Tổng số lượt KHÁCH xem trang

THUỐC CHỐNG RỤNG HOA/BÔNG MAI, BÔNG GIẤY, SỨ THÁI LAN, ĐỖ QUYÊN (SUPER A..Z)


THUỐC CHỐNG RỤNG HOA/BÔNG MAI, BÔNG GIẤY, SỨ THÁI LAN, ĐỖ QUYÊN (SUPER A..Z)

Thuốc chống rụng bông mai của chúng tôi đã có mặt ở thị trường Tây Nam bộ từ những năm '90 của thế kỷ trước và đến năm đầu tiên của thiên niên kỷ nầy Bộ Nông Nghiệp & PTNT với quyết định QĐ 6523/QĐ-BNN-KHCN ngày 19/12/2001 đã “CÔNG NHẬN SẢN PHẨM NẦY LÀ MỘT BIỆN PHÁP KỸ THUẬT MỚI ĐƯỢC PHÉP SẢN XUẤT, KINH DOANH VÀ XUẤT KHẨU THEO QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH” và tiếp theo đó đã đưa sản phẩm nầy vào”DANH MỤC PHÂN BÓN ĐƯỢC PHÉP SẢN XUẤT, KINH DOANH VÀ SỬ DỤNG Ở VIỆT NAM ” liên tục cho đến ngày nayNhư vậy cho đến thời điểm nầy, chỉ có Thuốc chống rụngbông mai Super A-Z của DNTN THẢO TRÂM là được Bộ NN&PTNT côngnhận đạt hiệu quả kỹ thuật cao và tính pháp lý của sản phẩm thuốc chống rụng bông mai là một sản phẩm độc đáo của DNTN THẢO TRÂM được bà con xa gần trong cả nước biết đến hơn 20 năm qua nhất là khu vực Nam bộ, nơi mà thị trường sản xuất và tiêu thụ hoa mai mạnh nhất trong cả nước.Thuốc đã qua thử thách hằng chục năm rồi

xem chi tiết>>>


Thứ Sáu, 14 tháng 3, 2014

Vinh danh người có công với Tổ quốc và cả kẻ phản bội dân tộc của Ô.Đặng Ngọc Tùng


Không thể nhập nhằng một chương trình tri ân

Tiếp theo mưu đồ tái phục dựng và rửa mặt, chạy tội cho cái thây ma VNCH qua loạt bài về “hải chiến Hoàng Sa” vừa qua của một loạt lều báo, nay Báo Lao động, một tờ báo đại diện cho lợi quyền của người lao động, cho giai cấp công nhân đã “quay trở lại và còn … tệ hại hơn xưa” khi phát ra lời kêu gọi ủng hộ chương trình “Nghĩa tình Hoàng Sa – Trường Sa”(BLĐ, số 53/2014, ngày 10/3/2014). Thoạt nghe tên chương trình thì thấy rất hay ho. Nhưng hãy xem “lời kêu gọi” này viết gì:
"Đồng chí Đặng Ngọc Tùng - Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam - kêu gọi ủng hộ chương trình “Nghĩa tình Hoàng Sa, Trường Sa”.
Ngày 14.3.1988, Trung Quốc đánh chiếm đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Trong cuộc chiến không cân sức, 64 cán bộ, chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam đã chiến đấu đến giọt máu cuối cùng và anh dũng hy sinh. 

40 năm trước, ngày 19.1.1974, Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. 74 sĩ quan, thủy thủ quân lực Việt Nam Cộng hòa đã kiên cường chiến đấu bảo vệ đảo và hy sinh, vĩnh viễn nằm lại ở vùng biển Hoàng Sa.

Máu của những người con đất Việt dù trong các hoàn cảnh lịch sử khác nhau đã đổ xuống để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc Việt Nam yêu dấu. Ghi nhận công ơn to lớn đó, chia sẻ nỗi đau của những người mẹ, người vợ, người con có người thân đã hy sinh bảo vệ Hoàng Sa (1974) và Trường Sa (1988) là việc làm rất cần thiết của cả cộng đồng và xã hội.".

