Tổng số lượt KHÁCH xem trang

THUỐC CHỐNG RỤNG HOA/BÔNG MAI, BÔNG GIẤY, SỨ THÁI LAN, ĐỖ QUYÊN (SUPER A..Z)


THUỐC CHỐNG RỤNG HOA/BÔNG MAI, BÔNG GIẤY, SỨ THÁI LAN, ĐỖ QUYÊN (SUPER A..Z)

Thuốc chống rụng bông mai của chúng tôi đã có mặt ở thị trường Tây Nam bộ từ những năm '90 của thế kỷ trước và đến năm đầu tiên của thiên niên kỷ nầy Bộ Nông Nghiệp & PTNT với quyết định QĐ 6523/QĐ-BNN-KHCN ngày 19/12/2001 đã “CÔNG NHẬN SẢN PHẨM NẦY LÀ MỘT BIỆN PHÁP KỸ THUẬT MỚI ĐƯỢC PHÉP SẢN XUẤT, KINH DOANH VÀ XUẤT KHẨU THEO QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH” và tiếp theo đó đã đưa sản phẩm nầy vào”DANH MỤC PHÂN BÓN ĐƯỢC PHÉP SẢN XUẤT, KINH DOANH VÀ SỬ DỤNG Ở VIỆT NAM ” liên tục cho đến ngày nayNhư vậy cho đến thời điểm nầy, chỉ có Thuốc chống rụngbông mai Super A-Z của DNTN THẢO TRÂM là được Bộ NN&PTNT côngnhận đạt hiệu quả kỹ thuật cao và tính pháp lý của sản phẩm thuốc chống rụng bông mai là một sản phẩm độc đáo của DNTN THẢO TRÂM được bà con xa gần trong cả nước biết đến hơn 20 năm qua nhất là khu vực Nam bộ, nơi mà thị trường sản xuất và tiêu thụ hoa mai mạnh nhất trong cả nước.Thuốc đã qua thử thách hằng chục năm rồi

xem chi tiết>>>


Thứ Bảy, 15 tháng 3, 2014

Nghĩ gì về mối quan hệ Mỹ - Việt? tương lai ra sao?

Quan hệ Mỹ - Việt, con dao hai lưỡi!

Nếu ai đó nói rằng, việc thay đổi thể chế ở vùng bắc Phi hiện giờ là do người dân hay bột 
phát là điều sai lầm. Một nguồn tin từ một nhân vật có liên quan tới cơ quan tình báo quốc tế CIA cho biết rằng, thực tế ngay sau 11 tháng 9 vài tuần, bộ quốc phòng Mỹ đã phối hợp với khoảng 10 viện nghiên cứu để tìm ra một giải pháp cho việc thay đổi thể chế trên các quốc gia trong khối bắc Phi - Ả rập, trong đó có Tunesia, Lybia và đương nhiên kể cả Syria và Iran.
Màu vàng trên biển là biên giới của UNO thời xưa chia nam bắc Triều tiên cho thấy, đối đầu giữa hai miền đã được sắp xếp một cách có chủ ý.

Họ lợi dụng những điểm yếu của các quốc gia đó, ví dụ như:- Mâu thuẫn tôn giáo và chủng tộc
- Khó khăn về kinh tế do khủng hoảng (Chúng ta nên nhớ rằng khủng hoảng bắt nguồn từ đâu.)
- Sự kỳ thị giữa các vùng miền, khu vực
- Sự bất mãn của một nhóm, một đảng phái,... với những người cầm quyền.
-.......

Cái gọi là "mùa xuân Ả rập" thực chất là sản phẩm của các viện nghiên cứu chiến lược thuộc bộ quốc phòng Mỹ làm ra và phải nói chính xác rằng, phần nào họ đã thành công. Sự thành công ấy không gì khác do chính sức mạnh của đồng USD mang lại. Nhưng tương lai sau khi vùng bắc Phi hay nói chính xác hơn là các nước Ả rập đã được dân chủ hóa kiểu Mỹ, liệu nước Mỹ còn can thiệp vào những khu vực nào khác trên thế giới này? Chắc chắn rồi, vấn đề là ở đâu mà thôi!

