Tổng số lượt KHÁCH xem trang

THUỐC CHỐNG RỤNG HOA/BÔNG MAI, BÔNG GIẤY, SỨ THÁI LAN, ĐỖ QUYÊN (SUPER A..Z)


THUỐC CHỐNG RỤNG HOA/BÔNG MAI, BÔNG GIẤY, SỨ THÁI LAN, ĐỖ QUYÊN (SUPER A..Z)

Thuốc chống rụng bông mai của chúng tôi đã có mặt ở thị trường Tây Nam bộ từ những năm '90 của thế kỷ trước và đến năm đầu tiên của thiên niên kỷ nầy Bộ Nông Nghiệp & PTNT với quyết định QĐ 6523/QĐ-BNN-KHCN ngày 19/12/2001 đã “CÔNG NHẬN SẢN PHẨM NẦY LÀ MỘT BIỆN PHÁP KỸ THUẬT MỚI ĐƯỢC PHÉP SẢN XUẤT, KINH DOANH VÀ XUẤT KHẨU THEO QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH” và tiếp theo đó đã đưa sản phẩm nầy vào”DANH MỤC PHÂN BÓN ĐƯỢC PHÉP SẢN XUẤT, KINH DOANH VÀ SỬ DỤNG Ở VIỆT NAM ” liên tục cho đến ngày nayNhư vậy cho đến thời điểm nầy, chỉ có Thuốc chống rụngbông mai Super A-Z của DNTN THẢO TRÂM là được Bộ NN&PTNT côngnhận đạt hiệu quả kỹ thuật cao và tính pháp lý của sản phẩm thuốc chống rụng bông mai là một sản phẩm độc đáo của DNTN THẢO TRÂM được bà con xa gần trong cả nước biết đến hơn 20 năm qua nhất là khu vực Nam bộ, nơi mà thị trường sản xuất và tiêu thụ hoa mai mạnh nhất trong cả nước.Thuốc đã qua thử thách hằng chục năm rồi

xem chi tiết>>>


Thứ Bảy, 15 tháng 3, 2014

Sự thật bẽ bàng của kẻ đi tìm miền đất hứa như BÙI TÍN,....

Sự thật bẽ bàng của kẻ đi tìm miền đất hứa

Nỗi đau thứ nhất, ông bị nhân dân Việt Nam coi như một Trần ích Tắc phản nước hại dân. ở Việt Nam ai cũng căm ghét Bùi Tín. Ai cũng cho rằng Bùi Tín là kẻ vô ơn bạc nghĩa.

NVM FB – Nhân đọc câu chuyện về người lính Đức nhảy qua hàng rào chiến tuyến trở về phía bên kia, lại chợt nhớ đến chuyện Bùi Tín – tuổi xế chiều ở Pari…Đã là người lính, không gì nhục nhã bằng sự quay lưng lại với đồng đội, quay súng lại nơi chiến trường mình đã chiến đấu. Phân định đúng sai thì có nhiều cách nói nhưng quy luật thường thấy là loài chim khôn không bỏ bầy, con ngựa đau cả tàu vẫn không ăn cỏ. Còn nói đơn giản dễ hiểu hơn thì như Hồng Thanh Quang:
Xưa nay cái bọn chiêu hồi

Sớm muộn cũng bị kẻ cười người chê…
         Karel Phùng viết: Bức ảnh đi vào lịch sử và được giới truyền thông sử dụng để tuyên truyền trong nhiều năm liền. Ngày 15 tháng 8 năm 1961, ông Conrad Schuman, khi ấy là hạ sĩ quan của CHDC Đức đã nhảy qua hàng rào chạy sang tây Đức và ông Peter Leibing, một phóng viên nhiếp ảnh đã chụp được giây phút hiếm hoi đó. Tuy nhiên ít người biết kết cục của nhân vật này không có hậu! Sang tây Đức làm nửa năm chăm sóc người bệnh, sau đó làm việc trong một chỗ làm rượu vang. Sau khi bức tường đổ, những người bạn cũ thời trước và thậm chí cả đồng đội cũ cũng đều xa lánh ông. Sợ hãi vì đâu không rõ khiến cho ông không dám về thăm mẹ và em gái của mình sau 28 năm xa cách. Với người xung quanh ông luôn miệng "Quê hương tôi là Bayern" tuy nhiên ông không thể tự lừa dối mình. Ông đã tự kết liễu cuộc đời cách đây hơn 15 năm tức là sau 37 năm kể từ khi trốn chạy bằng cách treo cổ”.
         Bài dịch trên blog Khù Văn Khoằm nói rõ hơn về sự kiện này:
Khoảnh khắc định mệnh 

