Tổng số lượt KHÁCH xem trang

THUỐC CHỐNG RỤNG HOA/BÔNG MAI, BÔNG GIẤY, SỨ THÁI LAN, ĐỖ QUYÊN (SUPER A..Z)


THUỐC CHỐNG RỤNG HOA/BÔNG MAI, BÔNG GIẤY, SỨ THÁI LAN, ĐỖ QUYÊN (SUPER A..Z)

Thuốc chống rụng bông mai của chúng tôi đã có mặt ở thị trường Tây Nam bộ từ những năm '90 của thế kỷ trước và đến năm đầu tiên của thiên niên kỷ nầy Bộ Nông Nghiệp & PTNT với quyết định QĐ 6523/QĐ-BNN-KHCN ngày 19/12/2001 đã “CÔNG NHẬN SẢN PHẨM NẦY LÀ MỘT BIỆN PHÁP KỸ THUẬT MỚI ĐƯỢC PHÉP SẢN XUẤT, KINH DOANH VÀ XUẤT KHẨU THEO QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH” và tiếp theo đó đã đưa sản phẩm nầy vào”DANH MỤC PHÂN BÓN ĐƯỢC PHÉP SẢN XUẤT, KINH DOANH VÀ SỬ DỤNG Ở VIỆT NAM ” liên tục cho đến ngày nayNhư vậy cho đến thời điểm nầy, chỉ có Thuốc chống rụngbông mai Super A-Z của DNTN THẢO TRÂM là được Bộ NN&PTNT côngnhận đạt hiệu quả kỹ thuật cao và tính pháp lý của sản phẩm thuốc chống rụng bông mai là một sản phẩm độc đáo của DNTN THẢO TRÂM được bà con xa gần trong cả nước biết đến hơn 20 năm qua nhất là khu vực Nam bộ, nơi mà thị trường sản xuất và tiêu thụ hoa mai mạnh nhất trong cả nước.Thuốc đã qua thử thách hằng chục năm rồi

xem chi tiết>>>


Thứ Tư, 19 tháng 11, 2014

Chánh sách ngoại giao BA KHÔNG khôn khéo của VN

 Mối quan hệ phức tạp Việt -Mỹ:
Phụ Tá Ngoại Trưởng Tom Malinowski
Ông Tom Malinowski người đặc trách về dân chủ , nhân quyền và lao động của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ thăm Việt Nam vào đầu Tháng 11. Trong một cuộc họp báo kết thúc chuyền thăm dài ngày, Ô. Malinowski nói, “Thông điệp chúng tôi gửi tới những người đã gặp là, hiện có một cơ hội lịch sử để xây dựng một mối quan hệ gần gũi hơn nhiều giữa Hoa Kỳ và Việt Nam nhưng chúng tôi không muốn đó là một mốiquan hệ đổi chác, tức là chúng tôi đến với Việt Nam khi chúng tôi cần họ vì một cái gì đó và phía Việt Nam đến với chúng tôi khi họ cần chúng tôi vì một cái gì đó. Mỹ muốn mối quan hệ bang giao với Hà Nội sâu sắc và bền vững hơn như các mối quan hệ đối tác của Mỹ với các bạn hữu và các đồng minh thân thiết nhất ở châu Á, châu Âu cũng như những nơi khác”.

