Tổng số lượt KHÁCH xem trang

THUỐC CHỐNG RỤNG HOA/BÔNG MAI, BÔNG GIẤY, SỨ THÁI LAN, ĐỖ QUYÊN (SUPER A..Z)


THUỐC CHỐNG RỤNG HOA/BÔNG MAI, BÔNG GIẤY, SỨ THÁI LAN, ĐỖ QUYÊN (SUPER A..Z)

Thuốc chống rụng bông mai của chúng tôi đã có mặt ở thị trường Tây Nam bộ từ những năm '90 của thế kỷ trước và đến năm đầu tiên của thiên niên kỷ nầy Bộ Nông Nghiệp & PTNT với quyết định QĐ 6523/QĐ-BNN-KHCN ngày 19/12/2001 đã “CÔNG NHẬN SẢN PHẨM NẦY LÀ MỘT BIỆN PHÁP KỸ THUẬT MỚI ĐƯỢC PHÉP SẢN XUẤT, KINH DOANH VÀ XUẤT KHẨU THEO QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH” và tiếp theo đó đã đưa sản phẩm nầy vào”DANH MỤC PHÂN BÓN ĐƯỢC PHÉP SẢN XUẤT, KINH DOANH VÀ SỬ DỤNG Ở VIỆT NAM ” liên tục cho đến ngày nayNhư vậy cho đến thời điểm nầy, chỉ có Thuốc chống rụngbông mai Super A-Z của DNTN THẢO TRÂM là được Bộ NN&PTNT côngnhận đạt hiệu quả kỹ thuật cao và tính pháp lý của sản phẩm thuốc chống rụng bông mai là một sản phẩm độc đáo của DNTN THẢO TRÂM được bà con xa gần trong cả nước biết đến hơn 20 năm qua nhất là khu vực Nam bộ, nơi mà thị trường sản xuất và tiêu thụ hoa mai mạnh nhất trong cả nước.Thuốc đã qua thử thách hằng chục năm rồi

xem chi tiết>>>


Thứ Bảy, 1 tháng 3, 2014

Bí Mật Ngũ Giác Đài Phần I- Hoa Kỳ và Việt Nam 1940- 1950 Hồ sơ giải mật

Bí Mật Ngũ Giác Đài Phần I- Hoa Kỳ và Việt Nam 1940- 1950
Hồ sơ giải mật
Nguyễn Quốc Vĩ
 23-Feb-2014
LÝ LỊCH
Liên lạc đầu tiên của Hồ Chí Minh với Hoa Kỳ là thông qua cơ quan O.S.S được trao trách nhiệm làm việc với Việt Minh. Người Mỹ tìm thấy Hồ vui tính, và hợp tác. Một viên chức Mỹ sau đó báo cáo kinh nghiệm của mình với Hồ đến Robert Shaplen:
"Có rất nhiều khía cạnh quanh câu chuyện quan hệ của Hồ Chí Minh với phương Tây trong và sau Thế chiến thứ hai. Hãy bắt đầu với câu chuyện tiết lộ phần nào ngây thơ bởi một cựu trung úy trẻ của quân đội Hoa Kỳ - tôi chỉ nêu tên anh ta như là John - năm 1945 đã nhảy dù xuống Tổng hành dinh của Hồ nằm ở một khu rừng gần làng Kim Lung ở Việt Bắc với nhiệm vụ thiết lập một đường giây ngầm để giúp người của Đồng minh [chủ yếu là Phi công bị Nhật bắn rơi] đào thoát tìm về tự do. Kim Lung nằm cạnh bìa một khu rừng nhiệt đới mưa rất nhiều, bụi rậm dày đặc. Giữa dãy núi rừng chập chùng là những thung lũng nhỏ, và cạnh một con suối nằm ở lung chừng đồi vào là khu trại của Hồ Chí Minh, gồm bốn túp lều, nằm ​​cô lập. Những túp lều to khoảng mười hai sãi [feet] vuông, nằm trên bốn cọc tre cao khoảng bốn sãi, và căn của Hồ cũng trống trải như những căn khác.

"Trong cái nôi cách mạng thô sơ này, sâu trong lãnh thổ Nhật [Nhật chiếm Đông Dương], John đã có một kinh nghiệm độc đáo sống và làm việc với Hồ trong vài tháng và thấy Hồ hoàn toàn hợp tác trong việc cho du kích của mình hổ trợ để các đợt trinh sát và tấn công, trong đó có việc giải cứu một số người Pháp bị tập trung gần biên giới Trung Quốc. John sử dụng đài truyền tin di động của mình để giúp Hồ liên lạc sơ bộ với các nhà thương thuyết Pháp đang ở Côn Minh, Trung Quốc, và những người sẽ sớm đi vào thảo luận về tương lai của Đông Dương sau chiến tranh với Hồ tại Hà Nội, nhưng John mình đã đặt mình vào một vai trò trực tiếp hơn trong các vấn đề của Việt Nam bằng cách giúp Hồ viết một sơ bản Tuyên ngôn Độc Lập [của Việt Nam].
"Ông ấy cứ mãi yêu cầu nếu tôi có thể nhớ ngôn ngữ của bản Tuyên Ngôn [Độc Lập] của chúng ta", John nói: "Tôi là một người Mỹ bình thường, tôi không nhớ nhưng tôi có thể điện về Côn Minh và nhận được một bản sao gửi xuống cho tôi, tất nhiên, nhưng những điều ông thực sự muốn là hương vị của vấn đề [Độc lập]. Càng thảo luận.về chuyện đó [Bản Tuyên Ngôn], mới thấy có lẽ như ông thực sự biết về nó nhiều hơn tôi đã biết. Về thực tế, ông biết nhiều về hầu như tất cả mọi thứ hơn là tôi đã biết, nhưng khi tôi nghĩ rằng yêu cầu của ông là quá khó, tôi liền nói ngay với ông. Điều kỳ lạ là ông đã lắng nghe. Ông là một người hết sức ngọt ngào. Nếu tôi phải chọn ra một chất lượng mà ông già nhỏ con đang ngồi trên một ngọn đồi của mình trong rừng, thì đó là sự dịu dàng của ông.
"Ông ấy và John đã chúc mừng rượu lẫn nhau và chia sẻ gan hổ hầm. John thừa nhận là mình đã ngây thơ sẵn sàng tin rằng Hồ không phải là một người cộng sản. Tuy nhiên, ngay cả khi ông là thế John vẫn cảm thấy chắc chắn rằng Hồ đã chân thành trong mong muốn hợp tác với phương Tây, đặc biệt là với Pháp và Hoa Kỳ. Một số người của Hồ gây ấn tượng cho John khi họ đi quanh hùng hổ nhiệt tình la hét "độc lập, nhưng 75% trong số họ không biết ý nghĩa của chữ ấy là gì" John đã viết trong nhật ký của mình và John vẫn còn hai lá thư bằng tiếng Anh mà Hồ gửi cho ông khi còn trong rừng. Một trong số đó, được viết ngay sau khi Nhật đầu hàng, khi mà Việt Minh đã gần như sắp nắm quyền kiểm soát phong trào dân tộc, đọc như sau:
Trung Úy [John] thân mến,
Tôi cảm thấy yếu hơn kể từ khi bạn rời nơi đậy. Có thể tôi phải tuân theo lời khuyên của bạn mà di chuyển đến nơi khác, nơi mà thức ăn được dễ dàng kiếm được, để cải thiện sức khỏe của tôi...
Tôi gửi cho bạn một chai rượu, hy vọng bạn thích nó.
Xin vui lòng gửi cho tôi những tin tức nước ngoài mà bạn có.
… Xin vui lòng gửi đến Trung Ương của anh những điện tín sau đây
Đại Việt [một nhóm quốc gia chống Việt Minh] đã lên kế hoạch để thực hiện khủng bố rộng rãi chống Pháp và đổ trách nhiệm lên vai của VML [Việt Minh League]. Việt Minh đã ra lệnh cho 2 triệu thành viên và tất cả dân chúng theo dõi và ngăn chặn kế hoạch tội ác của Đại Việt khi nào có thể. Việt Minh tuyên bố trước thế giới mục đích của nó nhắm là độc lập dân tộc. Sẽ chiến đấu bằng chính trị - nếu cần thiết sẽ là những phương tiện quân sự. Nhưng không bao giờ dùng tới những hành vi phạm tội và không lương thiện.
Ký tên - Ủy Ban Giải Phóng Dân Tộc, Liên Đoàn Việt Minh
Ủy Ban Giải Phóng Dân Tộc của Việt Minh khẩn cầu nhà chức trách Mỹ thông báo cho Liên Hợp Quốc như sau đây. Chúng tôi đã chiến đấu người Nhật bên cạnh Liên Hợp Quốc. Bây giờ Nhật đã đầu hàng. Chúng tôi khẩn xin Liên Hợp Quốc thực hiện lời hứa long trọng của họ rằng tất cả các quốc gia sẽ được dân chủ và độc lập. Nếu Liên Hiệp Quốc quên lời hứa long trọng của họ và không cho Đông Dương được hoàn toàn độc lập, chúng tôi sẽ tiếp tục tranh đấu cho đến khi chúng tôi đạt được nó.
Ký tên - Ủy Ban Giải Phóng Dân Tộc, Liên Đoàn Việt Minh
Cảm ơn bạn về tất cả những gì khó khăn mà tôi đã gây ra cho bạn.... Những lời chúc tốt đẹp nhất!
Trân trọng, Hồ [Sic]." ° (Robert Shaplen, The Lost Revolution (New York: Harper & Row, 1965), 28-30.)
Những trình bày tương tự cũng được chuyển đến Mỹ qua những người Việt Nam ở Côn Minh (xem biên bản ghi nhớ của Tướng Donovan, Giám đốc của O.S.S, đính kèm)
Trong tháng mười, chiến tranh giữa các lực lượng Việt Nam và Pháp bắt đầu ở miền Nam Việt Nam. Hồ Chí Minh liền gửi đi một loạt thư sang Mỹ, Trung Quốc, và các cường quốc khác, phủ nhận quyền của Pháp đại diện cho Việt Nam tại Liên Hợp Quốc hoặc tại các diễn đàn quốc tế, và tố cáo Pháp "xâm lược" Việt Nam. Hồ, trong bức điện tín ngày 17 Tháng Mười năm 1945, kêu gọi Tổng thống Truman lưu ý về "sự kiện" mà Ủy ban Tư vấn Liên Hợp Quốc về Viễn Đông được thành lập mà đã bỏ qua Việt Nam như là một thành viên, và Pháp đã không có quyền trở thành một thành viên, và rằng VNDCCH có đủ điều kiện là một quốc gia theo Hiến chương Đại Tây Dương. Yêu cầu Hoa Kỳ truyền đạt ý kiến của mình lên Liên Hiệp Quốc. Hồ đe dọa rằng sự vắng mặt của Việt Nam sẽ mang lại sự bất ổn ở vùng Viễn Đông. Các điện tín được Nhà Trắng chuyền đến Bộ Ngoại Giao và nơi đây ghi nhận “SEA [Bộ Tư Lệnh Đông Nam Á] cho rằng không một hành động nào được thực hiện...” Trong vòng một tuần, Hồ Chí Minh đưa ra lời kêu gọi thông qua Đài phát thanh Hà Nội đến Truman, Attlee, và De Gaulle và tuyên bố rằng" Chính phủ Việt Nam Quốc Gia" dự định tổ chức một phổ thông đầu phiếu để đưa ra một Hiến Pháp cho Đông Dương. (Quan điểm của Pháp là bản thân họ sẽ không phản đối, nhưng muốn được đảm bảo rằng Hồ đại diện cho toàn bộ nhân dân Đông Dương). Hồ nhiều lần đề cập đến bài phát biểu của Tổng thống Truman nhân Ngày Hải Quân về chính sách đối ngoại [của mình] vào ngày 27 Tháng Mười năm 1945, và yêu cầu áp dụng các nguyên tắc trong bài phát biểu đó cho Việt Nam và VNDCCH. Trong bài diễn văn đó, Tổng thống Truman không đề cập đến Đông Dương trong bất kỳ kiểu nào, nhưng đoạn văn sau đây rõ ràng khuấy lên hy vọng của Hồ Chí Minh:
"Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ dựa vững chắc trên các nguyên tắc cơ bản về sự công bình và công lý. Thực hiện những nguyên tắc đó, chúng ta chắc chắn phải tuân thủ theo những gì chúng ta tin là đúng, và chúng ta không cho phép chúng ta chấp nhận bất kỳ thỏa hiệp nào với cái ác.
"Nhưng chúng ta biết rằng chúng ta không thể nào đạt được một thế giới hoàn hảo chỉ qua một đêm. Chúng ta không để việc tìm kiếm một sự hoàn hảo làm cản trở sự hợp tác quốc tế được phát triển mau chóng. Chúng ta phải được chuẩn bị tốt nhất với những gì chúng ta có thể để hoàn thành trách nhiệm của mình, trong khuôn khổ các nguyên tắc cơ bản của chúng ta, mặc dù chúng ta nhận ra rằng chúng ta phải hoạt động trong một thế giới không hoàn hảo.
"Hãy để tôi nhắc lại các nguyên tắc cơ bản của chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ rằng:
"1 - Chúng ta không tìm kiếm việc mở rộng lãnh thổ hay một lợi thế ích kỷ. Chúng ta không có kế hoạch xâm lược chống lại các nước khác, dù lớn hay nhỏ.. Chúng ta không có mục tiêu nào xung đột với các mục tiêu hòa bình của bất kỳ quốc gia nào khác.
"2 - Chúng ta tin rằng quyền tự quyết và chính phủ tự trị đã bị tước đoạt bằng vũ lực cuối cùng sẽ trở lại với tất cả các dân tộc.
"3 - Chúng ta sẽ không phê duyệt những thay đổi về lãnh thổ ở bất cứ phần thân thiện nào của thế giới, trừ khi phù hợp với mong muốn được tự do bày tỏ của người có liên quan.
