Tổng số lượt KHÁCH xem trang

THUỐC CHỐNG RỤNG HOA/BÔNG MAI, BÔNG GIẤY, SỨ THÁI LAN, ĐỖ QUYÊN (SUPER A..Z)


THUỐC CHỐNG RỤNG HOA/BÔNG MAI, BÔNG GIẤY, SỨ THÁI LAN, ĐỖ QUYÊN (SUPER A..Z)

Thuốc chống rụng bông mai của chúng tôi đã có mặt ở thị trường Tây Nam bộ từ những năm '90 của thế kỷ trước và đến năm đầu tiên của thiên niên kỷ nầy Bộ Nông Nghiệp & PTNT với quyết định QĐ 6523/QĐ-BNN-KHCN ngày 19/12/2001 đã “CÔNG NHẬN SẢN PHẨM NẦY LÀ MỘT BIỆN PHÁP KỸ THUẬT MỚI ĐƯỢC PHÉP SẢN XUẤT, KINH DOANH VÀ XUẤT KHẨU THEO QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH” và tiếp theo đó đã đưa sản phẩm nầy vào”DANH MỤC PHÂN BÓN ĐƯỢC PHÉP SẢN XUẤT, KINH DOANH VÀ SỬ DỤNG Ở VIỆT NAM ” liên tục cho đến ngày nayNhư vậy cho đến thời điểm nầy, chỉ có Thuốc chống rụngbông mai Super A-Z của DNTN THẢO TRÂM là được Bộ NN&PTNT côngnhận đạt hiệu quả kỹ thuật cao và tính pháp lý của sản phẩm thuốc chống rụng bông mai là một sản phẩm độc đáo của DNTN THẢO TRÂM được bà con xa gần trong cả nước biết đến hơn 20 năm qua nhất là khu vực Nam bộ, nơi mà thị trường sản xuất và tiêu thụ hoa mai mạnh nhất trong cả nước.Thuốc đã qua thử thách hằng chục năm rồi

xem chi tiết>>>


Thứ Ba, 1 tháng 4, 2014

GIÁO HỘI CA-TÔ RÔ-MA GIÁO VIỆT NAM MUỐN ĐỨNG TRÊN PHÁP LUẬT?






Chưa có văn bản chính thức nào đến từ cơ quan thực hiện công tác quản lý nhà nước về tôn giáo là Ban Tôn giáo Chính phủ về cái gọi là "Minh định các thủ tục hành chính xã hội về việc chủng sinh nhập học Đại Chủng viện và truyền chức Linh mục" của Giám mục Hoàng Văn Đạt - Tổng Thư ký Hội đồng Giám mục Việt Nam; nhưng tôi ngờ rằng văn thư do Giám mục Đạt ký mang nhiều ý nghĩa cá nhân hơn là thỉnh nguyện của cả một tập thể. 
Giám mục Hoàng Văn Đạt, người đang khởi xướng cho trào lưu Giáo hội Thiên chúa giáo đứng ngoài vòng pháp luật. 
Trong văn thư ngày 27/03/2013 được gửi đi từ Toà Gíam mục Giáo phận Bắc Ninh, do Giám mục Hàng Văn Đạt ký và gửi đến Chủ tịch Hội đồng Giám mục và các Giám mục trong Hội đồng Giám mục trong Hội đồng Giám mục Việt Nam. Trong văn thư, Giám mục Đạt có "minh định các thủ tục hành chính xã hội về việc chủng sinh nhập học Đại chủng viện và truyền chức linh mục" trong giáo hội Thiên chúa giáo Việt Nam. Với 02 nội dung cụ thể như sau:
"1. Chủng sinh không phải thực hiện bất cứ thủ tục hành chánh xã hội nào ngoài những giấy tờ Đại chủng viện yêu cầu.

2. Việc truyền chức linh mục hoàn toàn thuộc quyền tự do của các Giám mục". 

Mới đọc qua thì dường như đây được hiểu là chuyện nội bộ giáo hội thì thẩm quyền quyết định thuộc về phía giáo hội, Chính quyền không có quyền can thiệp vào. Song, với văn bản nêu trên, Giám mục Đạt đã quên mất chức năng quản lý nhà nước đối với tôn giáo. Và trên thực tế, để có hành lang pháp lý thực hiện chức năng này, một loạt các văn bản từ Pháp lệnh cho đến Nghị định được ban hành cụ thể với mục đích là điều chỉnh mối quan hệ giữa tôn giáo - Chính quyền theo một khuôn khổ nhất định. Phía giáo hội các tôn giáo nói chung, giáo hội Thiên chúa giáo nói riêng là một bộ phận cấu thành nên đất nước Việt Nam, tín đồ của họ cũng chính là những công dân của nước Việt Nam này; họ được pháp luật bảo hộ và đồng thời cũng thực hiện những nghĩa vụ đi kèm.