Rõ ràng qua tuyên bố này, Ô. Tom Malinowski muốn nhắn nhủ các nhà lãnh đạo Việt Nam:
- Hãy xích gần lại với Mỹ hơn nữa như Nhật Bản, Nam Hàn và Phi Luật Tân…
- Hãy tin tưởng vào Mỹ như Âu Châu, Úc Đại Lợi, Canada tin tưởng vào Mỹ.
- Hãy ký hiệp ước phòng thủ chung như NATO, Phi Luật Tân, Nhật Bản để được Mỹ bảo vệ. Hải Quân Mỹ sẽ vào Cam Ranh, thủy quân lục chiến Mỹ sẽ đóng ở Đà Nẵng, Chu Lai. Sư Đoàn 1 Kỵ Binh sẽ đóng ở Cao Bằng, Lạng Sơn. Utapao của Thái Lan sẽ được mở lại và sẽ là căn cứ không quân khổng lồ B-52 và B-2 để yểm trợ cho mặt trận Miền Bắc. Tại Điện Biên Phủ sẽ thiết lập một hệ thống đánh chặn hỏa tiễn như ở Ba Lan. Nếu thiếu quân, Mỹ có thể kêu gọi Nhật Bản đem một sư đoàn đóng ở Lào Cai, Sư Đoàn Mãnh Hổ của Đại Hàn đóng ở Phù Cát, Qui Nhơn, Sư Đoàn Mãng Sà Vương của Thái Lan sẽ đóng ở Phú Yên. Một sư đoàn Úc sẽ đóng ở Núi Đất, Bà Rịa vừa bảo vệ con đường huyết mạch Sài Gòn-Vũng Tàu, vừa bảo vệ mặt trận phía Nam. Như thế Việt Nam sẽ vững như bàn thạch, chẳng cần mua sắm thêm vũ khí làm gì, viện trợ Mỹ xài mệt nghỉ, đạn bắn thả giàn, vỏ đạn pháo binh thu gom giao cho thương gia Chợ Lớn xuất cảng chẳng mấy chốc kinh tế sẽ phát triển. Lính Việt Nam có thể cho giải ngũ bớt vì quân đội “đồng minh” đánh hộ rồi. Trung Quốc không dám đụng tới sợi lông chân Việt Nam và có khi sợ quá phải trả lại Quần Đảo Hoàng Sa cho Việt Nam không biết chừng. Đó là viễn ảnh tốt đẹp khi Việt Nam có quan hệ “thân thiết” với Mỹ như các đồng minh NATO, Nhật Bản, Phi Luật Tân, Úc Châu.
Trên thế giới này và từ ngàn xưa đến giờ, quan hệ ngoại giao giữa các quốc gia cũng giống như mối liên hệ trai gái phải trải qua nhiều giai đoạn dò dẫm, thử thách và chinh phục tình cảm lẫn niềm tin.
- Nếu chỉ quen biết sơ sài, chưa hợp nhãn, men tình chưa bén thì chỉ là bạn thôi nhé. Giống như nhà thơ Đinh Hùng nói, “Em chỉ là em gái thôi”. Xin anh đừng thường xuyên tới nhà em kẻo ba rầy, má quở, hàng xóm chê cười.
- Nếu hai bên đã thực sự yêu nhau và tin tưởng nhau rồi thì quà tặng, rủ nhau đi ăn, đi chơi liên miên, ảnh chụp không biết bao nhiêu mà kể. Tối về còn gọi điện thoại nói chuyện có khi suốt đêm cho “đỡ nhớ”. Rồi từ từ tìm cách giới thiệu với bố mẹ gia đình về ý trung nhân của mình.
- Nếu là gia đình nề nếp, gia giáo thì tìm ông mai bà mối dàn xếp cho thân phụ và thân mẫu hai bên gặp nhau, chào hỏi, làm quen, tìm hiểu về thân thế, địa vị….Nếu giai đoạn này qua được thì…
- Hai bên sắp đặt lễ hỏi.
- Sau lễ hỏi là lễ cưới, mối tình kết thúc bằng tờ giá thú. Hai bên ký vào tờ giấy về ăn đời ở kiếp với nhau. Đứng trên quan hệ ngoại giao thì gọi đó là ký kết hiệp ước liên minh quân sự - sống chết có nhau.
Nay Ô. Tom Malinowski nói mối liên hệ Việt-Mỹ có tính “đổi chác” tức “ông thò cây giò, bà thò chai rượu” cho nên chúng ta phân tích thử xem trên đời này có bao nhiêu mô thức ngoại giao?
- Ngoại giao trên thế đồng minh thật sự, chứ không phải “đồng minh” nhưng anh là ông chủ - thì có thể tương nhượng nhau vì quyền lợi chung. Quan hệ đồng minh này dứt khoát không có chuyện “đâm sau lưng chiến sĩ”, mật đàm với kẻ thù để tháo chạy, chơi đòn bẩn v.v…