"4- Chúng ta tin rằng tất cả các dân tộc đang chuẩn bị một chính phủ tự quyết phải được phép lựa chọn hình thức chính quyền theo cách mà họ muốn một cách tự do mà không có sự can thiệp từ bất kỳ nước ngoài nào. Đó là sự thật cho Âu Châu, Á Châu, cho Châu Phi. cũng như ở [các nước] ở Tây bán cầu.
"5. Bằng cách phối hợp hành động và hợp tác với các đồng minh chiến tranh của chúng ta, chúng ta sẽ giúp các quốc gia địch bị đánh bại thành lập chính phủ hòa bình dân chủ với sự tự do lựa chọn của mình. Chúng ta sẽ cố gắng để đạt được một thế giới mà trong đó chủ nghĩa phát xít Đức, chủ nghĩa phát xít và xâm lược quân sự không thể tồn tại.
“6- Chúng ta sẽ không công nhận bất kỳ chính phủ áp đặt nào lên bất kỳ quốc gia nào bởi sức mạnh của bất kỳ thế lực nước ngoài nào. Trong một số trường hợp, có thể không thể ngăn chặn được việc áp đặt bằng vũ lưc một chính phủ như vậy.. Nhưng Hoa Kỳ sẽ không nhận bất kỳ chính phủ như thế.
"7 - Chúng ta tin rằng tất cả các quốc gia phải có quyền tự do [đi lại] ở các vùng biển và quyền bình đẳng về giao thông trên các dòng sông và đường thủy biên giới và trên các con sông và đường thủy đi qua nhiều quốc gia.
"8- Chúng ta tin rằng tất cả các nước được chấp nhận trong Liên Hiệp Quốc có quyền tiếp cận thương mại và các nguyên liệu thô của thế giới một cách bình đẳng.
"9- Chúng ta tin rằng các quốc gia có chủ quyền của Tây bán cầu, không có sự can thiệp từ bên ngoài Tây bán cầu, phải làm việc với nhau như những người hàng xóm tốt tìm ra giải pháp cho các vấn đề chung của họ.
"10- Chúng ta tin rằng sự hợp tác kinh tế giữa tất cả các quốc gia lớn và nhỏ, là điều cần thiết để cải thiện điều kiện sống trên toàn thế giới, và để thành lập Tự Do từ sự sợ hãi và Tự Do từ sự cần thiết.
"11 - Chúng ta sẽ tiếp tục phấn đấu để thúc đẩy tự do ngôn luận và tự do tôn giáo trên khắp các nơi yêu chuộng hoà bình trên thế giới.
"12 - Chúng ta tin rằng việc bảo tồn hòa bình giữa các quốc gia đòi hỏi Tổ chức Liên Hợp Quốc gồm tất cả quốc gia yêu chuộng hòa bình trên thế giới cùng nhau, sẵn sàng sử dụng vũ lực nếu cần, để đảm bảo hòa bình." ° (°Public Papers of the Presidents of the United States (Harry S. Truman, April-December 1945), 433-434.)
Hồ Chí Minh chuyển đến Bộ Trưởng Ngoại Giao [Mỹ] bảng Tuyên Ngôn Độc lập của VNDCCH, quyết định thoái vị Bảo Đại, báo cáo tổng quát về chính sách ngoại giao của VNDCCH, và trình bày thế đứng của mình trong cuộc chiến ở Nam Việt Nam. Ông đã trích dẫn Hiến chương Đại Tây Dương như "nền tảng tương lai của Việt Nam" và Hiến Chương San Francisco để xóa bỏ sự áp bức thuộc địa. Hồ kêu gọi một "sự can thiệp ngay lập tức" và đệ trình những yêu cầu - một trong những điều đó, điều quan trọng chính là Liên Hiệp Quốc phải công nhận độc lập của Việt Nam. Một lần nữa, trong tháng mười một, ông đã đưa ra ba điểm: (1) người Pháp đã bỏ qua tất cả các điều ước quốc tế vào cuối chiến tranh và đã tấn công Sài Gòn trong tháng Chín, (2) người Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ Liên Hiệp Quốc, nhưng sẽ chống lại bất kỳ quân Pháp nào vào lãnh thổ Việt Nam; và (3) bất kỳ đổ máu nào sẽ là trách nhiệm của người Pháp. Hai tuần sau, Hồ kêu gọi Tổng thống Truman và UNRRA [The United Nations Relief and Rehabilitation Administration tức Cơ Quan Cứu Trợ Nhân Đạo Liên Hiệp Quốc] hỗ trợ để chống nạn đói gây ra bởi lũ lụt, hạn hán, và xung đột với Pháp. Cũng trong tháng mười một, Hồ viết cho Bộ Trưởng Ngoại Giao [Mỹ] yêu cầu thiết lập quan hệ văn hóa với Mỹ bằng cách gửi năm mươi sinh viên Việt Nam sang Hoa Kỳ, và phàn nàn về sự vắng mặt của đại diện Việt Nam tại Hội nghị Washington cho vùng Viễn Đông. Xuất phát từ việc Truman bổ nhiệm Tướng Marshall làm đại diện đặc biệt ở Trung Quốc, đầu năm 1946 Hồ Chí Minh một lần nữa kêu gọi sự can thiệp trực tiếp của Hoa Kỳ nhằm đưa ra một giải pháp trước mắt cho vấn đề Việt Nam. Ngày 16 Tháng Hai 1946, một giọng văn khó chịu xuất hiện: Hồ viết một lần nữa gửi Tổng thống Truman ngụ ý có sự "đồng lõa, hoặc ít nhất, thông đồng của các cường quốc dân chủ lớn" với sự xâm lăng của Pháp, nhưng Hồ vẫn xin Mỹ có một "bước quyết định" để hỗ trợ cho Việt Nam độc lập, chỉ yêu cầu được hưởng như những gì đã được "ân cần cấp cho Philippines". Hồ phát sóng khẩn cấp dến Mỹ, Trung Quốc, Nga, và Anh yêu cầu Tứ Cường "can thiệp" để ngăn chặn đổ máu và đưa vấn đề Đông Dương ra trước Liên Hiệp Quốc.
Chuyện đã trở nên rất rõ, tuy nhiên, Hoa Kỳ vẫn không phải làm gì để hỗ trợ Việt Minh. Giả sử những kêu gọi của Hồ Chí Minh là chân thành, thời gian thuận lợi nhất đối với Mỹ để can thiệp vào Việt Nam là trong mùa thu năm 1945, và triển vọng hành động của Mỹ đã bị mờ đi giống như việc VNDCCH đàm phán với Pháp tiến hành trong tháng hai, tháng ba năm 1946. Nghịch lý thay, khả năng [lúc ấy] là cộng sản sẽ lên nắm quyền ở Pháp sẽ thêm ưu đãi cho Hồ Chí Minh để đàm phán với Pháp, và [đồng thời] kích thích Mỹ hỗ trợ cho Pháp mạnh hơn. Cuối cùng, Mỹ đã không ủng hộ Việt Minh chống chủ nghĩa thực dân (mặc dù Hoa Kỳ đã áp lực Pháp nhượng bộ cho dân tộc Việt), vì lợi ích của mình dường như là tham gia trực tiếp hơn trong việc củng cố Pháp như là một phần quan trọng để giúp [Mỹ] hổ trợ phục hồi Âu Châu. Mặt khác, Hồ Chí Minh tiếp tục hy vọng có một nước Pháp mới, phá vỡ các chính sách thực dân cũ của nó dưới một chính phủ Xã Hội hay Cộng Sản.
Trao đổi giữa Hồ Chí Minh với Hoa Kỳ chấm dứt sau Hiệp Định tháng 6 năm 1946 với Pháp, mặc dù Hồ Chí Minh đã thăm Đại sứ quán Mỹ tại Paris vào ngày 11 tháng Chín năm 1946.
TÓM LƯỢC :
Thời điểm - Sự việc - Trang
22 tháng 8/1945
Biên bản ghi nhớ gửi Bộ Trưởng Ngoại Giao từ Giám đốc O.S.S báo cáo thái độ hào phóng của Pháp đối với Đông Dương (dựa trên khẳng định của chính Sainteny) và mong muốn của người Việt Nam được hưởng chế độ bảo hộ bởi Mỹ (dựa trên những xác nhận của đại diện của Việt Minh và Đồng Minh Hội)
Trang C-66
29 tháng 9/1945
Điện tín từ Đại sứ quán Mỹ, Trùng Khánh, gửi Bộ Trưởng Ngoại Giao, ngày 18 Tháng Mười, 1945. Tóm tắt thư từ của Hồ Chí Minh gửi cho Tổng thống Mỹ, bày tỏ sự cảm thông ở cái chết của Đại Tá Peter Dewey, Tư lệnh O.S.S ở Sài Gòn. Yêu cầu Tổng Thống thông báo trước việc di chuyển của các công dân Mỹ [ở VN], nhưng đánh giá cao việc Mỹ đứng lên cho công lý và hòa bình quốc tế
Trang C-69
17 tháng 10/1945
Điện tín, Hồ Chí Minh gửi Tổng thống Truman. Kêu gọi VNDCCH trở thành thành viên của Ủy ban Tư Vấn Liên Hợp Quốc Cho Vùng Viễn Đông. Trích dẫn Hiến chương Đại Tây Dương để thúc đẩy đòi hỏi của mình được làm thành viên phó cho [phái đoàn] Pháp
Trang C-71
22 tháng 10/1945
Thư, Hồ Chí Minh gửi Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, kêu gọi sự can thiệp trực tiếp của Liên Hợp Quốc. Hấp dẫn đối với Hiến chương Đại Tây Dương và Hiến chương Liên Hợp Quốc, và cảnh báo chiến tranh mở rộng trong khu vực Viễn Đông, Hồ kêu gọi hành động của Liên Hợp Quốc can thiệp với Pháp, bao gồm một "Ủy ban Điều Tra."..
Trang C-80
23 tháng 10/1945
Đại sứ Mỹ ở Paris báo cáo về những bài viết của báo chí về lời kêu gọi của Hồ trên đài phát thanh gửi cho Tổng thống Truman và các nhà lãnh đạo phương Tây khác, thông báo kế hoạch tổ chức tổng tuyển cử. Chính phủ Pháp tuyên bố sẽ không phản đối về nguyên tắc một tổng tuyển cử nếu Hồ Chí Minh đại diện cho tất cả Đông Dương và chứ không đơn thuần là Việt Minh
Trang C-75
01 tháng 11/1945
Thư từ Hồ Chí Minh gửi James Byrnes, Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đề nghị gửi một đoàn đại biểu 50 thanh niên Việt sang Mỹ để thúc đẩy quan hệ hữu nghị văn hóa và học tập tại các trường đại học Mỹ …
Trang C-90
05 tháng 11/1945
Thông điệp, Philip D. Sprouse, lãnh sự Mỹ, Côn Minh, gửi Bộ trưởng Ngoại giao. Gộp chung với lá thư ngày 22 tháng 10 của Hồ, khảo sát tình hình tại Việt Nam dựa trên các báo cáo của Đại tá Nordlinger, Mỹ, và báo cáo về việc Hồ và Bảo Đại tìm cách đến thăm Tưởng Giới Thạch
Trang C-76
08 tháng 11/1945
Đại sứ quán Mỹ, Trùng Khánh tóm tắt bức thư của Hồ Chí Minh gửi cho Tổng thống Truman và Tưởng Giới Thạch nhấn mạnh việc mất chủ quyền của Pháp, VNDCCH lấy lại chủ quyền, và sự xâm lược của Pháp để tái chiếm nó. Khẳng định Pháp chịu trách nhiệm khi tiếp tục chiến tranh xâm lược ở Viễn Đông
Trang C-84
23 tháng 11/1945
Điện tín từ Đại sứ quán Mỹ, Trùng Khánh, diễn giải các thư từ Hồ Chí Minh gủi Tổng Thống Truman và Tổng giám đốc của UNRRA, mô tả nạn đói ở Bắc Việt Nam, và kêu gọi cứu trợ
Trang C-87
26 tháng 11/1945
Thông báo từ Đại sứ quán Hoa Kỳ, Trùng Khánh, gộp chung lá thư 1 tháng 11, lá thư của 28 Tháng Mười của Hồ gửi Tưởng Giới Thạch đôn đốc Tưởng ngăn chặn các hành động của Anh-Pháp-Nhật tại Nam Kỳ; và điện tín không ghi ngày gửi Bộ trưởng Ngoại giao phản đối rằng Pháp không có quyền nói chuyện thay cho Việt Nam trong các Hội đồng quốc tế, và kêu gọi tất cả các quốc gia tự do trên thế giới giúp ngăn chặn chiến tranh ở Nam Việt Nam
Trang C-89
18 tháng 01/1946
Điện tín từ Đại sứ quán Mỹ, Trùng Khánh, ngày 13 tháng hai 1946, diễn giải lá thư của Hồ gửi Tổng Thống Truman, ngày 18 Tháng 1 năm 1946, nhắc nhở rằng hòa bình là không thể chia cắt và yêu cầu Tổng thống can thiệp để giải quyết ngay lập tức vấn đề Việt Nam. Telegram mô tả thư giống hệt từ Tướng Marshall, cùng một ngày
Trang C-93
16 tháng 02/1946
Thư có chữ ký của Hồ Chí Minh gửi Tổng thống Hoa Kỳ trích dẫn các nguyên tắc mà Hoa Kỳ ủng hộ trước, trong và sau chiến tranh, và cả Liên Hợp Quốc, kêu gọi Mỹ viện trợ cho Việt Nam đối mặt với xâm lược Pháp. Hồ yêu cầu cho Việt Nam được hưởng những gì như Philippines được hưởng "như Philippines, mục tiêu của chúng tôi là độc lập hoàn toàn và hợp tác toàn diện với HOA KỲ."
