Tổng số lượt KHÁCH xem trang

THUỐC CHỐNG RỤNG HOA/BÔNG MAI, BÔNG GIẤY, SỨ THÁI LAN, ĐỖ QUYÊN (SUPER A..Z)


THUỐC CHỐNG RỤNG HOA/BÔNG MAI, BÔNG GIẤY, SỨ THÁI LAN, ĐỖ QUYÊN (SUPER A..Z)

Thuốc chống rụng bông mai của chúng tôi đã có mặt ở thị trường Tây Nam bộ từ những năm '90 của thế kỷ trước và đến năm đầu tiên của thiên niên kỷ nầy Bộ Nông Nghiệp & PTNT với quyết định QĐ 6523/QĐ-BNN-KHCN ngày 19/12/2001 đã “CÔNG NHẬN SẢN PHẨM NẦY LÀ MỘT BIỆN PHÁP KỸ THUẬT MỚI ĐƯỢC PHÉP SẢN XUẤT, KINH DOANH VÀ XUẤT KHẨU THEO QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH” và tiếp theo đó đã đưa sản phẩm nầy vào”DANH MỤC PHÂN BÓN ĐƯỢC PHÉP SẢN XUẤT, KINH DOANH VÀ SỬ DỤNG Ở VIỆT NAM ” liên tục cho đến ngày nayNhư vậy cho đến thời điểm nầy, chỉ có Thuốc chống rụngbông mai Super A-Z của DNTN THẢO TRÂM là được Bộ NN&PTNT côngnhận đạt hiệu quả kỹ thuật cao và tính pháp lý của sản phẩm thuốc chống rụng bông mai là một sản phẩm độc đáo của DNTN THẢO TRÂM được bà con xa gần trong cả nước biết đến hơn 20 năm qua nhất là khu vực Nam bộ, nơi mà thị trường sản xuất và tiêu thụ hoa mai mạnh nhất trong cả nước.Thuốc đã qua thử thách hằng chục năm rồi