Những quốc gia ở tây và trung Phi đại đa số vốn đã bất ổn và nghèo đói, chẳng có quyền lợi gì đáng cho Mỹ quan tâm. Châu Âu, nam Phi và châu Úc vốn là đồng minh của họ và như thế chỉ còn hai khu vực nước Mỹ quan tâm tới: châu Mỹ La tinh và đông-đông nam châu Á. Hai khu vực này nếu ổn định phát triển sẽ là mối cạnh tranh của các tập đoàn của Mỹ. Những sản phẩm của Mỹ sẽ không có cơ hội được tiêu thụ tại đó vì các đối thủ cạnh tranh. Một thực tế rằng, nước Mỹ cần thị trường tiêu thụ sản phẩm, không cần đối thủ cạnh tranh và đó là tiêu chí tối thượng cho ngoại giao của họ từ hàng trăm năm qua.

Trung quốc và Ấn độ đã chiếm tới trên 2 tỷ người, các nước trong khối ASEAN có 500 triệu, thêm vào đó là Nhật bản, nam Triều tiên đưa tổng dân số trong khu vực lên tới trên dưới 3 tỷ người. Đông dân cư đồng nghĩa với sức lao động dồi dào, tiêu thụ nhiều, làm ra của cải vật chất cũng lắm nhưng cũng kèm theo rất nhiều bất ổn tiềm ẩn bên trong. Hầu hết các chuyên gia kinh tế cũng như lãnh đạo Mỹ thừa hiểu rằng, nếu châu Á không bị rơi vào cạm bẫy của Mỹ thì sẽ trở thành tâm điểm kinh tế của thế giới trong tương lai.
Nhưng cái khó với Mỹ, đây là nơi có nền văn hóa chủ yếu theo kiểu phong kiến cổ điển, đặc biệt các vùng nông thôn ở Việt nam sống theo làng, xóm là một ví dụ, khiến cho người ngoài rất khó xâm nhập vào để gây ảnh hưởng. Họ chính là những người đã trải nghiệm sau 30 năm gián tiếp và trực tiếp can thiệp vào Việt nam và đã có một bài học xương máu và từ đây những người làm việc tại các "Think Tank" phải tìm ra một cách phù hợp hơn, dễ tiếp cận hơn.
Về mặt quân sự, chắc chúng ta ai cũng biết thời gian qua Trung quốc đã có nguy cơ vươn xa ra khỏi lãnh thổ và lãnh hải của họ. Quân đội Trung quốc đặc biệt là hải quân đã và đang tiếp tục chuẩn bị xây dựng căn cứ ở nước ngoài, kể cả tàu ngầm (Ảnh hưởng tới nền hoà bình trong khu vực và thế giới là một mặt khác, không phải là đề tài mà bài viết đề cập tới.). Trong khi ấy, đại dương là tương lai của loài người khi mà nguồn tài nguyên trên đất liền đang dần cạn kiệt. Ai làm chủ đại dương, kẻ đó sẽ giàu có và làm chủ thế giới trong tương lai. Mỹ là quốc gia đầu tiên thấy việc đó ảnh hưởng tới quyền lợi của họ và việc đương nhiên người Mỹ chưa bao giờ ngồi im khi cảm thấy quyền lợi của mình bị đe dọa.
Để cầm chân Trung quốc, Mỹ cần các căn cứ quân sự, kinh tế và ngoại giao ở nước ngoài để làm thế gọng kìm, tìm cách cô lập, biến Trung quốc thành một kẻ côn đồ và khiến cho cộng đồng thế giới xa lánh. Mục tiêu của họ là cầm chân Trung quốc, không cho phát triển ngoài tầm kiểm sát của họ để trở thành một cường quốc đúng nghĩa trên cả quân sự, kinh tế và ngoại giao. Khu vực đông và đông nam châu Á hiện thời chỉ còn gần như căn cứ duy nhất của MỸ ở Hàn quốc và ở Nhật, đây chính là điều khiến Mỹ lo lắng nhất. (Chúng ta cũng đừng nên ngạc nhiên rằng, vì sao MỸ cương quyết không ký hiệp ước hòa bình với bắc Triều tiên. Bởi vì nếu ký hoặc nếu hai miền nam bắc Triều tiên thống nhất, nước Mỹ sẽ khó còn cơ hội đóng quân tại bán đảo này.)
 
