-2013
Subject: Vấn đề phê phán tôn giáo / Có Cần Phải Xấu Che, Tốt Khoe?
From: "qtran" <qtran@ec.rr.com>
Date: Fri, July 26, 2013 8:51 pm
Kính ông Thinh Nguyen,
Xin cám ơn ông đã có những ý kiến trao đổi. Tôi nhận thấy quanh đi quẩn lại ý kiến của ông cũng vẫn là không muốn thiên hạ bàn đến tôn giáo vì đó là chuyện cá nhân, vấn đề của đức tin. Ông viết:
“Với khoa học, chúng ta có thể chứng minh, trình giải, có thể "quy nạp", nhưng với tâm linh, tôn giáo, chỉ có một đường độc đạo, tin hoặc không tin, chấm hết. Tin đạo nào thì cứ tuân thủ, hành xử giáo lý, kinh sách đạo nấy, tại sao phải đem kinh sách, giáo lý, tín lý của tôn giáo bạn ra để luận bàn ? Người đời thường nói, đạo mình lo chưa xong lại lo cho đạo khác. Thật là trái khoáy khi chuyện dưới đất chưa hiểu hết  lại đòi "thấu" chuyện trên Trời, không phải Trời của mình mà lại Trời của..........ai đó.” (Hết trích)
Đòi hỏi trên đây của ông cũng là đòi hỏi của những kẻ muốn dành độc quyền buôn thần bán thánh mỗi khi có ai chê bai món hàng họ đang rao bán. Dù muốn hay không, việc phê phán tôn giáo thì cũng đã và đang rất phổ biến ở các quốc gia văn minh có nền tự do, dân chủ. Tự do tín ngưỡng bao gồm cả tự do tin và tự do không tin. Nếu người tin có quyền rao giảng điều họ tin nơi công cộng thì tại sao người không tin lại không có cái quyền giải thích lý do họ không tin?

Tôi đã viết nhiều về chủ đề này, vậy nay xin trích lại một đoạn ngắn liên quan đến vấn đề phê phán tôn giáo trong bài Tôi Đọc Thiện Ý Nguyễn Văn Thắng (Tôn Giáo Là Một Phạm Trù Đức Tin và Là Một Dân Quyền Hiến Định Cần Được Pháp Luật Bảo Vệ) để phản biện lại quan điểm của ông.
Trân trọng,
Trần Tiên Long
Vấn đề phê phán tôn giáo
Người viết thực sự ngạc nhiên vì thấy tác giả đang cư trú tại thành phố Houston, Hoa Kỳ, một nước có tự do truyền thông gương mẫu, nhưng lại phàn nàn quốc gia này không có tự do tôn giáo. Không biết lời hô hào của tác giả đòi kiện Giao Điểm đã có kết quả tới đâu rồi, nhưng cho đến giờ phút này, chúng ta vẫn thấy tác giả cứ phải kêu gọi lại. Tác giả muốn biến một chế độ tự do dân chủ thành một chế độ thần quyền độc tôn Thiên Chúa giáo theo kiểu những quốc gia Hồi giáo, ở đó tất cả mọi phỉ báng niềm tin Hồi giáo đều có thể bị xử tội tử hình.
Phê phán tôn giáo là một trong nhiều lĩnh vực sinh hoạt văn hóa trí thức, một công việc học thuật, rất phổ biến ở các quốc gia có tự do dân chủ. Tuy nhiên, tác giả lại chống đối việc này dựa trên những quan điểm của một con chiên sống ở thời Trung cổ khi còn có các tòa án xử dị giáo, thời mànhững quan điểm đối nghịch với Thiên Chúa giáo đều bị tuyệt đối ngăn cấm và bị kết tội là phù thủyhoặc dị giáo để có thể bị thiêu sống trên dàn hỏa.
Lập luận của tác giả TY NVT dựa trên tính cách cá nhân của đức tin, đại khái rằng bởi vì đức tin là vấn đề của cá nhân nên mọi người đều phải tôn trọng, không được bàn ra tán vào. Nếu đức tin tôn giáo chỉ đơn giản như các niềm tin mê tín dị đoan khác trong dân gian, ai tin cũng vậy, không tin cũng chẳng sao, thì đó lại là một vấn đề khác, chẳng ai mất thì giờ để phê phán. Nhưng tôn giáo không chỉ đơn giản là luân lý và đạo đức mà còn là phương tiện để khống chế mọi sinh hoạt của xã hội.