Trang C-95
18 tháng 02/1946
Thư từ VNDCCH gửi các chính phủ Trung Quốc, Mỹ, Liên Xô, và Anh, kêu gọi họ quan tâm đến việc Vichy-Pháp hợp tác với Nhật ở Đông Dương, và các chính sách đã dẫn đến nạn đói trong dân chúng Việt Nam. Một lần nữa vào ngày 09 tháng 3 1945, người Pháp đã chấp nhận Nhật chiếm giữ chính quyền. Ngược lại, cuộc kháng chiến Việt Nam đã chiến đấu Nhật trong những năm qua, và vào tháng Tám, năm 1945, lật đổ chế độ Nhật [Nippon], và thành lập VNDCCH dựa trên những nguyên tắc đề ra bởi Tôn Dật Tiên và Tổng thống Truman. Những bước phát triển rất ấn tượng đã đạt được của VNDCCH ở miền Bắc Việt Nam, nhưng ở miền Nam Việt Nam, Pháp xâm lược đã áp đặt. VNDCCH khẩn trương kêu gọi sự can thiệp của Đồng Minh để ngăn chặn chiến tranh, và đưa vấn đề Đông Dương ra trước Liên Hợp Quốc.
Trang C-98
27 tháng 02/1946
Điện tín của phụ tá trưởng của Phòng Các Vấn Đề Đông Nam Á, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (Landon), gửi Bộ trưởng Ngoại giao, từ Hà Nội, nhận được ở Washington ngày 27 Tháng Hai. Tóm tắt về tình trạng các cuộc đàm phán giữa Pháp (Sainteny) và VNDCCH. Báo cáo rằng Hồ Chí Minh trao hai lá thư để gửi cho Tổng thống Hoa Kỳ, khẳng định rằng người Việt sẽ chiến đấu cho đến khi có can thiệp của Liên Hợp Quốc vào Việt Nam. Yêu cầu Hoa Kỳ hỗ trợ Việt Nam độc lập "theo ví dụ của Philippines."
Trang C-101
11 tháng 09/1946
Biên bản ghi nhớ cuộc trò chuyện với Hồ Chí Minh do Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Mỹ, Paris, ngày 12 tháng chín 1946. Hồ mô tả việc liên lạc với O.S.S. của mình, từ chối mình có kết nối cộng sản và chỉ ra rằng ông hy vọng có được viện trợ từ Hoa Kỳ. Ông đề cập cụ thể những hỗ trợ kinh tế, nhưng gợi ý viện trợ quân sự và hải quân, thí dụ như, ông ta đề cập đến căn cứ hải quân tại Vịnh Cam Ranh.
Trang C-102
22 Tháng 08 năm 1945
Bản ghi nhớ gửi Bộ Trưởng Ngoại Giao
Đại diện O.S.S ở Côn Minh đã gửi những thông tin liên quan đến thái độ của Pháp đối với Chính Phủ Lâm Thời Đông Dương. Chính Phủ Lâm Thời cũng đã là chủ đề của hai bản ghi nhớ ngày 21-08-1945.
Chính phủ Pháp đã quyết định chấp nhận một đường lối ngoại giao “thụ động” đối với vấn đề tái chiếm Đông Dương bởi vì họ không có khả năng trở lại đó với một quân đội hùng hậu. Một Ủy Ban gồm ba người đã được chính phủ Pháp ở Paris chỉ định, một người là xếp DGER [cơ quan Tình Báo của Pháp] ở Côn Minh, Bộ Trưởng Bộ Thuộc Địa và Toàn Quyền Đông Dương. Nhiệm vụ của họ là liên lạc với các lãnh tụ Việt Nam và thương thảo với họ cho có lợi cho Đông Dương, theo lời Thiếu Tá Sainteny là người đại diện cho Ủy Ban tại Hà Nội. Chính sách của Pháp là một chính phủ mỡ rộng với [Pháp] như là cố vấn cho Chính Phủ Lâm Thời Đông Dương thành lập bởi Việt Nam Quốc Dân Đảng và Việt Minh, [hai phe này] đã cùng nhau lập ra Ủy Ban Cứu Quốc. (Việt Minh là đảng 100% cộng sản với khoảng 20% thành viên tích cực chính trị là người bản xứ. Quốc Dân Đảng gồm 6 đảng nhỏ và một số thành viên độc lập). Ủy Ban Pháp được giao trách nhiệm thương thuyết thẳng với lãnh đạo Đông Dương và lấy quyết định nhằm kiếm một phương cách hành động (modus operendi) tốt nhất. Ủy Ban có toàn quyền ký hiệp ước nhân danh nước Pháp. Ủy Ban sau đó báo cáo lại Paris và nơi đây dành đặc quyền sửa đổi những tiểu tiết trong toàn bộ thỏa thuận. Lãnh đạo Việt Nam ở Côn Minh và những người đại diện Ủy Ban Giải Phóng Quốc Gia mới [thành lập] ở Hà Nội đã đưa ra mong muốn là Việt Nam được đặt dưới sự bảo hộ của Hoa Kỳ và hy vọng rằng Hoa Kỳ sẽ can thiệp với Liên Hiệp Quốc để loại Pháp cũng như Trung Quốc ra khỏi việc chiếm đóng Việt Nam.
Theo nguồn tin đáng tin cậy từ Pháp và Việt Nam cho biết Ủy Ban Trung Ương [Việt Minh] đang thảo luận với giới chức quân sự Nhật ở địa phương để mua lại vũ khí đạn dược, với chủ ý là sẽ dùng chúng, nếu một khi Pháp hay Trung Hoa cố tình chiếm đóng các vùng [của VN]. Đông Dương sợ rằng khi người Tầu chiếm đóng họ sẽ ở lại chiếm đất lập nghiệp [squatter], cướp bóc, hiếp dâm, trộm cắp. Người Pháp nhất trí với ý này [nhưng] cho tới nay chỉ muốn những quyền hành chánh là để dành riêng cho họ. Lãnh đạo của Việt Nam Quốc Dân Đảng ở Trung Quốc và Ủy Ban Cứu Quốc ở Hà Nội đưa ra tuyên bố như sau vào ngày 15 tháng Tám:
“Nếu người Pháp nhắm trở lại Đông Dương với ý định cai trị Đất Nước này, và hành xử một lần nữa như kẻ áp bức, các dân tộc Đông Dương sẽ chiến đấu cho đến khi sự tái chiếm đó chấm dứt. Mặt khác, nếu họ đến đây như những người bạn nhằm thiết lập thương mại, công nghiệp mà không một ý đồ về quyền hành nào khác, họ sẽ được chào đón như bất cứ các nước nào khác. Ủy Ban Trung Ương cũng muốn thông báo với Hoa Kỳ là nhân dân Đông Dương trước hết là Đông Dương Độc Lập và, hy vọng rằng Hoa Kỳ là nước vô địch về Dân Chủ sẽ hổ trợ họ để đạt nền Độc Lập theo những phương cách sau: (1) ngăn cản hay không yểm trợ cho Pháp trở lại Đông Dương; (2) kiểm soát [quân] Tầu để những chuyện cướp phá, trộm cắp được giữ ở mức tối thiểu; (3) gửi những cố vấn kỷ thuật để khai thác đất đai; và (4) phát triển những công nghiệp mà Đông Dương có khả năng lo toan.
“Tóm lại nhân dân Đông Dương muốn được đặt dưới cùng một chế độ như Phi Luật Tân trong một thời gian vô hạn định”
Đại diện Pháp ở Côn Minh, Thiếu Tá Sainteny, hiện đang nhận những giúp đỡ vật chất từ Đội Liên Lạc Vùng Viễn Đông [SLFEO – Section Liaison Francaise Extrême Orient] ở Calcutta để sắp xếp và sẵn sàng nhân sự để tái nhập vào Đông Dương. Nhóm của họ sửa soạn để sẳn sàng lên đường sáng ngày 17 thàng Tám. Tuy nhiên, khi đến phi trường họ đụng độ với người Trung Hoa và quân cảnh Mỹ gác các phi cơ và cấm họ rời phi trường. Trong những cuộc nói chuyện sau này về ngày đó, Sainteny nói rằng ông ta nghĩ rằng người Pháp bị người Mỹ phản bội. Ông ta nhấn mạnh thêm rằng chính người Mỹ ở Trung Quốc đã từ lâu bị người Tầu chơi xấu dù rằng không có chủ tâm. Khi được hỏi về ý định của ông kể từ này về sau, ông ngập ngừng nói là người Pháp không có gì để làm ngoại trừ phải chờ lệnh từ Trùng Khánh. Bộ phận tình báo DGER của Pháp đã đưa toán xâm nhập đi Hải Phòng dưới sự chỉ huy của Đại Úy Blanchard. Ông này liên lạc với Trung Tá Kamiya, cựu liên lạc viên giữa Bộ Chỉ Huy Nhật và chính quyền của Đô Đốc Decoux. Kamiya giữ toán này lại ở Hải Phòng, chỉ giao cho việc lo chuyển tin về những dữ kiện đầu hàng [của Nhật] và tin tức thời tiết về cho Bộ Tư Lệnh của Pháp tạo Côn Minh.
Báo cáo từ Kandy nói rằng Đại Tá Roos, chỉ huy của SLFEO ở Calcutta, hiện nay đang có mặt ở Saigon để phụ giúp việc Nhật đầu hàng trong nhóm nhân viên đại diện Anh Quốc. Cùng với Đại Tá Roos là Đại Tá Fay, cựu tùy viên quân sự của Pháp ở Côn Minh mà vai trò chính xác để làm gì vẫn chưa được biết, nhưng ông ta là thành phần nhân viên của Lord Mountbatten.
William J. Donovan
Giám Đốc
Mật -
Trùng Khánh chuyển qua “War”…[không rõ là gì]
Ngày 18 Tháng 10, 1946
chú giải trước khi chuyền
cho bất cứ ai (Mật)
Gửi Bộ Trưởng Ngoại Giao,
Washington
1820 18 tháng 10, 10 a.m.
Những gì tiếp sau đâu là tóm tắt một bức thư viết tại Hà Nội ngày 29 tháng Chín gửi Tổng Thống Hoa Kỳ bởi Hồ ký tên là “Chủ Tịch Chính Phủ Lâm Thời của nước Cộng Hòa Việt Nam”. Lá thư được giao cho Tướng Mỹ Gallagner, đứng đầu Nhóm Liên Lạc Bộ Tư Lệnh Chiến Đấu Trung Quốc [Chinese Combat Command Liaison Group] với quân đội Trung Hoa ở miền Bắc Đông Dương và được chuyển tới Sứ Quán Hoa Kỳ qua các kênh của Quân Đội.
Đài phát thanh Saigon đưa tin Trung Tá Peter Dewoy của Hoa Ky bị giết, theo cuộc điều tra đang tiến hành của Pháp là có đụng độ giữa các lực lượng Việt Nam quốc gia và kẻ xâm lược Pháp ở Nam Kỳ … Vì Saigon đang nằm trong tay của lực lượng Pháp-Anh nên chưa thể điều tra ngay nhưng chúng tôi thành thật hy vọng đó không phải là sự thật. Nhưng nếu đó là một sự cố có thật thì [lý do] tại vì tình trạng hỗn loạn không rõ ràng, hay trường hợp đáng tiếc đã xảy ra, hay là do sự khiêu khích của Pháp hay Anh.
Không kể bất cứ gì, chuyện này nay đã buộc chúng tôi phải hành động sâu hơn và chúng tôi sẽ tích cực kiếm cho ra thủ phạm để trừng phạt chúng một cách kín đáo. Nhiều biện pháp đã được đưa ra hầu ngăn chận những trường hợp tương tự. Chúng tôi cam đoan với ngài là chúng tôi vô cùng đau đớn cho cái chết của bất cứ công dân Mỹ nào ở đất nước này như những người thân yêu quí nhất của họ.
Chúng tôi chỉ yêu cầu các vị đại diện cho ngài ở nước này [VN] báo trước cho chúng tôi việc đi lại của các công dân [Mỹ] của ngài và phải cẩn thận khi “vượt qua” những chỗ đang đánh nhau. Như thế sẽ tránh được những sự cố và giúp [chúng ta] chào đón những điều vui vẻ (gửi cho Bộ và đồng thời cho Paris)
Chúng tôi cam đoan với ngài lòng ngưỡng mộ và tình hửu nghị mà chúng tôi cảm nghĩ về người Mỹ và những người đại diện [cảa Mỹ] ở đây. Đó là những cảm tình huynh đệ thật sự mà chúng tôi dành cho bản thân người Mỹ mà còn xem bộ quân phục của Mỹ là chứng cớ là Hoa Kỳ đứng về phía công bằng và hòa bình thế giới và “khối cai quản”.
Tôi xin gửi đến Ngài Tổng Thống và nhân dân Mỹ lời chào kính trọng và ngưỡng mộ (HẾT TÓM TẮT]
Ký tên Robertson
Office Memorandom United States Government
Ngày 15 tháng 11, 1945
Nhận: FE - ông Vincent
Gửi : SEA – ông Muffot
Điện tín gửi Tổng Thống Truman của Hồ Chí Minh
SEA cho rằng không cần có hành động gì liên quan đến điện tín đính kèm do Hồ Chí Minh gửi Tổng Thống yêu cầu có thành viên của cái gọi là “Cộng Hòa Việt Nam” trong Ủy Ban Tham Vấn Vùng Viễn Đông.
Ký tên
SEA: ALMoffat
Office Memorandom United States Government
Ngày 15 tháng 11, 1945
Nhận: FE - ông Vincent
Gửi : SEA – ông Muffot
Điện tín gửi Tổng Thống Truman của Hồ Chí Minh
SEA cho rằng không cần có hành động gì liên quan đến điện tín đính kèm do Hồ Chí Minh gửi Tổng Thống yêu cầu có thành viên của cái gọi là “Cộng Hòa Việt Nam” trong Ủy Ban Tham Vấn Vùng Viễn Đông.
