Tổng số lượt KHÁCH xem trang

THUỐC CHỐNG RỤNG HOA/BÔNG MAI, BÔNG GIẤY, SỨ THÁI LAN, ĐỖ QUYÊN (SUPER A..Z)


THUỐC CHỐNG RỤNG HOA/BÔNG MAI, BÔNG GIẤY, SỨ THÁI LAN, ĐỖ QUYÊN (SUPER A..Z)

Thuốc chống rụng bông mai của chúng tôi đã có mặt ở thị trường Tây Nam bộ từ những năm '90 của thế kỷ trước và đến năm đầu tiên của thiên niên kỷ nầy Bộ Nông Nghiệp & PTNT với quyết định QĐ 6523/QĐ-BNN-KHCN ngày 19/12/2001 đã “CÔNG NHẬN SẢN PHẨM NẦY LÀ MỘT BIỆN PHÁP KỸ THUẬT MỚI ĐƯỢC PHÉP SẢN XUẤT, KINH DOANH VÀ XUẤT KHẨU THEO QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH” và tiếp theo đó đã đưa sản phẩm nầy vào”DANH MỤC PHÂN BÓN ĐƯỢC PHÉP SẢN XUẤT, KINH DOANH VÀ SỬ DỤNG Ở VIỆT NAM ” liên tục cho đến ngày nayNhư vậy cho đến thời điểm nầy, chỉ có Thuốc chống rụngbông mai Super A-Z của DNTN THẢO TRÂM là được Bộ NN&PTNT côngnhận đạt hiệu quả kỹ thuật cao và tính pháp lý của sản phẩm thuốc chống rụng bông mai là một sản phẩm độc đáo của DNTN THẢO TRÂM được bà con xa gần trong cả nước biết đến hơn 20 năm qua nhất là khu vực Nam bộ, nơi mà thị trường sản xuất và tiêu thụ hoa mai mạnh nhất trong cả nước.Thuốc đã qua thử thách hằng chục năm rồi

xem chi tiết>>>


Thứ Ba, 11 tháng 3, 2014

BUỒN THAY CHO CÁC “CHUYÊN GIA” !

Những ai "không biết"hoặc "cố tình không biết" cho rằng  một cuộc chiến oai hùng  đánh tan nát 60 vạn quân Tàu bành trướng năm 1979  lại không có trong sách lịch sử VN .Tôi  phải hỏi họ rằng  các ngài  có đọc sách lịch sử không? Không biết các ông vì “quên” hay “cố tình quên” mà nghĩ như vậy.  ự kiện này đã được ghi rõ ràng trong sách giáo khoa “Lịch sử 12” (trang 207) và sách “Bài tập lịch sử 12” (trang 134), Lịch sử lớp 9,...Còn các sách nghiên cứu lịch sử, tác phẩm chính luận xuất bản công khai, giáo trình bậc Đại học, cao đẳng rất nhiều, chẳng hạn như cuốn “Sự thật về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong 30 năm qua” của Bộ Ngoại giao do Nxb Sự thật phát hành ....Mời quý bạn và quý ngài "không biết"hoặc "cố tình không biết" đọc bài viết sau.

BUỒN THAY CHO CÁC “CHUYÊN GIA” !
Thư gửi hai ông "sử gia" Dương Trung Quốc và Thiếu tướng Lê Văn Cương.
Nhân đọc bài báo trên VnExpress về cuộc chiến biên giới chiến tranh Việt Trung, tôi có băn khoăn đôi điều với các ông.

Thứ nhất, nhà sử học họ Dương nói rằng cuộc chiến này “phải là niềm tự hào cần tôn vinh” và phát biểu của tướng Cương: “Một việc cần phải làm ngay theo ông Cương là có chính sách cho gia đình những người Việt đã hy sinh trong cuộc chiến, vinh danh những người đã ngã xuống bảo vệ đất nước tương tự các liệt sĩ trong kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ… Nhà nước cũng cần khôi phục các địa danh lịch sử của cuộc kháng chiến”.

Xin thưa với ông, Đảng và Nhà nước Việt Nam cũng như bao thế hệ người Việt Nam không bao giờ quên ơn những anh hùng, thương binh, liệt sĩ đã hi sinh xương máu vì Tổ quốc trong tất cả các cuộc chiến tranh. Đất nước đã có ngày Thương binh liệt sĩ 27/7 để kỷ niệm chung cho các thương binh liệt sĩ. Phần mộ của của họ cũng đã và đang được quy tập về nằm trang trọng trong các nghĩa trang liệt sĩ. Gia đình của các Liệt sĩ cũng được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật. Hằng năm đều có người dân và các đoàn đến dâng hương, tưởng niệm tại các nghĩa trang liệt sĩ vào các dịp lễ lạc. Nhiều tổ chức, cá nhân đã tổ chức các đợt thăm viếng, hỗ trợ các gia đình liệt sĩ hi sinh trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc. Báo chí cũng có nhiều bài đàng hoàng viết về cuộc chiến này. Vậy thì có ai “quên” không? Có ai “không tôn vinh” không?

