Tổng số lượt KHÁCH xem trang

THUỐC CHỐNG RỤNG HOA/BÔNG MAI, BÔNG GIẤY, SỨ THÁI LAN, ĐỖ QUYÊN (SUPER A..Z)


THUỐC CHỐNG RỤNG HOA/BÔNG MAI, BÔNG GIẤY, SỨ THÁI LAN, ĐỖ QUYÊN (SUPER A..Z)

Thuốc chống rụng bông mai của chúng tôi đã có mặt ở thị trường Tây Nam bộ từ những năm '90 của thế kỷ trước và đến năm đầu tiên của thiên niên kỷ nầy Bộ Nông Nghiệp & PTNT với quyết định QĐ 6523/QĐ-BNN-KHCN ngày 19/12/2001 đã “CÔNG NHẬN SẢN PHẨM NẦY LÀ MỘT BIỆN PHÁP KỸ THUẬT MỚI ĐƯỢC PHÉP SẢN XUẤT, KINH DOANH VÀ XUẤT KHẨU THEO QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH” và tiếp theo đó đã đưa sản phẩm nầy vào”DANH MỤC PHÂN BÓN ĐƯỢC PHÉP SẢN XUẤT, KINH DOANH VÀ SỬ DỤNG Ở VIỆT NAM ” liên tục cho đến ngày nayNhư vậy cho đến thời điểm nầy, chỉ có Thuốc chống rụngbông mai Super A-Z của DNTN THẢO TRÂM là được Bộ NN&PTNT côngnhận đạt hiệu quả kỹ thuật cao và tính pháp lý của sản phẩm thuốc chống rụng bông mai là một sản phẩm độc đáo của DNTN THẢO TRÂM được bà con xa gần trong cả nước biết đến hơn 20 năm qua nhất là khu vực Nam bộ, nơi mà thị trường sản xuất và tiêu thụ hoa mai mạnh nhất trong cả nước.Thuốc đã qua thử thách hằng chục năm rồi

xem chi tiết>>>


Thứ Ba, 27 tháng 1, 2015

Triết lý đối ngoại của Việt Nam: Năm truyền thống nội sinh


Nhìn lại lịch sử nước ta kể từ thời lập quốc cho đến nay (mà quá trình của nó chủ yếu mang nội dung quân sử), các chính sách và hoạt động ngoại giao đã luôn luôn là một công cụ hiệu quả, một thành tố bất khả phân ly trong cuộc đấu tranh toàn diện chống ngoại xâm để bảo toàn độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ. Ngay cả trong thời bình, các chính sách ngoại giao nầy cũng được huy động để hổ trợ cho công cuộc phát triển đất nước và mở rộng biên cương. Lý Thường Kiệt, Trần Nhân Tông, Nguyễn Trãi, Nguyễn Huệ, Minh Mạng, Hồ Chí Minh ... đã là những kiến trúc sư kiệt xuất thiết kế nên những chiến lược ngoai giao tuyệt vời trong những giờ phút tổ quốc đối mặt với họa xâm lăng.