Ký tên
SEA: ALMoffat
[Liên quan đến tài liệu sau]
Điện Tín
Tòa Bạch Cung
Washington
1 N RA. 349 via RCa
Hà Nội, gửi qua Côn Minh, 17 tháng 10 năm 1945
Ông Hồ Chí Minh Chủ Tịch của Tạm Thời Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa
gửi Tổng Thống Truman, Washington
Việc thành lập Ủy Ban Tham Vấn cho Vùng Viễn Đông được người Việt nức lòng đón nhận trên nguyên tắc. STOP. Quan tâm đến, thứ nhất là tầm quan trọng kinh tế và chiến lược của Việt Nam, thứ hai là Việt Nam ước mong tha thiết nhất và nhất trí mong được hợp tác với các nền dân chủ để xây dựng và củng cố nền hòa bình và thịnh vượng của Thế Giới; chúng tôi kêu gọi sự lưu ý của các quốc gia Đồng Minh về những điểm sau HAI CHẤM
Thứ nhất, sự vắng mặt của Việt Nam và sự hiện diện của người Pháp trong Uỷ Ban Tham Vấn sẽ dẫn đến kết luận là Pháp đại diện cho Việt Nam trong Ủy Ban. STOP. Sự đại diện đó là không có cơ sở dù là chỉ một ngày hay đương nhiên. STOP. Trên pháp lý, việc Việt Nam thuộc Pháp từ nay không còn nữa. CHẤM PHẨY. Bảo Đại đã hủy bỏ hiệp ước với Pháp ký năm 1884 và 1863. PHẨY. Bảo Đại đã tự ý thoái vị và nhường chính quyền lại cho chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. PHẨY. Chính phủ Lâm Thời phê chuẩn việc hủy bỏ các Hiệp Ước 1884 và 1863. STOP. Trên thực tế, ngày 9 tháng Ba Pháp đã trao chính quyền lại cho Nhật đã xé bỏ mọi liên hệ hành chánh với Việt Nam, kể từ ngày 18 tháng Tám 1945, chính phủ lâm thời trên thực tế là một chính quyền độc lập trên mọi phương diện, những sự cố gần đây ở Saigon do Pháp gây ra đã khuấy động nỗi bất bình toàn diện dẫn tới cuộc chiến dành độc lập. Thứ hai, Pháp không còn xứng đáng khi họ bán đứng một cách dơ bẩn Đông Dương cho Nhật và phản bội Đồng Minh. Thứ ba, Việt Nam đủ tiêu chuẩn theo như Hiến Chương Đại Tây Dương và theo như những thỏa thuận hòa bình sau đó, và do thiện ý và không nao núng đứng về phía Dân Chủ [Việt Nam] phải có đại diện trong Ủy Ban Tham Vấn. STOP. Chúng tôi nghĩ rằng sự có mặt của Việt Nam trong Ủy Ban sẽ mang lại những cống hiến có hiệu quả cho những giải pháp cho các vấn đề còn tồn tại ở Viễn Đông, ngược lại, sự vắng mặt của nó sẽ mang lại xáo trộn và và tính tạm bợ cho những giải pháp dù có đạt được. Vì thế chúng tôi tha thiết yêu cầu được góp phần trong Ủy Ban Tham Vấn về Viễn Đông. STOP. Chúng tôi rất biết ơn Ngài Tổng Thống, Thủ Tướng Attlee [Anh], Thủ Tướng Stalin, Tổng Tư Lệnh Tưởng Giới Thạch trong việc chuyển những khao khát của chúng tôi lên Liên Hiệp Quốc.
Trân Trọng
Hồ Chí Minh
Điện Tín Đến
Action: NOE
Paris
ngày 23 Tháng 10, 1945
nhận lúc 12:48 AM ngày 24
cho bất cứ ai ([Phổ biến] giới hạn)
Gửi Bộ Trưởng Ngoại Giao,
Washington
619G, 23 tháng 10, 7:PM
Nhiều tờ báo đăng tải một tin tức giống nhau cho tin rằng Hồ Chí Minh, chủ tịch của Việt Minh, đã gửi qua đài phát thanh Hà Nội đến Tổng Thống Truman, Thủ Tướng Attlee và Tướng Degaulle và thông báo “Chính Phủ Quốc Gia Việt Nam” sẽ tổ chức tổng tuyển cử trong vòng hai tháng để lập ra Hiến Pháp Đông Dương.
Những bài báo đăng tiếp “các nhóm người Pháp trong chính quyền” lưu ý rằng dường như là Việt Minh không có khả năng tổ chức tổng tuyển cử. Tuy nhiên, chính phủ Pháp sẽ không phản đối một tổng tuyển cử như thế nếu Hồ Chí Minh đại diện cho toàn Đông Dương chứ chỉ không là Việt Minh.
Chỉ có những tiếp xúc giữa Pháp với Việt Minh, nguồn tin trên kết luận, xảy ra chỉ để ngăn chận được đổ máu và sẽ là không chính xác nếu nói đó là những thương thuyết thật sự.
Ký tên, Caffery
TỔNG LÃNH SỰ HOA KỲ
Côn Minh, Trung Quốc, ngày 24 tháng 10 năm 1945
Vấn đề: Thư từ lãnh đạo Việt Nam;
Tình Hình Đông Dương
Gửi Ngài Bộ Trưởng Ngoại Giao,
Washington
Liên quan đến thông tư của Tổng Lãnh sự số 27 tháng 9 năm 1945 về tình hình Đông Dương, tôi được vinh dự gửi kèm theo đây: (a) bản sao bức thư của Hồ Chí Minh “Chủ Tịch Chính Phủ Lâm Thời Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa” gửi Bộ Trưởng Ngoại Giao vào ngày 22 tháng 10 năm 1945; (b) bản dịch của bức thư đề ngày 22 tháng 10 năm 1945 gửi bởi HSIAO Wen, thuộc Sở Các Vấn Đề Nước Ngoài chuyên lo giúp các Lực Lượcng Trung Hoa đang đóng ở Việt Nam, gửi Tướng Chin Cheng, Bộ Trưởng Bộ Chiến Tranh của Trung Hoa; và (c) bản dịch của bức thư đề ngày 23 tháng 10 năm 1945 gửi bởi Hồ Chí Minh (gọi theo Tây phương là HU Chih-Ming) và YUAN Yung-jui ( Cựu hoàng Bảo Đại) gửi Tổng Tư Lệnh Tưởng Giới Thạch.
Nguồn gốc của những thư tín này là do hai sĩ Quan Hoa Kỳ mang đến Côn Minh ngày 24 tháng 10 năm 1945, [hai người này] đã làm việc ở Hà Nội từ nữa sau của tháng 10 trong nhóm G-5 lo về việc đào thoát cho những tù binh bị bắt. Đại Tá Stephen Nordlinger, sĩ quan chỉ huy nhóm, cho tôi biết rằng ông đang mang theo để gửi đến Washington lá thư gốc để giao cho Bộ Trưởng Ngoại Giao qua phương cách nào thuận lợi nhất ngay khi ông đến đó. Những lá thư gốc gửi Tướng Cheng Chen và Tổng Tư Lệnh Tưởng Giới Thạch trong các bì thư được niêm phong bởi người gửi đến tướng Cheng đã được nơi đây [Tổng Lãnh Sự] gửi chuyền đến Đại Sứ Quán ở Trùng Khánh để gửi về Hoa Kỳ qua các đường liên lạc của Quân Đội. Những sĩ quan mang thư đến Côn Minh cho biết là họ không được Hồ Chí Minh cho biết trong thư có gì và nội dung thông tin gửi tướng Cheng và Tổng Tư Lệnh nhất thiết chỉ có thẩm quyền Trung Hoa được biết mà thôi. Tòa Tổng Lãnh Sự được yêu cầu thông dịch những thư này trong chừng mực mà có thể tin rằng những thư này có những thông tin có tính cách quân sự mà giới thẩm quyền quân đội Hoa Kỳ quan tâm.
Tóm lược những nội dung: Trong thư gửi Bộ Trưởng Ngoại Giao này, Hồ Chí Minh nói rằng ông đã chuyển nhiều tài liệu liên quan đến tình hình Đông Dương hiện nay (những tài liệu đó đã được gửi đi trong một chuyến gửi riêng), ông cũng nói đến việc Pháp áp bức người Việt Nam và mong muốn của Việt Nam về việc thực hiện những “nguyên tắc của Hiến Chương Đại Tây Dương và Hiến Chương San Francisco”. Ông kết án người Pháp về những xáo trộn đang xảy ra ở Nam Kỳ và kêu gọi một “can thiệp ngay tức khắc” của Liên Hiệp Quốc e rằng hậu quả sẽ tràn ra khắp vùng Viễn Đông. Ông này đưa ra bốn yêu cầu: (1) Tình hình [Đông Dương] phải được bàn thảo ngay trong phiên họp đầu tiên của Ủy Ban Tham Vấn Vùng Viễn Đông; (2) Đại biểu Việt Nam phải được tham dự để trình bày quan điểm của “Chính phủ Việt Nam”; (3) một ủy ban điều tra phải được gửi đến Đông Dương; (4) Liên Hiệp Quốc phải công nhận Độc Lập cho Việt Nam.
Những viên chức trong Bộ Ngoại Giao Trung Quốc [Chinese Oversea Affaires] phát biểu rằng Hồ Chí Minh và Bảo Đại mong muốn được bí mật gặp Tổng Tư Lệnh Tưởng Giới Thạch và yêu cầu gửi một phi cơ đến Hà Nội cho việc này. Trong những bức thư gửi Tổng Tư Lệnh, lãnh đạo Việt Nam mong muốn được đối xử trân trọng và trả lời cho họ. Hết phần tổng kết.
Những sĩ quan Hoa Kỳ mô tả tình hình Đông Dương như sau:
Tình hình đang bị phức tạp hơn do vấn đề lương thực, lại càng nặng hơn do việc quân đội Trung Quốc không mang thực phẩm theo với họ. Ước tính có khoảng 100 ngàn lính Trung Quốc hiện nay ở Đông Dương và họ đã lấy một lượng lớn lương thực ở Hải Phòng dùng để làm giảm sự khốn khổ [nạn đói]. Pháp đưa ra mong muốn chuyển vận gạo từ Saigòn ra để giao cho các đại lý gạo ở Hà Nội và Hải Phòng mang ra bán, đó là cách hay nhất để phân phối. Hồ Chí Minh sẳn sàng cho phép việc phân phối đó nhưng xem đó là một quà biếu của nhân dân Pháp chứ không phải của chính phủ Pháp. Lũ lụt đã tàn phá 50% mùa màng ở phía Bắc trong khi ở Saigon lượng thóc lúa lại dư thừa. Trung Quốc lại muốn nổ lực vận chuyển bằng đường bộ từ Saigon, dĩ nhiên sẽ rất chậm, tính như tình trạng giao thông hiện nay.
Phía Việt Nam đáng kết án là đã quá đáng vì họ đã giết từ 20 đến 30 người Pháp, đàn bà và trẻ em, bị bắt giữ con tin ở Saigon, và đã bắt làm con tin nhiều người Pháp khác ở Hà Nội, Hải Phòng, Huế và Vinh. Ở Hà Nội những đội [Tự Vệ] võ trang liên tục sục kiếm những nhà của người Pháp để kiếm vũ khí cất dấu và cảnh những người đàn ông Pháp bị bắt đứng dựa tường dưới sự canh giữ của những người Viêt võ trang, trong khi những người khác lùng sục trong nhà là những cảnh thường thấy.
Người Mỹ rất được người Việt Nam yêu chuộng, họ [VN] làm tất cả các thứ để thuyết phục người Mỹ về chánh nghĩa của họ. Vẫn còn những chứng cớ hiển nhiên về tình cảm phò Vichy ở vùng Hà Nội, những người Pháp không bị bắt giữ như tù nhân ở thành phố sẽ bị nghi ngờ là có liên hệ với kháng chiến [Pháp].
Lý do mà đại diện Pháp, tướng Allesandri, thất bại trong việc đại diện cho Pháp trong buổi lễ chấp nhận sự đầu hàng của Nhật ở Hà Nội là vì người Việt trưng tất cả những lá cờ các nước trong Liên Hiệp Quốc trừ lá cờ của Pháp tại nơi hành lễ. Phía Việt Nam từ chối treo cờ Pháp trên cơ sở là Pháp đã hợp tác với Nhật ở Đông Dương và Trung Quốc ủng hộ Việt Nam về chuyện này. Tình cảm chống Pháp được thể hiện qua những cuộc biểu tình khổng lồ thường xuyên xảy ra ở Hà Nội. Người Việt Nam chiếm tất cả các bin đinh hành chánh và các cơ sở công ích ở toàn vùng [Hà Nội]. Họ trương lên những bích chương và biểu ngữ khắp nơi trong thành phố, một vài chỗ đọc thấy “Hãy giết bọn Pháp” và một vài nơi bằng tiếng Anh cho con mắt người Mỹ thấy.
Người Pháp có thể quay lại Đông Dương, dĩ nhiên, nhưng đó là một điều sai lầm trừ khi họ đã được sửa soạn vào lại với sức mạnh đầy đủ để đè bẹp kháng chiến Việt Nam trong một thời gian ngắn. Nếu người Pháp trở lại Việt Nam mà không có một lực lượng áp đảo và không có Không Quân yểm trợ đáng nể thì cuộc chiến sẽ đẫm máu và lâu dài. Người Việt chỉ có vũ khí nhẹ - sung tiểu liên, súng trường và lựu đạn ném tay và không thể chống cự với khí giới hạng nặng. Những vũ khí này do Hoa Kỳ và Nhật cung cấp cho họ; vũ khí Mỹ được giao cho họ để đánh Nhật trước khi Nhật đầu hàng. Những lộn xộn hiện này chỉ xảy ra chủ yếu là ở Hà Nội, Hải Phòng và Vinh – Huế, Saigon chừng mực nào đó khá hơn vì sự có mặt của một số lớn quân Anh. Lào và Cambodge hầu như không bị ảnh hưởng bởi Việt Nam.
Lực lượng chiếm đóng Trung Hoa thì thận trọng và đôi khi, trong một số trường hợp, theo lời yêu cầu của người Mỹ, họ phải buộc người Việt Nam thả những người tù chính trị Pháp. Họ không cho Việt Nam vũ khí dù họ [VN] rất muốn có càng nhiều vũ khí càng tốt cho họ. Tuy thế, người Tầu đưa vào bù nhìn riêng của họ là Nguyễn Hải Thần là một thành viên của Liên Minh Cách Mạng Việt Nam, bảo trợ bởi Quốc Dân Đảng Trung Quốc. Được biết là ông này đã lưu vong từ hai mươi lăm năm qua. Ông này cộng tác với phong trào độc lập nhưng không có ghế nào trong chính phủ.