Không chủ định trước, khoảng 4h chiều ngày 15/8/1961, anh lính Conrad Schumann 19 tuổi bất ngờ nhảy qua ranh giới ngăn cách hai miền Đông Đức - Tây Đức trong Chiến tranh lạnh. Khi đó, Schumann đang nhận nhiệm vụ canh gác công trường xây dựng bức tường Berlin ở góc phố Ruppinerstraße and Bernauerstraße. 

Ranh giới này trong ngày thứ 3 xây dựng mới chỉ là một hàng rào dây thép gai thấp tè, nằm sát mặt đất. Phía bên kia, những người Tây Đức hét lên với Schumann "Qua đây đi". Và trong một tích tắc, người lính trẻ băng qua ranh giới. Khoảnh khắc đó tình cờ được nhiếp ảnh gia Peter Leibing ghi lại. Nó trở thành một trong những bức ảnh nổi tiếng nhất thời Chiến tranh lạnh. 


Bức ảnh nổi tiếng ghi lại khoảnh khắc Conrad Schumann vượt qua Bức tường Berlin.

Đặt chân sang miền Tây Đức, Schumann lập tức lao vào một chiếc ô tô cảnh sát đã chờ sẵn. Về sau, người đàn ông này nhớ lại thời khắc làm thay đổi cả cuộc đời mình: "Tâm trí tôi căng thẳng tột cùng. Tôi rất sợ hãi. Tôi nhảy qua, lao vào xe trong... 3, 4 giây và mọi thứ vụt qua đi". Sự giải thoát cuối cùng Sang Tây Đức, Schumann định cư tại Bavaria. Hai năm sau, ông cưới vợ và có 1 cậu con trai. 

Ông liên tục thay đổi công việc trong thời gian đầu mới sang và cuối cùng là làm việc tại nhà máy lắp ráp ô tô của Audi trong 27 năm

Rời bỏ Đông Đức mang theo rất nhiều hy vọng về một cuộc sống mới, nhưng thực tế, Conrad Schumann đã không tìm thấy cái mình trông đợi. Thứ đầu tiên Schumann hỏi xin ở trụ sở cảnh sát Tây Đức chỉ là một chiếc bánh sandwich. Và tất cả những gì ông mang trong mình khi sang bên kia bức tường Berlin, là sự đau khổ cùng cực vì đã phản bội lời thề và bỏ lại đồng đội của mình. 

Cô đơn và tuyệt vọng, Schumann chỉ biết tìm đến rượu để khuây khỏa suốt những ngày tháng sau này. Bức ảnh và sự nổi tiếng "bất đắc dĩ" đã thay đổi cuộc đời Conrad Schumann, nhưng có lẽ không theo cách mà ông mong muốn. Ông được mời xuất hiện trong nhiều sự kiện, ký tên trên các áp phích có tên mình và tham dự hàng trăm cuộc phỏng vấn mà phần nhiều nội dung chỉ xoay quanh sự kiện ngày 15/8/1961. 

Nhưng đằng sau "ánh hào quang nhân tạo" là một cuộc sống cô đơn, mệt mỏi. Ông đã bị giới chức Tây Đức "vắt kiệt như một quả chanh" trong các cuộc thẩm vấn tìm kiếm thông tin mà ông không hề nắm giữ. Thậm chí, khi từng có ý muốn vượt sang phía bên kia bức tường Berlin để về thăm nhà, ông đã bị cảnh sát Tây Đức phát hiện và ngăn chặn ở phút cuối. 