Những chiến lược ngoại giao nầy, tuy thay đổi theo thời đại và điều kiện lịch sử nhưng đều là phần thể hiện sinh động và sáng tạo của một triết lý ngoại giao (diplomacy philosophy) tùy duyên mà bất biến, mang trong người ba đặc tính nhân bản, dân tộc và hòa bình. Triết lý nầy còn phóng ra cho bạn và thù năm châu bốn biển hình ảnh của một dân tộc Việt Nam hiếu hòa nhưng không chủ bại, quyết thắng nhưng không hiếu chiến, hội nhập nhưng không hòa tan. Triết lý nầy có thể tóm tắt trong năm truyền thống nội sinh của lịch sử và văn hóa Việt Nam: [10]
-» • Lấy dân làm gốc, nương dựa vào dân để tiến hành một nền ngoại giao nhân dân.
-» • Nắm chắc nguyên lý độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ để đối phó với mọi tình huống.
-» • Phất cao ngọn cờ yêu nước và công lý để đoàn kết dân tộc và những lực lượng yêu chuộng hòa bình và tiến bộ trên thế giới.
-» • Xiễn dương nền nhân bản truyền thống của văn hóa Việt Nam, hòa hiếu không hận thù để đóng lại quá khứ hướng về tương lai.
-» • Xem Việt Nam là một thành phần của nhân loại, kết hợp sức mạnh của tổ quốc với sức mạnh của thời đại để giải quyết nhu cầu từng giai đoạn mà quyền lợi quốc gia đòi hỏi.
Giai tầng lãnh đạo quốc gia của nước ta, từ các triều đại phong kiến thuở xa xưa cho đến thời đại toàn cầu hóa ngày nay, nói chung đều lấy một vài hay toàn bộ cả năm nguyên lý chỉ đạo nầy để triển khai thành chính sách đối ngoại của Việt Nam. Đó là những nguyên lý nằm trong cẩm nang dựng nước và giữ nước vốn đã được tôi luyện để dẹp thù trong, ngăn giặc ngoài, mà nghiệm thu chói lọi nhất là Việt Nam vẫn tồn tại vững vàng để cùng với bạn bè năm châu nhịp nhàng bước vào thiên niên kỷ mới.
Năm 2005, Việt Nam đã quyết định nối lại đàm phán với Vatican ở cấp cao trong một bối cảnh mới. Mới về cả mục đích đàm phán, nội dung đàm phán, và tiến độ đàm phán. Tuy nhiên, trong lúc ý đồ và sách lược của Vatican thì đã khá rõ ràng thì về phía Việt Nam, như thường lệ, chúng ta vẫn không có được những thông tin rõ ràng ngoài các văn bản và tuyên bố chung chung bằng ngôn ngữ ngoại giao vô thưởng vô phạt.
Dầu vậy, bản thân quyết định nầy, tự nó, cũng đã có thể cho ta thấy rằng chính sách ngoại giao của Việt Nam (đối với Vatican) đã đi chệch khỏi, nếu không muốn nói là đi ngược lại, triết lý nền móng của nó. Điều nầy có phản ánh một thay đổi sâu rộng ngay cả trong triết lý trị nước của nhà nước Việt Nam, lực lượng lãnh đạo quốc gia hiện nay không ?
• Nói là “lấy dân làm gốc” thì làm sao nhà nước Việt Nam có thể bang giao với một Vatican vốn chỉ muốn biến “dân Việt” thành “dân Chúa”, thành “tôi tớ hèn mọn của Chúa” trong mùa gặt lớn, và chỉ muốn tròng lên cổ nhân dân ta một dấu thập ác làm căn cước nô lệ thần quyền suốt đời.
• Nói là “độc lập dân tộc” thì làm sao nhà nước Việt Nam có thể bang giao với một Vatican vốn chỉ muốn thọc sâu vào nội tình nước ta để thay đổi thể chế, thay đổi xã hội, và thay đổi cả văn hóa (tức là cách sống) của nhân dân Việt Nam.
• Nói là “phất cao ngọn cờ yêu nước” thì làm sao nhà nước Việt Nam có thể bang giao với một Vatican vốn đã toa rập với hết thực dân Pháp đến đế quốc Mỹ, tạo ra một đạo quân thứ năm tay sai bản xứ, để xâm lăng, tàn phá và đô hộ đất nước ta, gây ra những tội ác cho dân tộc ta.
• Nói là “xiễn dương nền nhân bản của truyền thống văn hóa” thì làm sao nhà nước Việt Nam có thể bang giao với một Vatican đã và đang áp đặt một nền thần học bắt tín đồ cúi rạp mình run sợ trước Thiên Chúa, tước bỏ bản vị con người, và lấy tội lỗi con người làm cơ sở sống đạo.