Đại Tá Nordlinger, nguồn của hầu hết các tin tức đương thời cho biết rằng ông sẽ tiến hành đi Washington sớm và sẽ gọi Bộ Ngoại Giao liên quan đến việc chuyển giao thư của Hồ Chí Minh gủi Bộ Ngoại Giao.
Trân Trọng
Ký tên,
Philip D. Sprouse
Lãnh Sự Hoa Ky
Đính kèm:
  1. Thư của Hồ Chí Minh gửi Bộ Trưởng Ngoại Giao ngày 22 tháng 10 năm 1945
  2. Bản dịch lá thư do Hsiao Wen gửi tướng Cheng Chen ngày 22 tháng 10 năm 1945
  3. Bản dịch lá thư của Hồ Chí Minh và Bảo Đại gửi Tổng Tư Lệnh Tưởng Giới Thạch ngày 22 tháng 10 năm 1945
Bản gốc và bản in gửi Bộ
Bản sao gửi Đại Sứ Quán, Trùng Khánh
800 PDSprouse/ pds
CHÍNH PHỦ LÂM THỜI NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Hà Nội ngày 22 tháng 10 năm 1945
Bộ Trưởng Ngoại Giao [VN]
Gửi Bộ Trưởng Ngoại Giao [Hoa Kỳ], Washington, D.C.
Thưa Ngài,
Tình hình Việt Nam đã đạt một mức độ nguy hiểm, và đòi hỏi một sự can thiệp tức khắc từ phía Liên Hiệp Quốc. Tôi ước mong rằng thư này sẽ mang lại cho Ngài thêm một số ánh sáng trong ba tuần qua vào trong ánh sáng của Thế Giới.
Trước tiên, tôi trân trọng gửi đến Chính Phủ của Ngài một số dữ kiện được ghi nhận, trong số đó có Tuyên Ngôn Độc Lập của chúng tôi, Sắc Lệnh Hoàng Triều của Cựu Hoàng Bảo Đại, tuyên bố của chính phủ chúng tôi về chính sách ngoại giao và một thông cáo xác định thái độ của chúng tôi về những sự cố ở Nam Kỳ.
Như những tài liệu này sẽ trình bày cho Ngài, nhân dân Việt Nam từ mấy năm nay đã biết rằng những gì đã xảy ra sẽ tự nhiên đưa quốc gia Việt Nam vào tình trạng ngày hôm nay. Sau 80 năm bị Pháp đàn áp và nhiều cuộc kháng chiến thất bại mặc dù kiên cường, cuối cùng chúng tôi được thấy Pháp thua trận ở Âu Châu, tiếp theo là phản bội Đồng Minh để theo Đức và Nhật. Mặc dù có những trục trặc với Đồng Minh vào thời đó, người Việt Nam đã để qua một bên mọi bất đồng về chính trị, đoàn kết dưới Liên Đoàn Việt Minh và bắt đầu cuộc chiến đấu tàn nhẫn với người Nhật. Trong khi đó, Hiến Chương Đại Tây Dương đã được đúc kết, định ra mục tiêu của chiến tranh của Đồng Minh và đặt cơ sở để làm việc cho Hòa Bình. Những nguyên tắc cao quý của nền công lý và bình đẳng Thế Giới đã được đưa ra trong Bản Hiến Chương đó đã kêu gọi mạnh mẽ người Việt và đã góp phần là cho kháng chiến Việt Minh trong vùng chiến tranh thành một phong trào kháng Nhật trên toàn quốc, [việc này] đã thành một tiếng vang rất lớn cho nỗi khát khao Dân Chủ của nhân dân. Hiến Chương Đại Tây Dương đã được xem như cơ sở cho một Việt Nam trong tương lai. Một chương trình xây dựng quốc gia đã được phát thảo sau đó và thấy rằng nó phù hợp với Hiến Chương San Francisco và nó đã được thực hiện từ mấy năm nay: tiếp tục chiến đấu chống Nhật, giành lại Độc Lập ngày 19 tháng Tám, tự nguyện thoái vị của Cựu Hoàng Bảo Đại, phụ giúp Đồng Minh tước khí giới của người Nhật, bổ nhiệm một Chính Phủ Lâm Thời với nhiêm vụ thi hành Hiến Chương Đại Tây Dương và Hiến Chương San Francisco và giúp [việc thi hành các hiến chương này] được thực hiện bởi các quốc gia khác.
Đứng trên thực tế, việc thi hành Hiến Chương Đại Tây Dương và Hiến Chương San Francisco bao hàm việc xóa bỏ chủ nghĩa Đế Quốc và mọi hình thức áp bức. Tiếc thay đây là những điều trái ngược cho một số người Pháp, và với nước Pháp họ đã che đậy sự thực về Đông Dương, thay vì đi vào những thương thuyết hòa bình họ đã đưa ra sự xâm lăng hung bạo với tất cả … [không đọc được] của một nước văn minh. Hơn nữa, thuyết phục đươc Anh quốc là người muốn người Pháp trở lại nắm quyền ở Việt Nam, họ đã được, trước nhất từ Bộ Chỉ Huy Anh ở Đông Nam Á, sau đó là Luân Đôn, một công nhận ngầm cho họ chịu trách nhiệm về chủ quyền và về hành chánh trên Việt Nam. Người Anh đã làm cho hiểu rằng họ đã thỏa thuận cho Pháp được tái lập chính quyền, kết quả là sẽ có một hợp tác Pháp-Việt sẽ đẩy mạnh việc giải ngũ và giải giới Nhật. Nhưng những biến cố sau đó đã chứng minh rằng đó chỉ là những lý lẽ đầy ngụy biên. Toàn thể nước Việt sẽ đứng lên muôn người như một chống lại xâm lược của Pháp. Những đợt bắn sẻ đầu tiên của Pháp được tung ra sáng sớm ngày 23 tháng Chín đã nhanh chóng trở thành một chiến tranh thực sự đã gây ra nhiều tổn thất nặng nề cho cả đôi bên. Việc đem vào tăng cường những toán lính Pháp quan trọng trên những tầu chiến mạnh nhất còn lại của họ đã mở rộng thêm vùng chiến tranh. Cuộc chiến tàn sát còn đang xảy ra ở Đông Dương [trong tài liệu họ viết là Nam Dương – Indonesia], nhiều hành vi dã man của người Pháp đã được ghi nhận mỗi ngày, chúng tôi chờ đợi sự bùng nổ của một xung đột lớn ở Viễn Đông.
Vì vậy, tình hình Nam Kỳ đòi hỏi một sự can thiệp ngay tức khắc. Việc thành lập Ủy Ban Tham Vấn Vùng Viễn Đông được đón nhận với niềm vui ở đây như là một bước đi đầu tiên hiệu quả nhằm vào một giải pháp cân bằng cho những vấn đề còn tồn tại. Nhân Dân Việt Nam chỉ yêu cầu được hoàn toàn độc lập và được tôn trọng bằng sự thật và công bằng xin được đưa ra trước Ngài những khát khao sau đây:
  1. Sự cố xảy ra ở Nam Việt Nam phải được đưa ra ngay trong buổi bàn thảo đầu tiên của lập Ủy Ban Tham Vấn Vùng Viễn Đông
  2. Phái đoàn đại biểu của Việt Nam phải được chấp nhận để trình bày những quan điểm của Việt Nam
  3. Một Ủa Ban Điều Tra phải được gửi đến Nam Kỳ
  4. Độc Lập hoàn toàn của Việt Nam phải được Liên Hiệp Quốc công nhận.
Nhân đây tôi xin gửi đến Ngài những lời chúc lành nhất của tôi.
Trân trọng
Chủ Tịch Hồ Chí Minh
Đính kèm Sô. 2 vào thông tư số 3
Đề ngày 24 tháng 10, 1945 từ Côn Minh
BẢN DỊCH
Phân Bộ Những Vấn Đề Quốc Tế
Quân Đoàn Tiền Phương
Hà Nội ngày 22 tháng 10, 1945
Ngài Bộ Trưởng Chen
Thưa Ngài
Tôi vinh dự báo cáo rằng tất cả các viên chức và dân chúng trong nhiều đảng và phe nhóm ở Đông Dương đã nhất trí liên hiệp với nhau. Tôi đã được tiếp cận bởi Ông Hồ Chí Minh, Chủ Tịch Chính Phủ Lâm Thời Đông Dương và ông Yuan Yung-jui [Nguyễn Vĩnh Thụy] là Cựu Hoàng Pao Ta [Bảo Đại] của Việt Nam với yêu cầu sắp xếp cho họ bí mật đến Trùng Khánh để nhờ Ngài giới thiệu họ gặp Ngài Chủ Tịch Chiang [Tưởng Giới Thạch] và giúp họ một thông dịch viên.
Với sự ưng thuận của Ngài, tôi trân trọng xin một chiếc máy bay được gửi đến Đông Dương để tôi có thể đi kèm với các ông Hồ và Nguyễn trên chuyến đi Trùng Khánh của họ. Kèm đây là những lá thư của các ông Hồ và Nguyễn. Xin Ngài cho những chỉ thị để hướng dẫn để tôi khởi sự.
Tôi vinh dự được làm, thưa Ngài, kẻ phục vụ ngoan ngoãn của Ngài.
Ký tên,
Đóng dấu, HSIAO WEN
Đính kèm Số. 2 vào thông tín số 3
Đề ngày 24 tháng 10, 1945 từ Côn Minh
BẢN DỊCH
Hà Nội ngày 22 tháng 10, 1945
Ngài Chủ Tịch Tưởng Giới Thạch
Thông qua Bộ Trưởng Chen
Thưa Ngài
Tôi vinh dự thông báo rằng chúng tôi – Hồ Chí Minh, Chủ Tịch Chính Phủ Lâm Thời Đông Dương và Cố Vấn Cao Cấp Yuan Yung-jui [Cựu Hoàng Đế Bảo Đại] – ước mong đến Trùng Khánh để kính chào ngưỡng mộ Ngài và gặp Bộ Trưởng Chen. Nếu chuyện này được Ngài đồng ý, chúng tôi sẽ cám ơn Ngài đã chiếu cố trả lời cho chúng tôi.
Tôi vinh dự được làm, thưa Ngài, kẻ phục vụ ngoan ngoãn của Ngài
Ký tên,
HỒ CHÍ MINH
HSIAO WEN
ngày 23 Tháng 10, 1945
nhận lúc 12:48 AM ngày 24
cho bất cứ ai (MẬT)
Bộ Ngoại Giao,
Washington
Số 1948, ngày 8 tháng 11, 6 p.m
Cụ thể tiếp theo đây lá thư gửi Tổng Thống Truman bởi Hồ Chí Minh ký tên là “Chủ Tịch Chính Phủ Lâm Thời Đông Dương”: lá thư đã được đưa cho Tướng Gallagher và được chuyển tiếp đến Sứ Quán [Hoa Kỳ] thông qua đường dây của Quân Đội (số 1820 của Sứ Quán ngày 18 Tháng 10 gửi Bộ Ngoại Giao đồng gửi Paris).
Tôi mong muốn đưa ra đây những tin tức về tình hình Việt Nam:
(1) Khi Nhật vào Đông Dương tháng Chín nằm 1940 đến tháng 11 năm 1941, Pháp, theo Nghị Định Thư Tháng Bảy 1941 và hiệp ước quân sự bí mật ngày 8 tháng 12, 1941 đã chối bỏ chủ quyền [Việt Nam cho Nhật] và đã đứng vào thế chống lại Đồng Minh. Trước sự săn đuổi của Nhật ngày 9 Tháng 3, 1945 người Pháp hoặc chạy trốn hoặc đầu hàng cho Nhật trái với những gì đã ký kết trong những Hiệp Ước Tháng Ba 1874 và Tháng Sáu 1884, do đó hủy bỏ mọi ràng buộc về Pháp lý và hành chánh với nhân dân Đông Dương. Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa được thành lập ngày 19 tháng Tám, 1945 sau khi Độc Lập của toàn Nước đã giật lại từ tay Nhật. Sau khi Nhật đầu hàng, trong khi Chính Phủ Lâm Thời với đầy đủ khả năng của một Chính Phủ độc lập đang tiến hành chương trình xây dựng lại [Đất Nước] phù hợp với các Hiến Chương Đại Tây Dương và San Francisco, Pháp đã cố tình phớt lờ tất cả những hiệp ước Hòa Bình ký kết với Liên Hiệp Quốc khi Thế Chiến II chấm dứt , đã phản bội tấn công chúng tôi ở Saigon ngày 25 tháng 9 và chuẩn bị một cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam (gửi Bộ Ngoại Gia cùng lúc gửi cho Paris)
(2) Nhân Dân Việt Nam mong muốn hợp tác với Liên Hiệp Quốc trong việc xây dựng lên một thế giới hòa bình lâu bền và, vì đã phải chịu quá nhiều đau khổ dưới sự thống trị trực tiếp của người Pháp và còn nhiều hơn nữa với sự đổi chác giữa Pháp và Nhật năm 1941, đã nhất quyết không cho phép người Pháp trở lại Đông Dương. Nếu quân đội Pháp vào, dù từ Trung Quốc nơi mà họ đã đến để chạy trốn người Nhật hay ở những nơi khác, đặt chân đến bất cứ nơi nào ở Việt Nam, nhân dân Việt Nam nhất định sẽ chiến đấu chống họ trong bất cứ trường hợp nào.
(3) Vì lẽ đó, nếu xảy ra xáo trộn, đổ máu hay có xung đột lớn vì những lý do đã nêu ở đoạn (2) nổ ra ở Viễn Đông thì toàn bộ trách nhiệm phải gắn lên cho Pháp (hết phần nội dung của thư )
Một bức thư giống hệt đã được gửi cho Tổng Tư Lệnh Tưởng Giới Thạnh cùng đường dây của Quân Đội. Sứ Quán sẽ không gửi thư này cho Tổng Tư Lệnh trừ khi có yêu cầu của Bộ.