Thứ 2: Cựu Viện trưởng Viện chiến lược công an Lê Văn Cương phát biểu rằng “nếu tính cả người dân và chiến sĩ quân đội, công an thì có hàng chục nghìn người đã hy sinh trong cuộc chiến bảo vệ Tổ quốc này. Tuy nhiên, điều đáng buồn là một cuộc chiến oai hùng như vậy lại không có trong sách lịch sử”?!? Với tất cả lòng kính trọng với một vị tướng, tôi vẫn phải hỏi rằng ông có đọc sách lịch sử không? Không biết các ông vì “quên” hay “cố tình quên” mà phát ngôn như vậy. Xin thưa các vị là sự kiện này đã được ghi rõ ràng trong sách giáo khoa “Lịch sử 12” (trang 207) và sách “Bài tập lịch sử 12” (trang 134). Còn các sách nghiên cứu lịch sử, tác phẩm chính luận xuất bản công khai, giáo trình bậc Đại học, cao đẳng rất nhiều, chẳng hạn như cuốn “Sự thật về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong 30 năm qua” của Bộ Ngoại giao do Nxb Sự thật phát hành năm 1979, tại trang 91 nhấn mạnh: "đây là một cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện bằng lực lượng chính quy của hầu hết các quân khu Trung Quốc"? Hay cuốn sách “Đại cương Lịch sử Việt Nam, tập III, 1945-2000” do Lê Mậu Hãn (chủ biên) được NXB Giáo dục phát hành năm 2001, trong đó còn tường thuật đầy đủ “binh lực” của Trung Quốc xâm lược và đánh giá đầy đủ tính chất cuộc chiến “Để tấn công Việt Nam, Trung Quốc sử dụng 9 quân đoàn chủ lực và một số sư đoàn bộ binh độc lập (tổng cộng 32 sư đoàn), 6 trung đoàn xe tăng, 4 sư đoàn và nhiều trung đoàn pháo binh, phòng không. Lực lượng được huy động khoảng trên 30 vạn binh sĩ, 550 xe tăng, 480 khẩu pháo, 1.260 súng cối và dàn hỏa tiễn, chưa kể hơn 200 tàu chiến của hạm đội Nam Hải và 1.700 máy bay sẵn sàng phía sau”

Thiết nghĩ: Với bậc thức giả, nhất là những người đã kinh qua thực tiễn đầy trải nghiệm thì một lời nói, một bài viết đúng đắn, sâu sắc của các ông có thể là ánh sáng soi đường quý giá cho quốc dân đi, nhưng một sai lầm, dù là nhỏ có thể tạo ra ảnh hưởng lớn với dư luận, công chúng, nhất là nó được các ông phát biểu công khai trên các phương tiện truyền thông, chứ không còn bó hẹp trong các công trình nghiên cứu. Và hơn thế, sai lầm ấy có thể nhấn chìm hoặc phá huỷ cả những danh hiệu, uy tín nhiều năm xây đắp, làm lu mờ những tên tuổi vang bóng một thời, khiến cho bạn đọc băn khoăn về “chất lượng” của các học hàm, học vị mà các ông đã, đang mang! Băn khoăn lớn hơn với dư luận là liệu các ông có đang từ bỏ những tri thức, lịch sử để ăn theo, nói leo, phụ họa cho các thế lực xấu muốn xuyên tạc, lợi dụng cuộc chiến này để lung lay niềm tin của nhân dân với Đảng, Chính phủ?

Nhân tiện, chúng tôi xin giới thiệu bài viết của nhà báo Thiềm Thừ về chủ đề này. Một bài viết rất đơn sơ nhưng đủ chứng minh nhiều vấn đề.

Thưa với tướng Cương về trách nhiệm với lịch sử - Tác giả: Thiềm Thừ

Trong bài “Nhìn lại chiến tranh biên giới 1979” - http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130217/nhin-lai-chien-tranh-bien-gioi-1979.aspx, Thiếu tướng Lê Văn Cương nói “Không chỉ nhận thức, mà Nhà nước có trách nhiệm đưa câu chuyện này vào sách giáo khoa… Tôi đã nhiều lần trao đổi với các học giả nước ngoài và họ thắc mắc khá nhiều chuyện, tại sao sự kiện chiến tranh chống quân Trung Quốc xâm lược năm 1979 lại không được nhắc đến trong các giáo trình lịch sử của Việt Nam. Tôi đã phải chống chế với lý do rằng…”
Với tất cả sự kính trọng với Thiếu tướng Lê Văn Cương, tôi phải hỏi, ông có đọc các giáo trình lịch sử Việt Nam, khi nói những lời trên? Thưa ông, giáo trình lịch sử lớp 12 đây ạ.



Chi tiết: http://www.leubao.vn/2014/02/buon-thay-cho-cac-chuyen-gia.html#ixzz2viR1DOE5
Cám ơn bạn đã quan tâm đến Leubao.vn!
Follow us: leu.bao.1 on Facebook