Lịch sử đã chứng minh Thiên Chúa giáo có một thời áp đặt niềm tin của họ để có thể là một quốc giáo ở toàn cõi Âu Châu. Bởi vì tư tưởng của con người cứ tiến hóa mãi nên đã có các phong trào Khai Sáng, Phục Hưng, Cách Mạng Pháp 1789… để hủy bỏ hệ tư tưởng thần quyền lỗi thời của Thiên Chúa giáo. Khi một niềm tin tôn giáo có ảnh hưởng rộng lớn đến mọi sinh hoạt trong xã hội và được hỗ trợ, cổ vũ, và rao bán bởi một thế lực quốc tế thì đó không còn là vấn đề cá nhân nữa. Những kẻ lợi dụng tôn giáo để buôn thần bán thánh thì ở đâu và ở thời đại nào cũng có. Nếu không có những tác giả làm công việc phê phán thì làm sao thiên hạ có thể phân biệt được đâu là hàng thật, đâu là hàng giả?
Hơn nữa, chúng ta cũng biết có nhiều niềm tin tôn giáo rất nguy hại cho sự an sinh xã hội. Chẳng hạn người khủng bố ôm bom nổ Hồi giáo tin rằng đó là con đường ngắn nhất đưa họ tới thiên đàng, nơi có nhiều cô trinh nữ đang chờ đón họ.
Đối với một niềm tin nguy hiểm như vậy, chúng ta có nên tiếp tục im lặng và kính trọng? Hoặc luật của giáo phái Tin Lành Mormonism cho phép người tín hữu được đa thê, hoặc không được truyền máu trong khi cần cấp cứu, có đáng được mọi người kính trọng chỉ vì đơn giản lý do tôn giáo? Hoặc luật của Ca-tô Rô-ma ngăn cấm các tín đồ không được dùng thuốc ngừa thai, kể cả một phương tiện tự nhiên như dùng bao cao su, cho dù có đến 95% những người đàn bà Công giáo ở thời có hoạt động tích cực tình dục đang dùng và sử dụng, có đáng để mọi người phải im lặng và kính trọng? Chẳng lẽ chỉ có luật sharia xử tử những kẻ dám có lời phỉ báng tiên tri Mohammed của Hồi giáo mới đáng để chúng ta bắt chước sao?
Mỗi tôn giáo có những quan điểm thần học khác nhau, đưa đến những niềm tin khác nhau, có khi còn mâu thuẫn lẫn nhau, không thể tất cả cùng đúng. Từ niềm tin khác nhau dẫn tới những cách hành xử hay luật lệ tôn giáo khác nhau. Vậy có nên đặt luật lệ của tôn giáo lên trên luật lệ của quốc gia? Nhưng nếu có sự mâu thuẫn thì tôn giáo nào phải đáng được tôn trọng hơn tất cả?
Tác giả TY NVT còn trưng ra lý do phạm trù khác nhau giữa đức tin và khoa học càng chứng tỏ cái não trạng muốn độc quyền buôn thần bán thánh, phục vụ cho quyền lợi của một thế lực quốc tế. Tác giả viết:
“Những gì mà ánh sáng khoa học (phạm trù tri thức) chưa soi rọi tới, thì ánh sáng tôn giáo (phạm trù Đức tin) sẽ soi rọi.” (Hết trích)
Tác giả không cho biết lý do nào mà ánh sáng tôn giáo sẽ soi rọi được những gì mà ánh sáng khoa học (phạm trù tri thức) chưa soi rọi tới. Các nhà khoa học hay tôn giáo cũng chỉ là những con người có xác phàm và có giới hạn như nhau. Trong học thuật, nếu một nhà tôn giáo có những tuyên bố về khoa học với những bằng chứng thuyết phục thì họ cũng được vinh danh như mọi nhà khoa học; nhưng ngược lại, tại sao chúng ta không thể chấp nhận những tuyên bố của các nhà khoa học về những vấn đề tôn giáo? Phạm trù khác nhau giữa hai bộ môn khoa học và tôn giáo chỉ để dễ dàng phân loại, không phải để kỳ thị. Ranh giới giữa hai phạm trù là do con người đặt ra, không có giá trị phân chia thẩm quyền. Bằng chứng là đã có nhiều nhà khoa học hiện đại đang được quần chúng hâm mộ nồng nhiệt. Sách của họ được liệt vào loại bán chạy nhất (best seller) vì những quan điểm của họ về tôn giáo, thượng đế. Một Richard Dawkins, giáo sư Sinh vật học thắng giải Nobel, nổi tiếng với cuốn Thượng Đế Hoang Tưởng (The God delusion). Hoặc một Stephen Hawking, giáo sư Vật lý học cũng thắng giải Nobel, cũng được nồng nhiệt hoan nghênh với cuốn Thiết Kế Lớn (The Grand Design). Họ đều là các nhà khoa học được người đời hâm mộ nhờ những bài tham luận và nói chuyện về những vấn đề thuộc tôn giáo, tâm linh.