Điện Tín Đến
Action: SEA, DC/L
Trùng Khánh thông qua Quân Đội
ngày 25 Tháng 12, 1945
nhận lúc 12:25 a.m ngày 24
cho bất cứ ai (MẬT)
Bộ Ngoại Giao,
Washington
Số 2026, ngày 23 tháng 11, 4 p.m
Cụ thể tiếp theo đây lá thư giống y của Hồ Chí Minh gửi Tổng Thống Truman và Tổng Giám Đốc của UNRRA; thư đã được đưa cho Tướng Gallagher và được chuyển tiếp đến Sứ Quán [Hoa Kỳ] thông qua đường dây của Quân Đội (số 1952 của Sứ Quán ngày 9 Tháng 11 gửi Bộ Ngoại Giao đồng gửi Paris).
Tôi mong muốn lưu ý Ngài vì những lý do hoàn toàn nhân đạo cho vấn đề sau đây. Hai triệu người Viện Nam đã bị chết đói vào mùa Thu nằm 1944 và mùa Xuân 1945 vì chính sách bỏ đói của người Pháp đã chiếm hữu và giữ trong kho cho đến khi hư thối tất cả gạo có sẵn (Gửi Bộ Ngoại Giao đồng thời Paris). Ba phần tư đất đai trồng trọt bị ngập lụt mùa hè 1945, tiếp theo là hạn hán nghiêm trọng; năm phần sáu thu hoạch bình thường đã bị mất. Lực lượng chiếm đóng của Trung Quốc hiện nay làm tăng thêm số lượng người phải nuôi ăn so với lượng dự trữ [thực phẩm] đã là không đủ. Hơn nữa chuyển vận gạo từ Nam Kỳ ra thì không thể do những xung đột gây ra bởi Pháp. Nhiều người bị đói và số người chết tăng từng ngày. Chính Phủ Lâm Thời đã làm tất cả những gì có thể trong mọi tình huống. Trừ khi các cường quốc và cơ quan cứu trợ quốc tế mang đến cho chúng tôi những giúp đỡ nhanh chóng, chúng tôi sẽ phải gạnh chịu một tai ương không tránh khỏi. Tôi tha thiết kêu gọi Ngài, vì thế, mọi sự hổ trợ sẵn có. Tôi mong Ngài nhận trước nơi đây lời cám ơn chân thành nhân danh dân tộc chúng tôi.
Robertson
Trùng Khánh ngày 26 tháng 11. 1945
MẬT
Số 890
Chuyển giao những bản sao thư tín từ “Chính Phủ Lâm Thời của Cộng Hòa Việt Nam”
Tùy Viên a.i. được vinh dự giới thiệu những điện tín nhận từ Sứ Quán liên quan đến Đông Dương và chuyền đạt bản sao của ba bức thư gửi từ Chủ Tịch Chính Phủ của “Chính Phủ Lâm Thời của Việt Nam”. Những thư liên lạc này được trao cho Tướng Gallagher, Quân Đội Hoa Kỳ, chỉ huy Nhóm Chiến Đấu Liên Lạc Trong Quốc với các lực lượng Trung Hoa đóng ở Bắc Đông Dương, và đã được chuyển đến cho Sứ Quán qua đường dây của Quân Đội.
Thư gửi cho Tổng Tư Lệnh Tưởng Giới Thạnh cùng đường dây của Quân Đội. Sứ Quán sẽ không gửi thư này cho Tổng Tư Lệnh trừ khi có chỉ thị của Bộ.
Đính kèm:
Bản sao thư của Chủ Tịch Hồ Chí Minh nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa gửi Bộ Trưởng Ngoại Giao ngày 01 tháng 12 năm 1945
Bản sao điên tín gửi Tổng Tư Lệnh Tưởng Giới Thạch ngày 28 tháng 10, 1945
Bản sao điên tín gửi Bộ Trưởng Ngoại Giao không đề ngày
Bản gốc và bản in [hectograph] gửi cho Bộ
Bản sao gửi Sứ Quán, Paris thông qua Bộ
Đính kèm số 1 theo chuyến thư số 820 ngày 26 Tháng 12, 1945
Nơi gửi: Đại Sứ Quán, Trùng Khánh, Trung Hoa
Hà Nội ngày 01 tháng 12, 945
Chủ Tịch Hồ Chí Minh Chính Phủ Lâm Thời nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa
Gửi Ngài James Byrnes,
Bộ Ngoại Giao Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ,
Washington D.C.
Thưa Ngài
Nhân danh Hội Văn Hóa Việt Nam, tôi thành khẩn đưa ra lòng mong mõi của Hội là được gửi đến Hoa Kỳ một phái đoàn khoảng năm mươi thanh niên để nhắm đến việc một mặt thành lập những quan hệ văn hóa bè bạn với tuổi trẻ Hoa Kỳ, mặt khác để tiếp tục theo học những ngành học về Kỷ Sư, Nông Nghiệp hay những ngành chuyên môn khác.
Lòng mong mõi mà tôi xin chuyển đến Ngài là được diễn tả bởi tất cả các Kỷ sư, Luật Sư, Giáo sư Việt Nam cũng như những người trí thức mà tôi có dịp gặp gỡ.
Họ đã nhiều năm thiết tha quan tâm đến những chuyện bên Mỹ và tha thiết mong được tiếp cận với dân chúng Hoa Kỳ, những người đã đứng lên vì những lý tưởng cao sang về Nhân Loại và Công Bằng thế giới và là những người đã đạt được những thành tựu khoa học làm nức lòng họ.
Tôi thành thật mong rằng chương trình này sẽ được Ngài chấp nhận và giúp đỡ và tôi nhân dịp này kính gửi đến Ngài những lời chú lành tốt nhất.
Chủ Tịch Hồ Chí Minh
Ký tên Hồ Chí Minh
Đính kèm số 2 theo chuyến thư số 820 ngày 26 Tháng 12, 1945
Từ Đại Sứ Quán, Trùng Khánh, Trung Hoa
Điện Tín
Hà Nội ngày 28 tháng 12, 945
Chủ Tịch Hồ Chí Minh Chính Phủ Lâm Thời nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa
Gửi Thống Tướng Tưởng Giới Thạch, nước Cộng Hòa Trung Hoa
Nhân danh Chính Phủ Lâm Thời nước Cộng Hòa Việt Nam chúng tôi mạnh mẽ phản đối việc xử dụng quân đội Nhật bởi quân đội Anh-Ấn dưới quyền chỉ huy của Tướng Gracey và bởi quân đội Pháp dưới quyền của Tướng Leclerc để đại diện cho Phong Trào Giải Phóng Quốc Gia Việt Nam ở Nam Việt Nam. STOP.
Dưới danh nghĩa giải giới quân Nhật, Tướng Gracey và Leclerc đã dàn trải quân Nhật ra khắp các tỉnh ở Nam Việt Nam như tiền phương cho quân đội Anh-Ấn và Pháp để nhắm tái lập lại sự thống trị của người Pháp lên Đông Dương. STOP.
Nhân dân Việt Nam đã chiến đấu dã man với quân Phát Xít Nhật và vừa mới thành lập một chế độ dân chủ trên cả nước cảm thấy hết sức ghê tởm về sự hiện diện một thái độ không thể chứng minh được của người Anh và người Pháp. STOP.
Vì thế chúng tôi kêu gọi mạnh mẽ và tha thiết yêu cầu Ngài:
Thứ nhất, ra lệnh chấm dứt việc tàn sát nhân dân Việt Nam đang bảo vệ những quyền lợi chính đáng của họ theo những nguyên tắc như Hiến Chương Đại Tây Dương và Hiến Chương San Francisco đã đề ra.
Thứ hai, công nhận Độc Lập hoàn toàn cho Việt Nam - Hết. STOP.
Trân trọng
Ký tên Hồ Chí Minh
Đính kèm số 3 theo chuyến thư số 820 ngày 26 Tháng 12, 1945
Từ Đại Sứ Quán, Trùng Khánh, Trung Hoa
Đính kèm với văn thư số 890 đề ngày 6 tháng 11, 1945 gửi từ Sứ Quán, Trùng Khánh
Điện Tín
Chủ Tịch Hồ Chí Minh Chính Phủ Lâm Thời nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa
Gửi Ngài Bộ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ, Washington D.C.
Nhân dịp khai mạc Hội Nghị Đông Dương tại Washington, chúng tôi rất tiếc về sự vắng mặt của phái đoàn Việt Nam.STOP. Một lần nữa, chúng tôi chối bỏ Pháp mọi quyền phát biểu nhân danh Việt Nam. STOP. Dưới sự bảo vệ của các lực lượng Anh-Ấn và Nhật, Pháp đã xâm nhập trở lại để xâm lược nước Cộng Hòa Việt Nam nhằm đặt lại sư thống trị của họ, đã cố tình vi phạm những nguyên tắc đã được công bố của Hiến Chương Đại Tây Dương và Hiến Chương San Francisco. STOP. Việt Nam đã chiến đấu từ hơn một tháng nay mặc cho những tấn công đẩm máu của các lực lượng Anh-Ấn, Pháp và Nhật, đã công bố quyết tâm được sống tự do và độc lập dưới kiến trúc dân chủ. STOP. Nhân dân Việt Nam thành thật hy vọng rằng tất cả các quốc gia tự do trên thế giới. PHẨY. sẽ nâng cao những lý tưởng bao dung và nhân đạo như Tổng Thống Truman đã phát biểu. PHẨY. công nhận nền Độc Lập của Cộng Hòa Việt Nam và chấm dứt cuộc xung đột giết người ở Nam Việt. STOP.
Trân trọng
Ký tên Hồ Chí Minh
Bản sao
Bộ Ngoại Giao
Điện tín nhận
4936
Trùng Khánh gửi qua War
Ngày 13 Tháng 2, 1946
nhận 6:38 a.m, ngày 14
Bộ Trưởng Ngoại Giao
Washington
Số 281, ngày 13 tháng 2, 10 a.m.
Sau đây là những nét chính của lá thư ngày 18 tháng 01, 1946 do Hồ Chí Minh gửi cho Tổng thống Truman vừa mới nhận được bởi Đại sứ quán thông qua các kênh của quân đội Mỹ: ông chúc mừng Tổng thống nhân dịp khai mạc Đại hội đầu tiên của Liên Hợp Quốc ở London, và cho những nỗ lực của Chính Phủ Mỹ để duy trì hòa bình và an ninh trên toàn thế giới.
EMBTEL Ngày 8 tháng 12, 1948, 6 p.m.
Kể từ khi hòa bình không thể bị thể chia và Viễn Đông đã nhận được một một sự chiếu cố đặc biệt qua việc bổ nhiệm Tướng Marshall làm Đại diện đặc biệt ở Trung Quốc, ông tin rằng nhiệm vụ của mình là thông báo cho Tổng thống về những diễn biến ở Đông Dương và những hậu quả đối với nền an ninh thế giới do Pháp xâm lược.
Gửi Bộ Ngoại Giao như 281 đồng gửi Paris như số 1.
Năm 1941, Việt Nam nổi dậy chống Phát Xít Nhật và đứng về phía Đồng Minh. Sau khi Nhật đầu hàng, chính phủ lâm thời được thành lập để tiêu diệt chủ nghĩa phát xít ở Việt Nam và lập lại trật tự. Được hỗ trợ bởi cả dân tộc, nó theo đuổi thực hiện một chương trình dân chủ, và phục hồi trật tự và kỷ luật. Trong tình hình khó khăn, cuộc tổng tuyển cử để thành lập một Quốc Hội cho cả nước đã được tổ chức vào ngày 6 tháng 1 năm 1946. Chín mươi phần trăm của chín triệu cử tri đã bỏ phiếu. Thực dân Pháp ngược lại đã đầu hàng Nhật trong tháng 9 năm 1941 và trong bốn năm đã hợp tác với Nhật đã chống các nước Đồng Minh và áp bức Việt Nam. Lần đầu hàng thứ hai xảy ra ngày 09 tháng 3 năm 1945, năm tháng trước khi Nhật bị đánh bại, Pháp đã mất tất cả các quyền và kiểm soát ở Đông Dương.
Pháp tấn công dân chúng Sài Gòn ngày 23 tháng 9 năm 1945 trong khi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã nỗ lực để thực hiện chương trình tái thiết. Tiếp theo là việc phá hủy và chiến tranh giết người có hệ thống. Mỗi ngày đều có báo cáo mới về cướp bóc, bạo lực, ám sát dân thường, và việc đánh bom bừa bãi những nơi không mang tính chiến lược bằng máy bay quân sự. Đó là ý đồ của Pháp nhằm xâm chiếm toàn bộ đất nước và thiết lập lại sự thống trị của họ.
Sau khi "đề nghị xen vào (can thiệp)" được đưa ra bởi ông John Carter Vincent, người dân Việt Nam nhiệt tình hoan nghênh những lời phát biểu của Tổng thống Truman ngày 28 Tháng 10 năm 1945, trong đó ông đặt ra các nguyên tắc về quyền tự quyết và bình đẳng về quy chế đã đưa ra trong Hiến Chương Đại Tây Dương và San Francisco. Kể từ đó, Pháp đã tăng lên rất nhiều lực lượng chiến đấu của họ với kết quả là hàng triệu người sẽ bị đau khổ, hàng ngàn người sẽ chết và nhiều tài sản vô giá sẽ bị phá hủy, trừ khi có sự can thiệp của Hoa Kỳ để ngăn chặn đổ máu và xâm lược bất hợp pháp.
Thay mặt cho nhân dân và Chính Phủ Đông Dương, ông yêu cầu Tổng thống can thiệp cho một giải pháp trước mắt cho vấn đề Việt Nam. Nhân dân Việt Nam tha thiết hy vọng vào Cộng hòa Mỹ. Cho đến khi giúp họ đạt được độc lập hoàn toàn và hỗ trợ họ trong công việc tái thiết của họ. Như vậy, với sự hỗ trợ của Trung Quốc và Hoa Kỳ, về vốn và kỹ thuật, Cộng hoà Việt Nam sẽ có thể đóng góp phần của mình để xây dựng hòa bình và thịnh vượng thế giới.