Phía Chính quyền tạo điều kiện cho các tôn giáo phát triển và đồng hành cùng dân tộc nhưng không có nghĩa là Chính quyền để giáo hội muốn làm gì thì làm. Đặc biệt, với những gì đã diễn ra trong quá khứ với những hành động làm tay sai, hậu thuẫn cho các thế lực thù địch chống lại Cách mạng và Chính quyền nhân dân thì dù có mạo hiểm và lòng tin có sâu sắc đến mức nào thì việc thả nổi cho các tôn giáo tự phát triển sẽ gây nên hệ luỵ khó lường. Chức năng tự bảo vệ của mỗi Nhà nước và thể chế Chính trị không cho phép họ thực hiện một canh bạc như vậy.

Chưa hết, từ khi có Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo (năm 2004) và những Nghị định hướng dẫn thi hành liên quan, không chỉ giáo hội Đạo Thiên chúa, giáo hội các tôn giáo khác đều tuân thủ. Qua những lần sửa đổi Nghị định, các tôn giáo tham gia nhưng chưa lần nào họ lên tiếng thay đổi hay điều chỉnh. Nghĩa là trong quá khứ phía Giáo hội đã được trao quyền nhưng chính họ không thực hiện; tiến trình phát triển của xã hội không thể có sự chờ đợi cho bất kỳ một chủ thể nào được.

Dẫu biết rằng, văn thư do Giám mục Đạt ký chỉ mới dừng lại ý nghĩa là một "minh định" (Nêu và lí giải vấn đề) và mới dừng lại ở hai hoạt động liên quan tôn giáo nói chung là đào tạo và phong chức, phong phẩm; đồng thời cũng chưa biết được Hội đồng Giám mục Việt Nam và cá nhân các Giám mục có đông tình không; tuy nhiên, trên phương diện cá nhân 1 Giám mục bản quyền và được Giáo hội giao phó cương vị là Tổng thư ký Hội đồng Giám mục Việt Nma nên tiếng nói và những phát ngôn của Giám mục Đạt hôm nay thể hiện ít nhiều thái độ của chính ông ta. Sự cởi lồng và hoàn toàn tự do trong việc chiêu sinh, đào tạo chủng sinh và việc truyền chức Linh mục trong cách nghĩ của Giám mục Đạt đã ít nhiều phủ nhận hoạt động giám sát của các cơ quan quản lý Nhà nước về tôn giáo; đặc biệt, thử hỏi rằng, nếu giáo hội được phép làm hai việc ấy mà không cần xin phép, báo cáo thì chuyện gì sẽ xảy ra?

Tôi đang lo ngại rằng, hệ thống pháp luật sẽ chẳng được ai tôn trọng và thực thi; pháp luật sẽ không còn thượng tôn, mà ngược lại, tiền lệ nếu có từ Giáo hội Thiên chúa giáo Việt Nam sẽ đẻ ra những hành động, đề xuất tương tự bởi một tổ chức làm được thì điều đó hoàn toàn có thể với các tổ chức khác. Đến lúc đó, tình cảnh xã hội sẽ như thế nào nếu không ngoài hai từ "nhiễu nhương" và vô tình nguyên nhân gây nên những bấn loạn xã hội chính là Giáo hội đạo Thiên chúa. Mà tôi cũng chắc chắn rằng, những viễn cảnh đó nếu xảy ra thì chắc chắn những quần chúng tín đồ, chức sắc của tôn giáo này cũng không hề mong muốn.

Vì vây, nên chăng để ngăn chặn những tình cảnh không mong muốn như trên, hãy ngăn chặn những mầm mống bất hợp lý và gây ra tai họa này khi đang trong trứng nước. Ban Tôn giáo Chính phủ nên chăng có văn bản chính thức về điều này để Hội đồng Giám mục Việt Nam có căn cứ để theo dõi và quyết định./.

An Chiến