 
Còn các ông thần học thì sao? Những gì mà họ đã khẳng định có thể gọi được là chân lý, ngoài những cãi vả ồn ào, chí chóe, vô bổ, và nhiều khi còn mâu thuẫn lẫn nhau? Hãy thử xét một quan điểm căn bản về đức tin mà Ca-tô Rô-ma giáo luôn luôn bảo vệ bằng bất cứ giá nào từ mấy ngàn năm nay.
Họ dạy rằng đức tin là một tặng phẩm, một hồng ân, hay một ân sủng của Thiên Chúa. Ngài chỉ tùy tiện ban cho những ai mà Ngài muốn. Lối giải thích này như một lá bùa hộ mệnh để gỡ thế bí cho những vấn đề đối nghịch với lý trí mà họ gọi một cách văn hoa là mầu nhiệm. Đó cũng là lý do tại sao họ muốn các tín đồ cứ việc nhắm mắt mà tin. Tin rồi thì bị mắc vào tròng mà không thể nhận ra chỉ vì lòng ham muốn cái bánh vẽ ảo tưởng thiên đàng và nỗi khiếp sợ hình phạt đời đời kiếp kiếp trong địa ngục.
Họ đâu có biết rằng nếu chấp nhận như vậy thì phần thưởng thiên đàng hay hình phạt địa ngục sẽ trở thành vô nghĩa, bởi vì chẳng có lý do gì nếu Chúa không ban cho tôi đức tin thì tại sao lại phạt tôi vào địa ngục vì không có đức tin. Chính Chúa của họ đã từng dạy họ rằng "Hãy mang những kẻ thù của Ta ra đây, những người không muốn Ta ngự trị trên họ, và giết chúng ngay trước mặt ta" (Bring here those enemies of mine, who did not want me to reign over them, and slay them before me - Luke, 19:27)
Có người còn lý luận chống chế rằng Chúa ban cho hết mọi người, nhưng vấn đề là bạn không chịu nhận. Ô hay! Có cha mẹ nào tặng con một vật gì mà lấy súng dí vào đầu nó rồi bảo nếu con không nhận thì ba mẹ sẽ bắn nát óc con? Hình phạt bị bắn chưa thấm thía gì nếu so với hình phạt đời đời kiếp kiếp trong lửa địa ngục.
Ân sủng, hồng ân hay tặng phẩm chỉ là những quyền lợi, chứ chẳng phải là bổn phận nên con người có toàn quyền từ chối nhận. Người ban tặng không có lý do gì để phạt người không nhận bằng cách quăng họ vào lửa đời đời. Ở điểm này, lòng bao dung và nhân từ của Thiên Chúa kém xa lòng bao dung và nhân từ của con người. Chuyện đó rõ như ban ngày, nhưng nếu ai đã tự nguyện nhắm mắt rồi thì ban ngày cũng như ban đêm.
Con người chúng ta đích thực là những con ếch ngồi dưới đáy giếng hoặc những thằng mù sờ chân voi nhưng lại thích bàn những chuyện trên trời. Có một điều lạ lùng và rất khôi hài là khi các nhà khoa học bàn chuyện trên trời thì người Ca-tô Rô-ma giáo gọi họ là những con ếch hay thằng mù;nhưng khi những con ếch hay thằng mù ngồi ở đáy giếng tận Vatican bàn chuyện trên trời thì họ lại gọi đó là lời Chúa. Rồi họ còn được dạy “phải vâng lời Thiên Chúa hơn là vâng lời người thế gian” (Cv 5, 29) cho dù cả cuộc đời họ chưa bao giờ nghe Thiên Chúa nói. Điều đó khôi hài đến nỗi Gs. Nguyễn Văn Trung đã nhận định rằng Tòa Thánh Vatican có đánh rắm thì các tín hữu vẫn cứ khen thơm.