- Ngoại giao trên thế độc lập tự chủ: Anh được gì? Tôi được gi? Anh phải làm gì? Tôi phải làm gì?
- Ngoại giao trên thế chư hầu, lệ thuộc: Anh phải làm cái này. Anh không được làm cái kia nếu không thì: Gây khó khăn, cắt viện trợ, cô lập, cấm vận, lật đổ…
- Ngoại giao trên thế lực lượng bất cân xứng nhưng lại cần có nhau như Mỹ-NATO chẳng hạn: Chia quyền lợi theo kiểu tứ-lục (Kẻ bốn phần, người sáu phần”
- Ngoại giao trung lập trên thế được nể trọng như Ấn Độ: Kết giao với tất cả các cường quốc khác như Mỹ, Nga, Trung Quốc nhưng không ngả theo ai, không chống ai, quyền lợi của Ấn Độ là tối thượng và thường bênh vực các nước nhỏ bị áp chế, hoặc tham gia các Phong Trào Phi Liên Kết.
Khi nhắn nhủ và khuyên răn các nhà lãnh đạo Việt Nam như thế không hiểu Ô. Tom Malinowski trước khi sang Việt Nam có biết Việt Nam hiện theo sách lược Ngoại Giao Ba Không?
Do lịch sử để lại, do cùng chung thể chế chính trị, do yếu tố địa lý (Geopolitics), Việt Nam theo sách lược Ngoại Giao Ba Không để duy trì hòa bình, không biến Việt Nam thành “máu xương”, “tiền đồn” hay “bàn đạp” cho bất cứ đại cường nào trong mưu đồ “tranh ngôi bá chủ” hay “bảo vệ anh ninh từ xa” của họ.
Thế ngoại giao này theo đuổi mục đích “chỉ có bạn, không có kẻ thù” bao gồm các điều kiện:
- Không quân đội ngoại bang đóng ở Việt Nam.
- Không liên minh quân sự.
- Không liên kết với nước thứ hai để chống lại nước thứ ba.
Về điều khoản thứ nhất: Nếu thi hành đúng, chắc chắn không có chuyện hải quân Mỹ hoặc Nga đóng ở Cam Ranh hoặc trên đất liền.
Về điều khoản thứ hai: Nếu thi hành đúng, chắc chắn Việt Nam sẽ không ký thỏa hiệp liên minh quân sự với ai, nhưng tùy tình hình, tùy mức độ tin cậy, có thể hợp tác chế tạo vũ khí, huấn luyện, tập trận chung, chia xẻ tin tức tình báo, mua bán vũ khí. Khi Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Leon Paneta ghé thăm Cam Ranh, Tướng Phùng Quang Thanh tuyên bố Hải quân Nga-Mỹ và quốc tế có thể ghé Cam Ranh như một trạm dừng chân, bảo trì, sửa chữa, tiếp vận.
Về điều khoản thứ ba: Nếu thi hành đúng, Việt Nam sẽ không liên kết với Hoa Lục hay Nga để chống Mỹ. Ngược lại Việt Nam cũng sẽ không liên kết với Mỹ để chống Hoa Lục hay Nga. Đây là thế ngoại giao độc lập và trung lập của một nước nhỏ nằm giữa gọng kìm quốc tế giống như Thụy Sĩ nằm giữa gọng kìm bốn nước Pháp, Đức, Ý và Áo. Thụy Sĩ mà ngả nghiêng theo bất cứ một trong bốn quốc gia nói trên là chết ngay.