Thú thật đọc đến câu “74 sĩ quan, thủy thủ quân lực Việt Nam Cộng hòa đã kiên cường chiến đấu bảo vệ đảo và hy sinh, vĩnh viễn nằm lại ở vùng biển Hoàng Sa” thì tôi không thể nào tiêu hóa nổi. Không lẽ nào Báo Lao động không nghe, không thấy, không biết đến hàng loạt bài viết vừa qua của cộng đồng mạng, của những người có lương tâm, trách nhiệm với lịch sử vạch trần cái bi hài kịch “chiến đấu bảo vệ Hoàng Sa” của “quân lực VNCH” hay sao? Ai mà không biết rằng “quân lực VNCH” đã rất “kiên cường chiến đấu” khi đem 4 chiếc tàu to ra đánh với mấy cái tàu cùn của Trung Quốc nhưng chỉ có 2 chiếc thực sự tham chiến, 2 chiếc còn lại lượn lờ và còn bắn “nhầm” cả vào “phe ta” đến nỗi bị thua tan tác, 2 chiếc dông thẳng sang Philippin, 1 chiếc lê thân tàn về cảng còn 1 chiếc bỏ mình dưới biển sâu? Ai mà không biết rằng VNCH đã “kiên cường” nghe lệnh quan thầy Mỹ cấm máy bay xuất kích để tái chiếm Hoàng Sa? Chưa kể đến chuyện còn có nhiều chi tiết chứng tỏ rằng VNCH và Mỹ đã dàn cảnh để "bán" Hoàng Sa cho Trung Quốc, theo sự đi đêm của Trung Quốc và Mỹ trước đó.

Về cái gọi là “sự kiên cường” của VNCH thì đã rõ. Tiếc thay, Báo lao động, một tờ báo của giai cấp công nhân, giai cấp tiên phong của Đảng lại có thể làm được cái việc là “ăn theo”, đánh đồng và nhập nhằng giữa hai sự kiện Hoàng Sa 1974 và Trường Sa 1988, giữa sự hy sinh anh dũng của những chiến sỹ hải quân Quân đội nhân dân Việt Nam (kết quả là bảo vệ được 2/3 bãi đá và ngăn quân TQ không dám lấn tới) với cái chết của những người cầm súng cho giặc ở Hoàng Sa (kết quả là mất luôn cả quần đảo) qua cái luận điệu “máu của những người con đất Việt dù trong các hoàn cảnh lịch sử khác nhau đã đổ xuống để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc Việt Nam”. Lại càng kinh ngạc hơn khi chương trình này lại do đồng chí Đặng Ngọc Tùng - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trực tiếp phát động kêu gọi.

Bạn đọc có quyền đặt câu hỏi rằng “những lời trên bài báo kia có phải là do đồng chí Tùng nói/viết ra hay là sự lồng ghép của những kẻ tráo trở mang danh nhà báo?”. Báo Lao động trước đây đã phát động chương trình “Tấm lưới nghĩa tình vì ngư dân Hoàng Sa, Trường Sa”. Đây là một chương trình rất hay và thiết thực góp phần bảo vệ biển đảo của tổ quốc, được đông đảo nhân dân, đặc biệt là công nhân viên chức, lao động nhiệt tình hưởng ứng. Tuy nhiên đối với chương trình “Nghĩa tình Hoàng Sa – Trường Sa” thì nhất thiết phải xem lại. Tri ân các anh hùng liệt sĩ là một việc rất tốt và đáng hoan nghênh. Nhưng tri ân phải đúng nơi đúng chỗ. Góp tiền xây dựng đền tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma và ủng hộ gia đình của các liệt sĩ đang gặp khó khăn thì được chứ không thể vì cái này mà nhập nhằng, “ăn theo” vào để hỗ trợ cho gia đình của những người lính đã một thời cầm súng cho giặc, đánh thuê cho Mỹ là không thể chấp nhận được.

Chúng tôi, những người công nhân đã và đang đồng hành cùng tờ Báo lao động hàng ngày cảm thấy rất bức xúc và lo lắng khi tờ báo đại diện cho giai cấp của mình, không biết vô tình hay cố ý, đã tiếp tay cho những mưu đồ đen tối bằng việc cào bằng lịch sử, nhập nhằng công tội, thật giả bất minh…, làm cái cớ cho những thằng tâm thần hô hào phải xây dựng cả đền thờ cho “74 chiến sĩ quân đội VNCH đã ngã xuống để giữ Hoàng Sa năm 1974” và nguy hại hơn là đến một lúc nào đó chúng lại cho làm cả phim và viết sách để tôn vinh lực lượng này.