Lá thư khác được nhận để gửi cho Tướng Marshall giống hệt với lá thư gửi Tổng Thống, ngoại trừ đoạn mở đầu chuyển lời chúc mừng của Hồ Chí Minh đến Tướng Marshall về việc ông được bổ nhiệm đến Trung Quốc và bày tỏ niềm tin rằng hiểu biết về tình hình thực tế tại Việt Nam có thể mang đến một số đóng góp nhỏ cho công việc ở Trung Quốc mà ông Tướng phải đối mặt.
Ký tên SMITH
Đã trình cho WO lúc 8:45 p.m 14 tháng Hai
VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
ĐỘC LẬP – TỰ DO -- HẠNH PHÚC
Hà Nội ngày 18 tháng 02 năm 1945
Chủ Tịch Hồ Chí Minh
Chính Phủ Lâm Thời của Viện Nam Dân Chủ Cộng Hòa
Hà Nội
Kính gửi Tổng Thống
Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ
Washington, D.C.
Tổng Thống thân mến,
Tôi xin nhân cơ hội này trân trọng cám ơn Tổng Thống và nhân dân Hoa Kỳ đã cho thấy những quan tâm của những người đại diện của Hoa Kỳ ở Liên Hiệp Quốc đối với các nước bị phụ thuộc.
Người Việt Nam chúng tôi, đã sớm từ năm 1941 đã đứng về phía Đồng Minh để đánh lại Nhật và kẻ hợp tác với họ là thực dân Pháp.
Từ 1941 đến 1945, chúng tôi đã chiến đấu khổ cực, hổ trợ bởi tấm lòng yêu nước của đồng bào chúng tôi và những lời hứa của Đồng Minh ở Hội Nghị Yalta, San Framcisco và Postdam.
Khi Nhật bị đánh bại vào tháng 8 nằm 1945, toàn thể Việt Nam đã đoàn kết sau lưng Chính Phủ Cộng Hòa Lâm Thời tức khắc ra mắt để hành động. Trong vòng 5 tháng hòa bình và trật tự được tái lập, nền dân chủ cộng hòa được thành lập trên cơ sở Pháp lý và chúng tôi đã giúp đỡ xứng đáng Đồng Minh trong sứ mạng giải giới quân đội Nhật.
Nhưng thực dân Pháp đã phản bội trong lúc còn chiến tranh cả Đồng Minh lẫn Việt Nam đã trở lại tiến hành một cuộc chiến tranh sát nhân và không thương xót để nhằm tái lập sự thống trị của họ. Sự xâm lăng của họ tràn xuống Nam Kỳ và đe dọa chúng tôi ở miền Bắc Việt Nam. Phải dùng cả lượng giấy lớn để báo cáo dù vắn tắt những tội ác và sát nhân mà chúng phạm mỗi ngày ở những vùng có xung đột.
Sự xâm lược này là đi ngược lại mọi nguyên tắc của luật pháp quốc tế mà Đồng Minh đã cam kết trong Thế Chiến. Đấy là một thách đố cho thái độ quí phái đã đưa ra trước, trong và sau chiến tranh của chính phủ và nhân dân Hoa Kỳ. Nó trái ngược một cách tàn bạo với thế đứng đã đưa ra trong tuyên bố mười hai điểm và ngược với lý tưởng cao thượng và bao dung mà phái đoàn đại diện của Hoa Kỳ cạnh Liên Hiệp Quốc, ông Byrnes, ông Stettinius và ông J.F. Dulles đã tuyên bố.
Pháp đã xâm lược một dân tộc yêu chuộng Hòa Bình là một đe dọa trực tiếp cho hòa bình thế giới. Nó cũng ám chỉ có sự đồng lõa hay hay ít nhất có sự bao che của các nước dân chủ lớn. Hoa Kỳ phải giữ lời hứa của mình. Hoa Kỳ phải can thiệp ngay để chấm dứt một cuốc chiến tranh bất công và chứng mình rằng họ tôn trọng những nguyên tắc thời bình mà họ đã chiến đấu để bảo vệ trong thời chiến.
Dân tộc Việt Nam sau bao nhiêu năm bị cướp phá và tàn phá, vừa mới khởi sự công cuộc tái thiết của mình. Họ cần an ninh và tự do, trước nhất để được thịnh vượng và cuộc sống hạnh phúc trong nước và sau đó mang chút cống hiến cho việc xây dựng thế giới.
An ninh và tự do chỉ có thể được bảo đảm khi chúng tôi được độc lập khỏi các thế lực thực dân và được tự do hợp tác với tất cả các cường quốc khác. Với những niềm tin vững chắc đó, chúng tôi yêu cầu Hoa Kỳ là người lính gác và nhà vô địch về Công Lý Thế Giới lấy những bước đi quyết định để ủng hộ nền độc lập của chúng tôi.
Những gì chúng tôi yêu cầu là những gì đã được nhân từ trao cho Phi Luật Tân. Cũng như Phi Luật Tân, mục tiêu của chúng tôi là độc lập toàn diện và hợp tác toàn diện với Hoa Kỳ. Chúng tôi sẽ làm hết sức mình để Độc Lập và sự hợp tác của chúng tôi trở nên có ích cho toàn Thế Giới.
Nay kính, thưa Ngài Tổng Thống
Trân Trọng
Ký tên
Hồ Chí Minh
Bản sao
Thư gửi
các Chính Phủ Trung Hoa, Hoa Kỳ,
Liên Sô và Anh Quốc
Trong năm 1940, người Pháp ở Đông Dương đã phản bội Đồng Minh. Họ cố tình mở cửa Đông Dương cho quân đội Nhật, đã ký kết với kẻ này một hiệp ước quân sự, chính trị và kinh tế. Chính sách hợp tác Nhật - Pháp, được thúc đẩy và thực hiện với niềm tin và sự chăm chỉ của JEAN DECOUX, cựu Toàn Quyền Đông Dương, nhằm chống lại các phong trào dân chủ trong Đông Dương và các nước Đồng Minh bên ngoài. Sự việc thực tế là Pháp đặt dưới quyền xử dụng của quân đội Nhật các cơ sở chiến lược, các nguồn lực kinh tế và tài chính của Đông Dương. Các dịch vụ kỹ thuật, đặc biệt là tình báo Đông Dương cung cấp Nhật với những thông tin quý giá. Các sân bay Pháp Gia Lâm, Tân sơn Nhất và những sân bay khác đã được bàn giao cho lực lượng không quân Nhật, những truyền đơn mới bằng kim loại được chế tạo với sự hợp tác của các kỹ thuật viên Pháp tại TRAICUT, Sonia, Phú Thọ, Bắc Giang, KHANHHOA, PHUTHO, PHUCYEN, VINHYEN. Thực dân Pháp phát động chiến dịch tuyên truyền bạo lực chống lại quân Đồng minh, và chuyện này đã được đích thân Toàn quyền Decoux hướng dẫn cho IPP (Thông tin, Báo chí, Tuyên Truyền). Chính quyền Pháp đã trưng dụng nhiều kho gạo đáng kể, làm đói một dân số 20 triệu cư dân trong đó đã có 2.000.000 người chết vì nạn đói và gian khổ, trong vòng 5 tháng (từ tháng Giêng đến tháng 5 năm 1945), tất cả những thực phẩm này để dành nuôi quân Nhật ở hoạt động ở phía Tây và miền Nam.
Trong khi đó, các phe quốc gia Việt Nam đã thỉnh nguyện lặp đi lặp lại với người Pháp [đồng ý] một hành động chung chống lại Nhật. Những thỉnh cầu đó đều bị Pháp bỏ qua.
Ngày 09 Tháng 3 năm 1945, Pháp đầu hàng Nhật, sau một cuộc chiến giả tạo không kéo dài quá một vài ngày. Nhiều kho vũ khí, đạn dược, công sự, sân bay, hàng triệu lít dầu đã được bàn giao cho người Nhật. Điều bất cẩn phi thường ngày nói lên, nếu không là đồng lõa, thì ít nhất đó là một thiện chí rõ ràng về phía người Pháp. Như vậy, hai lần trong quá trình năm năm, người Pháp đã sẵn sàng giúp phát xít trong cuộc chiến chống lại các nền dân chủ. Hai lần Pháp đã sẵn sàng bàn giao cho Nhật những lợi thế chiến lược, kinh tế và kỹ thuật, trong trận chiến Thái Bình Dương.
Tháng 8 năm 1945, Nhật đầu hàng quân Đồng minh. Các lực lượng chính quy của Việt Nam, từ 1940, đã thực hiện cuộc tấn công không ngừng vào các lực lượng Nhật, và đã có, năm 1944, đã thành công trong việc tạo ra một "Khu Tự Do" ở miền Bắc Đông Dương, đã xuống núi để chiếm Thủ Đô và nắm chính quyền. Dân chúng, cháy bỏng với tinh thần và khát vọng dân chủ, đã nhiệt tình chào đón họ và thể hiện mong muốn duy trì sự đoàn kết của họ cho sự Vĩ Đại của Tổ quốc đã một lần bị mất và bây giờ được tìm thấy lại một lần nữa. Ngày 2 tháng 9 năm 1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã được long trọng tuyên cáo. Hai lần, lần đầu tiên thông qua Hoàng Đế Bảo Đại của triều đại nhà Nguyễn, sau đó, thông qua việc công bố long trọng của Chính phủ mới vào ngày Độc lập. Nhà nước mới bãi bỏ tất cả các điều ước quốc tế trước đây đã kết buộc chúng tôi bằng các chiến thắng của Pháp. Nước Cộng hòa Việt Nam mới, do đó đã được thành lập một cách hợp pháp, là một yếu tố của hòa bình và tiến bộ trong việc tái thiết thế giới. Nó có quyền cho được bảo vệ với những nguyên tắc thiêng liêng nhất của Hiến Chương SAN FRANCISCO và Hiến Chương Đại Tây Dương. Nó dựa trên cơ sở và lấy sực mạnh, đầu tiên từ chủ Nghĩa Tam Dân của Tôn Dật Tiên và từ các điểm thứ hai, thứ tư, thứ sáu của bản tuyên bố mười hai điểm của Tổng thống Truman.
III. Nhưng, vào ngày 23,1945 quân Pháp tấn công Sài Gòn, bắt đầu một cuộc xâm lược mà bây giờ là đang ở tháng thứ năm của nó. Đó là cuộc xâm lăng đe dọa miền Bắc Việt Nam và quân đội Pháp đã bắt đầu xâm nhập qua biên giới Trung Quốc với chúng tôi. Đó là xâm lược, thực hiện bởi một đội quân có kinh nghiệm và đông đảo, được trang bị đầy đủ với những phát minh chiến tranh hiện đại mới nhất, đã mang tàn phá đến các thị trấn và làng mạc, sát hại dân thường, gây chết đói trên phần lớn đất nước của chúng tôi. Sự tàn bạo chưa được kể đã được gây ra, không phải để trả thù lực lượng du kích của chúng tôi, mà kể cả đối với phụ nữ và trẻ em và người già không vũ trang. Những tội ác ngoài sức tưởng tượng và vượt ra ngoài lời nói ngôn từ, và nhắc nhở đến một trong các thời đại đen tối nhất: tấn công vào các tổ chức vệ sinh [công cộng], vào các nhân viên Hội chữ thập đỏ, ném bom và bắn súng máy vào làng mạc, cưỡng hiếp phụ nữ, cướp của và cướp phá bừa bãi nhà cửa của người Việt Nam và người Hoa, v.v..., Mặc dù phải chịu những đối xử xấu xa, trong 5 tháng dài, chúng tôi đã kiên cường kháng cự, đã chiến đấu trong điều kiện tồi tệ nhất, không thuốc men, không thực phẩm và không quần áo. Và, với niềm tin vào danh dự quốc tế, chúng tôi sẽ thực hiện được chiến thắng cuối cùng của chúng tôi.
IV. Vùng tự do trong lãnh thổ quốc gia của chúng tôi, đặc biệt là ở khu vực dưới sự kiểm soát của Trung Quốc, Bắc từ vĩ tuyến 16, dân của chúng tôi đã bắt đầu làm việc. Kết quả của năm tháng làm việc xây dựng đã là thuận lợi nhất và làm tăng lên niềm hy vọng sáng sủa nhất.
Trước tiên nhất, nền dân chủ đã được thành lập trên nền tảng vững chắc. Ngày 06 tháng Giâng, cuộc tổng tuyển cử đã được tổ chức với sự thành công lớn nhất. Trong một vài ngày, 400 đại biểu của cả nước sẽ tổ chức phiên họp đầu tiên của Quốc hội Lập Hiến. Một tổ chức hành chính mới đã thay thế cho hệ thống quan lại cũ. Các loại thuế không được ưa chuộng nhất đã được bãi bỏ. Các chiến dịch chống nạn mù chữ được tổ chức đã đạt được những kết quả lạc quan một cách bất ngờ. Các trường tiểu học và trung học cũng như các trường đại học đã được mở cửa trở lại cho càng ngày càng nhiều sinh viên. Hòa bình và trật tự được khôi phục và duy trì một cách thuận lợi.
Trong lĩnh vực kinh tế, tình hình tốt đẹp hơn mỗi ngày.Tất cả các biện pháp nhũng nhiễu áp đặt bởi nền kinh tế kế hoạch thuộc địa đã được bãi bỏ. Thương mại, sản xuất, chế biến và tiêu thụ nguyên liệu, một khi đã được quy định rất nghiêm ngặt, nay đang hoạt động trên cơ sở hoàn toàn miễn phí. Sự thiếu hụt về gạo, mặc dù vẫn còn quan trọng, đã thuyên giảm bằng cách sản xuất chuyên sâu của các thực phẩm khác và giá gạo đã giảm khoảng 40% so với con số của năm 1945. Ngũ cốc, diêm, muối, thuốc lá, một thời bị độc quyền bởi các nhà đầu cơ, hiện đang được cung cấp trên thị trường bình thường ở mức giá trong tầm tay của người dân. Tất cả các dịch vụ công cộng đã trở lại hoạt động như thời trước chiến tranh, và nhân viên Việt Nam lam việc dưới quyền các Giám đốc Việt Nam, đang làm việc chăm chỉ và hiệu quả. Hệ thống giao thông liên lạc đã được tái lập, hệ thống đê điều không chỉ vá đắp mà vẫn được tiếp tục gia cố.
