Tổng số lượt KHÁCH xem trang

THUỐC CHỐNG RỤNG HOA/BÔNG MAI, BÔNG GIẤY, SỨ THÁI LAN, ĐỖ QUYÊN (SUPER A..Z)


THUỐC CHỐNG RỤNG HOA/BÔNG MAI, BÔNG GIẤY, SỨ THÁI LAN, ĐỖ QUYÊN (SUPER A..Z)

Thuốc chống rụng bông mai của chúng tôi đã có mặt ở thị trường Tây Nam bộ từ những năm '90 của thế kỷ trước và đến năm đầu tiên của thiên niên kỷ nầy Bộ Nông Nghiệp & PTNT với quyết định QĐ 6523/QĐ-BNN-KHCN ngày 19/12/2001 đã “CÔNG NHẬN SẢN PHẨM NẦY LÀ MỘT BIỆN PHÁP KỸ THUẬT MỚI ĐƯỢC PHÉP SẢN XUẤT, KINH DOANH VÀ XUẤT KHẨU THEO QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH” và tiếp theo đó đã đưa sản phẩm nầy vào”DANH MỤC PHÂN BÓN ĐƯỢC PHÉP SẢN XUẤT, KINH DOANH VÀ SỬ DỤNG Ở VIỆT NAM ” liên tục cho đến ngày nayNhư vậy cho đến thời điểm nầy, chỉ có Thuốc chống rụngbông mai Super A-Z của DNTN THẢO TRÂM là được Bộ NN&PTNT côngnhận đạt hiệu quả kỹ thuật cao và tính pháp lý của sản phẩm thuốc chống rụng bông mai là một sản phẩm độc đáo của DNTN THẢO TRÂM được bà con xa gần trong cả nước biết đến hơn 20 năm qua nhất là khu vực Nam bộ, nơi mà thị trường sản xuất và tiêu thụ hoa mai mạnh nhất trong cả nước.Thuốc đã qua thử thách hằng chục năm rồi

xem chi tiết>>>


Thứ Hai, 5 tháng 5, 2014

Hồ Chí Minh là tấm gương về sự trung thành đầy sáng tạo đối với chủ nghĩa Mác-Lênin.

........
5. Hồ Chí Minh là tấm gương về sự trung thành đầy sáng tạo đối với chủ nghĩa Mác-Lênin. Không thể tách rời Hồ Chí Minh với chủ nghĩa Mác-Lênin, song cũng không thể đồng nhất Hồ Chí Minh với chủ nghĩa Mác-Lênin.

Không có chủ nghĩa Mác-Lênin, thì không có Hồ Chí Minh. Song bên cạnh chủ nghĩa Mác-Lênin còn những nhân tố tư tưởng khác tạo nên Hồ Chí Minh. Đó là tinh hoa văn hóa chính trị phương Đông và phương Tây, truyền thống đoàn kết, yêu nước Việt Nam.

