Tổng số lượt KHÁCH xem trang

THUỐC CHỐNG RỤNG HOA/BÔNG MAI, BÔNG GIẤY, SỨ THÁI LAN, ĐỖ QUYÊN (SUPER A..Z)


THUỐC CHỐNG RỤNG HOA/BÔNG MAI, BÔNG GIẤY, SỨ THÁI LAN, ĐỖ QUYÊN (SUPER A..Z)

Thuốc chống rụng bông mai của chúng tôi đã có mặt ở thị trường Tây Nam bộ từ những năm '90 của thế kỷ trước và đến năm đầu tiên của thiên niên kỷ nầy Bộ Nông Nghiệp & PTNT với quyết định QĐ 6523/QĐ-BNN-KHCN ngày 19/12/2001 đã “CÔNG NHẬN SẢN PHẨM NẦY LÀ MỘT BIỆN PHÁP KỸ THUẬT MỚI ĐƯỢC PHÉP SẢN XUẤT, KINH DOANH VÀ XUẤT KHẨU THEO QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH” và tiếp theo đó đã đưa sản phẩm nầy vào”DANH MỤC PHÂN BÓN ĐƯỢC PHÉP SẢN XUẤT, KINH DOANH VÀ SỬ DỤNG Ở VIỆT NAM ” liên tục cho đến ngày nayNhư vậy cho đến thời điểm nầy, chỉ có Thuốc chống rụngbông mai Super A-Z của DNTN THẢO TRÂM là được Bộ NN&PTNT côngnhận đạt hiệu quả kỹ thuật cao và tính pháp lý của sản phẩm thuốc chống rụng bông mai là một sản phẩm độc đáo của DNTN THẢO TRÂM được bà con xa gần trong cả nước biết đến hơn 20 năm qua nhất là khu vực Nam bộ, nơi mà thị trường sản xuất và tiêu thụ hoa mai mạnh nhất trong cả nước.Thuốc đã qua thử thách hằng chục năm rồi

xem chi tiết>>>


Thứ Bảy, 3 tháng 5, 2014

Con cả tổng thống ngụy quyền Trần Văn Hương là đại đội trưởng công binh tại Điện Biên Phủ

Con cả tổng thống ngụy quyền Trần Văn Hương 
là đại đội trưởng công binh tại Điện Biên Phủ
Đoàn Hoài Trung

Ông Trần Văn Hương từng là thủ tướng, phó tổng thống trong chính quyền ngụy Sài Gòn. Tháng 4 năm 1975, trước sức tiến công như vũ bão của quân ta, tổng thống Nguyễn Văn Thiệu buộc từ chức, nhường “ngôi” tổng thống lại cho ông Trần Văn Hương. Điều đó có thể nhiều người biết, nhưng ai có biết đâu, con cả ông Trần Văn Hương là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, ông từng là đại đội trưởng công binh tại chiến trường Điện Biên Phủ...
Từ giã Nam Bộ đi kháng chiến
Ông Lưu Vĩnh Châu tên thật là Trần Văn Dõi, con trai cả của ông Trần Văn Hương. Ông sinh ngày 26-1-1924 tại Long Châu, tỉnh Vĩnh Long trong một gia đình trí thức. Ông Trần Văn Hương hồi ấy là giáo sư, đốc học tỉnh Tây Ninh. Ông Châu học hết trung học Cần Thơ năm 1943, ông tham gia phong trào Thanh niên Tiền phong 1944, rồi đi bộ đội tháng 10 năm 1945 tại Tây Ninh. Ông đã cùng đơn vị chiến đấu chống giặc Pháp ở Trâm Vàng, Bến Sỏi, Bến Cầu khi giặc vào Tây Ninh. Giữa năm 1946, đơn vị hết cả đạn dược, ông được tổ chức lo giấy tờ ra Bắc nhận vũ khí.