Trong khi tất cả các chương trình này được thực hiện, thì ở miền Nam, sự xâm lăng Pháp đã tăng tốc mỗi ngày. Nhân dân Việt Nam, bất chấp những khó khăn hiện nay, và di sản nặng nề của 5 năm cộng sinh Nhật -Pháp, đã cho thế giới thấy những giá trị của nó. Phóng viên nước ngoài và các thành viên của Cơ quan đại diện Đồng minh có mặt trong nước có thể làm chứng cho cuộc sống mới ở Việt Nam đang được tái sinh, năng lực tự quản của chúng tôi, mong muốn của chúng tôi được sống tự do và độc lập, và niềm tin của chúng tôi trong Hiến Chương ATLANTIC và SAN FRANCISCO.
KẾT LUẬN
Với những lý do trên, chúng tôi nghĩ rằng nhiệm vụ của chúng tôi là phải lưu ý các cường quốc - đã dẫn đầu chiến dịch chống phát-xít, giành chiến thắng cuối cùng và đã xây dựng lại của thế giới với một cái nhìn từ nay một mặt cấm chiến tranh, áp bức và bóc lột, mặc khác chống sợ hãi, đau khổ và bất công.Chúng tôi yêu cầu cường quốc [như sau]:
Để thực hiện các bước thích hợp cho một can thiệp khẩn cấp nhằm ngăn chặn đổ máu đang diễn ra ở Nam Việt Nam, và để đi đến một giải pháp cấp bách và hợp lý cho các vấn đề Đông Dương. Chúng tôi tin rằng hòa giải của họ [cường quốc] có thể mang cho chúng tôi trong vùng Thái Bình Dương một vị trí xứng đáng của một dân tộc đã chiến đấu và chịu đau khổ vì những lý tưởng dân chủ. Làm như thế, họ sẽ cung cấp một nền tảng vững chắc cho hòa bình và an ninh cho phần đất này của thế giới, và lấp đầy niềm hy vọng mà các dân tộc bị áp bức đã đặt vào họ. Trong khi chờ đợi với niềm tin cho một biện pháp tích cực từ các Chính phủ WASHINGTON, MOSCOW, LONDON, và Trùng Khánh, chúng tôi đã xác định chiến đấu đến giọt máu cuối cùng chống lại việc tái lập chủ nghĩa đế quốc Pháp.
Đưa vấn đề Đông Dương ra trước Tổ chức Liên Hợp Quốc. Chúng tôi chỉ yêu cầu được độc lập hoàn toàn, nền độc lập cho đến nay đã một thực tế, và điều đó sẽ cho phép chúng tôi hợp tác với các quốc gia khác trong việc xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn và một nền hòa bình lâu dài. Nguyện vọng đó là chính đáng và chính nghĩa hòa bình của thế giới phải được bảo vệ.
Làm tại Hà Nội ngày 18 Tháng 2 năm 1946
Hà Nội … không đề ngày
Nhận ngày 17 Tháng 2 lúc 11:45 a.m.
Landon gửi Moffat và Culbertson
Sainteny nói rằng trong cuộc trò chuyện với Hồ Chí Minh, ông đã đề nghị Việt Nam độc lập hoàn toàn trong Liên Hiệp Pháp: Điều này có nghĩa rằng Việt Nam sẽ được lợi khi có các cố vấn Pháp trong tất cả các bộ phận của Chính phủ: Đó là việc Bộ Ngoại Giao Việt Nam trong lúc này sẽ thể hiện các chính sách của mình thông qua các kênh Pháp:; đó là việc quân đội Việt Nam và Bộ Chiến Tranh sẽ phối hợp với quân đội và Bộ Chiến Tranh Pháp; và đó là người Việt Nam nếu [trong] Bộ Tài chính và Thương mại nhờ đến cố vấn Pháp vì phía Việt Nam đã không thạo trong những vấn đề này và có thể gây nguy hại [khúc này rõ ràng bị cắt xén] cho đầu tư của Pháp. Sainteny cho biết rằng người Việt ở Nam Kỳ có thể sẽ muốn là thuộc địa Pháp chứ không phải thuộc Chính phủ miền bắc Việt Nam. Trong chuyện này, Hồ Chí Minh nói rằng các quan chức Pháp đã trao đổi với ông nhưng họ đã mơ hồ trong ý kiến ​​của họ và đã tránh vấn đề thực sự của Việt Nam độc lập đến nỗi ông đã phải yêu cầu họ có được các điều kiện cụ thể từ Paris, điều đó sẽ làm rõ ràng việc người Pháp thực sự muốn trao Độc Lập cho Việt Nam hay chỉ đơn thuần là sử dụng một thứ ngôn từ mới để diễn tả việc Pháp đang hàng ngày kiểm soát các vấn đề của Việt Nam.
Hồ Chí Minh đưa cho tôi hai bức thư gửi cho Tổng thống Mỹ, Trung Quốc, Nga và Anh, các bản sao giống hệt nhau trong đó cũng viết rõ là đã được gửi cho các chính phủ khác có tên. Trong hai lá thư, Hồ Chí Minh yêu cầu Hoa Kỳ là một thành viên của Liên hợp quốc hỗ trợ ý tưởng của Việt Nam độc lập theo như quy chế của Phi Luật Tân, xem xét trường hợp của Việt Nam, và thực hiện các bước cần thiết để duy trì hòa bình thế giới đang bị đe doạ do nỗ lực của Pháp để tái chiếm Đông Dương. Ông khẳng định rằng Việt Nam sẽ chiến đấu cho đến khi Liên Hợp Quốc can thiệp để hỗ trợ cho Việt Nam độc lập. Kiến nghị gửi đến các nước chính của Liên hợp quốc bao gồm:
Xem xét các mối quan hệ Pháp với Nhật, Đông Dương thuộc Pháp bị cáo buộc hỗ trợ cho Nhật:
Tuyên bố thành lập ngày 2 tháng 9 năm 1945 của Chính phủ lâm thời Cộng hoà Dân Chủ Việt Minh:
Tóm tắt các cuộc chinh phục Pháp của Nam Kỳ bắt đầu ngày 23 tháng chín năm 1945 và vẫn chưa đầy đủ:
Sơ lược về thành tựu của Chính phủ An Nam ở Bắc Kỳ bao gồm cuộc tổng tuyển cử, bãi bỏ các loại thuế không mong muốn, mở rộng giáo dục và nối lại càng nhiều càng tốt các hoạt động kinh tế bình thường:
Yêu cầu Tứ Cường: (1) vào can thiệp và chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương để làm trung gian giải quyết công bằng và (2) đưa vấn đề Đông Dương ra trước Tổ chức Liên Hợp Quốc. Kiến nghị kết thúc với tuyên bố rằng Việt Nam yêu cầu độc lập hoàn toàn trong thực tế và trong lúc tạm thời trong khi chờ đợi Liên Hợp Quốc quyết định Việt Nam sẽ tiếp tục chiến đấu chống lại việc tái lập chủ nghĩa đế quốc Pháp. Thư và kiến nghị sẽ được chuyển đến Bộ trong thời gian sớm nhất.
[Ký tên Landon]
http://vnthuquan.net/userfiles/images/hinh%20bia%20sach/vn8.png
Paris ngày 18 tháng 9, 1946
BẢN GHI NHỚ
Gửi Đại Sứ Quán
Từ George M. Abbott
Thể theo yêu cầu của ông, đêm qua tôi đã gọi Hồ Chí minh và có một cuộc trò chuyện kéo dài một giờ.
Hồ Chí minh đầu tiên thảo luận về những 'liên lạc' của mình với người Mỹ trước đây trong thời kỳ chiến tranh du kích của ông chống lại người Nhật khi OSS và các sĩ quan quân đội đã nhảy dù xuống đầu não chỉ huy ở trong của ông và đã lên đỉnh điểm trong câu chuyện của ông ấy với ông. Ông nhấn mạnh sự ngưỡng mộ của mình đối với Hoa Kỳ và, sự kính trọng và cảm tình dành cho Tổng thống Roosevelt được tìm thấy ngay cả trong những ngôi làng xa xôi của đất nước của mình. Ông đặc biệt nói đến chính sách của chúng ta đối với Phi Luật Tân và chỉ ra rằng chỉ là điều tự nhiên khi mà nhân dân của ông, một bên nhìn thấy một Phi Luật Tân độc lập và một bên nhìn thấy Ấn Độ cũng gần có được Độc Lập, nên Pháp phải hiểu rằng các giải pháp tương tự cho Đông Dương không thể tránh khỏi,
Sau đó, ông đã đưa ra câu hỏi cho rằng ông có những kết nối cộng sản mà dĩ nhiên ông chối.. Hồ Chí Minh đã chỉ ra rằng không có Bộ trưởng Cộng sản nào trong chính phủ của ông và rằng hiến pháp Việt Nam sẽ mở ra bảo đảm các quyền tự do cá nhân và cái gọi là quyền của con người và cũng đảm bảo quyền tư hửu. Ông thừa nhận rằng có những người Cộng sản ở Việt Nam nhưng tuyên bố rằng Đảng Cộng sản đã tự giải thể vài tháng trước đây.
Chủ Tịch [HCM] sau đó nêu lên các mối quan hệ của mình với Pháp nói chung và đặc biệt về những biến chuyển trong Hội nghị Fontainebleau. Ông chỉ ra rằng tất cả các thỏa thuận khác nhau của Hiệp Định Sơ Bộ ký ngày 06 tháng ba năm 1946, đều đã được thực hiện ngoại trừ, thỏa thuận liên quan đến một cuộc trưng cầu dân ý tại Nam Kỳ. Việt Nam có chính phủ, có quốc hội, quân đội riêng, và kiểm soát nền tài chính của mình. Về Nam Kỳ, tuy nhiên, người Pháp đã không sẵn sàng đưa ra bất kỳ ngày nào cho trưng cầu dân ý hoặc đồng ý với đề nghị lập ra một ủy ban chung Việt Nam-Pháp để sắp xếp và giám sát cuộc trưng cầu dân ý. Đồng thời chính quyền Pháp ở Đông Dương đã không tôn trọng thỏa thuận ngừng bắn ở Nam Kỳ và tiếp tục các hoạt động quân sự chống lại các yếu tố kháng chiến trung thành với Việt Nam.
Hồ Chí minh nhận thức rằng Chính phủ Pháp hiện nay là tạm thời và cho đến khi một hiến pháp mới của Pháp được thông qua, phác thảo Liên hiệp Pháp thành hình, và một chính phủ thường trực được lựa chọn, sẽ rất khó khăn cho các quan chức Pháp ký kết bất kỳ hiệp ước vĩnh viễn hoặc thỏa thuận nào với Việt Nam. Vì lý do đó, ông đã hoàn toàn sẵn sàng hoãn Hội nghị Fontainebleau cho đến tháng Giêng hoặc khoảng chừng thời gian đó.
Đối với thỏa thuận nguyên trạng [Vivendi modus] cần phải được ký kết ngày 10 Tháng Chín năm 1946, Hồ Chí minh nói rằng những thỏa thuận đã đạt được liên quan đến quyền lợi kinh tế và văn hóa Pháp tại Việt Nam, một liên minh hải quan với Đông Dương, và đồng tiền chung, mặc dù đã có một số khó khăn hơn trong việc soạn thảo kể từ khi ông từ chối cho phép cụm từ “Liên Bang Đông Dương" vì nó không tồn tại. Phía Pháp, tuy nhiên, đã không chấp nhận yêu cầu của Việt Nam là "các quyền dân chủ" phải được phục hồi tại Nam Kỳ. Hồ Chí-minh giải thích rằng điều này có nghĩa là tự do báo chí, tự do hội họp và việc trả tự do cho các tù nhân chính trị. Việt Nam cũng khẳng định rằng họ được phép gửi một phái đoàn đến Nam Kỳ để đảm bảo Pháp thực sự tôn trọng những quy định này và hợp tác với Pháp trong việc kết thúc chiến tranh du kích. Ông thú nhận rằng có nhiều thành phần xấu trong phong trào kháng chiến ở Nam Kỳ, nhưng lý luận rằng nếu những người đại diện cho ông có thể đi khắp nơi và nói chuyện với các lãnh đạo địa phương, họ sẽ phân biệt được ai là kẻ cướp ai là người yêu nước, và những kẻ cướp sẽ bị loại bỏ bởi quân của ông hay của Pháp.
Hồ Chí Minh nói rằng ông vẫn hy vọng đạt được một thỏa thuận với người Pháp trước khi khởi hành [về nước] vào ngày 14 tháng 9, nhưng trong bất kỳ trường hợp nào, ông phải về nước vào ngày đó kể từ khi ông đã xa lâu ngày đất nước của mình.
Ông hy vọng sẽ nhận được từ Hoa Kỳ, nhưng mơ hồ, ngoại trừ liên quan đến viện trợ kinh tế. Về việc này, ông giải thích rằng sự phong phú của đất nước của ông phần lớn chưa phát triển, mà ông cảm thấy rằng Đông Dương là một lĩnh vực màu mỡ cho đầu tư và doanh nghiệp Mỹ. Ông đã chống lại và sẽ tiếp tục chống lại mong muốn Pháp tiếp tục chính sách cũ của họ về độc quyền kinh tế. Ông đã sẵn sàng dành ưu tiên cho Pháp trong các vấn đề như tham mưu, nhượng quyền, và mua thiết bị máy móc, nhưng nếu người Pháp không ở trong một vị trí đáp ứng nhu cầu của đất nước ông, ông sẽ nhấn mạnh về quyền tiếp cận các quốc gia thân thiện khác. Ông gợi ý rằng chính sách có thể áp dụng cả cho các vấn đề quân sự và hải quân cũng như đã đề cập đến căn cứ hải quân ở vịnh Cam Ranh.
Khi tôi ra về, Hồ Chí-minh nói rằng rằng ông hy vọng rằng thông qua những tiếp xúc của ông với Đại sứ quán, công chúng Hoa Kỳ sẽ được thông báo về tình hình sự thật về Đông Dương.
Ký tên, George M. Abbott
---- Hết Pentagone Papers Part I ---