 Sau khi bức tường Berlin được dỡ bỏ, Schumann quyết định quay trở về sống ở quê nhà. 

Bộ máy tuyên truyền phương Tây đã tô vẽ để ông trở thành một "người hùng", "biểu tượng của tự do". Nhưng với những người dân ở quê hương, ông mãi là kẻ phản bội đê hèn. "Có nhiều người không nói chuyện với tôi", ông nói. 

Những đồng đội cũ không muốn giao du với ông. Thậm chí, ông cũng không được chào đón ở chính gia đình của mình. Anh lính trẻ Schumann khi đó đã trở thành một người đàn ông trung niên béo lùn, hai cánh tay đầy hình xăm. 
 Bức ảnh chụp khoảnh khắc Schumann nhảy qua ranh giới Đông - Tây vẫn là một bức ảnh nổi tiếng, được phát hành với số lượng lớn và bán rất chạy cho du khách tới thăm di tích Bức tường Berlin. Nhưng nhân vật chính đã thay đổi đến mức khó có thể nhận ra. 

Một buổi sáng thứ 7 năm 1998, vợ Schumann tìm thấy xác chồng mình treo trên một cành cây gần nhà tại Kipfenberg. Ông đã tự tử ở tuổi 56 mà không để lại lời trăng trối. Cảnh sát cho biết, họ không tìm thấy bất cứ điểm gì đáng chú ý, động cơ cũng không rõ ràng. 

Người ta cho rằng, sự xa lánh của những người xung quanh và áp lực dư luận đè nặng đã khiến ông trầm cảm và cuối cùng tự giải thoát bằng cái chết
Còn đây là câu chuyện của Bùi Tín được nhà báo Nguyễn Đăng An ghi lại trong “Bùi Tín – tuổi xế chiều ở pa-ri”
“…Nhân thể tôi nói luôn cho Bùi Tín biết nỗi đau mà Bùi Tín phải gánh chịu khi chọn con đường chống lại nhân dân mình. Tôi hỏi: “ông có biết về 3 nỗi đau mà ông đang phải chịu đựng không?”. Bùi Tín trả lời: “Tôi không biết?”. “ông có muốn nghe không?”. “Có”.