Thật may mắn, ông Châu được đi cùng chuyến tàu của Pháp chở Thủ tướng Phạm Văn Đồng từ Pháp về. Ra đến Hà Nội thì việc chuyển vũ khí không thành, vì Hà Nội lúc đó tình hình chính trị cũng rất căng thẳng. Ông được bố trí vào đội tự vệ khu Bạch Mai, tham gia chiến đấu cùng đơn vị tự vệ trong ngày toàn quốc kháng chiến (19-12-1946). Đầu năm 1948, ông Trần Văn Dõi được cử đi học Trường Lục quân Trần Quốc Tuấn khóa 4, ông đã đổi tên thành Lưu Vĩnh Châu theo họ mẹ. Sau khi bế mạc khóa học ông tiếp tục theo học khóa I công binh. Nhờ tinh thần phấn đấu kiên trì mà ông được vinh dự kết nạp vào Đảng ngày 10-7-1949 khi lớp công binh đang xây dựng cầu treo Bờ Rạ. Sau khi tốt nghiệp khóa công binh ông về cục công binh công tác, đến tháng 12 năm 1952, ông được bổ nhiệm đại đội trưởng C57 tiểu đoàn 206 của cục công binh điều biệt phái sang trực thuộc cục vận tải Tổng cục cung cấp. Đơn vị của ông đảm nhiệm phá bom, chữa đường bảo đảm giao thông vận tải vũ khí, lương thực từ biên giới Lạng Sơn về Thái Nguyên.
Tưởng ra Bắc trong vòng 6 tháng sẽ mang được vũ khí trở về miền Nam, ai ngờ ông Châu xa quê hương gia đình từ đấy đi chiến đấu cho đến ngày toàn thắng 1975.
Gỡ mìn, phá bom tại Điện Biên Phủ
Tháng 3 năm 1954, đại đội công binh 57 của ông đang phá bom, chữa đường ở Chi Lăng-Đồng Mỏ, Lạng Sơn thì được lệnh hành quân cấp tốc đi Điện Biên Phủ. Tiểu đoàn 206 được giao nhiệm vụ phối hợp với thanh niên xung phong, suốt từ đèo Lũng Lô đến bến Tạ Khoa. Đại đội ông đảm nhiệm chính ở đèo Lũng Lô. Con đường hành quân qua đèo chật hẹp, nhiều cua gấp, dốc cao, uốn khúc theo sườn núi, đèo dài 9km nằm chênh vênh bên vực thẳm. Người gánh bộ, xe đạp thồ, ô tô vận tải đi đã khó, xe kéo pháo nặng kềnh càng càng khó đi hơn. Chỉ một sơ suất nhỏ của lái xe là cả xe, pháo và người rơi xuống vực. Ông Châu đã cùng các chiến sĩ công binh và thanh niên xung phong đêm đêm bạt rừng xẻ núi làm đường cho xe pháo.

Những ngày ta bắt đầu đánh Điện Biên Phủ, không quân Pháp ào ào kéo đến, gầm rú trên bầu trời. Chúng thả bom nổ chậm để phá đường, sát thương bộ đội nhằm ngăn chặn ta tiếp viện cho chiến trường Điện Biên. Phá bom nổ chậm rất nguy hiểm, nhất là bộ đội ta chưa được học hành chuyên ngành nhiều, hơn nữa dụng cụ chuyên dụng hầu như không có gì. Ông Châu và anh em công binh nắm quy luật về giờ nổ của bom nổ chậm. Khi phát hiện bom nổ chậm, tranh thủ lúc chưa đến giờ nổ, anh em công binh đào tận trái bom, buộc dây vào đuôi nó, kéo lên và tháo ngòi nổ. Ngòi bom nổ chậm gần ở phía đuôi bom. Nhưng tháo ngòi bom nổ chậm rất nguy hiểm. Thường anh em lăn qua một bên đường, hoặc lao nó xuống vực sâu cho nó nổ. Đối với những quả bom xuyên sâu 3 hoặc 4 mét xuống đất khó kéo lên, công binh cho thuốc nổ xuống, phá cho nó nổ luôn cho chắc ăn.