Mục đích giải phóng cho nhân dân, đất nước khỏi ách đô hộ của chủ nghĩa thực dân đế quốc đã dẫn Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác-Lênin. Không phải chỉ Hồ Chí Minh mà chính các nhà yêu nước Việt Nam (ví dụ Phan Bội Châu) sau những tìm tòi, tin tưởng, đi theo và thất bại đã thừa nhận không có con đường nào, dù là dưới ngọn cờ phong kiến, ngọn cờ tư sản, hay ngọn cờ nông dân; dù bằng bạo lực (như Hoàng Hoa Thám, Nguyễn Thái Học) hay hoà bình (như Phan Chu Trinh) có thể đạt được kết quả. Lý luận của Mác-Lênin đã chỉ ra con đường mới, lực lượng mới, mục tiêu mới cho cách mạng giải phóng Việt Nam. Hồ Chí Minh nhận ra, không có lý luận nào có khả năng dẫn dắt cách mạng giải phóng dân tộc bằng chủ nghĩa Mác-Lênin. Người nói “chỉ có chủ nghĩa Lênin là chủ nghĩa chân chính nhất, vững chắc nhất”. Song, Người cũng hiểu bất kỳ lý luận nào, dù là đầy đủ nhất, hoàn bị nhất, cũng không thể là vạn năng, bao quát hết mọi không gian, thời gian. Chủ nghĩa Mác-Lênin cũng như vậy, mới “chủ yếu là châu Âu, chưa phải toàn thế giới” như nhận định của Nguyễn Ái Quốc. 
Không thể nói sự lựa chọn của Hồ Chí Minh khiến dân tộc phải trải qua các cuộc chiến tranh lâu dài, ác liệt. Ngược lại chính sự tàn bạo và ngoan cố của chủ nghĩa thực dân buộc Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam phải chọn con đường cách mạng bạo lực, chọn cuộc đấu tranh vũ trang để giành độc lập. Phan Chu Trinh, Nguyễn Ái Quốc và nhiều người yêu nước khác từ 1919 đã gửi tới Chính phủ Pháp “Thỉnh nguyện thư” yêu cầu cải cách chế độ chính trị - xã hội ở Đông Dương nhưng thất bại. Cũng chính sự ngoan cố của các thế lực diều hâu trong Chính phủ Pháp những năm 1945, 1946 buộc người Việt Nam phải cầm vũ khí chống lại sự xâm lăng lần thứ hai của đế quốc Pháp trong suốt 9 năm ròng. Cũng chính bản chất đế quốc, chống cộng của Chính phủ Mỹ ngay từ năm 1945-1946 và những năm 50-60 nhằm chia cắt đất nước Việt Nam, ngăn cản sự thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và thực hiện chủ nghĩa thực dân mới ở Việt Nam buộc người Việt Nam phải tiến hành chiến tranh giải phóng và thống nhất đất nước suốt 20 năm. Cái giá xương máu mà dân tộc phải trả là điều Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam không mong muốn nhưng không có con đường nào khác. Chính các nhà sử học khách quan của cả Pháp và Mỹ sau này (ví dụ cuốn sách Vì sao Việt nam của Pati) đều phải thừa nhận lẽ phải, thiện chí hòa bình thuộc về Hồ Chí Minh và chính phủ các nước này đã “bỏ lỡ những cơ hội hòa bình” và ngoại giao mà Chính phủ Hồ Chí Minh đã đưa ra.

Hồ Chí Minh đã tiếp thu và vận dụng lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin vào xác định con đường cách mạng Việt Nam. Song, ngay từ năm 1930, Người đã có nhiều sáng tạo, không giáo điều, dập khuôn, máy móc, mà luôn đứng vững trên thực tiễn và truyền thống lịch sử Việt Nam mà xác định chiến lược và sách lược cách mạng thích hợp. Những sáng tạo của Người về mối quan hệ giữa độc lập dân tộc và CNXH, giữa dân tộc và giai cấp, giữa đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế, giữa chiến tranh và khởi nghĩa, giữa bạo lực và hòa bình… đã được thắng lợi của cách mạng chứng minh là đúng đắn. Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết: “Chủ nghĩa Mác-Lênin được vận dụng vào Việt Nam từ ngày Nguyễn Ái Quốc trở về nước mang sắc thái đặc biệt, một sắc thái Việt Nam, kể cả về mục tiêu, hình thức tổ chức, cũng như biện pháp đấu tranh. Nó đã hòa đồng với truyền thống dân tộc. Tất cả đều thấm đượm tư tưởng yêu nước, thương dân Hồ Chí Minh” (1).

Cũng như Lênin tìm cách phát triển lý luận Mác vào xây dựng CNXH ở Liên Xô trong những năm đầu thập kỷ 20 thế kỷ XX, Hồ Chí Minh cũng trăn trở tìm tòi con đường xây dựng CNXH trong điều kiện của nước Việt Nam nghèo nàn, lạc hậu. Song sự nghiệp này còn dang dở khi Người ra đi.

Sau khi thống nhất đất nước, trong bối cảnh quốc tế những năm 70-80, Đảng ta đã mắc sai lầm giáo điều về lý luận, dập khuôn, máy móc trong vận dụng kinh nghiệm của các nước đi trước, đồng thời nôn nóng, chủ quan trong xác định đường lối, chủ trương, chính sách phát triển đất nước. Không thể nói những sai lầm, khuyết điểm trong sự nghiệp xây dựng CNXH những năm đó ở Việt Nam là do đi theo tư tưởng và sự lựa chọn con đường cách mạng của Hồ Chí Minh, ngược lại chính là do xa rời tư tưởng Hồ Chí Minh.