Cũng giống như Ukraina trước đây theo chính sách “phi liên kết” thì sống yên. Khi phe cực hữu thân Mỹ và Âu Châu đảo chính rồi nắm quyền, chỉ mới có ý định gia nhập NATO mà đã mất Crimea và chắc chắn cũng sẽ mất luôn hai vùng Donetsk và Lugansk. Theo các nhà bình luận quốc tế, Ukraina đang đối đầu với nguy cơ tan vỡ ra từng mảnh vụn. Đó là kết quả của chính sách ngoại giao ngông cuồng và không hiểu biết một tí gì về một định luật bất biến gọi là “địa lý chính trị” (Geopolitics). Định luật này có nghĩa là “địa lý như thế nào thì chính trị/ngoại giao như thế ấy”. Nếu anh là một nước nhỏ, nằm sát một đại cường A thì phải thuận thảo với đại cường A. (Chẳng hạn như Mễ Tây Cơ và Gia Nã Đại phải thuận thảo tức láng giềng tốt với Mỹ). Nếu anh liên minh với một đại cường B để chống lại đại cường A thì…sớm muộn gì cũng “từ chết tới bị thương”, đất nước anh sẽ tan nát và có thể bị chia cắt thành nhiều mảnh nhỏ. Đó là lý do tại sao Miến Điện và Thái Lan là những nước nhỏ có chung biên giới với Hoa Lục đã hợp tác với Mỹ và Hoa Lục cùng lúc để tạo thế quân bình nhưng không bao giờ có thái độ hoặc hành động chống Trung Quốc. Đó là chính sách ngoại giao vô cùng khôn ngoan của Miến Điện và Thái Lan.
Hiện nay Việt Nam, về phương diện đối ngoại luôn luôn phải làm ba việc cùng lúc:
1) Giao hảo với Trung Quốc để phát triển kinh tế và không biến Trung Quốc thành kẻ thù. Tổng số thương vụ Việt Nam-Trung Quốc hiện nay khoảng 50 tỉ đô-la mỗi năm.
2) Giao hảo với Nga để có đầy đủ vũ khí tối tân bảo vệ đất nước, từng bước xây dựng kỹ nghệ quốc phòng tự chủ và cũng là một đồng minh chính trị vô cùng quan trọng.
3) Giao hảo với Mỹ để tranh thủ thế ngoại giao, chính trị, và nhất là phát triển kinh tế và không làm cản trở kế hoạch “Xoay Trục” của Mỹ.
Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì (L) và Tổng Bí thư Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 27 tháng 10 năm 2014. Ảnh REUTERS / Kham
Do đó, việc thực hiện sách lược Ngoại Giao Ba Không vô cùng gian nan, như người đi trên sông đóng băng, đi thăng bằng trên giây. Vị trí của Việt Nam hiện nay giống như một viên bi nhỏ nằm giữa ba cục nam châm lớn là Nga, Mỹ và Trung Quốc. Chuyến đi của Ô. Dương Khiết Trì tới Việt Nam là nhằm lôi kéo Việt Nam ra khỏi quỹ đạo Mỹ. Chuyến đi của Ô. Tom Malinowski là nhằm lôi kéo Việt Nam sâu hơn vào quỹ đạo Hoa Kỷ. Còn Nga thì không cần làm gì cả vì Nga đã có quan hệ rất sâu với Việt Nam. Giữa cơn phong ba bão táp, nước nhỏ muốn sống yên cũng khó, nhất là nước nhỏ đó lại nằm ở trọng điểm chiến lược. Chắc chắn lời tuyên bố của Ô. Tom Malinowski sẽ tạo áp lực lên các nhà lãnh đạo Việt Nam vì Việt Nam đang cần hợp tác với Mỹ để tạo thế ngoại giao, chính trị và nhất là kinh tế, tài chính.
Tất cả những chuyển động này đang diễn ra trong bối cảnh vô cùng phức tạp của thế giới mà hòa bình chỉ là lớp váng, còn xung đột lại là những đợt sóng ngầm. Ai cũng nói “hợp tác” nhưng bên trong thì chơi đòn ngầm kiềm chế hoặc triệt hạ lẫn nhau. Đòi hỏi các cường quốc từ bỏ hoặc giảm bớt tham vọng cũng giống đòi hỏi một con sư tử đói không ăn thịt con bò rừng, ngoại trừ khi đại cường đó thảm bại trong một cuộc đụng độ quân sự, mất hết thuộc địa và tiềm lực quốc gia suy yếu. Cho nên sự đụng độ hay “tỷ thí võ công” đôi khi là cần thiết để phân định ngôi thứ và một trật tự mới của thế giới được thiết lập.
Đào Văn Bình

(California ngày 15/11/2014)