“Nỗi đau thứ nhất, ông bị nhân dân Việt Nam coi như một Trần ích Tắc phản nước hại dân. ở Việt Nam ai cũng căm ghét Bùi Tín. Ai cũng cho rằng Bùi Tín là kẻ vô ơn bạc nghĩa.
Nỗi đau thứ hai, giới trí thức ở hải ngoại cho rằng Bùi Tín được ăn rất nhiều lộc của Việt Nam mà trở cờ như vậy là “thất đức, khó tin”. Trong một lần cùng tiến sĩ Trần Ngọc Vương đến thăm họa sĩ Lê Bá Đảng, Đặng Tiến, nhà phê bình nổi tiếng ở hải ngoại, đã nhận xét: “Bùi Tín thuộc loại ăn cháo đái bát không đáng chơi”. Ngay đến Võ Văn ái, tờ Quê mẹ và Nguyễn Gia Kiểng tờ Thông luận rất phản động cũng viết bài miệt thị coi Bùi Tín là “phần tử bất hảo không đáng tin”.
Nỗi đau thứ ba, nhiều Việt kiều yêu nước không thể tin được hành động chạy trốn của Bùi Tín nên đoán già đoán non rằng Bùi Tín giả danh đào nhiệm để hoạt động gián điệp. Chính vì lẽ đó có người đã cho Bùi Tín vay khá nhiều tiền mà mãi đến nay vẫn không dám đòi”.
Nghe tôi nói, Bùi Tín ngồi bất động trên chiếc ghế bọc vải trắng của nhà hàng tầm bậc trung ở thủ đô Paris hoa lệ. Trong ánh đèn nhập nhòa, mặt Bùi Tín trắng bệch không còn một giọt máu. Đúng là Bùi Tín đang ngấm vị đắng chát của ba nỗi đau cay đắng này. Tôi tiếp tục: “Bùi Tín nên biết rằng, Bùi Tín giống như quả chanh có ít nước đã bị người ta vắt sạch. Nay quả chanh vô giá trị, Bùi Tín đã bị người ta vứt vào sọt rác rồi. Bùi Tín có nhận ra điều ấy không?”. Biết trả lời thế nào được. Đúng là tôi đã hỏi khó Bùi Tín. Tôi sẽ không hỏi gì nữa. Tôi ngồi yên để Bùi Tín nhấp nháp ly cà phê gần như vẫn còn nguyên trên bàn.
Lần thứ tư, trước khi về nước, tôi gọi điện mời Bùi Tín ăn bữa cơm chia tay. Lần này tôi hỏi: “ông Bùi Tín có nhớ nước không?”. Như chạm đúng vào mạch cảm xúc thiêng liêng, đang ăn, Bùi Tín bỗng buông đũa, chống tay lên bàn, rơm rớm nước mắt: “Có, mình nhớ nước lắm. Có đêm mình mơ được về nước. Sướng quá mình vất dép đi chân trần chạy dọc theo bờ Hồ, thỉnh thoảng dừng lại đưa tay với những rặng liễu đang rủ bóng xuống mặt hồ xanh biếc. Có lần mình mơ được chạy mấy vòng quanh Hồ Tây lộng gió. ôi những giấc mơ đó sao mà hạnh phúc…”. Tôi hỏi: “Thế ông Bùi Tín có muốn về nước không?”. Bùi Tín nhìn tôi: “An nói đùa đấy chứ”. Tôi khẳng định: “Tôi nói thật 100%”. Bùi Tín thở dài: “Tôi không tin. Tôi nghĩ là họ sẽ không cho tôi về”. Tôi quả quyết: “Với tư cách là một công dân của nước Việt Nam, tôi xin bảo lãnh cho ông về nước”. Bùi Tín hoang mang: “An nói cụ thể hơn xem nào”. “Tất nhiên là phải có điều kiện”, tôi tiếp tục: “Bùi Tín ra đi như thế nào thì hãy trở về như thế”. “Nghĩa là làm sao?”. Bùi Tín hỏi. Tôi trả lời: “Nghĩa là khi đi Bùi Tín lên đài báo chửi bới dân tộc, thì bây giờ Bùi Tín lại lên đài báo tạ lỗi xin đồng bào tha cho những lỗi lầm nghiêm trọng mà Bùi Tín đã mắc phải trong nhiều năm qua. Với bản chất nhân ái cao cả, tôi tin nhân dân Việt Nam sẽ cho Bùi Tín cơ hội được trở về”. Nghe tôi nói, Bùi Tín ngồi lặng im một lát rồi mới tự thú: “Mình không làm được nữa”.
Bùi Tín sinh năm 1927, tính đến nay đã 85 tuổi. Bùi Tín luôn đau ốm, sống đơn độc không bằng hữu và đã sạch vốn bán chữ kiếm tiền. Với đồng lương thất nghiệp nhà nước Pháp cho, Bùi Tín chỉ đủ trả tiền thuê nhà. Bùi Tín phải chạy vạy kiếm tiền nuôi thân và nuôi cả cô Hà, một thợ cắt tóc Hà Nội được Bùi Tín đưa sang cưu mang che chở. Bùi Tín phải sống như thế nào đây ở những năm tháng cuối đời? Tôi biết Bùi Tín đã hiểu rất rõ cái giá cay đắng mà Bùi Tín phải trả cho tham vọng chính trị thái quá một thời của mình.
Biết là sẽ khó làm nhưng còn cách nào tốt hơn con đường trở về với cội nguồn - nơi có truyền thống chỉ “đánh kẻ chạy đi chứ không bao giờ đánh người quay lại”. Chính vì lẽ đó tôi vẫn muốn Bùi Tín hãy dũng cảm hối cải, lên lại đài báo thú tội trước nhân dân, ít ra cũng là để “lập công chuộc tội”