xem chi tiết>>>


Thứ Bảy, 3 tháng 1, 2015

Lấy chồng Hàn quốc

Thả Mồi Bắt Bóng
Câu Chuyện Khó Tin Về Người Phụ Nữ Lấy Chồng Hàn Qua Môi Giới
Việt Tiên
 30-Dec-2014
Trước đây, cũng như bao người khác, tôi cứ đinh ninh cho rằng một cô gái Việt lấy chồng Đài Loan hay Hàn Quốc thì thường chỉ có 2 trường hợp. Một, đa phần là do quá nghèo khổ nên chấp nhận lấy người nước ngoài xa lạ qua môi giới với mơ ước đổi đời hoặc giúp đỡ gia đình. Hai, ít hơn nhiều là do tình yêu vượt biên giới, vượt văn hóa, vượt ngôn ngữ. Tuy vậy, sau hơn chục năm du học và làm việc tại Hàn Quốc, tôi lại biết đến một trường hợp thứ ba, cũng phổ biến đến bất ngờ. Đó là những cô gái "mê trai Hàn" vì bị ảnh hưởng bởi làn sóng văn hóa phẩm Hàn Quốc tràn ngập Việt Nam.
Những bộ phim truyền hình Hàn Quốc đầu tiên đổ bộ lên màn ảnh nhỏ Việt Nam là vào những năm 1995-1996. Sau này, gần như truyền hình Việt Nam chỉ toàn chiếu phim Hàn Quốc với một mô tuýp rất giống nhau. Sự giống nhau này cứ lặp đi lặp lại. Và hiệu ứng của nó lên đám đông ngày đêm nghe - nhìn - mơ mộng - khóc thương ... theo nó càng lúc càng rõ nét.
Khác với phim Trung Quốc hay phim Mỹ rất đa dạng cả về nội dung lẫn hình thức văn hóa, phim Hàn Quốc không hẳn chỉ là giải trí mà nó còn mang tính chất tuyên truyền. Thực vậy, ở Hàn Quốc người ta từ lâu dùng một từ tiếng Anh chơi chữ: Culturenomy ghép bởi Culture
(văn hóa) và Economy (Kinh tế). Ý nói đến sức mạnh kinh tế được hậu thuẫn bởi văn hóa. Và tương tự, cảnh báo về "xâm lăng văn hóa" cũng được nhắc đến nhiều. Theo đó, ngày nay các thế lực trên thế giới muốn bành trướng thị trường và nhân công không còn dùng vũ lực xâm chiếm nữa mà dùng một hình thức mềm hơn, lại thấm sâu hơn, bắt rễ chặt hơn, đó là văn hóa.
Chúng ta đã nói quá nhiều về hiện tượng các cô bé, cậu bé Việt Nam "cuồng thần tượng" những cô cậu làm nghề giải trí Hàn Quốc. Họ hát không hay, nhảy cũng thường, tuyệt không chơi nhạc cụ và mù tịt sáng tác, bỗng một sớm một chiều khiến giới trẻ Việt Nam mê mẩn. Vì sao vậy ? Phải chăng vì các em thiếu niên Việt Nam này đã sinh và lớn lên trong một môi trường nghe nhìn ngập tràn sản phẩm có tính tuyên truyền của Hàn Quốc ? Nhiều thiếu niên Việt Nam hôm nay sẵn sàng bỏ học để đi thi hát hoặc làm bất kỳ điều gì với mong ước được sang Hàn Quốc mà trong tâm trí của các em là thiên đường. Xã hội ta ngày nay, vừa nghèo vừa lạc hậu, nhưng sao quá say mê và hãnh diện với các trào lưu hưởng thụ, giải trí ?
Trong số những người Việt Nam mê mẩn Hàn Quốc nói riêng, nước ngoài nói chung, có không ít những cô gái Việt Nam được nhật báo Chosun (Hàn Quốc) năm 2006 hả hê viết rằng "ngày đêm cầu mong được lấy đàn ông Hàn Quốc". Khi đó, dư luận Việt Nam giận sôi lên, và bản thân cộng đồng sinh viên Việt Nam tại Hàn Quốc chúng tôi khi đó (tiền thân của Hội SV VN tại HQ, VSAK) đã tổ chức một số cuộc biểu tình phản đối tờ báo này. Nhưng dần dần, tôi phát hiện ra rằng, dù lời lẽ của tờ Chosun có khó nghe đến mấy đi nữa, thì nó cũng ít nhiều phản ánh một góc nhìn của sự thật. Sự thật này bản thân chúng tôi đã trải nghiệm ngoài đời không ít lần. Nhưng trăm nghe sao bằng một thấy. Vì thế xin gửi đến quý độc giả câu chuyện thực tế sau.
-- o0o --
Phóng sự này phát trên truyền hình EBS trong trung tuần tháng 10 vừa rồi. Cô dâu Việt Nam trong phóng sự có chồng Hàn Quốc khỏang tuổi cha cô, lớn hơn cô 20 tuổi. Hiện hai vợ chồng có 2 con trai, sống tại một vùng quê hẻo lánh với mẹ chồng.
Gia đình chồng cô không giàu có gì, và cô phải đi làm công nhân ở một nhà máy gần đó để tăng thu nhập cho gia đình và nuôi con. Do sự khác biệt trong văn hóa và lối sống, cô và mẹ chồng thường xuyên có những bất đồng trong cuộc sống, mặc dù quan hệ của họ nhìn chung là cũng tương đối tốt.
Đài truyền hình EBS đã thực hiện một chương trình truyền hình thực tế nhằm tìm hiểu về sự hòa hợp của mẹ chồng Hàn Quốc và những người con dâu nước ngoài. Trong chương trình kỳ này, hai người phụ nữ trên là nhân vật chính.
Để giúp người mẹ chồng lớn tuổi hiểu hơn về văn hóa và suy nghĩ của cô con dâu Việt Nam, đài EBS đã tổ chức cho bà đi thăm quê của người con dâu ở Việt Nam. Đó là một miền quê Việt Nam khá trù phú và sung túc.
Người mẹ chồng hết sức ngạc nhiên khi thấy gia đình con dâu rất giàu có. Trong nhà họ có máy giặt lồng ngang, có người giúp việc, và đó là một biệt thự rất to lớn với những bữa tiệc thịnh soạn đãi khách quý.
Từ đây, khán giả được biệt thêm rằng, cô dâu Việt Nam này vốn là con một của gia đình làm nghề bánh tráng gia truyền và trang trại cà phê.
Cô dâu sinh ra và lớn lên với những hình ảnh lãng mạn của phim truyền hình Hàn Quốc. Cô khao khát và mơ ước về một cuộc tình trong mơ với một chàng trai Hàn Quốc và được sinh sống tại xứ sở kim chi.
Phóng sự không cho biết làm cách nào mà cô đã biết ông chồng nông dân Hàn Quốc lớn hơn cô 20 tuổi. Chỉ biết là ngày họ ra mắt cha mẹ và xin kết hôn, người cha của cô đã phản đối quyết liệt. Nhưng không gì ngăn cản cô thực hiện ước mơ "thiên đường" của mình.
Câu chuyện này chỉ là một trong rất nhiều câu chuyện tương tự mà bất cứ người Việt Nam nào từng sống và làm việc lâu năm ở Hàn Quốc đều biết. Lúc chưa lấy chồng là một chuỗi ngày mơ mộng, ước mơ lên tới thiên đường Hàn Quốc. Nhưng khi bước vào hiện thực thì chuyện đã rồi. Từ một cuộc sống khá giả ở quê nhà, các cô mê muội tranh đấu để được cuộc sống thần tiên ở một nơi chưa bao giờ mình được khảo sát thực tế.
Cuộc sống ở quê nhà
Cuộc sống bên nhà chồng
Như vậy có khác nào bỏ mồi bắt bóng?
Đó là thực tế có một bộ phận không nhỏ phu nữ Việt Nam khao khát lấy chồng Hàn Quốc vì say mê và mơ tưởng một thế giới "đẹp như phim" qua những bộ phim truyền hình Hàn Quốc đã và đang "thống trị" màn ảnh nhỏ Việt Nam gần 20 năm qua.
Câu chuyện này viết ra lúc này, chắc cũng đã muộn rồi, nhưng thà biết còn hơn không, về nạn "xâm lăng văn hóa", "thuộc địa mềm", "thực dân mềm" ... mà người Việt Nam có vẻ thiếu cảnh giác để tự phòng vệ cho mình. Tôi không chút hy vọng các cô gái thích xem phim Hàn sẽ đọc được những tiếng nói này, bởi sẽ không còn sót lại chút thời gian cho việc đọc các trang mạng có tính xây dựng. Nhưng tôi hy vọng sẽ có vài bậc tiền bối đọc được và truyền lại thông tin này đến các cô gái Việt của chúng ta. Mong lắm thay
Việt Tiên