Mỹ cần có những quân bài mới tại khu vực này và xét về mọi mặt, dù là địa lý hay chính trị họ cũng đều hiểu được vai trò quan trọng của Việt nam. Thêm vào đó tranh thủ sự thù hằn giữa các dân tộc trong quá khứ, đặc biệt giữa Trung quốc và Việt nam. Từ đó tìm biện pháp nhằm tìm cách gây bất ổn, xâm nhập, can thiệp và kích động hận thù. Nhưng mặt khác người MỸ thừa hiểu rằng, với vị trí của đảng cộng sản Việt nam, với những người đã và đang nắm quyền, đặc biệt thế hệ sinh ra và lớn lên trong cuộc chiến tranh với nước Mỹ, họ không bao giờ dễ dàng thuyết phục nổi việc chấp thuận cho Mỹ đưa quân trở lại hoặc sẵn sàng chấp nhận trở thành một lá bài của họ. Muốn thay đổi, hoặc người Mỹ cần có thời gian, hoặc họ phải nhờ vào những cái đầu làm việc trong các "Think Tank" và đặc biệt cần rất nhiều những đồng USD. Chính vì thế, với Mỹ, quan hệ Việt-Mỹ chỉ là một cách tiếp cận nhằm mục tiêu gây ảnh hưởng về lâu dài.

Chính vì thế, người Mỹ quan hệ vẫn chỉ ở chừng mực nào đó, kiểu như gượng ép và qua cách hành xử của họ chúng ta có thể nhận thấy rằng họ vẫn luôn mong muốn có một kiểu "Regime change" (thay đổi thể chế) và có thể, họ cần một giới lãnh đạo mới ngả hẳn về phía Mỹ để kiềm chế Trung quốc. Ngoại giao đa phương như hiện nay của Việt nam vốn trở thành rào cản cho kế hoạch của họ trong khu vực. Cũng vì lý do này một mặt chính quyền Mỹ chưa bao giờ bỏ thói quen lên tiếng can thiệp vào nội bộ Việt nam, mặt khác cương quyết bảo vệ cho những kẻ sống lưu vong và chống phá đất nước Việt nam. Chưa kể tới việc Mỹ thường xuyên bằng một bàn tay vô hình nhằm hỗ trợ cho chiến lược diễn biến hòa bình tại Việt nam thông qua những việc làm khiến cho bất kể ai tỉnh táo cũng có thể nhìn ra được.

Vô tình hay cố ý? Tùy viên chính trị của sứ quán Mỹ có vài trò gì qua bức hình này?
Từ những cuộc tiếp xúc với những người tham gia các cuộc biểu tình chống Trung quốc, tới việc bộ ngoại giao MỸ lên tiếng bảo vệ những kẻ thần kinh chính trị được ghép cho cái tên rất là mỹ miều "bất đồng chính kiến". Bức hình chụp một anh chàng tùy viên chính trị sứ quán MỸ loanh quanh đâu đó bên cạnh đoàn biểu tình mới đây được tung lên mạng khiến cho người ta thêm nghi ngờ. Vì sao anh ta tới đó, nhằm mục đích gì? Hay phải chăng sự có mặt của anh ta hôm đó chỉ là vô tình? Chắc chắn là không!
-KP-