Tổng số lượt KHÁCH xem trang

THUỐC CHỐNG RỤNG HOA/BÔNG MAI, BÔNG GIẤY, SỨ THÁI LAN, ĐỖ QUYÊN (SUPER A..Z)


THUỐC CHỐNG RỤNG HOA/BÔNG MAI, BÔNG GIẤY, SỨ THÁI LAN, ĐỖ QUYÊN (SUPER A..Z)

Thuốc chống rụng bông mai của chúng tôi đã có mặt ở thị trường Tây Nam bộ từ những năm '90 của thế kỷ trước và đến năm đầu tiên của thiên niên kỷ nầy Bộ Nông Nghiệp & PTNT với quyết định QĐ 6523/QĐ-BNN-KHCN ngày 19/12/2001 đã “CÔNG NHẬN SẢN PHẨM NẦY LÀ MỘT BIỆN PHÁP KỸ THUẬT MỚI ĐƯỢC PHÉP SẢN XUẤT, KINH DOANH VÀ XUẤT KHẨU THEO QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH” và tiếp theo đó đã đưa sản phẩm nầy vào”DANH MỤC PHÂN BÓN ĐƯỢC PHÉP SẢN XUẤT, KINH DOANH VÀ SỬ DỤNG Ở VIỆT NAM ” liên tục cho đến ngày nayNhư vậy cho đến thời điểm nầy, chỉ có Thuốc chống rụngbông mai Super A-Z của DNTN THẢO TRÂM là được Bộ NN&PTNT côngnhận đạt hiệu quả kỹ thuật cao và tính pháp lý của sản phẩm thuốc chống rụng bông mai là một sản phẩm độc đáo của DNTN THẢO TRÂM được bà con xa gần trong cả nước biết đến hơn 20 năm qua nhất là khu vực Nam bộ, nơi mà thị trường sản xuất và tiêu thụ hoa mai mạnh nhất trong cả nước.Thuốc đã qua thử thách hằng chục năm rồi

xem chi tiết>>>


Thứ Sáu, 23 tháng 1, 2015

Đạo Thiên Chúa Héo Tàn Dần Ở Nước Mặt Trời Mọc

Đạo Thiên Chúa Héo Tàn Dần Ở Nước Mặt Trời Mọc
JAMES BROOKE/ NY Times
 22-Jan-2015
Năm 1865, một nhóm 15 nông dân Nhật Bản thận trọng tới chỗ Bernard Petitjean, nhà truyền giáo Cơ đốc đầu tiên thực hiện sứ mệnh ở Nagasaki kể từ 1614. Trước bàn thờ Chúa, trưởng nhóm tuyên xưng và xin được nhìn hình của "Maruya-sama", tức Maria Đồng trinh.

Hình Maria Đồng trinh (Maruya-sama)
và Chúa hài đồng vẽ theo phong cách
Nhật treo ở bảo tàng đảo Ikitsuki. Ảnh
Masafumi Yamamoto /The New York Times
Chuyện đã xưa đối với các con chiên Công giáo, hậu duệ của những người Nhật được các nhà truyền giáo Bồ Đào Nha cải đạo hồi cuối thế kỷ 15, trong thời kỳ có sự tự do tôn giáo tương đối cởi mở ở xứ Phù Tang.
Tín ngưỡng của họ đã tồn tại hơn 300 năm bất chấp các lệnh cấm đoán, thiêu sống và chém đầu. Sự đàn áp được nới lỏng năm 1853, và chấm dứt năm 1873 với việc hợp pháp hoá Kito giáo. Cuối thế kỷ 19, các nhà truyền giáo đã có thể tới những hòn đảo xa xôi miền nam Nhật Bản, giúp cho hơn 50.000 tín đồ bí mật được thể hiện tín ngưỡng công khai.
"Santa Maria, Santo Filio", 4 người đàn ông có tuổi trong những bộ áo dài màu chàm ngân nga cầu nguyện trong khi ánh chiều tà lan dần trên làng chài ở đảo Ikitsuki, phía bắc Nagasaki. Lời nguyện trầm bổng giống giai điệu của những khúc thánh ca Gregory từng vang trên vách đá này cách đây 500 năm trước.