Một đề nghị thẳng thắn
Tôn giáo là một trong nhiều lĩnh vực mà ai ai cũng có quyền phê phán trong tinh thần học thuật trí thức. Trong bất cứ lĩnh vực nào, chúng ta cũng đều bắt gặp những kẻ cuồng tín giáo điều, chỉ biết mạt sát và chửi bới bằng những ngôn từ hạ tiện, nhưng không thể vì thế mà chúng ta vơ đũa cả nắm để lên án cho cả một tổ chức. Nhưng người viết chưa thấy một tác giả Giao Điểm nào có những lời lẽ nặng nề, kết án vu vơ mà không đưa ra một bằng chứng rõ ràng. Họ luôn luôn tuyên bố rằng ai không đồng ý thì lên tiếng sau khi trình bày một vấn đề gì. Những nicks ma hay nicks quỷ thì ở đâu cũng có, chẳng liên hệ gì tới Giao Điểm.
Nếu quí vị Ca-tô cứ cho rằng đức tin có tính cách cá nhân thì hãy để nó ở nhà hoặc trong nhà thờ, đừng đem chuyện tôn giáo ra rao bán ở nơi chốn công cộng, kể cả các diễn đàn, đài phát thanh hay tivi, bởi vì các khán thính giả và đọc giả thì bao gồm đủ mọi thành phần, tin Chúa cũng như không tin Chúa. Họ có toàn quyền bàn ra, tán vào, phân bua, chê bai, phê phán, thử hàng trước khi quyết định mua bán.
Nhưng người viết dư biết lời đề nghị trên sẽ không thể thực hiện vì đó là quyền tự do tôn giáo, tự do truyền đạo. Quí vị đi cải đạo thiên hạ bằng những mỹ từ như truyền giáo, đem tin mừng cứu rỗi… là quí vị đang làm việc phê phán, chê bai đạo thiên hạ cho họ phải bỏ đạo. Những dèm pha của quí vị về đạo của thiên hạ đều có thể tìm thấy đầy dẫy trong kinh sách mà tác giả Charlie Nguyễn đã ghi lại trong bài Sách Kinh Công Giáo và Tác Hại của Nó.
Vậy nếu quí vị không muốn im lặng thì quí vị cũng nên tôn trọng quyền ăn nói của mọi người không có cùng tín ngưỡng như quí vị. Những thủ đoạn mánh mung, đánh phá tư cách cá nhân của các tác giả quí vị mang ra sử dụng hằng ngày trong các diễn đàn càng chỉ chứng tỏ chân lý quí vị đang rao bán là món hàng giả. Chính quí vị đã biết là hàng giả mà vẫn còn cố tình lừa thiên hạ. Nếu là hàng thật thì tại sao quí vị cứ phải sợ sự thật khi bị công luận trưng ra trước ánh sáng? Tại sao vàng thật mà lại sợ lửa? Quí vị đang có Chúa toàn năng bên cạnh mà sao cứ phải lo sợ một vài ông già bệnh hoạn gần đất xa trời?
Tôn giáo cũng chỉ là một trong nhiều định chế xã hội như bao định chế khác. Bên cạnh những điều tốt lành thì cũng có thể có những điều ác hại. Người làm công việc phê phán là những học giả có khả năng chuyên môn, bằng những phương pháp điều tra và nghiên cứu khoa học, có thể trưng ra cho chúng ta nhìn thấy được những mặt trái của một tổ chức. Như vậy, đả phá những sai lầm của một tổ chức không còn là đả phá nữa. Đó chính là xây dựng với ý muốn làm con người và xã hội tốt đẹp hơn. Bởi vì“không phải điều chúng ta không biết sẽ tác hại, mà tác hại chính là điều chúng ta tưởng đã biết nhưng thực ra chúng ta không biết.” — Will Rogers.
Người viết bài này vì lòng yêu mến chân lý nên đang làm công việc bảo vệ chân lý, chứ không phải lo việc bảo vệ tôn giáo mà chủ nhân ông là quốc gia ngoại tộc Vatican đã có nhiều tội ác đối với quốc gia và dân tộc VN nói riêng, và toàn thể nhân loại nói chung. Quí vị gán cho người viết cái tội “đánh phá tôn giáo”. Nhưng chẳng có tôn giáo nào cao trọng hơn sự thật, kể cả Thiên Chúa giáo.
Vậy cái tội đánh phá chân lý của quí vị hay cái tội đánh phá tôn giáo của người viết, nếu phải là tội, tội của ai là tội nặng hơn hết?
Trần Tiên Long