Ông Châu bám sát, chỉ huy anh em phá bom nổ chậm, ông thường gần trái bom cho đến khi anh em kéo nó ra xa và các chiến sĩ đã ra khỏi vùng nguy hiểm ông mới rời đi
Lúc đó ông nghĩ: “Có người chỉ huy bên cạnh, anh em sẽ tin tưởng và vững tay tháo gỡ bom hơn. Chẳng may bom nổ thì mình sẽ cùng chết với anh em, chứ anh em chết mà mình còn sống thì coi sao được...”.
Các chiến sĩ công binh đại đội 57 vừa phá bom nổ chậm, vừa hướng dẫn thanh niên xung phong liên tục sửa những quãng đường bị bom phá hoại trên đèo Lũng Lô. Công binh đèo Lũng Lô đã bao tháng ngày gian lao, dũng cảm chống chọi với bom đạn ác liệt, đã cùng với anh em thanh niên xung phong đảm bảo sự vận chuyển thông suốt cho bộ đội vận tải xe cộ, lương thực lên mặt trận. Ngày 7-5-1954, quân ta đại thắng ở Điện Biên Phủ, nhưng giặc Pháp vẫn điên cuồng cho máy bay ném bom các con đường trở về của quân ta. Chính những ngày này đại đội ông lại bị thương vong nhiều hơn. Cả một tiểu đội công binh trúng bom hy sinh... Mãi đến khi ta ra điều kiện trả thương binh cho Pháp, chúng mới chịu thôi. Tổng kết chiến dịch, tiểu đoàn 206 được cờ thi đua của Hồ Chủ tịch khen tặng, và thưởng huân chương Quân công hạng 2.
Sự ân hận muộn màng của người cha
Năm 1961, đại úy Lưu Vĩnh Châu được đi học Trường đại học Bách Khoa. Sau khi ra trường năm 1966 ông chuyển ngành về công tác tại Ban Công nghiệp. Lúc này cuộc kháng chiến chống Mỹ-ngụy ở miền Nam ngày một cam go, quyết liệt. Năm 1968, đọc báo ông được biết thủ tướng ngụy quyền Sài Gòn là Trần Văn Hương. Tuy chưa biết chính xác có phải đó là cha mình hay không, nhưng lòng ông đau như cắt. Lúc này ông Châu đã đổi họ, nên mọi người không biết chuyện. Nhưng sau nhiều đêm suy nghĩ và với tinh thần trách nhiệm người đảng viên, ông đã tìm gặp ông Ung Văn Khiêm, Bộ trưởng Bộ Nội vụ vừa là cùng anh em tập kết ra Bắc bấy giờ để báo cáo:

- Tôi nghe tin thủ tướng ngụy quyền Sài Gòn là Trần Văn Hương, tôi không biết đích xác có phải cha tôi không, nhưng tôi xin thành thật báo cáo với đồng chí và với Đảng để xem giúp tôi chuyện này.
Ông Khiêm chỉ thị cho ông không được tiết lộ chuyện này với ai trong chi bộ, để khi cần có thể Đảng sẽ đưa ông về miền Nam...
Ngày 30-4-1975, chế độ ngụy quyền Sài Gòn đầu hàng vô điều kiện. Ông Hương không ra nước ngoài mà ở lại trong nước. Ông ngỡ tưởng sẽ có một cuộc thanh sát đẫm máu của “cộng sản”, mình sẽ bị tra tấn tù đày, và tưởng người con trai mình chắc cũng bị “cộng sản” thủ tiêu rồi, nhưng thật không ngờ bản thân ông được chính quyền cách mạng cho phép sống tại gia đình và con trai ông vẫn còn nguyên vẹn đang công tác cho nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Sự ưu việt của chế độ “đánh kẻ chạy đi chứ không ai đánh người chạy lại” đã làm ông Trần Văn Hương ân hận vô cùng, ông đã viết những lời “sám hối” cho cách mạng.
“... Tôi thấy rõ hai cái tội lỗi nặng của tôi:

1 - Tôi đã đem uy tín của tôi rất lớn ở miền Nam bỏ trên cán cân chính trị để giúp thắng lợi cho đế quốc Mỹ và chế độ cũ, thành ra công việc làm cách mạng bị phần nào trở ngại và trễ nải.
2 - Khi chế độ cũ sắp đổ tôi còn ráng sức bài trừ tham nhũng...”.
Ông Hương cũng nhận ra được nguyên nhân chiến thắng của cách mạng đó là: “Dân tộc Việt Nam ta là một dân tộc quật cường bất khuất, suốt trong lịch sử đã từng tỏ ra có chí kiên trì để chống mọi xâm lăng bất kỳ từ đâu đến, để đến kết quả cuối cùng là đuổi xâm lăng...”.
Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh còn cho phép vợ chồng ông Châu về ở cùng cha mình, để chăm sóc cha tuổi già cho đúng đạo lý làm con của người Việt Nam. Năm 1982 ông Trần Văn Hương mất, hưởng thọ 79 tuổi. Giờ đây gặp lại ông Châu, khi nhắc đến những tháng ngày đèo Lũng Lô, tôi vẫn nhìn thấy trong mắt ông những ngọn đuốc bập bùng đỏ rực đêm đông và những chiến sĩ công binh đang bạt rừng xẻ núi...

Trích Tư Liệu – phóng Sự, QDND

Ngày 04 tháng 03 năm 2004

ĐDTB, ngày 18/12/05