• Nói là “kết hợp sức mạnh của tổ quốc với sức mạnh của thời đại” thì làm sao nhà nước Việt Nam có thể bang giao với một Vatican mà nền thần học đã và đang bị thời đại cho vào sọt rác, đang bị các nước Tây phương phế thải, vì đang bị khủng hoảng toàn diện về giáo lý, giáo quyền, giáo chế và giáo sản trước những tiến bộ của thời đại [11] .
Như vậy, rõ ràng là bang giao với Vatican thì đi ngược lại với cả năm nguyên lý chỉ đạo của triết lý ngoại giao,cũng là năm triết lý trị nước, mà nhờ đó tổ quốc đã vượt thắng bao thử thách để còn vinh quang tồn tại cho đến ngày nay.
Hiện nay, Việt Nam và Holy See vẫn còn đang trong quá trình đàm phán, nội dung thảo luận không được phổ biến, do đó chúng ta không thể biết được mỗi bên sẽ “được” gì và “mất” gì ? Thậm chí không biết việc thiết lập bang giao có kết quả hay không ? Nhưng ít nhất là trong 6 tháng vừa qua, tuy chưa chính thức bang giao nhưng Vatican đã “được” một ít, và trên bàn đàm phán, ngoài những “được” trong chính sách vĩ mô, chắc là có những vấn đề cụ thể phải giải quyết như thiết lập một Tòa Khâm sứ của Tòa thánh tại Hà Nội, nới rộng địa bàn hoạt động của “thánh địa” LaVang, mở thêm nhiều giáo phận mới trên toàn bộ ba miền, xây dựng thêm nhiều chủng viện đào tạo linh mục, và quan trọng nhất, triển khai thế đứng và hoạt động của hai chân đạo và đời của Giáo hội Công giáo Việt Nam.
Còn về phía Việt Nam, nhà nước sẽ phải đối diện với một số thách thức không thể không giải quyết một khi bang giao được thiết lập:
• Làm sao biện minh được những nghịch lý lịch sử và văn hóa cho một số bộ phận đông đảo trí thức, văn nghệ sĩ và quần chúng Việt Nam về sự hiện diện của kẻ cựu thù văn hóa trên đất nước. Đúng là trong chính trị, và nhất là trong kinh tế, không ai bạn muôn đời cũng không ai thù muôn kiếp. Nhưng cũng đúng là trong văn hóa thì khác, nhất là kẻ cựu thù đó vẫn tiếp tục nuôi ý đồ khống chế đời sống tâm linh và văn hóa của dân tộc.
• Làm sao biện minh được những mất mát đau thuơng của các chiến sĩ đã bỏ mình trong hai cuộc chiến 30 năm chống xâm lăng dành độc lập để được sống trong nề nếp văn hóa dân tộc, mà giờ nầy khói hương tưởng nhớ họ vẫn còn nghi ngút trên các bàn thờ từ Bắc chí Nam. Và hàng triệu nạn nhân khác do chính sách đối xử bất công để cướp của cướp đất của Giáo hội Công giáo trong quá khứ, mà nay vì bang giao nên cũng sẽ cần được thanh lý.
• Làm sao giải tỏa được mối nghi ngờ của Trung Quốc, người láng giềng Xã hội Chủ nghĩa to lớn và khó chịu ở phương Bắc, một quốc gia quyết tâm “dân tộc hóa” Công giáo. Đồng thời, làm sao biện minh về mối giao hảo với Vatican, một đồng minh thân cận của Mỹ, đã từng góp phần đắc lực vào việc làm sụp đổ lực lượng Cọng sản quốc tế.
• Làm sao ngăn chận được đợt tấn công mới của các thế lực “diễn biến hòa bình quốc tế, người Việt Kitô giáo “chống Cọng chết bỏ” ở nước ngoài, và thành phần “đối lập chế độ” bên trong, nương vào “chiến thắng” mới mẽ của Tòa thánh, để thừa thắng xông lên vận động quần chúng trong và ngoài nước chống đối chế độ.
• Làm sao kiểm soát được sự thao túng của đội quân “chất xám” và “chất xanh dollar” phản động của Công giáo hải ngoại đã và sẽ tìm cách xâm nhập vào cơ cấu của chính bộ máy Nhà nước, Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc và hàng trăm tổ chức đoàn thể nhân dân ngoại vi của đảng ... để thi hành kế hoạch kỳ diệu của Vatican [12] đang muốn biến Việt Nam thành mùa gặt lớn với những hệ lụy vô lường của nó.