Đảo Ikitsuki có nhà thờ từ năm 1912, nhưng các buổi lễ vẫn tiến hành ở nhà bảo tàng, tại một cánh dành riêng cho đạo Cơ đốc. Shigeo Nakazono, viên quản trị bảo tàng, nhận xét sau một lễ mixa: "Theo nghiên cứu của tôi, sự sùng đạo của cư dân nơi đây vẫn được bảo toàn như ở châu Âu thế kỷ 16".
Tuy nhiên những tín đồ Thiên chúa một thời phải giấu giếm tín ngưỡng giờ đây đối mặt với thách thức rất lớn. Nó không đến từ nhà cầm quyền, nhưng lại có sức mạnh khó chống đỡ: sự thờ ơ.
Với giới trẻ, hàng giờ học kinh dài dằng dặc quả là cực hình so với việc lái xe vượt cây cầu mới dẫn tới Nagasaki du hí cuối tuần. Chỉ còn vỏn vẹn 7.500 người, dân số đảo Ikitsuki đã giảm chỉ còn một phần ba so với những năm 60.
"Lễ thánh diễn ra vào chủ nhật, nhưng đám thanh niên chỉ muốn nghỉ ngơi", Masatsugu Tanimoto 47 tuổi nói. Ông có lẽ là người trẻ nhất trên đảo vẫn học kinh thánh và các lễ nghi. "Con người giờ sống trong một môi trường nhiều biến động. Tôi không nghĩ là các con mình sẽ theo đạo".
Kito giáo tới Nhật Bản lần đầu tiên qua nhà truyền giáo Francis Xavier năm 1549, khi quyền lực của chính quyền trung ương suy yếu. Lan truyền rất nhanh ở miền nam quốc đảo, khi đó có tới 750.000 người cải đạo thành tín đồ Cơ đốc, chiếm 10% dân số. Nhưng hiện nay, chỉ khoảng 1% trong số 127 triệu dân xứ hoa anh đào là người Công giáo.
Cuối thế kỷ 16, lo sợ bị đô hộ bởi người Tây Ban Nha cùng làn sóng cải đạo đang lan tràn ở nước láng giềng Philippines, Hideyoshi, viên tướng có công thống nhất Nhật Bản, ra lệnh cấm Kito giáo và trục xuất các nhà truyền đạo. Cuộc tàn sát nghiêm trọng nhất diễn ra đầu những năm 1600, khi hơn 6.000 tín đồ Thiên chúa bị giết, chủ yếu là ở miền nam quốc đảo, nơi chịu ảnh hưởng mạnh của các nhà truyền giáo Bồ Đào Nha đi thuyền từ Macau tới.
Trái với định kiến về samurai xả thân vì lý tưởng, những tài liệu ghi lại cho thấy hầu hết các võ sĩ đạo và tầng lớp danh giá đã từ bỏ tín ngưỡng dưới sức ép của nhà cầm quyền. Chỉ có những người nông dân, thợ thủ công và nhà buôn chết vì niềm tin mới mẻ của mình, sau khi đã chịu nhiều cực hình tra tấn.
Để nhổ tận gốc đạo Cơ đốc, chính quyền tổ chức kiểm tra hằng năm, trong đó các nông dân được yêu cầu phải giẫm chân lên cây thánh giá hoặc hình Maria Đồng trinh và Chúa hài đồng. Tại bảo tàng trên đảo Ikitsuki, vẫn còn một trái tim bằng đồng in hình Đức mẹ và ấu Chúa đã mòn bởi hàng nghìn bàn chân trần giẫm lên.
Trong suốt 300 năm, những người Kito giáo Nhật Bản giấu diếm tín ngưỡng bằng cách thực thi những nghi lễ của đạo Phật và Thần đạo. Tại bảo tàng, có một "tấm gương thần" vẽ hình Phật tổ treo trên tường. Nhưng khi gỡ nó ra và soi lên ánh sáng, người ta sẽ thấy bóng một cây thánh giá.
"Lo bị đàn áp, chúng tôi phải dùng đạo Phật để nguỵ trang", cụ Mitsuyoshi Okawa 72 tuổi kể lại. Mỗi khi thánh lễ được tổ chức trong bảo tàng, những người già thường hồi tưởng và kể cho con cháu họ từng bí mật học thánh ca như thế nào khi xưa. Họ từng chui vào trong chăn hoặc ra chỗ đồng không mông quạnh để luyện giấu.
Nhưng giờ đây, trong số những người trẻ chỉ có sinh viên và giáo viên hát thánh ca. "Chẳng ai theo cả", đức cha Tomeichi Ohoka 85 tuổi than phiền. "Tôi lo buồn khi nghĩ về tương lai, và không dám chắc đạo Cơ đốc có còn tồn tại ở đây không nữa".
T. Huyền/ VNEpress (theo JAMES BROOKE/ NYT)