Khắc phục những sai lầm đó, từ 1986 Đảng ta thực hiện đường lối đổi mới. Gần 30 năm thực hiện đường lối đó, Đảng ta tiếp tục kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin trên tinh thần vận dụng sáng tạo, không giáo điều, đồng thời ngày càng thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh trong mọi chủ trương, chính sách phát triển đất nước nên thu được những thành tựu mang tính lịch sử, ngày càng có vị thế to lớn trên trường quốc tế. Những khó khăn gần đây của nước ta về kinh tế, một mặt do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới do đất nước ta đã hội nhập sâu với quốc tế, mặt khác do sai lầm và thiếu kinh nghiệm trong điều hành kinh tế vĩ mô, chứ không phải do chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh kìm hãm. Cũng không vì sự kiên định đó của chúng ta mà các nước trên thế giới kể cả các nước siêu cường, không hợp tác toàn diện, thậm chí nâng tầm đối tác chiến lược với nước ta.

6. Trong thế giới toàn cầu hóa hiện nay, mỗi dân tộc có thể và cần giữ được bản sắc của mình, kể cả bản sắc văn hóa chính trị trong quá trình phát triển. Việt Nam có thể và cần làm cho chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trở thành bản sắc văn hóa tinh thần của mình.

Nhiều nước châu Âu, châu Mỹ, và châu Á (như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapo, Malaixia…) đã và đang như vậy. Trung Quốc vẫn tuyên bố trung thành với chủ nghĩa Mác-Lênin và đang trở thành một thế lực kinh tế, chính trị hàng đầu thế giới. Ở Việt Nam, qua nhiều chục năm, chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành nền tảng tư tưởng chính trị. Lý luận của chủ nghĩa Mác là cơ sở phương pháp luận để Đảng ta nhận thức thế giới và định hướng trong việc đề ra mọi chính sách kinh tế, xã hội, văn hóa và có những thành tựu không thể phủ nhận.

Trên con đường phát triển ngày nay, một mặt chúng ta có thể và cần phải trung thành với nền tảng tư tưởng đó theo phương châm của Hồ Chí Minh, đó là nắm cái tinh thần khoa học, thực tiễn của lý luận chứ không phải tuân theo từng câu chữ của Mác, Lênin, Hồ Chí Minh. Phải thực sự thấm nhuần phương pháp luận nhận thức duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, thấm nhuần quan điểm khoa học, thực tiễn để nhận thức thế giới và đất nước, đề ra đường lối, chủ trương, chính sách thích hợp trên mọi mặt kinh tế, chính trị, xã hội...

Mặt khác, có thể và cần phải tiếp thu những thành tựu lý luận khác, ngoài mác xít, làm rõ những điểm “mờ” mà do điều kiện khách quan, chủ nghĩa Mác-Lênin chưa có điều kiện làm rõ, đặc biệt là những giải pháp ngăn ngừa sự lạm dụng, lợi dụng, hoặc xuyên tạc, cắt xén lý luận vì mục đích cá nhân, lợi ích nhóm. Trong thực tế, điều này đã xảy ra ở các nước XHCN trước kia. Nếu như còn sống và chứng kiến những sự cắt xén, lạm dụng, lợi dụng các quan điểm tư tưởng của mình nhằm lợi ích vị kỷ và thỏa mãn quyền lực của những môn đệ của chủ nghĩa Mác, hẳn các nhà kinh điển cũng phải tự đấu tranh để bảo vệ sự trong sáng của các ông và các ông sẽ phải bổ sung lý luận nhằm phòng ngừa, ngăn chặn sự lạm dụng, lợi dụng đó. 

Nhìn vào thực tiễn phát triển đất nước của các quốc gia đã xa rời chủ nghĩa Mác-Lênin trong những năm gần đây hoặc ngược lại, “trung thành” cực đoan mà thực chất là lợi dụng, lạm dụng một cách chủ quan, phi khoa học và thực tế, người ta đều thấy những hậu quả tiêu cực. Có những nơi trở thành thành trì của sự thủ cựu, cô lập với thế giới. Ngược lại có nơi đang trở thành cái đuôi của các nước phương Tây.
Hoàng Công

Chi tiết: http://www.doi-mat.vn/2014/05/co-phai-la-bao-thu-giao-ieu.html#ixzz30tYdsr7T 
Doi-Mat.vn 
Follow us: doimat.cuanhcuem.net on Facebook