• Làm sao giải quyết được việc hoàn trả rất nhiều địa ốc và cơ sở Công giáo mà Nhà nước đã hóa giá cho các cơ quan chính phủ và tư nhân chiếm hữu từ hơn 50 năm qua. Đồng thời, cũng phải lấy các biện pháp hoàn trả các cơ sở tương tự cho các tôn giáo khác để đoàn kết dân tộc, tránh tình trạng kỳ thị tôn giáo.
• Làm sao đối phó được tình trạng gia tăng tệ nạn xã hội khi cặp bài trùng “đạo Chúa” và “Tây phương hóa bừa bãi” công phá nền tảng đạo đức và an ninh xã hội trên toàn cõi Việt Nam.
Hãy đọc phúc trình thê thảm của chính “người Tây phương theo đạo Chúa” cảnh báo về tác hại ghê gớm của cặp bài trùng nầy: Tháng 10 năm 2005, khoa học gia về tiến hóa Gregory S. Paul đã trình bày trong một nghiên cứu khoa học cho tạp chí Journal of Religion and Societythuộc Trung tâm Nghiên cứu Tôn giáo của đại học Creighton (bang Nebraska) về mối tương quan hai chiều giữa “sự phổ quát của tính tôn giáo” (popular religiosity) và “sự lành mạnh có thể định lượng của xã hội” (quantifiable societal health) trong 18 quốc gia dân chủ theo đạo Chúa, trong đó có cả Mỹ.
Trong nghiên cứu đó, sự “phổ quát tôn giáo” được căn cứ trên 3 yếu tố: số bách phân của tín đồ tin tưởng tuyệt đối vào Thiên Chúa, tần số cầu nguyện Thiên Chúa và tần số chịu các thánh lễ. Còn “sự lành mạnh có thể định lượng được” thì căn cứ trên 5 tệ đoan xã hội: số lượng các tội sát nhân, bệnh truyền nhiễm sinh lý, trẻ vị thành niên bị mang thai, phụ nữ phá thai và tử vong của trẻ em. [13]
Bản nghiên cứu nầy kết luận rằng quốc gia nào càng tin Chúa thì xã hội càng nhiều tội ác. Và Mỹ, quốc gia sùng bái Thiên Chúa và tin tưởng vào Kinh thánh đông nhất và cuồng nhiệt nhất, thì đứng đầu bảng về 4 (trong 5) lãnh vực nghiên cứu là tội sát nhân, bệnh truyền nhiễm sinh lý, trẻ vị thành niên mang thai, và phụ nữ phá thai.
Đó mới chỉ là một số trong nhiều thách thức vừa có tính nguyên tắc vừa có bề rộng hiện thực mà nhà nước Việt Nam phải giải quyết. Tuy nhiên, thách thức lớn nhất của nhà nước Việt Nam là một khi đã công nhận Vatican thì làm sao để giải thích được tính chính thống của nhà nước trong vai trò lãnh đạo và quản lý đất nước như Hiến pháp quy định. Tính chính thống đó, khác với tính hợp hiến và hợp pháp, thì không do văn bản quy định mà bắt nguồn từ vai trò và trách nhiệm lịch sử của đảng Cọng sản trong hai cuộc chiến tranh dành độc lập khi đảng xả thân hoàn thành sứ mạng hợp lòng dân hợp thời đại lúc bấy giờ. Đó là hai cuộc chiến tranh, mà ở nội dung sâu thẳm nhất, là hai cuộc chiến tranh văn hóa. Thắng lợi lẫy lừng của đảng trao lại cho dân tộc, do đó và trên hết, làthắng lợi văn hóa. Nay, bang giao với Vatican, tính chính thống đó phải được hiểu như thế nào ?
Để kết thúc bài viết, xin bạn đọc trở về giữa lòng thủ đô Hà Nội ngàn năm văn vật, trái tim Thăng Long của cả nước. Tại góc đường Nguyễn Lương Bằng và Đặng Tiến Đông, có tượng đài vua Quang Trung được trang trọng xây dựng trên gò Đống Đa cũ của mùa Xuân năm Kỷ Dậu 1789. Trong khuôn viên tượng đài uy nghi nầy có đặt một tảng đá lớn, khắc lại một phần câu nói quyết liệt nhất trong hịch xuất quân của người anh hùng áo vải cờ đào Nguyễn Huệ trước khi tiến đánh quân Thanh xâm lược: “Đánh cho để dài tóc, đánh cho để đen răng. Đánh cho chúng chinh luân bất phản, đánh cho chúng phiến giáp bất hoàn. Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”.
“Để dài tóc” và “để đen răng” là để được làm người Việt Nam sống với văn hóa của chính dân tộc mình. Cẩm nang khôn ngoan giữ nước của người xưa còn gởi gắm lại đó, nhưng không biết người nay, giữa lòng thủ đô Hà Nội và cả nước, có còn ai quan tâm đến một hiểm họa to lớn sắp xảy đến cho Tổ quốc Việt Nam không ?